Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Lớp 5

Các bước tiến hành

+ Chuẩn bị bài với sơ đồ tư duy:

- Để việc học bài mới đạt hiệu quả hơn, tôi giao việc cho học sinh ở khâu

chuẩn bị bài trước. Nếu trước đây, tôi chỉ yêu cầu học sinh về nhà xem trước bài

thì chúng ta khó có thể đánh giá được các em có xem hay không. Vì thế bây giờ

tôi giao việc vẽ sơ đồ tư duy cụ thể cho mỗi bài học, chúng ta có thể dễ dàng

kiểm soát được việc chuẩn bị của học sinh qua các sản phẩm cụ thể đó chính là

các bản vẽ của các em.

- Tôi gợi ý cho học sinh đọc lướt để tóm tắt, xác định các ý chính, tự đặt câu

hỏi để phát triển các ý như khi vẽ sơ đồ tư duy ở trên lớp. Ban đầu tôi giao việc

theo nhóm ở gần nhà nhau, sau đó giao việc cho từng cá nhân. Đến giờ lên lớp,

tôi thể hiện nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng, ở dưới học sinh đối

chiều với sơ đồ của mình, thấy thiếu thông tin thì bổ sung vào, ngược lại các em

có thể cung cấp cho giáo viên cũng như các bạn khác những thông tin, cách liên

tưởng mới lạ.

+ Sử dụng Sơ đồ tư duy để dạy bài mới:

- Khi sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới, tôi thường đưa ra một từ khóa

để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt

câu hỏi, gợi ý cho các em tìm ra các từ, kiến thức liên quan đến từ khóa đó và

hoàn thiện sơ đồ. Qua sơ đồ đã lập, các em sẽ hiểu kiến thức bài học một cách

dễ dàng. Mỗi sơ đồ tư duy lập được không chỉ phản ánh thái độ nghiêm túc, tích

cực của cả nhóm trong việc khai thác kiến thức mà còn thể hiện tinh thần đoàn

kết cũng như sự hợp tác ăn ý giữa các thành viên trong nhóm nhưng vẫn thể hiện

được màu sắc cá nhân của mỗi học sinh. Mỗi ý tưởng, nhánh con các em vẽ sẽ

được thể hiện bằng các màu sắc, kết hợp cả kênh chữ, cả hình ảnh một cách

phong phú, đa dạng.

- Sơ đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái

niệm trong lớp học. Nó giúp tôi tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho học sinh,

cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học

sinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide hay trong sách,

thay vào đó sẽ lắng nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ

được tăng lên.

+ Một số hoạt động dạy học ở trên lớp với sơ đồ tư duy:

- Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân theo

gợi ý của giáo viên.4

- Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện các nhóm lên báo cáo, thuyết trình

về sơ đồ tư duy đã thiết lập.

- Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa, để hoàn thiện sơ

đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp

học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã

chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh,

cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó

pdf16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 4614 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sơ đồ của mình, thấy thiếu thông tin thì bổ sung vào, ngược lại các em 
có thể cung cấp cho giáo viên cũng như các bạn khác những thông tin, cách liên 
tưởng mới lạ. 
+ Sử dụng Sơ đồ tư duy để dạy bài mới: 
- Khi sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới, tôi thường đưa ra một từ khóa 
để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt 
câu hỏi, gợi ý cho các em tìm ra các từ, kiến thức liên quan đến từ khóa đó và 
hoàn thiện sơ đồ. Qua sơ đồ đã lập, các em sẽ hiểu kiến thức bài học một cách 
dễ dàng. Mỗi sơ đồ tư duy lập được không chỉ phản ánh thái độ nghiêm túc, tích 
cực của cả nhóm trong việc khai thác kiến thức mà còn thể hiện tinh thần đoàn 
kết cũng như sự hợp tác ăn ý giữa các thành viên trong nhóm nhưng vẫn thể hiện 
được màu sắc cá nhân của mỗi học sinh. Mỗi ý tưởng, nhánh con các em vẽ sẽ 
được thể hiện bằng các màu sắc, kết hợp cả kênh chữ, cả hình ảnh một cách 
phong phú, đa dạng. 
 - Sơ đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái 
niệm trong lớp học. Nó giúp tôi tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho học sinh, 
cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học 
sinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide hay trong sách, 
thay vào đó sẽ lắng nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ 
được tăng lên. 
+ Một số hoạt động dạy học ở trên lớp với sơ đồ tư duy: 
- Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân theo 
gợi ý của giáo viên. 
4 
- Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện các nhóm lên báo cáo, thuyết trình 
về sơ đồ tư duy đã thiết lập. 
- Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa, để hoàn thiện sơ 
đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp 
học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. 
- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã 
chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, 
cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 
7.1.2. Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy các môn học 
- Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Toán: 
Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức môn Toán lớp 5 bao gồm sơ đồ tổng quát 
hệ thống kiến thức và các sơ đồ chi tiết cho từng dạng toán lớp 5 giúp các em 
học sinh nắm bắt được các kiến thức toàn bộ chương trình học dễ nhớ, dễ thuộc. 
Các bước sử dụng bản đồ tư duy trong ôn tập môn Toán: 
Bước 1: Giao học sinh về nhà hoàn thiện và kiểm tra sự chuẩn bị của học 
sinh bằng cách gọi một vài em lên bảng trình bày nội dung kiến thức mình đã 
thể hiện trong bản đồ tư duy. Học sinh được thoải mái trình bày theo những ý 
tưởng đã sắp xếp, các học sinh khác và giáo viên sẽ bổ sung những nội dung còn 
thiếu trong những phần đã học trong bản đồ tư duy. 
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo những chủ điểm đã có 
trong bản đồ tư duy. 
Bước 3: Giáo viên cho học sinh hoàn thiện bản đồ tư duy của mình như 
phần củng cố bài học. Thời gian 1 tiết học là 40 phút, nên vấn đề cần quan tâm 
để đạt hiệu quả là việc phân phối thời gian hợp lý. 
- Thời gian khoảng từ 2-4 phút, giáo viên cho học sinh bổ sung ý tưởng 
riêng của mình và trao đổi với các bạn cùng nhóm. Khoảng 2-3 phút tiếp theo, 
đại diện nhóm lên trình bày sơ đồ của nhóm mình. 
- Thời gian còn lại, giáo viên cùng học sinh góp ý, đánh giá, trình chiếu sơ 
đồ đã vẽ sẵn bằng phần mềm và cả bản vẽ bản đồ tư duy trên giấy để học sinh 
đối chiếu, so sánh, chỉnh sửa lại cho hợp lí. 
Qua bản đồ tư duy hệ thống kiến thức, giáo viên chốt lại những kiến thức 
cần nhớ, các kỹ năng thường sử dụng, cần rèn luyện nhiều, các dạng bài tập điển 
hình, những dạng bài đặc biệt, dạng bài khó, đặc biệt là các từ khóa và để học 
sinh hiểu, nắm vững kiến thức nhờ hình ảnh trên sơ đồ.Với cách làm này, học 
sinh sẽ lưu kiến thức trong trí nhớ được sâu và dài hơn so với các phương pháp 
khác. 
5 
Hình ảnh giáo viên hướng dẫn hệ thống kiến thức môn Toán lớp 5 
- Ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Tiếng Việt: 
- Khi lập sơ đồ các em sẽ dễ dàng nắm bắt được trọng tâm của đề bài, có 
thể tập trung suy nghĩ những chỗ khó, dễ dàng hình dung bố cục của bài văn. 
- Không những vậy, sơ đồ tư duy còn giúp cho các em giải tỏa áp lực 
trong giờ học Tiếng Việt, khơi dậy năng khiếu viết văn, phát triển khả năng tư 
duy, tạo cho các em thói quen tích cực suy nghĩ và cảm giác tự tin khi viết văn. 
Đồng thời mang đến cho các em niềm hứng thú thông qua biến những kiến thức 
thành hình ảnh sống động theo sự sáng tạo của các em. 
Có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố 
kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi 
học kỳ... 
6 
Làm sao để học sinh hiểu được sơ đồ tư duy trong môn Tiếng Việt? 
Để cho học sinh hiểu được sơ đồ tư duy là gì thì giáo viên phải giảng lý 
thuyết. Sau đó sẽ giới thiệu cho các em một số mô hình sơ đồ tư duy đơn giản. 
Với học sinh Tiểu học, giáo viên chỉ có thể vẽ và viết trên những mô hình đơn 
giản dễ đọc dễ hiểu dưới đây: 
Mô hình mẫu về bố cục một bài văn 
Sơ đồ tư duy giúp chúng ta dễ dàng hình dung quá trình cấu trúc bài văn, 
hiểu rõ mạch tư duy trong viết văn, nắm bắt được trình tự viết, nắm vững được 
các dạng và phương pháp viết các thể loại văn khác nhau, từ đó nhanh chóng 
học được cách viết văn. 
Cụ thể chúng ta có thể viết được bài văn theo quy trình như sau: 
7 
Ví dụ: Giáo viên cho đề bài: Miêu tả về con vật yêu thích (chương trình lớp 
5, tuần 30) 
* Hoạt động tìm ý: 
Mục tiêu: Học sinh liệt kê được các bộ phận chính và hoạt động của con vật 
và tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận, hoạt động của con vật đó. 
Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị thật chu đáo khung sơ đồ tư duy, thẻ từ dùng 
để làm sơ đồ mạng, phiếu bài tập. 
Các hoạt động: Từ hoạt động tìm ý và sắp xếp các ý mà học sinh đã làm 
trong đoạn văn mẫu “Chim họa mi hót” của SGK, giáo viên yêu cầu học sinh 
hoạt động nhóm 4 với phiếu bài tập với nội dung sau: 
- Hãy liệt kê các bộ phận chính của con vật, hoạt động của con vật và tìm 
những từ ngữ thường dùng để miêu tả đặc điểm của hình dáng, hoạt động và 
trình bày theo sơ đồ mạng. 
- Sau đó yêu cầu 1 đến 2 nhóm học sinh nhanh nhất lên trình bày, các nhóm 
khác theo dõi, bổ sung và cho ra một mạng lưới các ý: 
8 
- GV dùng thẻ từ biểu diễn sơ đồ tư duy: 
- Sau đó, giáo viên yêu cầu mỗi em làm một sơ đồ tư duy về con vật em 
định tả. 
9 
* Hoạt động lập dàn ý: 
Mục tiêu: HS đánh số thứ tự các ý đã tìm được 
Triển khai hoạt động: 
- Yêu cầu học sinh tự đánh số thứ tự vào các ý làm thành một dàn ý cho 
riêng mình. 
- Giáo viên mời vài em lên trình bày. Giáo viên và học sinh cả lớp nhận 
xét, đồng thời đưa ra cách đánh số thứ tự các ý một cách hợp lý nhất. 
- Trong khi học sinh làm, giáo viên bao quát lớp và chú ý hướng dẫn các 
em học sinh trung bình và yếu. 
- Giáo viên tổ chức hoạt động sau: Học sinh diễn đạt các ý đã trình bày 
trên sơ đồ mạng. Mỗi học sinh trình bày theo thứ tự các ý đã lập sao cho cách 
miêu tả thật hay, thật sinh động. Hình dáng và hoạt động của con vật hiện lên 
một cách chân thật, lôi cuốn, tự nhiên. 
Ví dụ: Từng HS diễn đạt câu văn tả đôi mắt của con mèo: 
+ Con mèo Mi-mi có đôi mắt sáng và nhanh nhẹn. 
+ Đôi mắt của Mi-mi tròn và sáng như hai hòn bi ve. 
+ Chú mèo Mi-mi có cặp mắt tròn xoe và tinh nhanh lạ kỳ. 
Giáo viên sửa lỗi cho học sinh, học sinh bổ sung và rút kinh nghiệm, học 
hỏi câu văn hay của bạn để tiến hành làm bài viết cho tốt hơn. 
* Lưu ý: 
- Đối với học sinh chưa hoàn thành, giáo viên kịp thời tác động và giúp đỡ 
các em. 
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em, không bác bỏ làm các em mất 
tin tưởng vào bản thân mà chỉ sửa sai nhẹ nhàng. 
- Có thái độ thân thiện, cởi mở với các em. 
- Khuyến khích các em động não và suy nghĩ để tìm ý. 
- Tạo điều kiện cho học sinh khá-giỏi phát triển ý tưởng và sự sáng tạo. 
- Giáo viên kịp thời khen ngợi động viên nếu các em tìm được ý để các 
em hứng khởi trong học tập. 
- GV phải chuẩn bị đồ dùng trực quan kỹ lưỡng và đầy đủ để khắc sâu 
kiến thức cho học sinh. 
- Ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Lịch sử-Địa lý: 
 Ví dụ: Bài Nhà Trần thành lập: 
- Tôi cho học sinh xác định chủ thể là “Nhà Trần”. Học sinh tự vẽ chủ 
thể vào trang giấy. 
- Cho học sinh nêu câu hỏi trong sách giáo khoa: Nhà Trần ra đời trong 
hoàn cảnh nào? Sau đó vẽ thêm tiêu đề: Hoàn cảnh ra đời. 
10 
- Ở tiêu đề này tôi gợi ý cho học sinh bằng câu hỏi: Cuối thế kỉ XII nước 
ta gặp phải khó khăn gì?( tình hình trong nước, ngoài nước). Học sinh đọc sách 
giáo khoa trả lời bằng cách vẽ tiếp các nhánh: 
* Tôi hướng dẫn học sinh vẽ nhánh con thứ nhất, xác định từ khoá Nhà 
Lý 
 Gợi ý tiếp: 
+ Biểu hiện của sự suy yếu là gì? 
+ Học sinh tiếp tục vẽ các nhánh cháu vào các nhánh con này: (tôi cho 
học sinh đánh số thứ tự vào các nhánh cháu để dễ dàng xác định được có mấy ý 
cần nhớ). 
Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân. 
Nội bộ triều đình mâu thuẫn. 
Nhân dân cơ cực nổi dậy đấu tranh. 
Tiếp tục học sinh sẽ vẽ nhánh con thứ 2: giặc phương Bắc 
Học sinh tiếp tục vẽ các nhánh cháu vào các nhánh con này dựa vào các 
câu hỏi: 
+ Nhà Lý đối phó ra sao? 
Dựa vào họ Trần. 
Trần Thủ Độ quyết định mọi việc. 
Tiếp theo nhánh cháu 2: là Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy 
Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. 
+ Vì sao lại nhường ngôi? 
Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Chiêu 
Hoàng. 
Chiêu Hoàng mới 7 tuổi. 
Trong ví dụ này, tôi tiếp tục cho học sinh đọc câu hỏi: Nhà Trần đã có 
những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước? 
Học sinh vẽ các tiêu đề 2: củng cố, xây dựng 
Sau đó các em tự suy nghĩ và phát triển các tiêu đề này thành các nhánh: 
Như vậy tôi luôn tập cho học sinh biết đặt câu hỏi và có thói quen đặt câu 
hỏi sau mỗi nhánh các em vẽ để tư duy của các em không ngừng phát triển, và 
luôn luôn phát triển sơ đồ theo hướng mở, từ nhánh này lại sinh ra nhánh con, 
cháu 
Đối với các bài học tiếp theo, tôi cho học sinh tiếp tục vẽ vào sơ đồ này và 
hoàn chỉnh một triệu đại lịch sử gồm 3 bài với chỉ một trang giấy. 
11 
Sơ đồ tư duy giáo viên cung cấp sau khi HS hoàn thành nội dung bài học 
Sơ đồ tư duy là một kỹ thuật dạy học rất hiệu quả. Tầm quan trọng của sơ 
đồ tư duy đối với các em học sinh là một thực tế không thể phủ nhận. Nó không 
chỉ có lợi ích cho riêng môn Tiếng Việt, môn Toán mà còn là nền tảng kiến thức 
cơ bản để học tốt các môn học khác xuyên suốt quá trình học tập ở các cấp học. 
 * Ví dụ 1: Bài “Tác động của con người đến môi trường nước và 
không khí” Khoa học lớp 5. 
+ Tôi yêu cầu học sinh lập Sơ đồ tư duy theo nhóm 4 để tìm hiểu về 
nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước với từ khóa là “Ô nhiễm” 
+ Các nhóm cử đại diện thuyết minh về Sơ đồ tư duy mà nhóm đã thiết 
lập. 
+ Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Sơ đồ tư duy về 
kiến thức của bài học đó. Tôi sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn 
chỉnh Sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. 
12 
* Ví dụ 2: Bài Năng lượng mặt trời 
+ Tôi đưa ra từ khóa là “Mặt trời”, yêu cầu học sinh lập sơ đồ tư duy theo 
nhóm 4 để nêu tác dụng của năng lượng mặt trời trong đời sống, sản xuất và nêu 
được ví dụ của mỗi tác dụng đó. 
Sau tiết học, những sơ đồ tư duy mà các nhóm đã tự lập được, tôi sẽ cho 
các em trưng bày ở bảng phụ được gắn ở góc học tập của nhóm. Điều này khiến 
HS rất thích thú vì các em sẽ nhớ lâu kiến thức và tự hào vì mình đã tham gia 
vào lập sơ đồ tư duy. Ngoài ra, nếu các em phát hiện thêm được kiến thức hay, 
mới liên quan đến từ khóa như thông tin, tranh, ảnh, các em có thể gắn thêm vào 
để sơ đồ tư duy thuyết phục, đa dạng hơn. 
7.1.3. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong củng cố kiến thức 
Việc vận dụng Sơ đồ tư duy vào hệ thống hóa kiến thức không chỉ áp 
dụng sau từng bài học riêng lẻ mà tôi cũng thường xuyên tận dụng việc lập sơ đồ 
tư duy để hệ thống hóa nhiều lượng kiến thức khác nhau; một nhóm các bài học 
liên quan, thậm chí cả một chương. Bằng cách này tôi sẽ tiết kiệm được rất 
nhiều thời gian học cho học sinh. Các em sẽ không phải áp lực vì những ghi 
nhớ, kết luận. Điều này đồng nghĩa rằng sẽ giúp các em nắm chắc được lượng 
thông tin của môn học dễ dàng hơn. 
* Ví dụ 1: Bài Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ 
Để củng cố về kiến thức cây con có thể mọc lên từ những bộ phận nào của 
cây mẹ, tôi cho HS lập sơ đồ tư duy và sau đó tôi chiếu sơ đồ tư duy mà tôi đã 
chuẩn bị để HS nắm vững và nhớ kiến thức lâu hơn. 
* Ví dụ 2: Bài Phòng bệnh sốt rét 
Để giúp học sinh nhớ những kiến thức về bệnh sốt rét, tôi đã gọi các em 
nêu, nhắc lại những đặc điểm về bệnh này và chốt kiến thức bài học bằng sơ đồ 
tư duy. 
Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành 
tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách 
nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, có thể sử dụng Sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ, 
giới thiệu bài mới, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, luyện tập củng cố và cả 
hoạt động chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Việc sử dụng sơ đồ tư duy góp phần 
rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh, rèn luyện cho học sinh 
phương pháp tư duy tích cực - một nhân tố quan trọng giúp các em hoàn thiện 
phương pháp tự học nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và 
học tập suốt đời. 
7.1.4. Sử dụng mẹo học kết hợp với Sơ đồ tư duy 
Các em học sinh rất khó có thể nhớ hết kiến thức đã học vì cách ghi 
truyền thống rất nhạt nhẽo, đơn điệu. Học sinh sẽ tăng cường được sức mạnh 
của trí nhớ bằng cách tạo ra những ghi chú làm nổi bật thông tin. Các em cũng 
13 
có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc buồn cười, khác thường, và hay nhớ 
được các sự việc mà chúng ta tưởng tượng ra. Đặc biệt là khi dùng nhiều giác 
quan để tưởng tượng. 
Đối với các môn học cần học thuộc kiến thức thì có thể áp dụng một bí 
quyết học bài nhanh, nhớ lâu khi vẽ sơ đồ tư duy là vẽ và xâu chuỗi lại thành 
một câu chuyện hài, dí dỏm. 
Ví dụ: Tiết luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ 
Để nhớ được các từ ngữ nói lên một cơ thể khoẻ mạnh: sau khi tìm được 
các từ sau: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn chắc, rắn rỏi, chắc nịch, cường tráng, 
dẻo dai, nhanh nhẹntôi hướng dẫn học sinh vẽ và xâu chuỗi thành câu chuyện 
vui sau: 
“Chuẩn bị cho kì thi sức khoẻ, anh Vạm hay làm vỡ đồ (nên gọi là vạm 
vỡ) và anh Lực nhà bác Lưỡng (lực lưỡng) rủ nhau đi cân (cân đối). Hai anh 
gặp hai con rắn là rắn rỏi và rắn chắc, liền rút dây nịt (chắc nịch) ra quật con 
rắn, ai dè rút dây ra thì tụt quần, khó đánh rắn. Hai anh phải nhờ đến anh Cường 
làm bánh tráng (cường tráng) nổi tiếng bánh rất ngon và dẻo (dai). Ba anh đã 
hợp sức lại và chiến thắng hai con rắn một cách nhanh nhẹn. 
Học sinh rất vui và hứng thú khi cùng tôi khám phá câu chuyện trên đồng 
thời các em đã thuộc bài ngay tại lớp, đặc biệt những em học bình thường rất 
chậm hôm nay cũng thuộc ngay, các em trở nên thích học và rất tự tin. Có thể 
nói việc sử dụng đúng mức, đúng chỗ, đúng lúc phương pháp sơ đồ tư duy sẽ 
phát huy tối đa các mặt mạnh. Mỗi tiết học được sử dụng linh hoạt các phương 
pháp sẽ hạn chế khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét và tạo hứng thú cho học 
sinh, giờ học trở nên sôi động, tích cực, say mê hơn để các em thực sự yêu mến 
và mong đợi giờ học. 
7.1.5. Kết quả khi thực hiện giải pháp 
Qua việc dạy học bằng sơ đồ tư duy tôi thu được những kết quả sau: 
- Tăng hứng thú của học sinh trong các giờ học. Điều này được thể hiện 
qua kết quả khảo sát. 
 + Trong giờ học, quan sát tần suất giơ tay của học sinh cho thấy, suốt 40 
phút, các em chú ý học bài hơn, cùng những câu hỏi như nhau nhưng có đến 15 
lần học sinh phát biểu, số câu trả lời đúng nhiều hơn. 
+ Về thái độ của học sinh, có đến 40/44 hs - 90% học sinh rất thích thú 
các tiết học có sử dụng sơ đồ tư duy . 
+ Về quan niệm có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập trong dạy học 
thì có đến 49/44 hs - 93% học sinh trong lớp cho rằng sơ đồ tư duy có thể được 
sử dụng trong các tiết học. 
+ Về nhận thức những ưu điểm khi sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết 
học: Đa số học sinh đều nhận thức được những ưu điểm khi sử dụng sơ đồ tư 
14 
duy trong các tiết học. Cụ thể: Có đến 42/44 hs - tỉ lệ 95% cho rằng sơ đồ tư duy 
giúp học sinh dễ tóm tắt nội dung kiến thức bài học. Có 40/44 hs - tỉ lệ 90% cho 
rằng sơ đồ tư duy giúp học sinh dễ nhớ nội dung bài học. Có 39/44 hs - tỉ lệ 88% 
cho rằng sơ đồ tư duy giúp học sinh phát huy sự chủ động, sáng tạo trong giờ 
học. 
Kết quả mức đạt được các môn cơ bản lớp 5A năm học 2019-2020: 
STT MÔN 
Cuối kì I Cuối kì II 
HTT HT CHT HTT HT CHT 
1 Tiếng Việt 24 20 0 37 7 0 
2 Toán 25 19 0 37 7 0 
3 Khoa học 32 12 0 36 8 0 
4 LS&ĐL 22 22 0 36 8 0 
7.2. Phạm vi áp dụng giải pháp 
Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. 
7.3. Lợi ích về kinh tế, xã hội của giải pháp 
Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy 
động tối đa tiềm năng của bộ não; giúp cho mỗi học sinh phát triển khả năng 
thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải có bố cục màu sắc, đường nét, các nhánh, sắp 
xếp các ý tưởng một cách khoa học, logic, dễ hiểu. 
Sử dụng sơ đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời, việc học sinh 
tự vẽ sơ đồ tư duy còn giúp phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh. 
Quan trọng hơn cả là rèn kỹ năng tự học và tự học hiệu quả cho các em. 
Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy các tiết đạt hiệu quả cao hơn, việc 
tiếp thu bài học của học sinh không còn nhàm chán nữa mà phát huy được khả 
năng tư duy logic, liên hệ, liên tưởng, sáng tạo của học sinh. Các em đã làm chủ 
việc tiếp thu kiến thức của mình. Trong các tiết dạy, tất cả học sinh đều phải tập 
trung theo dõi nội dung bài học và phải động não để nảy sinh ý tưởng trình bày 
nội dung bài học bằng cách vẽ nào là hợp lí nhất. Học sinh sẽ tự khám phá và 
khi ý tưởng hoàn chỉnh, được giáo viên và các bạn ngợi khen, các em sẽ phấn 
khởi rất nhiều và hứng thú hơn đối với môn học. 
Mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày sơ 
đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em ghi nhớ lâu kiến thức bài 
học, biết vận dụng kiến thức bài học vào làm bài kiểm tra, phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học. Còn giáo viên đứng lớp cảm thấy hào 
hứng với cách dạy mới vì được học sinh hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình và đáp 
15 
ứng được mục đích của việc dạy học. Đó là động lực để chúng tôi tiếp tục trên 
sự nghiệp trồng người của mình. 
Trên đây là những giải pháp tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả cao trong công 
tác giảng dạy và tổ chức lớp học tại Trường Tiểu học Tân Tiến thành phố Bắc 
Giang. Tôi rất mong nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà 
trường, từ Ban giám khảo của các cấp và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy 
những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. 
Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, giao lưu học hỏi 
để xứng đáng với trọng trách và trách nhiệm người giáo viên trong thời đại mới. 
 * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và 
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 
Xác nhận của cơ quan, đơn vị 
(Chữ ký, dấu) 
Tác giả giải pháp 
(Chữ ký và họ tên) 
Nguyễn Thị Hằng 
16 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ GD&ĐT (2018), Module 2/BGDĐT ngày 15/01/2021, Hà Nội. 
[2] Bộ GD&ĐT (2011), Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên tiểu học: Module TH 
34:“Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học”, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[3] Bùi Nam (2016), Kỹ năng Công tác giáo viên chủ nhiệm, NXB Lao động, 
Hà Nội. 
[4] Bùi Văn Huệ (2008), Tâm lý giáo dục học sinh Tiểu học, NXB Sự thật, Hà 
Nội. 
[5] Tony Buzun (2018), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_nha.pdf
Sáng Kiến Liên Quan