Mẫu: Bản mô tả sáng kiến
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Cần Thơ
1. Tên sáng kiến: “ Nâng cao vai trò Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng trong học tập”.
2. Quyết định:
3. Tác giả sáng kiến:
STT Họ và tên Ngày tháng
năm sinh Chức vụ,
đơn vị công tác Trình độ chuyên môn
1 Phạm Ngọc Dũng 14/05/1966 Giáo viên, trường Tiểu học Trường Xuân 1 Cữ nhân Tiểu học
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: không
5. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Năm học: 2018 - 2019
6. Nội dung sáng kiến:
6.1. Thực trạng vấn đề
a) Thuận lợi:
- Mô hình trường học mới khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương.
- Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Cơ sở trường lớp tương đối khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện.
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình trường học mới tại đơn vị.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Cần Thơ 1. Tên sáng kiến: “ Nâng cao vai trò Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng trong học tập”. 2. Quyết định: 3. Tác giả sáng kiến: STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác Trình độ chuyên môn 1 Phạm Ngọc Dũng 14/05/1966 Giáo viên, trường Tiểu học Trường Xuân 1 Cữ nhân Tiểu học 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: không 5. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Năm học: 2018 - 2019 6. Nội dung sáng kiến: 6.1. Thực trạng vấn đề a) Thuận lợi: - Mô hình trường học mới khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương. - Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Cơ sở trường lớp tương đối khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện. - Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình trường học mới tại đơn vị. - Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát và tài liệu có tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập. - Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quan tâm giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp. - Đa số học sinh ngoan, chăm học nên trong quá trình học các em đều rất nhiệt tình. b) Khó khăn: *Về phía giáo viên: - Đây là năm học trực tiếp tham gia giảng dạy thực nghiệm mô hình trường học mới, cho nên giáo viên cũng chưa quen, còn bỡ ngỡ với phương pháp giảng dạy mới. - Giáo viên vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nên nhiều lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và xây dựng ban Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng của lớp được tốt. * Về phía học sinh: - Đây là học thực nghiệm nên học sinh được tiếp cận với phương pháp học mới nên các em vẫn còn lúng túng, chưa biết cách học mới là như thế nào. - Học sinh hiếu động, chưa biết hợp tác trong khi học nhóm. Một số em còn thụ động nhút nhát và ngại làm việc, làm việc chậm. - Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng chưa biết cách điều hành quản lý học sinh chung cả lớp. Từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, cụ thể như sau: 6.2. Những giải pháp thực hiện a) Mặt mạnh: - Dạy theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Thực hiện tốt theo 10 bước học tập. - Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới. Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề. - Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ - Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng người và trở thành niềm vui chung của tất cả. Họ gắn kết với nhau theo phương thức Nhà trường – Gia đình – Cộng đồng . b) Mặt yếu: - Một số khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm. - Một số học sinh lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong nhóm. Một số học sinh còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm. Việc quan sát, đánh giá của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. c) Giải pháp: Ngay từ đầu năm học khi đã khảo sát, phân loại đối tượng học sinh, tôi đã hướng dẫn và xây dựng kế hoạch cụ thể cho các em. - Giáo viên hiểu rõ vai trò Hội đồng tự quản và hoạt động nhóm trưởng giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn; các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống được phát triển. Hiểu được thông qua hoạt động nhóm, các em có thể tự diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau. Thông qua hoạt động nhóm, giáo viên có thể hỗ trợ các đối tượng học sinh theo nhu cầu khác nhau đồng thời tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp. * Phân tích đánh giá, các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Nhằm để khắc phục thực trạng trên đồng thời rèn kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục theo chương trình của Bộ giáo dục đề ra. Bản thân tôi đã áp dụng vào lớp 5A3 trường Tiểu học Trường Xuân 1 và chia sẻ kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp, xây dựng hội đồng tự quản và nhóm trưởng dạy học theo hoạt động nhóm trong tất cả các tiết học đều dạy theo mô hình trường học mới, về dạy học nhóm phát huy tốt những vấn đề bất cập nêu trên. 6.3.Vai trò của Hội đồng tự quản - Trong quá trình thành lập hội đồng tự quản: Giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được tự tranh cử vào các vị trí chủ tịch và phó chủ tịch, đây là một trong những bước phát hiện học sinh mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Việc lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp giáo viên rất nhiều trong việc quản lý tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Sau đó, hội đồng tự quản tự mời các thành viên tham gia vào các ban do hội đồng tự quản điều hành. Nhưng muốn làm được điều này, đầu năm học sau khi nhận danh sách lớp, giáo viên trao đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp mình như: số lượng học sinh hoàn thành tốt, học sinh năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to,Sau khi tìm hiểu xong, giáo viên phải đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban hội đồng tự quản thật chính xác như : + Phải nhanh nhẹn, năng nỗ. + Mạnh dạn, tự tin trước đám đông. + Có năng khiếu. + Có năng lực học tập tốt. 6.4. Vai trò của nhóm trưởng trong quá trình học tập - Mỗi học sinh thực hiện mô hình đến trường luôn ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên. - Trong tài liệu hướng dẫn học, ở mỗi bài học, các hoạt động học tập đều được chỉ dẫn cụ thể và chi tiết. - Tiến trình học tập của học sinh: bao gồm 10 bước học tập, cụ thể: + Bước 1: Chúng em làm việc nhóm ( nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng); + Bước 2: Em đọc tên bài học và viết vào vở; + Bước 3: Em đọc mục tiêu bài học; + Bước 4: Em thực hiện hoạt động cơ bản ( nhớ xem làm việc cá nhân hay theo nhóm theo lôgô trong tài liệu); + Bước 5: Kết thúc Hoạt động cơ bản, em tự đánh giá rồi báo cáo những việc đã làm được với thầy, cô giáo để thầy, cô xác nhận; + Bước 6: Em thực hiện hoạt động thực hành( Làm việc cá nhân rồi chia sẻ với bạn kề bên, với cả nhóm); + Bước 7: Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo; + Bước 8: Em thực hiện Hoạt động ứng dụng ( sự giúp đỡ của gia đình, người lớn ) + Bước 9: Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá; + Bước 10: Em đã học xong bài mới hoặc em phải ôn lại phần nào?; - Trong tổ chức hoạt động nhóm, Giáo viên và học sinh phải tuân thủ theo 5 bước hoạt động nhóm, đó là: + Bước 1: Cá nhân đọc yêu cầu bài; + Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm được yêu cầu bài chưa? (chỉ khi nào tất cả thành viên trong nhóm nắm được yêu cầu bài mới chuyển sang bước tiếp theo); + Bước 3: Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm; + Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm kiểm tra, thống nhất kết quả. + Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động với giáo viên; 7. Tính hiệu quả: Mô hình này đã tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh. Tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh học không thụ động mà bắt buộc phải trao đổi, tìm tòi kiến thức với giáo viên và các bạn học trong lớp. Xây dựng vai trò Hội đồng tự quản và nhóm trưởng là một biện pháp giáo dục nhằm: Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh. Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường. Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tích tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng hợp tác và đoàn kết của học sinh. Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. - Hiệu quả mang lại: Trong quá trình tổ chức thực hiện giáo viên nắm rõ các giải pháp trong “Sáng kiến” triển khai nhiệt tình, hiệu quả tới các em trong Hội đồng tự quản và nhóm trưởng. Mỗi lớp đã xây dựng được cho mình một Hội đồng tự quản và nhóm trưởng mạnh toàn diện, các em cơ bản đã biết thực hiện các nhiệm vụ của mình. Một số điểm nổi bật của Hội đồng tự quản và nhóm trưởng trong điều hành, quản lí lớp là: nói to, rõ ràng ; Câu lệnh khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn bạn cụ thể, dễ hiểu; Tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn, hình thành được kĩ năng tự chủ, chủ động trong xây dựng kế hoạch làm việc và tổ chức điều hành việc quản lý lớp. Từ việc thành công bước đầu của Hội đồng tự quản và nhóm trưởng dẫn đến chất lượng lớp thay đổi rõ rệt: Học sinh tự tin, không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện. Sự tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh diễn ra thường xuyên. Qua đây giúp các em có ý thức chủ động trong việc tham gia các hoạt động, giảm bớt sự lệ thuộc vào các thầy, cô giáo. Các em có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình trước tập thể. 8. Phạm vi ảnh hưởng: Khả năng ứng dụng và triển khai Đề tài có thể áp dụng hiệu quả ở các trường Tiểu học trong địa bàn thành phố Cần Thơ, trong việc nâng cao vai trò Hội đồng tự quản và nhóm trưởng trong học tập theo mô hình trường học mới. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thới Lai, ngày 10 tháng 3 năm 2019 NGƯỜI BÁO CÁO Phạm Ngọc Dũng XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN HUYỆN
File đính kèm:
- MO TA SANG KIEN NAM 2019_12551366.doc