Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Toán

Năm học 2016 - 2017 là năm học mà toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nỗ lực đổi mới phư¬ơng pháp giảng dạy để đào tạo ra những con ng¬ười năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội¬. Tr¬ước tình hình đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng đổi mới, cải tiến nội dung, phư¬ơng pháp dạy học để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ đ¬ược hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có những biện pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập.

 Trong chương trình giáo dục phổ thông, bậc tiểu học là một bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh trên cơ sở được cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về xã hội, tự nhiên. Vì vậy, để học sinh học tốt môn Toán người giáo viên phải đổi mới về phương pháp dạy học. Giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu về phương pháp và các hình thức dạy học, đưa học sinh đến với môn học một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự. Mỗi tiết học là dịp để học sinh được học những kiến thức mới để vận dụng làm bài tập. Để giờ dạy đạt hiệu quả cao giáo viên phải tự học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Trong mỗi tiết học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học phù hợp với từng dạng bài, từng đơn vị kiến thức bài học, từng đối tượng học sinh để học sinh để hoạt động dạy học đạt kết quả cao.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 4682 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm những việc sau:
 - Quan sát mẫu, tìm hiểu cách làm của mẫu.
 - Quan sát và ghi nhớ cách viết theo mẫu.
 - Thực hiện các phép tính còn lại theo cách làm của mẫu.
Ví dụ 2:
Bài tập 2: Một tấm vải dài 49m, lần thứ nhất bán 12,5 m, lần thứ hai bán 17,6m. Hỏi sau hai lần bán tấm vải còn lại dài bao nhiêu mét.
 Đối với bài tập này giáo viên cần giúp học sinh xác định được yêu cầu của bài toán là tìm sau hai lần bán tấm vải còn lại dài bao nhiêu mét. Khi đã xác định được đúng yêu cầu đề bài thì các em sẽ làm đúng bài tập.
Bài giải
 Cả hai lần bán số mét vải là:
 12,5 + 17,6 = 30,1 (m)
 Sau hai lần bán tấm vải còn lại dài số mét là:
49 – 30,1 = 18,9 (m)
 Đáp số: 18,9 m
Ví dụ 3: 
Bài tập 3: Số thứ nhất là 72,4. Số thứ hai gấp 3 lần số thứ nhất, số thứ ba kém số thứ nhất 12,4 đơn vị. Tìm tổng ba số đó.
 Với bài tập này học sinh cần xác định rõ yêu cầu của đề bài là tìm tổng của ba số. Sau khi đã xác định được đúng yêu cầu đề bài thì học sinh sẽ thực hiện làm bài tập.
 Bài giải
 Số thứ hai là:
 72,4 x 3 = 217,2
 Số thứ ba là:
 72,4 – 12,4 = 60
 Tổng của ba số là:
 72,4 + 60 + 217,2 = 349,6
 Đáp số: 349,6
Ví dụ 4: 
Bài tập 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 54m và có diện tích bằng diện tích một thửa ruộng hình vuông cạnh 45m. Tính chu vi thửa ruộng hình chữ nhật đó.
 Trong bài tập này học sinh cần xác định rõ yêu cầu của đề bài là tính chu vi thửa ruộng hình chữ nhật. Sau khi đã xác định đúng yêu cầu của bài tập thì các em sẽ biết cách làm đúng bài tập.
Bài giải
 Diện tích hình vuông có cạnh 45m (cũng chính là diện tích hình chữ nhật) là:
 45 x 45 = 2025 ( m2 )
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 2025 : 54 = 37,5 (m)
 Chu vi của của thửa ruộng hình chữ nhật là:
 ( 54 + 37,5) x 2 = 183 ( m)
 Đáp số: 183m
 Như vậy việc xác định rõ nhiệm vụ học tập là rất quan trọng. Trong các tiết học giáo viên cần yêu cầu học sinh xác định rõ nhiệm vụ của bài tập trước khi làm bài. Khi đã xác định rõ nhiệm vụ học tập thì học sinh hiểu bài, nắm chắc kiến thức bài học và làm đúng bài tập.
3. Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học
 Trong giảng dạy tùy vào nội dung mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức mà giáo viên có thể tổ chức các phương pháp và hình thức dạy học khác nhau. Mỗi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đều có tính ưu việt của nó. Việc lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học nào cho phù hợp phải căn cứ vào nội dung bài học, đơn vị kiến thức, trình độ học sinh, điều kiện dạy học Trong mỗi bài học, giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp để học sinh chủ động, tích cực học tập, nắm bắt được kiến thức bài học.Vì vậy, việc lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học trong mỗi bài học là một việc làm rất quan trọng. Để giờ học đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu để lựa chọn ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy phù hợp nhất. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải đổi mới, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh và học sinh chủ động trong các hoạt động học tập.
Ví dụ 1:
 Bài tập 1: Tính: 8,64 : ( 1,46 + 3,34 ) - 0,32
 Đối với bài tập này giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập và tổ chức cho học sinh thực hành làm bài tập theo nhóm. Học sinh học nhóm với hình thức làm bài cá nhân rồi trao đổi, thảo luận, chia sẻ kiến thức với các bạn trong nhóm. Các em được ôn lại cách cộng, trừ hai số thập phân và củng cố cách chia một số thập phân cho một số thập phân, ôn lại cách tính giá trị biểu thức. Khi đó học sinh vừa được ôn lại kiến thức cũ, vừa tiếp xúc với kiến thức mới. Giáo viên có thể tổ chức thi giữa các nhóm xem nhóm nào giải đúng, giải nhanh. Lúc này vì thành tích của nhóm mà em nào cũng cố gắng và đồng thời có trách nhiệm giảng giải cho các bạn trong nhóm cùng hiểu bài. Sau đó giáo viên chỉ định bất kì một bạn nào trong nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. Từ kết quả báo cáo đó học sinh sẽ tự đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn. Với cách lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức như vậy sẽ phát huy được khả năng tự học, học sinh sẽ được hoạt động, thảo luận nhiều và chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Ví dụ 2: 
 Khi dạy bài Hỗn số giáo viên sử dụng phương pháp quan sát để học sinh cả lớp được quan sát trên mô hình vật thật hoặc đồ dùng trực quan trong bộ đồ dùng học tập Toán 5 . Qua mô hình vật thật hoặc đồ dùng trực quan học sinh sẽ hình thành được khái niệm về hỗn số một cách rễ ràng hơn . Từ những kết quả quan sát các em sẽ nhận biết được hỗn số gồm có phần nguyên và phần phân số
( phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị). Giáo viên có thể kết hợp với phương pháp hỏi đáp. Giáo viên đặt câu hỏi để phát hiện, dự đoán hoặc lật ngược vấn đềcó tính chất toán học. Giáo viên có thể dùng những câu hỏi gợi mở để học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời và câu trả lời chi tiết hơn. Qua các câu trả lời của học sinh giáo viên kiểm tra, đánh giá được khả năng nắm bắt kiến thức của từng học sinh. 
Ví dụ 3:
Bài tập 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 Một cửa hàng có 2008 kg gạo. buổi sáng cửa hàng bán được số gạo đó, buổi chiều bán số gạo còn lại. Hỏi cả sáng và chiều của hàng đã bán được bao nhiêu ki- lô- gam gạo.
 A. 381,52kg B. 401,6 kg
 C. 200,8 kg D. 380,52 kg
 Đối với dạng bài tập trắc nghiệm này, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ và tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm dưới nhiều hình thức khác nhau. Các thành viên trong nhóm sẽ trao đổi, thảo luận để thực hiện giải bài toán. Khi giải được đúng bài toán thì các em sẽ khoanh được vào đáp án đúng. Như vậy khi làm bài trong nhóm các em sẽ cùng giảng giải cho nhau cách giải bài toán và cách làm bài. Với hình thức tổ chức này học sinh sẽ học tập sôi nổi, hào hứng hơn và phát huy tính chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. Kết quả là hoạt động dạy học diễn ra nhẹ nhàng, học sinh hiểu bài và làm đúng bài tập. Từ đó các em mạnh dạn và tự tin khi tham gia các hoạt động học tập.
 Như vậy trong giảng dạy tùy vào từng đơn vị kiến thức và nội dung bài học mà giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự học, tự tìm hiểu, khám phá kiến thức. Khi đó sẽ phát huy được khả năng tự học của học sinh, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. Người thầy chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh. Để biện pháp này đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng dạng bài, từng đơn vị kiến thức của bài học, từng đối tượng học sinh. Từ đó học sinh hứng thú với các hoạt động học tập và yêu thích môn học.
4. Tổ chức Câu lạc bộ “ Toán học vui - vui học” để giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học.
 Sau khi học sinh học xong mỗi mảng kiến thức trong các tiết sinh hoạt câu lạc bộ giáo viên tổ chức các cuộc thi tài năng với nhiều chủ đề khác nhau giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức qua các trò chơi. Hình thức này giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú và hiệu quả.Trong quá trình dạy học tôi đã tổ chức cho học sinh học toán “ Toán học vui – vui học” qua các trò chơi như “ Hái hoa dân chủ”, trò chơi “ Chọn số”, trò chơi “ Xem ai nhớ nhất”, trò chơi “ Mặt xanh mặt đỏ”, trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”, trò chơi “ Đố bạn”  Học toán qua các trò chơi, học sinh tham gia sôi nổi, hào hứng và có tiến bộ rõ rệt.
Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” dùng để ôn tập cho học sinh sau mỗi kiến thức bài học. Hình thức ôn tập này là một số câu hỏi và bài tập về 
những kiến thức mà các em đã được học. Trong trò chơi, nếu học sinh nào trả lời đúng nội dung câu hỏi hoặc bài tập thì được cả lớp và thầy cô khen ngợi. Qua trò chơi, các em được ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú và hiệu quả.
 Như vậy qua cuộc thi giúp các em khắc sâu và trải nghiệm vốn kiến thức của mình về toán học. Từ đó tạo cho các em hào hứng và thích thú hơn đối với môn học.
5. Có sổ tay toán học
 Có sổ tay ghi chép toán học là một thói quen rất tốt của một học sinh có ý 
thức học tập. Riêng đối với môn Toán thì việc có sổ tay toán học lại càng quan trọng. Trong sổ tay toán học học sinh có thể chọn ra những điều cần lưu ý nhất để lưu lại. Mỗi loại bài, dạng bài có một cách giải riêng. Sau khi học xong mỗi dạng toán, các em có thể ghi lại những công thức, những điều cần ghi nhớ cách giải của từng dạng toán vào sổ tay để khi cần giở ra xem sẽ nhớ lại cách giải. Với những học sinh nhận thức chưa nhanh thì việc ghi chép sổ tay toán học lại càng cần thiết hơn.
Ví dụ: Khi học về cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân chia số thập phân Sau mỗi bài học các em có thể ghi lại kiến thức cần ghi nhớ của từng bài, các tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, phép nhânĐể giúp các em biết cách ghi vào sổ tay toán học thì sau mỗi bài học giáo viên hướng dẫn các em ghi. Các công thức và các kiến thức cần ghi nhớ mà các em ghi vào sổ tay toán học phải được lưu giữ lại để khi cần các em có thể giở ra xem và nhớ lại công thức tính. 
 Tuy nhiên có sổ tay ghi chép toán học không phải là một thói quen dễ tạo ở học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này các em còn nhỏ chủ yếu là “ học mà chơi, chơi mà học”. Các em chưa đủ nhận thức để làm việc này một cách tự giác, thường xuyên. Do đó giáo viên phải nhắc nhở, tạo điều kiện thì các em sẽ thực hiện rất tốt. Từ đó học sinh hình thành thói quen ghi chép sổ tay.
 Như vậy nhân vật hoạt động ở bước này là học sinh nhưng vai trò của người thầy quyết định không nhỏ đến hiệu quả của biện pháp này. Người thầy đóng vai trò tổ chức, tạo mục đích hấp dẫn học sinh hoạt động. Từ đó cách giải toán sẽ được tái hiện lại trong những trang sổ và củng cố lại cho các em một lần nữa về những kiến thức cần ghi nhớ. Biện pháp này có tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán, giúp học sinh hiểu bài và nắm chắc kiến thức bài học.
6. Động viên khuyến khích kịp thời
 Ở lứa tuổi tiểu học các em còn rất nhỏ. Vì vậy các em rất thích được khen. Khen và động viên kịp thời là một sự kích thích tính tích cực của học sinh một cách hiệu quả nhất. Đối với những học sinh nhận thức chưa nhanh, chưa chăm học và chưa ngoan, các em này luôn có suy nghĩ không được ai thích nên thường không cố gắng, không có ý phấn đấu. Nhiều khi các em còn tỏ ra bất lực, tự ti, sống thu mình và rất ngại khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè.Vậy giáo 
viên phải hiểu được tâm lý của các em để động viên khích lệ kịp thời để các em không còn mặc cảm về bản thân. Giáo viên cần quan tâm, theo dõi và trân trọng từng tiến bộ nhỏ của em.Trong quá trình giảng dạy, với những bài tập, câu
hỏi dễ thầy cô hãy dành cho các em quyền trả lời. Nếu trả lời đúng thầy cô hãy dành cho các em những lời khen: “ Em thật giỏi và có tiến bộ nhiều trong học tập !” hoặc “ Hôm nay bạn đã rất tích cực học tập, các em hãy học tập bạn”, “Cô rất vui vì em đã tiến bộ lên rất nhiều !”
 Đối với những học sinh có khả năng nhận thức nhanh, giáo viên nên dành cho các em những câu hỏi, bài tập khó hơn để kích thích khả năng tư duy, trí tưởng tượng, tìm tòi của các em. Những câu hỏi và bài tập khó sẽ kích thích sự tư duy, trí tưởng tượng của các em. Từ đó các em phải tìm tòi và khám phá kiến thức mới. Thầy cô hãy dành cho các em những lời khen với những câu trả lời đúng: “ Bạn thật giỏi”, “ Bạn không chỉ thông minh mà còn có rất nhiều sáng kiến, cả lớp hãy khen bạn nào” Những lời khen, động viên kịp thời sẽ giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và tích cực hơn trong các hoạt động học tập. Từ đó các em càng thêm yêu thích môn học và hứng thú hơn trong các hoạt động học tập. 
 Ngoài việc cho học sinh được nếm mùi vị của thành công, giáo viên cũng nên giao cho các em một vài nhiệm vụ cho dù nhỏ để các em phấn khởi, tự hào và có trách nhiệm với hoạt động tập thể ( trưởng bàn, người bấm chuông, nhóm trưởng hoặc thư kí ghi lại kết quả thảo luận ). Khi đó các em phải có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình và tập chung vào bài học. Các em càng tự giác, có ý thức và tích cực học tập. 
 Sự động viên, khuyến khích kịp thời của giáo viên đã biến sự hiếu động, nghịch gợm, quậy phá của học sinh thành tư duy trong học tập, đặc biệt là môn Toán - một bộ môn đòi hỏi tư duy tích cực cao. Khi đó học sinh sẽ tích cực hơn trong các hoạt động học tập và yêu thích môn học.Khi đã yêu thích môn học thì các em sẽ tích cực trong các hoạt động học tập. Kết quả là hoạt động dạy - học diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi và đạt hiệu quả.
 Tóm lại, để thành công trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5 thì giáo viên phải hiểu sâu sắc học sinh mình.Giáo viên phải biết được đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh, khả năng nhận thức của mỗi học sinh trong lớp. Giáo viên phải nắm được tình hình cụ thể của lớp, của từng đối tượng học sinh để có kế hoạch dạy học cụ thể. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải linh động, khéo léo sử dụng những biện pháp dạy học phù hợp giúp các em tự tin vào bản thân mình và thêm yêu môn học. Giáo viên phải nghiên cứu, lên kế hoạch dạy học cụ thể, biết kết hợp các phương pháp giảng dạy linh hoạt với từng dạng bài, từng đơn vị kiến thức, từng đối tượng học sinh. Giáo viên phải đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Các em sẽ tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động học tập và đến với môn học một cách tự giác, bằng niềm say mê thực sự. Khi đó các em sẽ hiểu bài và làm đúng bài tập.Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
1. Thực trạng khảo sát:
Tổng số
bài khảo sát
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
36
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
22
61,1
14
38,9
2. Đối chiếu kết quả:
 Sau một thời gian thực tế dạy thực nghiệm tại lớp 5B tôi thực hiện khảo sát chất lượng học sinh và thu được kết quả như sau:
Tổng số
bài khảo sát
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
36
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
17
47,2
18
50
1
2,8
 Từ kết quả thử nghiệm, tôi nhận thấy áp dụng các biện pháp giúp học sinh học môn Toán lớp 5 vào giảng dạy đã đạt được kết quả khả quan. Qua kết quả thử nghiệm cho thấy học sinh hiểu bài và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trong các tiết học các em học tập tích cực, sôi nổi và yêu thích môn học. 
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên nhưng những thành công đó mới chỉ là bước đầu. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy có một số kinh nghiệm đáng chú 
 ý sau đây:
 - Giáo viên cần trang bị cho học sinh một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản của môn học. 
 - Trong giảng dạy, giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng dạng bài, từng đơn vị kiến thức của bài học, từng đối tượng học sinh.
 - Thường xuyên cho học sinh tham gia đọc sách thư viện và tìm đọc sách tham khảo. Giáo viên hướng dẫn để học sinh biết ghi chép và nhớ những kiến thức cần thiết. 
 - Giáo viên phải biết khơi gợi học sinh sự tò mò, hứng thú học tập, không nản chí trước những khó khăn. Động viên, khuyến khích kịp thời đối với học sinh. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN 
 Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi thấy để thực hiện có hiệu quả những biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Toán đòi hỏi người giáo viên phải có một trình độ vững vàng và khả năng bao quát các nội dung kiến thức ở phạm vi rộng một cách lô gíc. Giáo viên không ngừng học tập, trau dồi và tích lũy kinh nghiệm, kiến thức khoa học cho bản thân, đọc tài liệu tham khảo, dự giờ học tập kinh nghiệm, hội thảo tìm phương pháp hay nhất. Giáo viên phải hiểu được tâm lý học sinh và tạo ra phương pháp dạy phù hợp thu hút sự chú ý và óc say mê toán học, sự tò mò của các em. Từ đó giáo viên sẽ có những biện pháp dạy học phù hợp với từng dạng bài, từng đơn vị kiến thức, từng đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
 Những vấn đề mà tôi đã nêu trên là những vấn đề mà tôi không ngừng nghiên cứu và vận dụng vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5. Khi áp dụng các biện pháp này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh học tập sôi nổi, tích cực và yêu thích môn học. Trong các tiết học các em hiểu bài và làm đúng bài tập. Kết quả so sánh đối chứng đã chứng minh điều này.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã học hỏi, đúc rút từ thực tiễn trong công tác giảng dạy. Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi đã đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Toán. Trong quá trình thực hiện đề tài:“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Toán” không tránh khỏi những thiếu xót và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, giàu sức thuyết phục hơn. Từ đó giúp tôi có được phương pháp giảng dạy tốt hơn nữa để hoàn thành tốt công việc được giao.
II. KHUYẾN NGHỊ
 - Giáo viên cần tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình chuyên môn nghiệp vụ.
 - Cung cấp thêm cho giáo viên đồ dùng trực quan trong môn Toán để phục vụ công tác giảng dạy.
 - Cung cấp thêm cho giáo viên những tài liệu tham khảo ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn Toán để nâng cao chất lượng dạy học.
 - Thường xuyên tổ chức câu lạc bộ “ Toán học vui - vui học” để giúp học sinh khắc sâu vốn kiến thức đã được học.
 - Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở khắc sâu và có mở rộng kiến thức. 
 - Tiếp tục tập huấn, tổ chức các chuyên đề trong nhà trường, tổ khối, rút kinh nghiệm đại trà cho giáo viên ở tất cả các phân môn, đặc biệt là môn Toán. 
 - Thường xuyên mở chuyên đề bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5.
* CAM KẾT
 Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi tự viết, không sao chép nội dung của người khác. 
 Ngày 4 tháng 5 năm 2018
 Tác giả
Lê Thị Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học môn Toán tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội- 2005 
Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan
Vũ Dương Thụy - Vũ Quốc Chung
2. Sách Toán 5 của Nhà xuất bản Giáo Dục - 2005 
Đỗ Đình Hoan ( chủ biên)- Nguyễn Áng
Đỗ Tiến Đạt – Đài Thái Lai - Đỗ Trung Hiệu
Trần Diên Hiển - Đài Thái Lai - Vũ Dương Thụy
3. Sách giáo viên Toán 5 
Đỗ Đình Hoan ( chủ biên)- Nguyễn Áng
Đỗ Tiến Đạt – Đài Thái Lai - Đỗ Trung Hiệu
Trần Diên Hiển - Đài Thái Lai - Vũ Dương Thụy
4. Vở bài tập Toán 5
Đỗ Đình Hoan
5. Một số vấn đề về môn toán bậc tiểu học, tập 2 
Đào Nãi
6. Hỏi- đáp về dạy Toán 5 
Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng
7. Tài liệu hướng dẫn thay sách giáo khoa Toán 5 
Bộ Giáo dục và Đào tạo
8. Các sách, báo, tài liệu nghiệp vụ khác 	
MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 
1 
 I. Lý do chọn đề tài 
1
 II. Mục đích nghiên cứu 
1
 III.Nhiệm vụ nghiên cứu
2
 IV. Đối tượng nghiên cứu 
2
 V. Phương pháp nghiên cứu
2
 VI. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài 
2
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 
3
 I. Cơ sở lý luận 
3
 II. Cơ sở thực tiễn
3
 III. Thực trạng ban đầu của giáo viên và học sinh
4
 1. Tình trạng khi chưa thực hiện 
4
 2. Thực trạng khảo sát 
4
 3. Kế hoạch thực hiện 
5
 IV. Những biện pháp thực hiện 
5
 1. Phân loại trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh
5
 2. Xác định rõ nhiệm vụ học tập 
 10
 3. Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học 
 12
 4. Tổ chức câu lạc bộ “ Toán học vui - vui học” để giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học 
 13
 5.Có sổ tay toán học 
 14
 6. Động viên, khuyến khích kịp thời 
 14
 V. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng 
 16
 1. Thực trạng khảo sát 
 16
 2. Đối chiếu kết quả 
 16
 VI. Bài học kinh nghiệm 
 16
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 18
 I. Kết luận 
 18
 II. Khuyến nghị 
 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 20
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
 CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ

File đính kèm:

  • docSkkn_Toan_AnhTA.doc
Sáng Kiến Liên Quan