Chuyên đề Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học Lớp 4+5

Môn Khoa học cùng với Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5 là những môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển và hoàn thiện các chủ đề của môn TNXH ở các lớp 1, 2, 3. Mục tiêu của môn Khoa học trong các nhà trường Tiểu học, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực về các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh các em trong cuộc sống hàng ngày, còn giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng như: ứng xử, quan sát và làm thí nghiệm, nêu thắc mắc, phân tích và so sánh . Bên cạnh đó, còn hình thành, phát triển những thái độ, thói quen tốt như tự giác, ham hiểu biết, yêu con người, thiên nhiên, đất nước, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh,.

Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong các môn học là xu thế tất yếu của phương pháp giáo dục hiện nay. Dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực và phẩm chất không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Đặc biệt, Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh, giáo dục khoa học tự nhiên có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học ở học sinh; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Giáo dục khoa học tự nhiên giúp học sinh dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Ở cấp tiểu học, giáo dục khoa học tự nhiên tiếp cận một cách đơn giản một số sự vật, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giúp học sinh có các nhận thức bước đầu về thế giới tự nhiên.” Như vậy, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Khoa học ở lớp 4 và 5 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3). Môn học này tích hợp những kiến thức về vật lý, hoá học, sinh học và nội dung giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS và các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học ở cấp THPT. Môn Khoa học là một trong những môn chủ đạo góp phần giúp hình thành và phát triển năng lực khoa học. Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động: nhận thức khoa học; tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Đồng thời, môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng thể; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách để trở thành người lao động và người công dân có trách nhiệm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học Lớp 4+5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giúp học sinh thiết lập các mối quan hệ: Quan sát; giải thích hiện tượng thí nghiệm; phân tích kết quả, rút ra kết luận.
2.4. Phương pháp Trò chơi học tập.
Đây là phương pháp tổ chức các trò chơi trong quá trình học tập để lĩnh hội kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức. Trò chơi học tập cần là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, giúp học sinh nhanh nhẹn, tiếp thu tự giác và tích cực hơn. Qua đó, học sinh được củng cố, hệ thống hoá kiến thức.
Khi tổ chức trò chơi học tập giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
+ Giới thiệu trò chơi, thời gian chơi và luật chơi.
+ Cho học sinh chơi thử (nếu cần). 
+ Cho học sinh chơi thật. 
+ Nhận xét kết quả của trò chơi: phân thắng, thua, thưởng, phạt, nhận xét thái độ người chơi và rút kinh nghiệm.
+ Kết thúc: Qua trò chơi học sinh đã rút ra bài học gì? Giáo viên tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi.
2.5. Phương pháp Đóng vai 
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử (xử lí) nào đó trong một tình huống giả định.
Ưu điểm của phương pháp này là học sinh được thực hành những kĩ năng ứng xử trong môi trường an toàn, gây hứng thú và chú ý đối với học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực và sáng tạo; khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh; có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm trong vai diễn.
Cách tiến hành phương pháp này như sau: 
Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu đóng vai 
Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm để thống nhất cách xử lí (xây dựng kịch bản) tức là hành vi. 
Bước 3: Học sinh thực hành đóng vai
Bước 4: Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong tình huống,về cảm xúc của nhân vật ứng xử hoặc khi nhận được cách ứng xử đó 
Bước 5: Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống và ý nghĩa của cách ứng xử đó.
Khi sử dụng phương pháp đóng vai cần chú ý:
Tránh cho học sinh thể hiện kịch bản đã có sẵn (do giáo viên viết). Tình 
huống phải cụ thể phù hợp với nội dung bài học. Người đóng phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề. Nên khích lệ học sinh nhút nhát tham gia. Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên có thể đưa ra chủ đề hay tình huống để học sinh đóng vai.
2.6. Phương pháp Dạy học hợp tác học sinh trong nhóm nhỏ.
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý:
- Đưa ra nội dung thảo luận phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với khả năng vừa sức với học sinh.
- Cần có phiếu thảo luận nhóm để học sinh ghi kết quả thảo luận 
- Phải loại bỏ, loại trừ học sinh ‘chầu rìa” nên chỉ tổ chức thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm bốn.
- Trong nhóm phải có nhóm trưởng, thư ký thường xuyên thay đổi vị trí khi thảo luận 
- Khi báo cáo giáo viên chú ý quan sát gọi nhóm sai trước, đúng sau và yêu cầu cá nhóm đều phải giải thích. Sau đó để học sinh tự kết luận kết quả thảo luận.
Trên đây là một số phương pháp dạy học mới mà chúng ta có thể áp dụng vào giảng dạy Khoa học. Tuy nhiên giáo viên cũng cần phải hiểu rằng, những phương pháp truyền thống tuy có nhiều nhược điểm thì bên cạnh đó nó cũng có những ưu điểm. Do đó chúng vẫn còn hữu ích trong việc dạy học và được sử dụng ở những thời điểm thích hợp ở một số nội dung nhất định. Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp truyền thống cần ở mức hạn chế, trên cơ sở phát huy những mặt tích cực của chúng.
Giáo viên chúng ta cũng cần biết rằng, trong hệ thống phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng nên tôi luôn phối hợp các phương pháp dạy học trên đây một cách linh hoạt, phù hợp. 
3. Giáo viên cần tích cực khai thác vốn sống, sự hiểu biết của HS về các sự vật hiện tượng trong tự nhiên
	Các bài học trong môn Khoa học là những bài rất gần gũi với bản thân, với cuộc sống xung quanh các em, như các bài học về chủ đề : Con người và sức khoẻ, các em được tìm hiểu về cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn, Rồi các bài gắn với thực tế cuộc sống sinh hoạt, học tập và môi trường xung quanh thuộc các chủ đề: vật chất và năng lượng, thực vật và động vật, môi trường,... Chính vì vậy khi dạy Khoa học, giáo viên cần chú trọng tới việc khai thác tối đa vốn hiểu biết, vốn sống thực tế xung quanh cuộc sống hàng ngày của học sinh. Đây là một trong những cách dạy và học Khoa học hiệu quả, đó là dạy học theo hướng: đi từ thực tế cuộc sống đến nội dung bài học trong sách giáo khoa. Việc làm này bắt đầu từ việc khai thác kiến thức từ vốn sống, vốn hiểu biết từ thực tế cuộc sống xung quanh các em ở thiên nhiên, gia đình, nhà trường, làng xóm,... Với định hướng dạy học như vậy thì học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức dựa trên cái mình đã có, đã thực hiện mà các em không cảm thấy bỡ ngỡ.
	Bài 27: Một số cách làm sạch nước (Khoa học 4 – trang 56)  
Xuất phát từ thực tế những gì mà HS được nhìn thấy, được quan sát tiếp cận và cảm nhận ở trong cuộc sống về những hình ảnh biểu hiện màu sắc, mùi ở những nguồn nước gần ngay khu các em ở đã bị ô nhiễm. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập mô tả lại cho bạn nghe những điều HS biết về nguồn nước bị ô nhiễm đó. Từ thực đó, các em kể được cho bạn trong nhóm biết và các em còn tự tin, hào hứng kể trước lớp cho cô giáo và các bạn trong lớp những gi các em biết về thực trạng nguồn nước tại địa phương. Sau khi học sinh đã kể được, giáo viên mới dẫn dắt đến bài học trong sách giáo khoa. Từ việc làm này, bài học trở nên gần gũi, thiết thực hơn.
Như vậy, với định hướng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đi từ thực tế cuộc sống đến nội dung bài học, học sinh dễ tiếp thu bài, nhớ kiến thức lâu hơn, các em thích thú khi học Khoa học, sự nhận thức về cuộc sống xung quanh cũng đa dạng hơn.
 4. Lựa chọn và xây dựng các hoạt động áp dụng hoạt động trải nghiệm phù hợp, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học môn Khoa học
Không phải nội dung nào trong chương trình cũng thích hợp với việc tổ chức học tập trải nghiệm. Nội dung kiến thức phù hợp với học tập trải nghiệm thường là những nội dung gắn với thực tiễn của HS, dễ dàng cho GV xây dựng những tình huống thực tiễn hoặc những tình huống mô phỏng gần giống với thực tiễn cho phép HS trải nghiệm trong các tình huống đó để tự rút ra kiến thức mới. 
Việc lựa chọn hình thức và nội dung trải nghiệm trong dạy học Khoa cần cần chú ý các vấn đề sau:
4.1. Lựa chọn nội dung dạy học bằng trải nghiệm
Lựa chọn nội dung dạy học bằng trải nghiệm có thể theo hai định hướng sau:
- Thứ nhất: Thông qua các hoạt động trải nghiệm trong giờ học giúp các em tự tìm tòi và rút ra kiến thức bài học; 
- Thứ hai: Vận dụng kiến thức các bài học để tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm giúp các em vận dụng thực hành trong cuộc sống hằng ngày. 
Khi dạy các bài thông qua các hoạt động trải nghiệm trong giờ học giúp các em tự tìm tòi và rút ra kiến thức bài học, GV cần linh hoạt khéo léo tổ chức cho HS được thực hành trải nghiệm thực hiện các việc làm cụ thể, tạo cơ hội cho các em tiếp cận thực tế để các em tận mắt nhìn thấy, tận tay được được cầm, nắm, làm việc và óc tư duy sáng tạo, tìm tòi để rút ra kiến thức bài học. Bằng thực tế trải nghiệm các em sẽ nắm kiến thức chắc hơn, hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn và điều quan trọng là các em hứng thú học tập hơn, yêu thích tìm tòi khám phá, phát triển năng lực của bản thân, có kĩ năng vận dụng vào cuộc sống tốt hơn.
Ví dụ: Bài Cao su
- Dựa vào mục tiêu của hoạt động, giáo viên đặt vấn đề để khơi gợi trí tò mò của học sinh đồng thời cũng để các em nắm được mục đích của việc quan sát mà các em sắp thực hiện. 
+ GV nêu vấn đề: Theo em, cao su có tính chất gì?
+ Gọi một vài HS bày tỏ ý kiến.
- Giáo viên yêu cầu từng cặp HS thực hiện thí nghiệm, quan sát, cảm nhận và thảo luận theo yêu cầu. Khi thực hành thí nghiệm, học sinh quan sát các thí nghiệm trên để nhận thấy hiện tượng xảy ra.
+ Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra, khi buông tay sợi dây trở về trạng thái ban đầu. Khi ấn mạnh tay xuống miếng cao su thì miếng cao su lún xuống, khi thả tay thì miếng cao su trở lại trạng thái ban đầu. Khi ném quả bóng xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng nảy lên. Từ những quan sát được trên, HS thấy tính đàn hồi của cao su.
+ Khi lấy cao su bọc ngoài cốc, rót nước nóng vào, sờ tay vào thành ngoài, ta không cảm thấy nóng. Từ quan sát trên HS thấy cao su cách nhiệt
- Giáo viên yêu cầu một số cặp báo cáo kết quả quan sát và thảo luận, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét về kết quả quan sát của từng nhóm và tiếp tục đưa câu hỏi thảo luận cả lớp:
- Cuối cùng, giáo viên nên đưa ra câu hỏi để học sinh nêu kết luận vấn đề, chẳng hạn: Qua ý kiến của các bạn, em cho biết cao su có những tính chất gì?
Sau khi học sinh nêu, giáo viên nhận xét và chốt vấn đề. Như vậy HS rút ra được kiến thức từ việc trực tiếp trải nghiệm thực hành, quan sát, cảm nhận.
Ngoài việc thông qua các hoạt động trải nghiệm để rút ra được nội dung, kiến thức bài học, giáo viên còn có thể giúp HS vận dụng những kiến thức đã học trong các bài học thuộc các chủ đề vào thực hành trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. 
Ví dụ : Bài: Tại sao cần ăn phối hợp hiều loại thức ăn?
Sau khi học sinh nắm được nội dung bài học trên lớp, để giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học, GV cho học sinh thực hành vào cuộc sống hằng ngày qua trò chơi “Đi chợ”
- GV chuẩn bị phiếu, các loại thực phẩm thật có thể các loại trái cây, trứng, sữa, thịt, cá, gạo, ; hoặc các con giống, tranh vẽ về các loại thực phẩm,tổ chức cho HS chơi bán hàng ngoài chợ.
- GV phát phiếu thực đơn cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, lên thực đơn, cử thành viên Đi chợ chọn mua thức ăn.
- Các nhóm lên thuyết trinhf về thực đơn và thành quả của việc lựa chọn thức ăn cho thục đơn đó.
- GV tổng kết, yêu cầu HS chọn ra nhóm có thực đơn hợp li nhất, tuyên dương, trao thưởng.
 Như vậy, qua trò chơi, HS được tự mình trả nghiệm các công việc hàng ngày như lên thực đơn, chọn mua thực phẩm,Từ đó, các em sẽ biết lựa chọn những loại thức ăn cho phù hợp đủ chất, có lợi cho sức khỏe.
Vận dụng các kiến thức đã học thuộc các chủ đề để tổ chức thành một buổi trải nghiệm dưới hình thức diễn đàn. Thông qua hoạt động này HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của mình về một vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định được vai trò và tiêng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. Diễn đàn giúp các em nâng cao tự tin và hình thành được các kĩ năng cần thiết: giao tiếp, lắng nghe, thể hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề. Việc tổ chức hình thức trải nghiệm này được tiến hành trong các tiết ôn tập chủ đề.
Ví dụ : Ôn tập chủ đề “Môi trường”, có thể tổ chức một diễn đàn cho HS trình bày về việc làm góp phần bảo vệ môi trường xanh-sạch- đẹp hay tự giới thiệu về môi trường ở làng, xóm hoặc trường, lớp, gia đình của mình.
Hoặc có thể tiến hành ôn tập cho HS dưới hình thức tổ chức sân khấu hóa, tiểu phẩm hay dưới hình thức tổ chức sân chơi trí tuệ “Rung chuông vàng”, “Khám phá khoa học”.
4.2. Phạm vi tổ chức hoạt động trải nghiệm
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Khoa học có thể tổ chức trong lớp học ở mỗi tiết học và không gian ngoài lớp học (đối với các tiết học có thể tổ chức được ngoài trời). 
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong lớp học ở các tiết học, GV có thể lựa chọn cho HS thực hành trải nghiệm 1 hoạt động hoặc cả tiết học phụ thuộc vào nội dung bài học sao cho phù hợp.
Ví dụ: Bài 37: Dung dịch. 
Tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm trong không gian lớp học với các hoạt động:
- Hoạt động 1: Thực hành pha chế dung dịch nước đường, nước muối. Từ dung dịch pha chế được, các em sẽ so sánh, phân biệt được hỗn hợp và dung dịch. 
- Hoạt động 2: Tách các chất trong dung dịch.
Giáo viên dẫn dắt, nêu tình huống có vấn đề: Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút, sẽ thu được những giọt nước đọng trên đĩa; những giọt nước đó có vị gì? Học sinh sẽ bộc lộ những suy nghĩ ban đầu (nước có vị mặn, không mặn, hoặc mặn nhưng không mặn bằng nước trong cốc dung dịch); nêu ý kiến thắc mắc và đề xuất phương án thực nghiệm. Các em được quan sát, trải nghiệm qua thí nghiệm nhỏ sẽ tự mình kiểm chứng suy nghĩ ban đầu và rút ra được kết luận: Nước thu được trên đĩa không có vị; đồng thời hiểu được đó chính là quá trình chưng cất. Từ đó giải thích được cách người dân sản xuất muối từ nước biển hay sản xuất nước cất dùng trong y tế.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài không gian lớp học với những bài học có nội dung liên quan đến phạm vi ngoài lớp học nhưng ở cự li gần để đảm bảo thời gian tiết học. Hoặc với những bài học ở phạm vi xa như tham quan, trải nghiệm thì phải xây dựng kế hoạch để bố trí dồn tiết ít nhất phải được 2 tiết mới đảm bảo thời gian thực hiện.
Ví dụ: Bài 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm (Khoa học 4 –trang 54)  
Với mục tiêu kiến thức cần đạt được của bài học này là HS biết một số nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm thì GV hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực: phương pháp quan sát, thảo luận nhóm kết hợp với hoạt động trải nghiệm tham quan thực tế: tổ chức cho HS đi thực tế ở khu nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đặc biệt mà gần gũi ở địa phương thay vì học ở trên lớp, trong phòng học xem qua tranh ảnh, video GV tổ chức cho HS học dã ngoại và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình dã ngoại như: quan sát có ghi chép cụ thể (màu sắc của nước như thế nào? Nước có mùi như thế nào? hay động thực vật sống trực tiếp ở khu vực đó sinh trưởng phát triển như thế nào?...), Sau đó, HS thảo luận nhóm, tư duy nhận xét (Tại sao màu sắc và mùi của nước lại như vậy? hay tại sao động thực vật sống ở khu vực này lại như vậy? số lượng ít hay nhiều? ).  
4.3. Thời lượng của hoạt động trải nghiệm
Chúng ta có thể lựa chọn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong cả tiết học hoặc trong một số hoạt động của tiết học.
Trong chương trình Khoa học 4&5 có rất nhiều bài có thể áp dụng Hoạt động trải nghiệm ở cả tiết học. Ví dụ bài: Bài Sự chuyển thể của chất, Bài Dung dịch, Bài Sự biến đổi hóa học, Bài Lắp mạch điện đơn giản, Bài Cây con mọc lên từ hạt, Bài Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ,... hoặc bài Tính chất của nước, Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm, Tính chất của không khí, Đặc biệt, với một số bài phù hợp, GV có thể xây dựng kế hoạch để bố trí dồn tiết ít nhất phải được 2 tiết mới đảm bảo thời gian thực hiện.
Ví dụ: Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt và Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. 
Giáo viên nêu vấn đề từ trước đó khoảng 1 tuần để các em được thí nghiệm trồng cây trong thực tế (từ hạt, từ thân, rễ hoặc lá). Học sinh được trải nghiệm thông qua việc tự mình thực hành, quan sát và tương tác, chăm sóc mầm non mới trồng. Các em không những có được năng lực thực hiện mà còn có cả trải nghiệm về cảm xúc, tâm lí hồi hộp, mong chờ. Kết quả đạt được không chỉ là kiến thức, sự hiểu biết về sự sinh sản của thực vật mà còn hình thành, phát triển cho các em tình yêu thiên nhiên, cây cối.
Bên cạnh các bài có thể áp dụng Phương pháp Bàn tay nặn bột, hầu hết các bài còn lại đều có thể tổ chức một số hoạt động thành hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Ví dụ ở Hoạt động 2: “Cách phòng bệnh” của các bài: Phòng bệnh sốt rét, Phòng bệnh sốt xuất huyết, Phòng bệnh viêm não: Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, cán bộ thôn xóm tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm như: vệ sinh nhà ở, vệ sinh đường làng ngõ xóm, phát quang bụi rậm, diệt bọ gậy, diệt muỗi ở thôn xóm.
Hoặc ở bài 9-10: Thực hành nói “Không!” đối với các chất gây nghiện: Giáo viên có thể tổ chức bài học dưới hình thức diễn đàn “Chúng em nói về chất gây nghiện”. Các em sẽ trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, tâm sự của mình với bạn trong lớp và cô giáo về tác hại của các chất gây nghiện (rượu bia, thuốc lá, ma túy) mà các em biết qua thực tế hoặc sách báo và bộc lộ quan điểm: nói “Không!” với các chất gây nghiện. Kết quả đạt được học sinh không chỉ được thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe, quyền được tham gia, mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng từ chối, tự bảo vệ mình trước các chất gây nghiện.
Như vậy tổ chức cho HS thực hành trải nghiệm trong từng tiết học sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt, HS hứng thú học tập hơn, thích tìm tòi, khám phá và phát triển rất nhiều năng lực cho HS như: NL quan sát, NL ngôn ngữ, NL tìm hiểu tự nhiên, NL khoa học, NL tự giải quyết vấn đề, và các phẩm chất : yêu bản thân, yêu gia đình, nhà trường, yêu quê hương và yêu thiên nhiên hơn .
5. Giáo viên cần đổi mới việc đánh giá học sinh trong dạy học Khoa học 
	Việc cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động trải nghiệm của học sinh. Khi đánh giá GV cần xác định rõ mục tiêu vì sự tiến bộ của HS trong quá trình hoạt động, nhằm hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất HS đạt được trong từng bài học.
Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học để điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên tổ chức, kết hợp với đánh giá của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh, đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Việc đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục sau một giai đoạn học tập. Kết quả đánh giá định kì được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích cho người học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi đánh giá HS, GV cần vận dụng kết hợp nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn,...); đồng thời giáo viên cần lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với từng thành phần năng lực toán học
Với Hoạt động trải nghiệm, sau mỗi bài học, GV tổ chức đánh giá bằng cách phát cho mỗi HS một phiếu đánh giá các hoạt động trong giờ học gồm 3 phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em và ý kiến đánh giá từ người thân. Nếu được đánh giá tốt sẽ đạt 3 ngôi sao, đánh giá hoàn thành sẽ đạt 1 ngôi sao. 
Sau khi có đủ các thành phần đánh giá, GV tập hợp đánh giá và có biểu dương, khen thưởng kịp thời. Việc đánh giá như vậy cũng tạo ra hứng thú với HS. HS được tự đánh giá bản thân mình, đánh giá đồng đẳng (đánh giá giữa HS với HS), đánh giá từ giáo viên, đánh giá từ cha mẹ học sinh thông qua các hoạt động học tập cá nhân, nhóm, thực hành ở lớp, ở nhà. Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để GV điều chỉnh các hoạt động dạy học phù hợp. Đặc biệt, nó tạo ra động lực thúc đẩy sự nỗ lực rèn luyện, tự hoàn thiện của mỗi HS để học sinh tự khẳng định mình, giúp các em thấy trân trọng những gì mình biết, mình hiểu và mình đánh giá. Thông qua việc đánh giá, giáo viên cần uốn nắn những sai sót về kiến thức, kĩ năng của học sinh. Đặc biệt chú trọng việc đánh giá bằng lời nhận xét cụ thể, đánh giá thường xuyên hằng ngày từ việc quan sát nhận xét thái độ học tập của học sinh trong tiết học một cách kịp thời. Đánh giá- phát triển trên tinh thần động viên, khích lệ để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào học tập với một niềm hứng thú và say mê khám phá khoa học để mỗi giờ học thực sự nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
Tóm lại, dạy học trải nghiệm là một trong những biện pháp dạy học tích cực cần thường xuyên áp dụng trong các giờ dạy Khoa học. dạy học trải nghiệm chỉ thành công khi có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, chuẩn bị tốt và đảm bảo về thời gian. Bất kì phương pháp nào cũng có ưu điểm, nhược điểm riêng, vì vậy trong quá trình dạy học, GV cần vận dụng sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của lớp mình phụ trách, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực như thí nghiệm, quan sát, ... cho hợp lí. Để tổ chức được tất cả các giờ học nói chung, các giờ Khoa học nói riêng thành công đòi hỏi GV phải chịu khó trau dồi nghiệp vụ, sự công phu, tỉ mỉ, tinh tế và linh hoạt.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_trai_nghiem_trong_mon.doc
Sáng Kiến Liên Quan