SKKN Vận dụng dạy học dự án trong chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 Trung học Phổ thông theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
Quy trình chuẩn bị một giờ dạy học bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào yêu cầu cần đạt trong chương
trình
Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất
quan trọng, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu vừa là cái đích hướng tới,
vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá
trình dạy học. Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt học
sinh tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu;
qua đó giáo dục cho học sinh những bài học gì).
Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan
Công việc này giúp giáo viên hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài
học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển
ở học sinh; xác định trình tự logic của bài học.
Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh bao
gồm: Xác định những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có và cần có; dự kiến
những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương
pháp dạy học, giáo viên không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải
hiểu học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các hình
thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp.
Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, giáo viên phải lường trước
các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh. Nói cách khác,
tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh,
được xuất phát từ: những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có một cách chắc
chắn, vững bền; những kiến thức, kỹ năng mà học sinh chưa có hoặc có thể quên;
những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của học sinh. Bước này chỉ
là dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học vì không dự kiến trước, giáo
viên đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của học sinh với những biểu
hiện rất đa dạng.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương
pháp dạy học, giáo viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng
vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực9
tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học
tập cho học sinh.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các giáo viên vẫn quen với lối dạy học
đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng
lực học tập của từng đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ chú
trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các phương pháp dạy
học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm
tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng học sinh trong giờ học.
Bước 5: Thiết kế giáo án
Đây là giai đoạn mà người giáo viên bắt tay vào soạn giáo án; thiết kế nội
dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt
động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.
trình thực hiện sản phẩm dự án các em được trao đổi, được trình bày, được chia sẽ ý tưởng, góp phần giúp các em hình thành những năng lực cần thiết mà môn học hướng tới như; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, Thông qua nội dung môn học các em được bồi dưỡng thế giới quan khoa học và các phẩm chất như; yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, bồi đắp ý chí vượt khó hứng thú đam mê với môn học. - Qua đánh giá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình triển khai thực hiện đến kết thúc dự án. Khi nhìn lại dự án thì thấy các em cơ bản nắm được kiến thức về lý thuyết và ứng dụng trong chương “Cảm ứng điện từ”, không những đạt được 36 các tiêu chí về yêu cầu cần đạt mà còn hiểu biết thêm về máy phát điện và bếp từ. Nhiều em sẽ là những kỹ sư trong tương lai về nghành chế tạo máy, góp phần đưa nước ta đến năm 2030 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Về mặt định lượng, “Vận dụng dạy học dự án trong chương cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh” đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Như vậy đề tài đã chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dạy học dự án, đặc biệt nâng cao được chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú học tập, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS, góp phần đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp những khó khăn là: Thứ nhất, khó khăn về mặt thời gian: Để thực hiện được một dự án thì giáo viên và học sinh phải mất một thời gian dài để chuẩn bị. Khi báo cáo dự án với thời gian như trên không đủ để cho các nhóm trình bày hết các nội dung, thảo luận hết các ý kiến, các câu hỏi của các em học sinh. Thứ hai, khó khăn về mặt tổ chức: đa số học sinh còn bở ngỡ với phương pháp mới nên rất lúng túng trong việc phân công nhiệm vụ, lại diễn và vào giai đoạn chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ II nên các em cũng chưa tập trung cao trong quá trình thực hiện dự án. Thứ ba, khó khăn về cơ sở vật chất: Trang thiết bị ở phòng thí nghiệm nhà trường không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm nên các em phải tìm mua ở bên ngoài. Với những kết quả trên, đề tài đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Đề tài phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học Vật lí ở bậc THPT hiện nay. Dù kết quả thu được đang ở mức khiêm tốn nhưng đã khẳng định được tính hiệu quả của phương pháp dạy học dự án đặc biệt là vận dụng dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Điều đó không chỉ giúp tôi và các đồng nghiệp đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình hiện hành mà giúp chúng tôi tiếp cận và chuẩn bị hành trang quan trọng trong việc tới đây thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đề tài không chỉ áp dụng trong chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 mà có thể mở rộng cho tất cả các nội dung kiến thức khác của chương trình Vật lí THPT. 2. Kiến nghị. ● Với các cấp quản lý giáo dục. - Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại. - Đầu tư trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. 37 - Với tổ chuyên môn cần tham mưu với lãnh đạo nhà trường để trang bị thêm những tài liệu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. ● Đối với giáo viên. - Mỗi giáo viên bằng tấm lòng yêu nghề, thay vì sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, hãy tích cực dành thời gian, tâm trí để thiết kế và tổ chức nhiều tiết dạy bằng dạy học dự án, dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực, các em chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo. - Các giáo viên trong cùng nhóm chuyên môn hỗ trợ nhau, cùng nhau thảo luận, xây dựng nhiều bài dạy bằng vận dụng dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã tìm được nhiều tài liệu tham khảo quý báu cũng như gặp gỡ trao đổi trực tiếp về kiến thức, kinh nghiệm với nhiều giáo viên, đã gợi mỡ cho tôi thêm nhiều ý tưởng. Chúng tôi tìm được thêm nhiều niềm vui, hứng thú trong công việc giảng dạy, ai cũng thấy yêu nghề hơn. Tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Yên Thành, ngày 12 tháng 3 năm 2021. 38 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu 1A: PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH ĐANG HỌC LỚP 12 Các em vui lòng đánh dấu X vào các ô mà em thấy phù hợp, đối với câu hỏi xin ý kiến mong các em trình bày ngắn gọn, súc tích ý kiến của mình. Xin cảm ơn! Câu 1: Kết quả học tập môn Vật lí ở lớp 11 của em được xếp ở mức độ nào? Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu Câu 2: Em có thích học môn Vật lí không? Rất thích Thích Bình thường Không thích Câu 3: Các em có chuẩn bị bài như thế nào trước khi đến lớp? Chuẩn bị kĩ. Không chuẩn bị bài. Chỉ làm bài tập. Chỉ học lí thuyết. Câu 4: Em có tích cực tham gia trực tiếp làm các thí nghiệm ở trường không? Có, rất nhiều. Có, nhưng ít. Không. Câu 5: Có khi nào em làm thí nghiệm Vật lí ở nhà không? Chỉ làm khi giáo viên yêu cầu. Không làm. Tự giác làm. Câu 6: Em có thường xuyên trao đổi với giáo viên khi không hiểu bài không? Thường xuyên. Thỉnh thoảng. Không . Câu 7: Những khó khăn mà em gặp trong quá trình học tập bộ môn vật lí Một số hiện tượng Vật lí chưa có thí nghiệm nên khó hiểu. Thời lượng tiết học ngắn mà dung lượng kiến thức lớn. Không nhớ hết được các đại lượng Vật lí cũng như đơn vị các đại lượng đó. Câu 8: Những khó khăn mà em mắc phải khi học chương “Cảm ứng điện từ”? Không hiểu được ý nghĩa của từ thông. Không biết được khi nào dòng điện cảm ứng xuất hiện. Chưa hiểu được sự chuyển hóa năng lượng trong máy phát điện. Không vận dụng được định luật Len-xơ xác định chiều của dòng điện cảm ứng. Chưa hiểu hết được tác dụng của dòng Fu-cô, tại sao lại ứng dụng làm bếp từ. Câu 9: Những hoạt động của giáo viên và học sinh trong các tiết học. Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Ít khi Không có GV giảng, đọc. HS ngồi nghe và ghi chép GV trao đổi, thảo luận với học sinh 39 GV làm thí nghiệm biểu diễn Lớp học thường sôi động, dễ tiếp thu GV đưa ra các vấn đề thực tế trong đời sống Câu 10: Em còn nhớ kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” có ứng dụng gì trong thực tế không? 40 Phiếu 1B: PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH ĐANG HỌC LỚP 11 Các em vui lòng đánh dấu X vào các ô mà em thấy phù hợp, đối với câu hỏi xin ý kiến mong các em trình bày ngắn gọn, súc tích ý kiến của mình. Xin cảm ơn! Câu 1: Kết quả học tập môn Vật lí của em được xếp ở mức độ nào? Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu Câu 2: Em có thích học môn Vật lí không? Rất thích Thích Bình thường Không thích Câu 3: Các em có chuẩn bị bài như thế nào trước khi đến lớp? Chuẩn bị kĩ. Không chuẩn bị bài. Chỉ làm bài tập. Chỉ học lí thuyết. Câu 4: Em có tích cực tham gia trực tiếp làm các thí nghiệm ở trường không? Có, rất nhiều. Có, nhưng ít. Không. Câu 5: Có khi nào em làm thí nghiệm Vật lí ở nhà không? Chỉ làm khi giáo viên yêu cầu. Không làm. Tự giác làm. Câu 6: Em có thường xuyên trao đổi với giáo viên khi không hiểu bài không? Thường xuyên. Thỉnh thoảng. Không . Câu 7: Những khó khăn mà em gặp trong quá trình học tập bộ môn vật lí Một số hiện tượng Vật lí chưa có thí nghiệm nên khó hiểu. Thời lượng tiết học ngắn mà dung lượng kiến thức lớn. Không nhớ hết được các đại lượng Vật lí cũng như đơn vị các đại lượng đó. Câu 8: Em đã được làm quen với phương pháp dạy học dự án chưa? Chưa được biết. Biết nhưng chưa thực hành. Biết và được thực hành. Câu 9: Những hoạt động của giáo viên và học sinh trong các tiết học. Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Ít khi Không có GV giảng, đọc. HS ngồi nghe và ghi chép GV trao đổi, thảo luận với học sinh GV làm thí nghiệm biểu diễn Lớp học thường sôi động, dễ tiếp thu GV đưa ra các vấn đề thực tế trong đời sống Câu 10: Điều gì ở một Vật lí làm em thích nhất? Em có biết học tốt môn Vật lí sẽ 41 mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với bản thân không? 42 Phiếu 1C: PHIẾU LẤY Ý KIẾN GIÁO VIÊN Quý thầy/cô vui lòng đánh dấu X vào các ô mà thầy/cô thấy phù hợp, đối với câu hỏi xin ý kiến mong thầy/cô trình bày ngắn gọn ý kiến của mình. Xin cảm ơn! Câu 1: Thầy/cô thường sử dụng phương pháp dạy học nào để dạy cho học sinh? - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp dạy học dự án. - Kết hợp nhiều phương pháp. Câu 2: Những khó khăn mà thầy/cô gặp phải khi tổ chức dạy học phần “ Cảm ứng điện từ”? - Không có phương tiện dạy học trực quan. - Học sinh ít tập trung trong khi học phần này. - Kiến thức trừu được nên khó truyền đạt. Câu 3: Theo thầy/cô nội dung của phần “Cảm ứng điện từ” có nên dạy theo phương pháp dạy học dự án không? - Nên dạy theo phương pháp dạy học dự án. - Không nên dạy theo phương pháp dạy học dự án. Ý kiến khác. Câu 4: Nếu dạy phần “ Cảm ứng điện từ” theo phương pháp dự án thì theo thầy/cô giáo viên và học sinh sẽ gặp những khó khăn nào? - Thời gian quá ít khó thực hiện được dự án. - Nội dung kiến thức trừu tượng học sinh khó tìm hiểu. - Học sinh học nhiều môn nên ít tập trung cho dự án. - Để hoàn thành dự án phải mất thời gian nhiều so với phương pháp khác. - Ý kiến khác. Câu 5: Thầy/cô có suy nghĩ như thế nào về các phương pháp dạy học hiện đại? Câu 6: Thầy/cô có suy nghĩ như thế nào khi áp dụng phương pháp dạy học dự án theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh? 43 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ Phiếu 1 PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ Trường THPT................................................................ Lớp ................................... Họ và tên .................................................................... Nhóm ................................... Tên dự án: TT Nội dung đánh giá Mức độ đạt được Tốt (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (3-4 điểm) 1 Thu thập, chọn lọc kiến thức 2 Kỹ năng vận dụng kiến thức 3 Tích cực trong học tập 4 Kỹ năng hợp tác nhóm 5 Tinh thần trách nhiệm 6 Tính sáng tạo Tổng điểm Điểm trung bình 44 Phiếu 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM (Đánh giá đồng đẳng) Nhóm: . Lớp: Tên dự án: Hướng dẫn: Nhóm trưởng trao đổi với các thành viên trong nhóm, cho điểm từng nội dung đánh giá vào các ô tương ứng. Mỗi yêu cầu cho điểm tối đa là 10 điểm. TT Họ và tên HS Nội dung đánh giá Tổng điểm Điểm trung bình Thu thập, chọn lọc và vận dụng kiến thức Kỹ năng hợp tác nhóm Chuyên cần, tinh thần trách nhiệm Tính sáng tạo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Nhóm trưởng 45 Phiếu 3 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM GIỮA CÁC NHÓM Trường THPT................................................................ Lớp ................................... Nhóm ................................................................................... Đánh giá dự án: ... TT Nội dung đánh giá Yêu cầu Điểm tối đa Điểm đánh giá 1 Nội dung trình bày Chính xác 1,0 Đầy đủ 0,5 Phong phú 0,5 Dễ hiểu 0,5 Nhiều hình ảnh minh họa 0,5 2 Hình thức trình bày Đẹp, rõ ràng 0,5 Khoa học 0,5 Sáng tạo 0,5 Hiệu ứng, liên kết 0,5 3 Thuyết trình sản phẩm Giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc. 0,5 Phân công công việc đồng đều 0,5 Khả năng bảo vệ quan điểm 0,5 Đúng thời gian quy định 0,5 4 Mô hình Hấp dẫn, sáng tạo 1,0 Tính khoa học, giáo dục 0,5 Tính ứng dụng 1,0 Vận hành tốt 0,5 Tổng điểm 10,0 46 Phiếu 4: PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trường THPT. Lớp .. Nhóm Tên dự án: . Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đánh giá 1. H iể u v ấn đ ề Phát biểu vấn đề bằng ngôn ngữ nói/viết, nêu được câu hỏi 0,5 Chuyển đổi ngôn ngữ đời sống thành ngôn ngữ học thuật chuyên nghành. 0,5 Ghi ra các dữ kiện, ẩn số của bài tập. 0,5 Phát hiện vấn đề từ các tình huống có vấn đề do người dạy tạo ra. 0,5 2. T ìm v à th ự c h iệ n g iả i p h áp gi ải q u yế t đ ư ợ c vấ n đ ề. Vạch được mối liên hệ giữa ẩn số và dữ kiện của vấn đề thông qua các tri thức Vật lí và tri thức khoa học khác (nếu có); Nêu tường minh các tri thức khoa học và công cụ có liên quan. 1,0 Nêu được một vài đường hướng/kế hoạch giải quyết vấn đề bằng lí thuyết/ bằng thực nghiệm/ bằng lí thuyết và thực nghiệm. 1,0 Lựa chọn đường hướng/ kế hoạch khả thi. 1,0 Thực hiện kế hoạch, giải quyết được vấn đề, tìm được câu trả lời (kết quả) đúng. 1,0 3. H oạ t đ ộn g củ a h ọc s in h Thuyết trình, tranh luận, bảo vệ kết quả giải quyết vấn đề một cách thuyết phục. 1,0 Trình bày được tiến trình và kết quả giải quyết vấn đề bằng các sản phẩm: phiếu học tập, báo cáo kết quả thí nghiệm, báo cáo dự án, báo cáo thông qua các thiết bị công nghệ thông tin, 1,0 4. Đ án h g iá k ết q u ả và g iả i p h áp Biện luận kết quả, chỉ ra ý nghĩa của kết quả giải quyết vấn đề về mặt học thuật hoặc mặt ứng dụng thực tiễn. 1,0 Chỉ ra được ưu điểm và hạn chế của giải pháp giải quyết vấn đề; nêu khả năng áp dụng của giải pháp trong học tập và hoạt động thực tiễn. 1,0 Tổng điểm 10,0 47 Phiếu 5 PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CHO MỖI HỌC SINH Trường THPT................................................................ Lớp ................................... Họ và tên .................................................................... Nhóm ................................... Tên dự án: STT Họ và tên HS Điểm Điểm TB Tự đánh giá Nhóm đánh giá GV đánh giá Điểm bài kiểm tra Nhóm 1 1 Nhóm 2 12 Nhóm 3 23 Nhóm 4 34 48 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA CÁC NHÓM Nhóm 1: Sản phẩm về máy phát điện. Nhóm trưởng Phan Tất Khang đang trình bày về sản phẩm máy phát điện Nhóm 1 đang thảo luận về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của sản phẩm 49 Nhóm 2: Sản phẩm về máy phát điện. Nhóm trưởng Chu Văn Nhân đang trình bày về sản phẩm máy phát điện Nhóm 2 đang kiểm tra hoạt động của sản phẩm 50 Nhóm 3: Sản phẩm về bếp từ. Nhóm trưởng Nguyễn Phan Thắng và Trần Trung Hiếu đang trình bày về bếp từ Nhóm 3 đang thảo luận về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bếp từ 51 Nhóm 4: Sản phẩm về bếp từ. Nhóm trưởng Chu Minh Giang đang trình bày về sản phẩm bếp từ Nhóm 4 đang thảo luận về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bếp từ 52 PHIẾU HỌC TẬP (Bài kiểm tra 15 phút ) Câu 1: Một khung dây phẳng có diện tích 220cm đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây một góc o60 và có độ lớn 0,12T. Từ thông qua khung dây này là A. -42,4.10 Wb. B. -41,2.10 Wb. C. -62,4.10 Wb. D. -62,4.10 Wb. Câu 2: Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2 H. Khi cường độ dòng điện trong cuộn cảm giảm đều từ I xuống 0 trong khoảng thời gian 0,05 s thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn là 8 V. Giá trị của I là A.0,8A. B. 0,04A. C. 2,0A. D. 1,25A. Câu 3: Máy phát điện hoạt động dựa trên nguyên tắc: A. Hiện tượng cộng hưởng điện. B. Hiện tượng từ trễ. C. Hiện tượng từ hóa của vật liệu. D. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 4: Một khung dây hình vuông có cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10–6 Wb. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó là A. 30°. B. 0°. C. 45°. D. 60°. Câu 5: Nếu một vòng dây dẫn quay trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với đường sức từ, dòng điện cảm ứng A. đổi chiều sau mỗi vòng quay. B. không đổi chiều. C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng. D. đổi chiều sau nửa vòng quay. Câu 6: Chọn phát biểu sai. A. Một tấm kim loại dao động giữa hai cực của một nam châm thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fu-cô. B. Hiện tượng xuất hiện dòng điện Fu-cô thực chất là hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Một tấm kim loại nối với hai cực của một nguồn điện thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fu-cô. D. Bếp từ là ứng dụng của dòng điện Fu-cô. Câu 7: Từ thông qua một mạch điện kín biến thiên đều theo thời gian. Trong thời gian 0,2 s độ biến thiên từ thông qua mạch là 0,4 Wb, suất điện động cảm ứng trong mạch có độ lớn là A. 0,08 V. B. 2 V. C. 4 V. D. 0,5 V. 53 Câu 8: Cường độ dòng điện chạy qua một cuộn dây biến thiên đều theo thời gian. Độ tự cảm của cuộn dây là 0,5 mH. Trong thời gian 0,02 s độ biến thiên của cường độ dòng điện là 8 A, độ lớn của suất điện động tự cảm trong cuộn dây là A. 0,2 V. B. 0,32 V. C. 200 V. D. 800 V. Câu 9: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ A. hóa năng. B. cơ năng C. quang năng. D. nhiệt năng. Câu 10: Một khung dây dẫn phẳng diện tích 100 cm2 đặt trong từ trường đều B có véc tơ cảm ứng từ tạo với mặt phẳng của khung dây một góc 600. Khi cho từ trường giảm đều về không thì độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là 3 V. Tính tốc độ biến thiên của từ trường qua khung. A. 0,2 T/s. B. 0,02 T/s. C. 200 T/s. D. 2.103T/s. ---------- Hết ---------- 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT (2015), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2010), Sách giáo viên Vật lí 11 ban cơ bản, Nxb Giáo dục. 3. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2010), Sách giáo khoa Vật lí 11 ban cơ bản, Nxb Giáo dục. 4. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Phạm Thị Phú: Giáo trình “Những vấn đề hiện đại trong dạy học Vật lí”: 6. Nguyễn Thị Nhị; Hà Văn Hùng: Giáo trình “Thí nghiệm trong dạy học Vật lí”: 7. Phạm Thị Phú; Nguyễn Đình Thước: Giáo trình “Phát triển năng lực người học trong dạy học Vật lí”: 8. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm. 9. Phan Đồng Châu Thủy ( 2012), “Tiến trình dạy học dự án học phần Lý luận và phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, số 2(02)(2012), Trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN. 10. Các trang Web: Lms.vnedu.vn; com
File đính kèm:
- skkn_van_dung_day_hoc_du_an_trong_chuong_cam_ung_dien_tu_vat.pdf