Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1965 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài

 Ngay sau khi bắt tay vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giáo dục. Nói đến giáo dục là nói đến công tác dạy và học. Đây là quá trình tác động qua lại giữa thầy và trò. Trong đó việc truyền thụ kiến thức của giáo viên cũng như việc lĩnh hội tri thức của học sinh nó phụ thuộc vào từng bộ môn, từng lĩnh vực. Tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Đổi mới mãnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học, phát triển phong trào tự học, đào tạo thường xuyên và mở rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”[18,5].

 Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho người học. Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Đặc biệt do ảnh hưởng của phương pháp dạy học cũ đó là thiên về truyền thụ kiến thức một chiều do đó chưa tạo điều kiện cho người học phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Vì vậy dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục và nhu cầu của xã hội.

 Ngày nay khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chiếm ưu thế, sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học - công nghệ, điều này đòi hỏi giáo dục nước ta không ngừng có sự thay đổi để không bị tụt hậu so với giáo dục của thế giới. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề lớn của giáo dục và đào tạo trên con đường vơn tới tầm cao của sự văn minh và tiến bộ. Nhiệm vụ đó đòi hỏi giáo dục phải phát huy tính tích cực của người học, nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục ở trường phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

docx84 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1965 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam diễn ra trong hoàn như thế nào?”, sau đó giáo viên treo sơ đồ lên dẫn dắt cho học sinh thấy được ý nghĩa của phong trào.
* Ý nghĩa của sơ đồ: 
- Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua sơ đồ và dẫn dắt của giáo viên, cho học sinh thấy được ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
- Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ, phân tích tình hình rút ra kết luận.
PHỤ LỤC 14
Đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật của Diệm
Sơ đồ thể hiện những khó khăn của cách mạng miền Nam và chủ trương mới của Đảng (1957-1959)
Ban hành luật 10/59
Hàng vạn cán bộ Đảng viên bị bắt
Khó khăn
Những khó khăn và chủ trương mới
Hàng chục vạn người yêu nước bị tù đày
do
Sử dụng bạo lực cách mạng đánh Mĩ - Diệm
Chủ trương mới (1/1959)
Con đường bạo lực cách mạng là duy nhất
Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
* Cách sử dụng sơ đồ: Trước khi treo sơ đồ giáo viên đặt câu hỏi: “Nêu khó khăn của cách mạng miền Nam và chủ trương mới của Đảng ?”, sau đó giáo viên treo sơ đồ lên dẫn dắt cho học sinh thấy được những khó khăn và chủ trương mới của Đảng.
* Ý nghĩa của sơ đồ: 
- Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua sơ đồ và dẫn dắt của giáo viên, cho học sinh thấy được những khó khăn và chủ trương mới của Đảng. 
- Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ, phân tích tình hình rút ra kết luận.
PHỤ LỤC 15
Niên biểu thể hiện những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)
Hoàn cảnh
- Giữa lúc cách mạng hai miền có những bước tiến quan trọng thì Đảng ta tiến hành Đại hội
Thời gian, địa điểm
- Đại hội tiến hành từ 5-9/10/1960 tại Hà Nội
Nội dung
- Đề ra nhiệm vụ của cách mạng cả nước và từng miền
- Xác định vai trò, vị trí của cách mạng hai miền
- Xác định mục tiêu cách mạng
- Đề ra kết hoạch 5 năm ở miền Bắc
- Bầu BCH Trung ương và Bộ chính trị
Ý nghĩa
- Phản ánh quy luật vận động của cách mạng mỗi miền
- Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân
- Tạo nên sức mạnh tổng hợp
* Cách sử dụng niên biểu: Trước khi treo niên biểu giáo viên đặt câu hỏi: “Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng tiến hành trong bối cảnh như thế nào, nội dung và ý nghĩa của Đại hội?”, sau đó giáo viên treo niên biểu lên dẫn dắt cho học sinh thấy được nội dung và ý nghĩa của Đại hội.
* Ý nghĩa của niên biểu: 
- Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua niên biểu và dẫn dắt của giáo viên, cho học sinh thấy được nội dung và ý nghĩa của Đại hội.
- Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kỹ năng vẽ niên biểu, phân tích rút ra ý nghĩa.
PHỤ LỤC 16
Đoàn kết toàn dân, xây dựng CNXH ở miền Bắc, đẩy mạnh CMDTDCND ở miền Nam
Sơ đồ thể hiện những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) 
Đề ra nhiệm vụ cách mạng cả nước
Xác định nhiệm vụ cách mạng miền Bắc và miền Nam
Xác định vai trò, vị trí cách mạng hai miền
Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960)
Đề ra kế hoạch 5 năm với miền Bắc
Xác định mục tiêu cách mạng
Bầu BCH Trung ương và Bộ chính trị
* Cách sử dụng sơ đồ: Trước khi treo sơ đồ giáo viên đặt câu hỏi: “Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng tiến hành trong bối cảnh như thế nào?”, sau đó giáo viên treo sơ đồ lên dẫn dắt cho học sinh thấy được nội dung của Đại hội.
* Ý nghĩa của sơ đồ: 
- Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua sơ đồ và dẫn dắt của giáo viên, cho học sinh thấy được nội dung của Đại hội. 
- Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ, phân tích tình hình rút ra kết luận.
PHỤ LỤC 17
Niên biểu thể hiện thành tựu việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965)
Lĩnh vực
Thành tựu
Công nghiệp
- Từ năm 1961-1964 vốn cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%.
- Sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960.
- Nhiều cơ sở sản xuất mới được xây dựng, công nghiệp nhẹ với TTCN đáp ứng được 80% tiêu dùng thiết yếu của nhân dân.
Nông nghiệp
- Đại bộ phận nông dân vào hợp tác xã.
- Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
- Hệ thống thủy nông phát triển.
- Nhiều HTX đạt, vượt năng suất 5 tấn/ha.
Thương nghiệp
- Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Giáo dục-văn hóa
- Miền Bắc có hơn 9000 trường cấp I, cấp II, cấp III. Với tổng số trên 2,6 triệu học sinh.
Y tế
- 6000 cơ sở y tế được xây dựng.
Giao thông vận tải
- Hệ thống giao thông phát triển, đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn.
* Cách sử dụng niên biểu: Trước khi treo niên biểu giáo viên đặt câu hỏi: “Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965)?”, sau đó giáo viên treo niên biểu lên dẫn dắt cho học sinh thấy được những thành tựu trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965).
* Ý nghĩa của niên biểu: 
- Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua niên biểu và dẫn dắt của giáo viên, cho học sinh thấy được thành tựu trên các lĩnh vực.
- Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kỹ năng vẽ niên biểu, phân tổng hợp sự kiện.
PHỤ LỤC 18
Niên biểu phản ánh nội dung chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
Hoàn cảnh đề ra chiến lược
- Chính quyền Sài Gòn rơi vào thời kỳ khủng hoảng triền miên.
- Phong trào giải phóng dân tộc đang lên trên thế gới, làm sụp đổ từng mảng hệ thống thực dân cũ. 
Thời gian
- Thời gian thực hiện 1961-1965.
Hình thức chiến tranh
- Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
- Dùng quân độ tay sai, cố vấn Mĩ, vũ khí, phương tiện chiến tranh của của Mĩ.
Âm mưu
- Dùng người Việt đánh người Việt.
* Cách sử dụng niên biểu: Trước khi treo niên biểu giáo viên đặt câu hỏi: “Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?”, sau đó giáo viên treo niên biểu lên dẫn dắt cho học sinh về “Chiến tranh đặc biệt”.
* Ý nghĩa của niên biểu: 
- Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua niên biểu và dẫn dắt của giáo viên, cho học sinh thấy được âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kỹ năng vẽ niên biểu, phân tích rút ra kết luận.
PHỤ LỤC 19
KH Stalây - Tâylo
Sơ đồ thể kế hoạch Stalây - Tâylo 
Nội dung
Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
Biện pháp
Thực hiện chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xxa vận”
Trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại
Dồn dân lập Ấp chiến lược
Tăng cường viện trợ cho Diệm
Những biện pháp trên làm cho cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn
* Cách sử dụng sơ đồ: Giáo viên giảng cho học sinh về kế hoạch Stalây - Tâylo, sau đó giáo viên treo sơ đồ lên dẫn dắt cho học sinh thấy được nội dung, biện pháp của kế hoạch Stalây – Tâylo. 
* Ý nghĩa của sơ đồ: 
- Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua sơ đồ và dẫn dắt của giáo viên, cho học sinh thấy được nội dung kế hoạch Stalây-Tâylo và những khó khăn mà cách mạng miền Nam gặp phải.
- Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ, phân tích tình hình rút ra kết luận.
PHỤ LỤC 20
Sơ đồ thể hiện quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược
 “Chiến tranh đặc biệt” 
Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” 
Chính trị
Quân sự
?
1
?
2
?
3
?
4
?
5
Những nội dung cần điền vào chỗ trống:
1. Chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão
2. Chiến thắng chiến dịch Đông Xuân 1964-1965.
3. Phong trào Phật giáo năm 1963.
4. Phong trào phá Ấp chiến lược.
5. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
* Cách sử dụng sơ đồ: Khi treo sơ đồ lên giáo viên nêu câu hỏi: “Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và giành thắng lợi như thế nào ?” sau khi học sinh trả lời xong giáo viên hướng dẫn cho học sinh điền những kiến thức vào chỗ trống.. 
* Ý nghĩa của sơ đồ: 
- Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua sơ đồ và dẫn dắt của giáo viên, cho học sinh thấy được sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và những chiến thắng của quân dân miền Nam.
- Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ, phân tích tình hình rút ra kết luận.
PHỤ LỤC 21
Niên biểu chiến thắng Ấp Bắc
Thời gian
Từ ngày 2-3/1/1963
Diễn biến
- 2/1/1963 Mĩ huy động hơn 2000 binh lính, có cố vấn Mĩ chỉ huy, có máy bay, pháo binh, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ tấn công vào Ấp Bắc.
- Bộ đội chủ lực của ta kết hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kíchđánh trả quyết liệt.
Kết quả
- Tiêu diệt 450 tên địch, 16 máy bay, 3 xe bọc thép, 1 tàu chiến.
Ý nghĩa
- Chiến thắng Ấp Bắc đã gây tiếng vang lớn, khẳng định quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ của quân dân ta, đẩy địch vào tình trạng khủng hoảng về chiến thuật.
* Cách sử dụng niên biểu: Trước khi treo niên biểu giáo viên đặt câu hỏi: “Chiến thắng Ấp Bắc có ý nghĩa như thế nào đối với quân và dân ta ?”, sau đó giáo viên treo niên biểu lên dẫn dắt cho học sinh thấy được tầm quan trọng của chiến thắng Ấp Bắc.
* Ý nghĩa của niên biểu: 
- Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua niên biểu và dẫn dắt của giáo viên, cho học sinh thấy được ý nghĩa to lớn của chiến thắng Ấp Bắc .
- Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kỹ năng vẽ niên biểu, phân tích rút ra kết luận.
PHỤ LỤC 22
1. Lớp thực nghiệm: Kết quả kiểm tra thu được phân phối trên bảng phân phối tần số sau:
Điểm
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số các giá trị Xi
0
9
31
66
52
34
4
4
200
- Tính điểm trung bình bài kiểm tra lớp thực nghiệm 
 = = = 6,5
- Phương sai phép đo lớp thực nghiệm ( ) theo công thức:
( ) = = 1,53
- Lớp đối chứng: Kết quả kiểm tra thu được phân phối trên bảng phân phối tần số điểm của lớp đối chứng:
Điểm
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số các giá trị Yi
11
34
77
48
23
5
2
0
200
- Tính điểm trung bình bài kiểm tra lớp đối chứng:
 = = = 5,3
- Phương sai phép đo lớp đối chứng ( ) theo công thức:
 = = 1,38
 Để xác định tính khả thi của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để phát huy tính tích cực của học sinh trong day học lịch sử chúng tôi áp dụng phép tính sau:
 Bước 1: Tính giá trị (t)
t = ( ) = (6,5 – 5,3) = 9,94
 Bước 2: Giá trị tới hạn (tα) tìm trong bảng Student tương ứng:
K = 2n-2 = 2.200-2 = 398
Nếu chọn sai số cho phép α = 0,02 ứng với giá trị của K thì ta có giá trị tới hạn 
 = 3,09
 Bước 3: So sánh t và ta thấy t ˃(9,94˃3,09). Như vậy kết quả phép tính cho phép khẳng định sự khác biệt giữa kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa. Nghĩa là nội dung, phương pháp xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước của sáng kiến là có tính khả thi.
PHỤ LỤC 23
Chương IV	
VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Bài 21 
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được:
-Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương; nguyên nhân của việc nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau
- Nhiệm vụ của cách mạng hai miền trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1965
2. Kỹ năng: Rèn luyện học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện; kỹ năng sử dụng lược đồ và quan sát, nhận xét các tranh, ảnh
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình cảm ruột thịt Bắc-Nam, thấm thía nỗi đau khi đất nước bị chia cắt, vui mừng trước những thành tựu của đất nước đạt được trong thời kì này; từ đó có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ của cách mạng
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án, tranh, ảnh trong SGK
- Phương án tổ chức lớp: phát vấn, nêu vấn đề 
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và soạn bài mới ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Tác phong, sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ (4’): GV thông báo kết quả thi HKI, nhận xét, rút kinh nghiệm, giới thiệu chương trình HKII
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài mới (1’)
Do âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau. Trong tình hình đó, miền Bắc vừa tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vừa thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai? Vậy tình hình nước ta sau năm 1954 có đặc điểm gì? Miền Bắc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ đạt những kết quả như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay
- Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
17’
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau năm 1954
GV: Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào ?
-HS trả lời và giáo viên đưa “sơ đồ thể hiện tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 ?”(Xem phụ lục 1)
GV: Với nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam-Bắc. Tuy nhiên, sau khi TD Pháp rút quân thì Mỹ tìm mọi cách đặt chân vào miền Nam Việt Nam nhằm thay thế Pháp đánh chiếm miền Nam, mở đầu quá trình xâm lược của Mỹ ở Việt Nam
GV đặt câu hỏi: Sau năm 1954, tình hình thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ của ta và Pháp như thế nào? Mỹ có âm mưu gì đối với miền Nam VN?
Ngô Đình Diệm cho rằng: 
“ Chúng ta không kí Hiệp định nên trong bất cứ trường hợp nào chúng ta không bị ràng buộc bởi Hiệp định”
-GV: “Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ?”
-HS trả lời sau đó giáo viên treo “Sơ đồ thể hiện nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954” (Xem phụ lục 2) và thuyết trình.
GV phân tích trong tình hình mới của đất nước sau 1954, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau, vì vậy nhiệm vụ của hai miền cũng có sự khác nhau nhưng cùng chung mục tiêu là đánh đổ đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, thống nhất đất nước và cùng tiến lên xây dựng CNXH.
Mối quan hệ Cách Mạng 2 miền:
Miền Bắc: hậu phương có vai trò quyết định nhất.
Miền Nam: là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung là đánh bại Đês quốc Mĩ, giải phóng Miền Nam.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau năm 1954
Trên cơ sở kiến thức đã học, kết hợp với nội dung SGK, HS trả lời câu hỏi theo gợi ý
- Ta: thực hiện nghiêm túc nội dung HĐ Giơ-ne-vơ
+ 10-10-1954: tiếp quản thủ đô
+ 1-1-1955: Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân.
- TD Pháp: thực hiện rút quân chậm, phá hoại cơ sở vật chất, gây khó khăn cho ta khi tiếp quản thủ đô và các thành phố miền Bắc
- Âm mưu của Mỹ: thay thế Pháp, dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ.
HS quan sát H57 SGK để biết thêm về sự kiện nhân dân Ha Nội đón quân ta vào tiếp quản thủ đô giải phóng. 
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
Tình hình: 
- Miền Bắc
+ 16-5-1955: Pháp rút quân khỏi đảo Cát Bà (HP) à miền Bắc được giải phóng hoàn toàn
- Miền Nam
+ 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam, khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyeenr cử thống nhất hai miền. 
+ Miền Nam Mỹ thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền.
Âm mưu: chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở ĐNA.
 Nhiệm vụ cách mạng
+ Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, Đưa miền Bắc tiến lên CNXH, vừa phải tiếp tục cuộc CMDTDCND ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
18’
Hoạt động 2: GV chia lớp học thành 4 nhóm tổ chức thảo luận tìm hiểu về những thành tựu của miền Bắc trong nhiệm vụ cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh giai đoạn 1954-1957 theo câu hỏi
GV đặt câu hỏi: “Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong cải cách ruông đất và ý nghĩa của nó?”
- HS trả lời sau đó giáo viên treo “Niên biểu thể hiện hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1954-1956)” (Xem phụ lục 4), kết hợp với tấm ảnh nông dân nhận ruộng đất (Xem phụ lục 24) và thuyết trình để học sinh hiểu.
- GV: Đặt câu hỏi“Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ?”sau đó treo niên biểu thể hiện thành tựu khôi phục kinh tê, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc (1954-1956) (Xem phụ lục 5), giảng để học sinh tự tìm hiểu về các lĩnh vực.
HS quan sát H58 sgk nhận xét về cải cách ruộng đất. 
H 59,60 sgk biết thêm về công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. 
Hoạt động 2: cả lớp 
HS các nhóm đọc nội dung SGK, cùng thảo luận thống nhất câu trả lời và cử đại diện trình bày
Gợi ý trả lời
- Thành tựu: 
+ Trong 2 năm (1954-1956) thực hiện 1 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất
+ Thu 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân
- Hạn chế: đấu tố tràn lan, thô bạo, thiếu phân biệt đối xử
- Nông nghiệp:
+ Nông dân hăng hái khẩn hoang, sám sửa nông cụ, tăng đàn trâu bò
+ Công tác đê điều, thuỷ lợi được quan tâm
+ Diện tích tưới tiêu được mở rộng
- Công nghiệp: 
+ Nhiều nhà máy, xí nghiệp được khôi phục và xây dựng mới
+ Đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do Nhà nước quản lý
Hs trả lời 
- Hệ thống giáo dục 10 được xác lập
- Một số trường đại học thành lập
- Hơn 1 triệu người được xoá mù chữ
- Hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm
- Nếp sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh được vận động thực hiện khắp nơi
- Công tác tăng cường củng cố chính quyền dân chủ nhân dân được chú trọng
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất
- Trong hai năm 1954-1956: miền Bắc tiến hành 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất
- Kết quả:
81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ của địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “người cày có ruộng đã trở thành hiện thực”. 
- Hạn chế, ý nghĩa (SGK)
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
( đọc thêm )
1’
HĐ 3 :Cả lớp
GV : yêu cầu HS đọc nhanh những nội dung cơ bản sau:
- Các lĩnh vực cải tạo? Kết quả? Hạn chế?
HĐ 3 :Cả lớp
HS: Nghe giảng và tự tìm hiểu thêm về kết quả và hận chế.
2. Cải tạo quan h sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế- xã hội (1958-1960)
( Đọc thêm)
1’
Hoạt động 4: Củng cố bài học 
- Hoàn cảnh lịch sử của hai miền sau năm 1954
- Nhiệm vụ của cách mạng ở hai miền, xác định mối quan hệ giữa các mạng ở miền Bắc và miền Nam
- Những thành tựu trong nhiệm vụ cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1’)
- Trả lời câu hỏi SGK
- Làm các bài tập ở SGK
- Đọc và chuẩn bài các mục còn lại của bài
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHỤ LỤC 24
Nông dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất (1954-1956).

File đính kèm:

  • docxTRUONG MINH THUAN SANG KIEN Mon Lich su nam 2018_12551588.docx
Sáng Kiến Liên Quan