Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giải toán về tỉ số phần trăm Lớp 5

Thực trạng chung

Những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực lại vừa rất trừu tượng, học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: đạt một số phần trăm chỉ tiêu; vượt kế hoạch; vượt chỉ tiêu; vốn; lãi; lãi suất , đòi hỏi phải có năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí cũng như cách phát hiện và giải quyết các vấn đề.

Qua thực tế, khi dạy học yếu tố giải toán về tỉ số phần trăm, tôi nhận thấy những hạn chế của học sinh thường gặp phải là:

- Học sinh chưa kịp làm quen với cách viết thêm kí hiệu “%” vào bên phải của số nên thường không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm.

- Học sinh khó nhận dạng bài tập. Dạng bài tập tìm tỉ số phần trăm của hai số đã được khái quát thành quy tắc ( muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta tìm thương của hai số, nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu “%” vào bên phải của tích vừa tìm được), nhưng với hai dạng bài tập còn lại chỉ thể hiện ra dưới hình thức bài tập mẫu, yêu cầu học sinh vận dụng tương tự. Vì không nắm vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, không phân tích rõ được bản chất bài toán, chưa nắm rõ mối quan hệ giữa ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm nên hiểu một cách mơ hồ.

- Nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng. Nhiều năm trước, khi dạy giải toán về tỉ số phần trăm, tôi thật sự lúng túng. Khi hình thành kiến thức mới, giáo viên phải làm việc tương đối nhiều, việc tổ chức dạy học theo tinh thần lấy học làm trung tâm chưa hiệu quả khi dạy học yếu tố này. Học sinh chưa tích cực, chưa chủ động, đôi khi còn tỏ ra chán nản. Chuyển sang khâu luyện tập thực hành, giáo viên vẫn phải theo dõi và giúp đỡ rất nhiều học sinh mới hoàn thành các bài tập đúng tiến độ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giải toán về tỉ số phần trăm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̀m hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ, hiệu và tỉ của hai số đó Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vẽ được sơ đồ của bài toán ví dụ như bài toán về tỉ số phần trăm. Mặc dù đã biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số nhưng những bài toán áp dụng trong đời sống hàng ngày về tỉ số phần trăm vẫn là những điều khó đối với đa số học sinh.Học về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn việc học với thực hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất. Qua các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu và vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh (theo giới tính hoặc theo học lực,) trong lớp mình học hay trong nhà trường, tính tiền vốn, tiền lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định v.v... 
Chính vì vậy, với yêu cầu đặt ra là HS phải nắm vững cách giải 3 bài toán cơ bản:
+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số
+ Tìm một số phần trăm của một số
+ Tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
Khi HS có kĩ năng giải từng bài toán cụ thể, gặp những bài toán mang tính tổng hợp, ẩn làm thế nào để các em nhìn ra dạng toán, đưa về bài toán cơ bản hay một số bài toán khác có liên quan đến tỉ số phần trăm và giải được. Đó là câu hỏi khó – Tôi phải trăn trở và suy nghĩCuối cùng tôi đã tìm ra một hướng đi, một giải pháp vận dụng vào thực tế của lớp mình và đã thu được kết quả khả quan. Tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của bản thân: “Một số biện pháp giúp học sinh giải toán về tỉ số phần trăm lớp 5”.
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Sáng kiến đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh thực hiện tốt việc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế ,vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh (theo giới tính hoặc theo xếp loại học lực,..) trong lớp mình học, trong nhà trường; tính tiền vốn, tiền lãi khi mua bán hàng hoá hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, ... 
Để tìm ra phương pháp dạy - học về Tỉ số phần trăm và Giải toán về tỉ số phần trăm sao cho phù hợp , không lúng túng, không đơn điệu, nhàm chán, hiểu kiến thức cơ bản và vận dụng “Giải toán về tỉ số phần trăm”. Và với mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình vào sự nghiệp đào tạo những chủ nhân tương lai, nâng cao chất lượng dạy học về môn Toán ở trường tiểu học mà tôi đang giảng dạy nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung. Đồng thời qua đó để đúc rút những kinh nghiệm thiết thực cho bản thân trong công tác giảng dạy sau này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm ở Toán Tiểu học.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng về dạy học tỉ số phần trăm và Giải toán về tỉ số phần ở lớp 5 hiện nay
2.1.1. Thực trạng chung
Những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực lại vừa rất trừu tượng, học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: đạt một số phần trăm chỉ tiêu; vượt kế hoạch; vượt chỉ tiêu; vốn; lãi; lãi suất, đòi hỏi phải có năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí cũng như cách phát hiện và giải quyết các vấn đề.
Qua thực tế, khi dạy học yếu tố giải toán về tỉ số phần trăm, tôi nhận thấy những hạn chế của học sinh thường gặp phải là:
- Học sinh chưa kịp làm quen với cách viết thêm kí hiệu “%” vào bên phải của số nên thường không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
- Học sinh khó nhận dạng bài tập. Dạng bài tập tìm tỉ số phần trăm của hai số đã được khái quát thành quy tắc ( muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta tìm thương của hai số, nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu “%” vào bên phải của tích vừa tìm được), nhưng với hai dạng bài tập còn lại chỉ thể hiện ra dưới hình thức bài tập mẫu, yêu cầu học sinh vận dụng tương tự. Vì không nắm vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, không phân tích rõ được bản chất bài toán, chưa nắm rõ mối quan hệ giữa ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm nên hiểu một cách mơ hồ.
- Nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng. Nhiều năm trước, khi dạy giải toán về tỉ số phần trăm, tôi thật sự lúng túng. Khi hình thành kiến thức mới, giáo viên phải làm việc tương đối nhiều, việc tổ chức dạy học theo tinh thần lấy học làm trung tâm chưa hiệu quả khi dạy học yếu tố này. Học sinh chưa tích cực, chưa chủ động, đôi khi còn tỏ ra chán nản. Chuyển sang khâu luyện tập thực hành, giáo viên vẫn phải theo dõi và giúp đỡ rất nhiều học sinh mới hoàn thành các bài tập đúng tiến độ. 
Lập bảng số liệu cụ thể về HS đạt về mức đánh giá các nội dung bài tập về tỉ số phần trăm. XEM SGK để thiết kế nội dung đánh giá HS phù hợp 
Ví dụ: HS chưa biết cách viết %; HS chưa nhận được dạng BT về tỉ số %; HS còn nhầm lẫn với các dạng bài tập khác; HS còn lẫn lộn các dạng trong tính tỉ số %
Cần suy nghỉ và thiết lập bảng số liệu cụ thể
2.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh đã vận dụng một cách máy móc bài tập mẫu mà không hiểu bản chất của bài toán nên khi không có bài tập mẫu thì các em làm sai. Đặc biệt học sinh có sự nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập “Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước” và “Tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó”. Điều này còn thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác (theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề bài toán đặt ra.
Về phía giáo viên, phần lớn là do thói quen, chủ quan, thường hay xem nhẹ khâu phân tích các dữ liệu bài toán. Mặt khác, đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáo khoa quá nên rập khuôn một cách máy móc, dẫn đến học sinh hiểu bài chưa kĩ, giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học dẫn đến làm bài lúng túng. 
Với thực trạng và những nguyên nhân nêu trên thì cần phải có một biện pháp cụ thể giúp học sinh biết phân tích đề toán để làm rõ những điều kiện đã cho của bài toán, tránh sự nhầm lẫn nói trên. Từ đó biết tóm tắt đề bài sao cho khi nhìn vào phần tóm tắt học sinh có thể tự tin mà lựa chọn phương pháp giải thích hợp.
2.2. Một số biện pháp giúp học sinh giải toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5
Cần thêm một vài biện pháp nữa để có sức thuyết phục
2.2.1. Hướng dẫn học sinh viết kí hiệu “%”
Giáo viên cho ví dụ thực tế trong lớp học để học sinh vừa làm quen với dạng toán đầu tiên vừa khắc sâu cách viết kí hiệu “%” vào bên phải của kết quả. 
Ví dụ: Lớp 5A Trường Tiểu học Thái Thủy có 33 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của cả lớp? 
Bước 1: Phân tích đề toán 
Các nhóm thảo luận để phân tích bài toán: Học sinh trong nhóm hỏi nhau. 
- Bài yêu cầu làm gì? (Tìm số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp? )
- Bạn hiểu câu hỏi của bài như thế nào? (Nếu số học sinh cả lớp được chia làm 100 phần bằng nhau thì số học nữ chiếm bao nhiêu phần?)
- Số học sinh cả lớp là bao nhiêu? (33 em)
- Trong đó học sinh nữ có mấy bạn? (12 em)
Bước 2: Tóm tắt đề toán 
Với dạng bài này, các em cũng dễ dàng tóm tắt như sau:
Lớp có: 33 học sinh	
Nữ có: 12 học sinh 	
 	Nữ chiếm . % ?
Bước 3: Lựa chọn phương pháp giải toán thích hợp.
Tỉ số của hoc sinh nữ và học sinh cả lớp là 12 : 33.
Ta có :	12 : 33 = 0,3636
	0,3636 x 100 : 100 = 36,36 : 100 = 36,36%
Vậy tỉ số của học sinh nữ và số học sinh cả lớp là 36,36%
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết gọn và dễ nhớ như:
	12 : 33 = 0,3636 = 36,36% 
Giáo viên theo dõi để nhắc nhở các em viết kí hiệu % vào bên phải kết quả. Đồng thời giúp đỡ những học sinh làm bài chậm.
Lưu ý: Đối với dạng bài này thì học sinh thường hay quên nhân nhẩm thương với 100, mà chỉ tìm thương của hai số rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải thương nên sai, cho nên trong khi cung cấp kiến thức ban đầu cho học sinh thì giáo viên cần lưu ý cho các em nhiều hơn nữa việc nhân nhẩm thương với 100 rồi mới ghi kí hiệu % vào. 
2.2.2. Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập về tỉ số phần trăm và bài giải có liên quan
Dạng bài thứ hai và dạng thứ ba chỉ thể hiện dưới hình thức bài tập mẫu nên học sinh chưa nắm rõ. Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc từng dạng và sau đó có sự so sánh giữa hai dạng bài với nhau. 
Dạng thứ hai: Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước
Ví dụ: Một người bán 120 kg gạo, trong đó có 35 % là gạo nếp. Hỏi người đó bán được bao nhiêu ki lô gam gạo nếp? (Bài tập 2, trang 77, sách Toán 5)
Các nhóm đọc kĩ bài toán, xác định được cái đã cho và cái cần tìm, gợi ý và hỏi nhau bằng một số câu hỏi như:
- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- Bài toán cho biết “ 35% là số gạo nếp” nói lên điều gì?
 (Tức là tổng số gạo mà người đó bán gồm cả gạo tẻ và gạo nếp được chia làm 100 phần bằng nhau thì số gạo nếp chiếm 35 phần). 
- Để biết người đó bán được bao nhiêu ki lô gam gạo nếp ta làm như thế nào?
Với dạng bài toán này, tôi thường tổ chức cho các em thảo luận nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm bàn) để tóm tắt bài toán, thông thường các em sẽ tóm tắt như sau:
Tổng số gạo tẻ vả gạo nếp : 120 kg
Gạo nếp chiếm : 35%
Gạo nếp: .. kg ?
Mặc dù cách tóm tắt như trên đã thể hiện được nội dung và yêu cầu của bài toán, tuy nhiên đối với những học sinh còn hạn chế về kiến thức kỹ năng sẽ khó nhận diện được dạng toán và xác định cách giải một cách mơ hồ cho nên tôi mạnh dạn đưa ra cách tóm tắt như sau:
Tổng số gạo: 100% : 120 kg
Số gạo nếp : 35% :  kg ?
Lựa chọn phương pháp giải bài toán 
Từ cách tóm tắt của bài toán, học sinh nhìn vào sơ đồ sẽ dễ dàng nhận ra cái gì cần tìm, dựa vào cái đã có để tìm cái chưa có.
Trước hết phải sử dụng bước rút về đơn vị tức là tìm 1% của 120kg gạo (120 : 100 = 1,2 ) rồi sau đó tìm 35% của 120kg gạo (1,2 x 35 = 42)
Đối với học sinh khá giỏi có thể làm gộp nhưng phải chỉ ra được bước rút về đơn vị:
120: 100 x 35 = 42 
 Rút về đơn vị
Bài giải
	Số gạo nếp bán được là:
	120 x 35 : 100 = 42 (kg)
	Đáp số: 42kg
Sau khi học sinh giải được bài toán, giáo viên khắc sâu lại cách giải toán bằng cách nêu câu hỏi:
- Muốn tìm 35% của 120 ta làm sao? (nhiều học sinh nhắc lại cách thực hiện)
Khi học sinh đã giải được bài toán, tôi cung cấp thêm cho học sinh một số yếu tố thường gặp trong các bài toán về tỉ số phần trăm, những yếu tố này thông thường là chiếm 100% như : 
+ Tổng số ( học sinh ; gạo ; sản phẩm; thu nhập;)
+ Diện tích cả mảnh đất ( thửa ruộng, mảnh vườn;)
+ Số tiền vốn ( tiền mua, tiền gửi, tiền bỏ ra;)
+ Theo dự kiến ( theo kế hoạch ; .)
Một số bài toán ở dạng này nhưng có xen kẽ thêm một số yếu tố khác thì yêu cầu học sinh cũng phải tóm tắt đề bài để xác định được dạng toán mới dễ dàng giải được bài toán như: 
Một cửa hàng bỏ ra 6 000 000 đồng tiền vốn. Biết cửa hàng đó đã lãi 15%, tính số tiền lãi. (Bài tập 2, trang 79, sách Toán 5 )
Học sinh tóm tắt theo nhóm như sau:
Tiền vốn : 100% : 6 000 000 đồng
Tiền lãi : 15% : đồng ? 
Ngoài ra cũng có một số bài tập nên hướng dẫn HS giải bằng cách tính nhẩm hoặc tìm tỉ số.
Ví dụ: Lớp 5C Trường Tiểu học Thái Thủy trồng được 400 cây keo. Hãy tính nhẩm 5% , 20% , 25%, 40%, 60% số cây đó?
Hướng dẫn HS cách giải như sau:
5% số cây là : 400 : 100 x 5 = 20 cây 
10% số cây là: 20 x 2 = 40 cây ( vì 10% gấp 2 lần 5% )
20% số cây là: 20 x 4 = 80 cây ( vì 20% gấp 4 lần 5% )
(hoặc 40 + 40 = 80, vì 10% + 10% = 20%)
25% số cây là: 20 x 5 = 100 cây ( vì 25% gấp 5 lần 5% )
( hoặc 80 + 20 = 100, vì 20% + 5% = 25% )
40% số cây là: 80 x 2 = 160 cây ( vì 40% gấp 2 lần 20% )
Dạng thứ ba: Tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó
Ví dụ: Kiểm tra sản phẩm một xưởng may, người ta thấy có 732 sản phẩm đạt chuẩn, chiếm 91,5% tổng số sản phẩm. Tính tổng số sản phẩm?
Sau khi học sinh đọc kĩ đề bài , nhóm thảo luận bằng một số câu hỏi: 
- Bài toán cho biết gì? (có 732 sản phẩm đạt chuẩn, chiếm 91,5% tổng số sản phẩm)
- Bài toán yêu cầu gì? (tính tổng số sản phẩm đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn).
- Tổng số sản phẩm đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn của xưởng may chiếm bao nhiêu phần trăm ? (100 %)
Đây là bước rất quan trọng vì nếu học sinh không tóm tắt được bài toán thì sẽ không xác định được dạng toán và không giải đượcbài toán .
Với bài này, tôi cho học sinh thảo luận nhóm để tóm tắt bài toán .
	Học sinh có thể tóm tắt như sau:
Sản phẩm đạt chuẩn chiếm 91,5%: 732 sản phẩm
Tổng sản phẩm của xưởng may:... sản phẩm ? 	
Sau khi các nhóm trình bày, GV có thể hướng dẫn tóm tắt như sau:
Sản phẩm đạt chuẩn: 91,5% : 732 sản phẩm
Tổng sản phẩm xưởng may: 100%: sản phẩm?
Lựa chọn phương pháp giải toán 
Học sinh nhìn vào tóm tắt của bài toán sẽ dễ dàng nêu được các bước giải của bài toán:
- Rút về đơn vị (tìm 1% số số sản phẩm của xưởng may 732 : 91,5 = 8 học sinh)
- Tìm tổng số sản phẩm của xưởng may (tìm 100% số HS 6 x 100 = 600 học sinh)
HS vận dụng nhanh có thể làm:
732 : 91,5 x 100 = 800 (học sinh) 
 Rút về đơn vị	
- Muốn tìm một số biết 91,5% của nó là 732, ta làm như thế nào? (học sinh nhắc lại nhiều lần nội dung này )
Sau khi học sinh giải được bài toán, giáo viên sẽ hệ thống lại hai dạng toán (dạng 2 và dạng 3) để cho học sinh thấy sự khác nhau cơ bản của hai dạng bài, vì học sinh hay nhầm lẫn giữa nhân với 100 và chia cho 100 ở hai dạng này. Ví dụ:
Dạng thứ hai
Tổng số gạo: 100% : 120 kg 
Số gạo nếp : 35% :. kg? 
Đã có số tương ứng với 100% nên số cần tìm là số tuơng ứng với 35% (Ở dạng này phải lấy số tương ứng với 100% chia cho 100 để tìm số tương ứng với 1% rồi nhân với 35 để được số tương ứng với 35% là số cần tìm)
 (120 : 100 x 35) 
hoặc ( 120 x 35 : 100 ) 
Dạng thứ ba
SP đạt chuẩn: 91,5% : 732 sp
Tổng sản phẩm: 100% : sp ?
Chưa có số tương ứng với 100% nên số cần tìm là số ứng với 100% (ở dạng này cần phải lấy số tương ứng với 100% chia cho 91,5 để tìm số tương ứng với 1% rồi nhân với 100 để được số tương ứng với 100% là số cần tìm.)
 ( 732 : 91,5 x 100 ) 
hoặc ( 732 x 100 : 91,5)
2.2.3. Khơi dậy phong trào thi đua nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực vào các bài học
Khi đi vào các tiết luyện tập hay các tiết luyện toán giáo viên sẽ có thời gian để củng cố kiến thức đã học, đồng thời khơi dậy sự hứng thú bằng cách thi đua học tập giữa các cá nhân cũng như giữa các nhóm với nhau.
Ví dụ 1: Lớp 5A Trường Tiểu học Thái Thủy có 32 bạn, trong đó có 14 bạn thích học Toán. Hỏi số học sinh thích học Toán chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp?
Cho thực hiện cá nhân, nếu em nào làm xong trước và đúng thì được cắm một lá cờ thi đua vào ô tên của mình. Học sinh làm bài có kết quả đúng là:
	Bài giải
Tỉ số phần tăm của học sinh thích học Toán và học sinh cả lớp là:
	14 : 32 = 0,4375
	0,4375 = 43,75%
	 Đáp số: 43,75%
Mỗi cá nhân đều có thể tự phấn đấu để đạt được thành tích riêng nên em nào cũng hăng hái làm bài hết khả năng của mình.
Ví dụ 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng 15m. Người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà? (Bài tập 3, trang 77, sách Toán 5 )
Cho thực hiện bài làm theo nhóm, nếu nhóm nào làm nhanh nhất và đúng sẽ được bình chọn là nhóm xuất sắc nhất trong tiết học hôm nay.
Học sinh làm bài có kết quả đúng là:
	Bài giải
	Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
	18 x 15 = 270 (m2)
	Diện tích để làm nhà là:
	270 x 20 : 100 = 54 (m2)
	Đáp số: 54 m2
Nhóm nào cũng muốn mình được mệnh danh là xuất sắc nên các thành viên đều góp ý xây dựng bài nhiệt tình, sôi nổi. Tinh thần thi đua, ham học của các em cũng được nâng cao rõ rệt.
Có nhiều cách để lôi cuốn học sinh tham gia làm bài khác nhau nhằm đưa lại kết quả cao trong học tập mà hai ví dụ trên và nhiều ví dụ thực tế khác tôi đã áp dụng để cho học sinh khám phá.
Sau khi áp dụng những giải pháp trên vào các tiết học, tôi thấy hiệu quả giảng dạy được nâng lên đáng kể. học sinh tiếp cận nhanh với các dữ liệu bài toán cho và nắm rất rõ yêu cầu bài toán đặt ra cần phải giải quyết. Khái niệm về tỉ số phần trăm trở nên gần gũi và quen thuộc hơn đối với các em. Đặc biệt là các biện pháp đã giúp học sinh nhận dạng bài tập một cách chính xác, kĩ năng giải toán được hình thành. Qua đó, khả năng tư duy, suy luận cũng được phát triển. Bản thân tôi cũng cảm thấy tự tin hơn nhiều, không còn lúng túng khi tổ chức các hoạt động học tập cho các em. 
Đặc biệt, nếu trước đây học sinh thường tỏ ra chán nản, không mấy hứng thú với loại toán này thì nay, qua quan sát tôi thấy học sinh thật sự chăm chú và hứng thú khi giải toán. Các em còn tham gia thảo luận sôi nổi khi phân tích những đề toán khó. Việc tạo ra hứng thú học tập, niềm say mê toán học ở các em cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng. Nhờ đâu mà các em có được tình cảm đó? Chính là nhờ việc các em hiểu rõ thực chất bài toán, nội dung các bài toán không nằm ngoài những vấn đề thiết thực trong đời sống của các em và cũng có thể xem như một nhu cầu cần được đáp ứng.
Những giải pháp trên đã hình thành ở học sinh kĩ năng giải toán có lời văn nói chung và giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng: Biết phân tích đề bài, biết trình bày tóm tắt và giải toán, đồng thời khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học tập ở các em.
3. Phần kết luận (Phần này khoảng 2 trang)
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
Giải toán về tỉ số phần trăm là một kiến thức mới mẻ so với các lớp học dưới, bản thân nó vốn thiết thực nhưng lại rất trừu tượng, để nâng cao chất lượng dạy và học yếu tố này cũng như góp phần hình thành mục tiêu chung của phân môn, tôi thấy cần phải lưu ý các biện pháp sau đây:
Việc hướng dẫn học sinh viết kí hiệu “%” vào bên phải của kết quả có tác dụng ghi nhớ cho các em về cách trình bày dạng toán về tỉ số phần trăm. Sau mỗi lần làm bài như; lấy ví dụ, làm bài luyện tập, tiết luyện toán các em đã dần quen thuộc với cách ghi kí hiệu % vào bên phải tích tìm được. 
Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp cho học sinh nắm chắc từng dạng và sau đó có sự so sánh giữa hai dạng bài với nhau. Khi khắc sâu được từng dạng thì các em vận dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn và hứng thú với bài học hơn.
Biện pháp khơi dậy phong trào thi đua nhằm thu hút học sinh tham gia vào bài học cũng không kém phần quan trọng trong việc dạy học của giáo viên. Khi đi vào các tiết luyện tập hay các tiết luyện toán giáo viên sẽ có thời gian để củng cố kiến thức đã học, đồng thời khơi dậy sự ham học bằng cách thi đua học tập giữa các cá nhân cũng như giữa các nhóm với nhau. Từ đó tôi thấy các em tích cực hơn, chủ động hơn và thể hiện sự thích thú trong bài học của mình.
Những biện pháp trên thật sự đã giúp tôi nâng cao dần hiệu quả giảng dạy của các bài học liên quan đến “Giải toán về tỉ số phần trăm”. Từ việc nghiên cứu những biện pháp hướng dẫn học sinh giải toán về tỉ số phần trăm cũng giúp tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu khi dạy học yếu tố giải toán có lời văn. Mặt khác, như đã trình bày ở phần mở đầu, có rất nhiều vấn đề xung quanh đề tài này đang cần có những biện pháp tốt để nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, trong điều kiện khả năng cho phép, tôi chỉ tập trung nghiên cứu vài biện pháp gắn liền với quy trình giải toán về tỉ số phần trăm. 
3.2. Kiến nghị đề xuất: Không
Trên đây là một số biện pháp và kết quả đạt được trong quá trình dạy giải toán về tỉ số phần trăm. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự trao đổi, góp ý của chuyên môn, đồng nghiệp và bạn bè để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến này nhằm thực hiện tốt việc dạy học môn toán với dạng toán về tỉ số phầm trăm.
 Xin chân thành cảm ơn !
CỐ GẮNG LÀM ĐÈ TÀI KHOẢNG TỪ 17 ĐẾN 20 TRANG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_giai_to.doc
Sáng Kiến Liên Quan