SKKN Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11 Trung học Phổ thông

 Vai trò của rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh

1.1.5.1. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là thực hiện nhiệm vụ

của dạy học Vật lý

Nhiệm vụ dạy học thể hiện ở 3 mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Ba nhiệm

vụ này có mối liên hệ thống nhất hữu cơ và có sự tác động qua lại với nhau. Sự

hình thành kĩ năng, kĩ xảo là kết quả của việc nắm tri thức và cũng là điều kiện để

nắm tri thức sâu hơn, tiếp tục lĩnh hội những tri thức, kĩ năng mới. Đồng thời nó

cũng là điều kiện để hình thành nhân cách vì cần phải có một khối lượng kiến thức

và kĩ năng nhất định mới có thể biến nhận thức thành niềm tin lý tưởng và từ đó có

năng lực ý chí và hành động đúng.

Môn Vật lý ở trường phổ thông ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì

các thành tựu Vật lý đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, đời sống. Kiến

thức Vật lý phổ thông sẽ là cơ sở để HS xây dựng thế giới quan khoa học, hiểu biết

những vấn đề trong thực tiển sản xuất, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, là cơ

sở giáo dục hình thành nhân cách. Do đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến

thức để giải quyết các tình huống thực tiễn sẽ tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu

của HS; thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với

thực tiễn đời sống. Cho nên việc rèn luyện KNVDKT cho HS là rất phù hợp với

mục tiêu đào tạo của nhà trường hiện nay5

1.1.5.2. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa giúp học sinh củng cố, nâng cao

kiến thức vừa góp phần rèn luyện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống

Kiến thức của HS không chỉ được hình thành thông qua những hoạt động

học tập tại trường với những nội dung nặng tính lý thuyết mà nó được hình thành

thông qua các hoạt động liên quan đến thực hành, thực tiễn. Trong các quá trình đó

HS sẽ áp dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Khi đó

HS sẽ tận dụng tối đa mọi nguồn kiến thức của mình, trong quá trình nghiên cứu,

làm việc thì sẽ củng cố lại kiến thức cho các em, làm cho các em tin tưởng hơn về

kiến thức mà mình đã được học. Bên cạnh đó, những nảy sinh trong quá trình làm

việc thì sẽ làm cho HS bắt buộc phải tự lực, chủ động tìm hiểu, khai thác thêm kiến

thức, từ đó tạo điểu kiện nâng cao kiến thức cho HS hơn.

Quá trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn còn góp phần nâng cao các kĩ

năng khác của HS, đó là các kĩ năng học tập và kĩ năng sống. Bởi vì KNVDKT vào

thực tiễn là sự tổng hợp nhiều kĩ năng khác nhau như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ

năng quan sát, kĩ năng thực hành thí nghiệm Trong quá trình rèn luyện HS không

chỉ sử dụng các kiến thức vốn có của mình mà còn phải sử dụng kiến thức của

người khác, thông qua các hoạt động nhóm, các hoạt động tập thể, tạo điều kiện

cho HS tăng cường khả năng hợp tác với người khác tốt hơn, hình thành các thái

độ đúng mực, phù hợp với mọi điều kiện hoàn cảnh.

pdf71 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước 2: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ GV giao 
Hoạt động 2: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ GV giao 
a. Mục tiêu hoạt động: 
+ Tìm hiểu các loại máy xay sinh tố trên thị trường hiện nay. Nguyên tắc 
hoạt động, cấu tạo của máy xay sinh tố. 
+ Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của máy xay sinh tố hiệu Philip 
+ Nêu những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu các biện pháp 
khắc phục. 
 + Cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố. 
b. Tổ chức hoạt động: 
 + GV tổ chức cho các nhóm báo cáo, thời gian cho mỗi nhóm là 7 phút. 
 + Các nhóm lần lượt lên báo cáo:Các nhóm thuyết trình về sản phẩm của 
nhóm đã thực hiện, video quay lại toàn bộ quá trình tạo thành sản phẩm. 
 + HS lắng nghe, thảo luận và phát vấn những thắc mắc về kết quả thu được 
của nhóm bạn. 
c. Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm hoàn chỉnh của các nhóm 
Nhóm 1: Tìm hiểu các loại máy xay sinh tố trên thị trường hiện nay. Nguyên tắc 
hoạt động, cấu tạo của máy xay sinh tố. 
- Máy xay sinh tố là thiết bị, dụng cụ nhà bếp, được sử dụng để làm nhiệm 
vụ xay nhuyễn, nghiền nát pha trộn thực phẩm. 
- Phân loại máy xay sinh tố 
+ Theo kiểu dáng:Hiện nay, máy xay sinh tố được phân thành 2 loại chính 
theo kiểu dáng: máy xay sinh tố cầm tay và máy xay sinh tố tĩnh. 
Máy xay sinh tố cầm tay Máy xay sinh tố tĩnh 
 + Theo mục đích sử dụng:Dựa theo mục đích sử dụng thì máy xay sinh tố sẽ 
được phân thành 2 loại: máy xay sinh tố gia đình và máy xay sinh tố công nghiệp. 
Máy xay sinh tố công nghiệp 
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy xay sinh tố: 
* Máy xay sinh tố có nhiều kiểu dáng và cấu tạo khác nhau, thế nhưng tựu 
chung lại thì đa phần vẫn hoạt động dựa trên nguyên lý dùng lưỡi dao kim loại 
gắn vào động cơ điện để xay, nghiền thực phẩm. 
* Cấu tạo của một chiếc máy xay sinh tố gồm 2 phần: Cối xay và thân máy. 
+ Cối xay là bộ phận chứa thực phẩm để xay, nghiền. Đi kèm với cối xay 
sẽ là lưỡi dao bằng kim loại để xay thực phẩm và nắp đậy để tránh thực phẩm bị 
bắn xa ngoài. Hiện nay có nhiều loại máy xay sinh tố sử dụng lưỡi dao rời nên 
rất thuận tiện trong việc vệ sinh hoặc thay thế. Chất liệu của cối xay cũng được 
thay đổi để đa dạng hơn, tạo nên nhiều mẫu mã chất lượng và bắt mắt hơn, phù 
hợp với thị hiếu người sử dụng. 
+ Phần thân máy xay sinh tố bao gồm động cơ điện và bảng điều khiển. 
Phần này sẽ kết nối với cối xay thông qua bộ bánh răng máy xay và được cố 
định bởi các khớp lắp ghép. Khi bật công tắc, phần động cơ điện (hay còn gọi là 
motor) sẽ chuyển động quay và truyền tới dao cắt qua bánh răng, từ đó giúp 
xay, nghiền thực phẩm. 
Cấu tạo cơ bản của một chiếc máy xay sinh tố 
 *Hoạt động của máy xay: Khi bật công tắc, động cơ điện truyền tới dao 
cắt sẽ giúp làm vỡ thực phẩm bằng một lực lớn, đồng thời giúp cho thực phẩm 
xoay chuyển liên tục và bị vỡ nát đồng đều đến khi đạt đúng yêu cầu của người 
sử dụng. Tùy vào công suất của từng chiếc máy xay sinh tố mà lực tác động lên 
thực phẩm sẽ khác nhau, thời gian xay thực phẩm cũng khác nhau. 
 Dòng điện qua dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với tốc đô n=60f/p 
Trong đó f là tần số của nguồn điện, số cặp cực của dây quấn stato. 
* Động cơ điện có hai bộ phận chính là : 
+ Roto: là phần quay. Roto hình trụ được làm bằng nhiều lá thép mỏng 
ghép lại. Dây quấn được đặt trong rãnh của lõi thép roto. 
+ Stato: Phần cố định được chế tạo bới các lá sắt từ mỏng ghép lại với 
nhau tạo thành mạch từ có các rãnh thắng. Trên stato có 2 cuộn dây để tạo ra từ 
trường biến thiên tác động lên roto làm roto quay tròn. 
* Nguyên lý hoạt động: 
- Khi cho dòng điện vào máy thì từ trường tạo bởi hai cuộn dây có stato 
hợp thành từ trường quay nhờ sự lệch pha giữa hai dòng điện trong hai cuộn. Từ 
trường quay này tác động lên roto làm phát sinh dòng điện cảm ứng chạy trong 
roto. 
- Dòng điện cảm ứng dưới tác dụng của từ trường quay tạo ra momen 
quay làm quay roto theo chiều từ trường quay. Chuyển động quay của roto được 
trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc 
các cơ cấu chuyển động khác. 
Nhóm 2: Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của máy xay sinh tố hiệu Philip. Nêu 
những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu các biện pháp khắc phục. 
a. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của máy xay sinh tố hiệu Philip 
 - Tác dụng một số bộ phận trên mạch điện: 
+ L1, L2: hai cuộn dây stato của động cơ điện. hai cuộn dây có điện trở 
bằng nhau và có giá trị cỡ vài chục ôm. 
 + D1: điốt cản dòng điện để máy xay tốc độ thấp hơn. 
 + F2: Cầu chì nhiệt gắn bên trên cuộn dây L1 để khi máy xay bị quá tải sẽ 
ngắt điện bảo vệ động cơ. 
 + SW1: công tắc chọn số. Khi hoạt động ở số 1 động cơ mắc với nguồn 
thông qua đi ốt, còn ở số 2 thì mắc động cơ trực tiếp với nguồn. 
+ SW2: công tắc có nhiệm vụ khép kín mach điện khi cối xay được lắp 
vào máy, đảm bảo an toàn khi máy không có cối xay hoạt động 
b. Những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu các biện pháp khắc phục: 
STT Lỗi hỏng Biểu hiện Khắc phục 
1 Đứt cầu chì F2 Máy không vào điện Tháo ra thay bằng cầu chì 
nhiệt hoặc có thể nối tạm 
bằng sợi dây đồng nhỏ. 
2 Công tắc SW2 bị 
kẹt 
Máy không vào điện Vệ sinh sạch sẽ công tắc 
SW2, kiểm tra có vật rơi 
vào kẹt công tắc hay 
không 
3 Chổi than sau 
một thời gan 
hoạt động bị bào 
mòn 
Động cơ hoạt động 
yếu 
Thay thế bằng chổi than 
mới 
4 Các cuộn dây 
L1, L2 bị cháy 
Tháo stato quan sát 
màu dây hoặc dùng 
đồng hồ đo điện trở 
Thay cuộn dây mới 
 - Giải pháp sửa chữa khi công tắc bị kẹt 
Bước 1: Kiểm tra ngăn công tắc, thân máy xay bằng cách vặn cối xay thấy 
cối xay không gài vào được thân máy 
Bước 2: Mở thân máy xay, làm vệ sinh, kiểm tra công tắc nó trượt xuống 
được 
Bước 3: Tra dầu nhớt vào khoá công tắc, đẩy công tắc trượt lên xuống để 
công tắc nhạy hơn. 
Bước 4: Lắp khoá công tắc vào ngăn công tắc trên thân máy đúng khớp, 
lắpcối xay vào thân máy, kiểm tra lại hoạt động của máy xay. 
Nhóm 3: Cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố 
* Cách sử dụng: 
- Để tận dụng tối đa hiệu năng cũng như sử dụng máy xay sinh tố được 
lâu bền, bạn nên tham khảo cách sử dụng máy sau đây: 
- Khi mua máy về cần kiểm tra cẩn thận lại một lần nữa các công tắc, nút 
bấm, dây diện, xem phần cối xay có bị rạn nứt hay không, dây điện có bị hở hay 
 không, nút bấm, công tắc có bị lỏng lẻo hay không,... Bạn có thể bỏ vào máy 
một chút đá lạnh cùng chút nước và xay thử. Nếu thấy tiếng máy chạy đều, động 
cơ êm ái là được. 
- Chú ý lắp phần thân máy và cối xay sao cho vừa vặn, ăn khớp vào nhau. 
- Trước khi tháo lắp các bộ phận cần phải đảm bảo đã rút phích cắm ra 
khỏi ổ điện. 
- Nhiều người có thói quen sau khi xay xong không bấm công tắc mà rút 
phích cắm ra khỏi ổ điện luôn. Đây là thói quen rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng 
đến động cơ và độ bền của máy. 
- Khi xay thực phẩm, bạn nên bấm cho máy chạy khoảng 5 – 15 giây, sau 
đó ngừng và tiếp tục bấm xay. Lặp lại thao tác “nhấn – thả” như vậy cho đến khi 
thực phẩm được xay đúng với yêu cầu của bạn. 
- Sử dụng cối xay và lưỡi dao phù hợp, đúng với mục đích sử dụng. 
- Nên cắt nhỏ thực phẩm trước khi đưa vào máy xay sinh tố. Như vậy sẽ 
giúp bạn xay nhanh hơn, đồng thời giúp giữ gìn, bảo vệ máy. 
- Sau khi xay, chỉ nên lau sơ phần thân máy và những phần có dây diện 
bằng khăn khô. Những phần còn lại có thể rửa bằng nước. 
- Đối với những thực phẩm nóng như cháo, nên để nguội bớt trước khi 
đưa vào máy xay sinh tố. 
* Cách vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố 
- Sau khi sử dụng máy xong nên cho một chút nước sạch vào máy và cho 
máy chạy trong vòng vài giây. Việc này sẽ giúp làm sạch phần dưới lưỡi dao, 
nơi mà bạn không thể chạm vào được. 
Vệ sinh máy xay sinh tố đúng cách sẽ giúp bạn bảo quản và sử dụng máy 
được lâu bền hơn 
- Sau khi dùng xong, nhấn tắt máy, để đến khi máy ngừng chạy hẳn, sau 
đó bạn rút ổ cắm, xoay phần cối xay theo chiều kim đồng hồ để tác rời phần cối 
xay và thân máy. 
 - Trước khi rửa cối xay có thể đổ nước vào ngâm khoảng 15 phút sẽ giúp 
chùi rửa nhanh chóng, dễ dàng hơn. 
- Phần cối xay thường được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt, vì 
vậy không nên dùng miếng cọ kim loại, vật có cạnh sắc nhọn để chùi rửa sẽ 
khiến cối xay bị trầy xước. 
- Để làm sạch những phần tay bạn không thể chạm tới, bạn có thể dùng 
khăn rửa và đũa để chùi rửa. 
- Sau khi rửa xong cho nước sạch vào cối xay và xúc thật mạnh để các 
chất bẩn còn xót lại có thể ra ngoài. 
- Sau khi dùng xong, nếu chưa rửa ngay thì phải cho nước vào cối xay để 
ngâm, tuyệt đối không để quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trong 
máy. 
- Máy xay sinh tố sau khi rửa sạch phải được lau khô hoặc úp xuống cho 
ráo nước. Tuyệt đối không sử dụng máy khi còn ẩm ướt, tránh bị chập điện. 
Bước 3: Luyện tập, củng cố 
Hoạt động 3: Luyện tập bài tập về dòng điện cảm ứng 
a. Mục tiêu hoạt động: Ôn tập lại từ thông, cảm ứng điện từ và dòng Fu-cô. 
b. Tổ chức hoạt động 
- GV ra bài tập và yêu cầu HS hoàn thành: 
Bài 1: Một chiếc ôtô có ăng-ten vô tuyến dài 1m đi với vận tốc 100km/h ở vị trí có 
từ trường ngang của Trái đất 5,5.10-5(T). Suất điện động tối đa có thể gây ra trong 
ang-ten do chuyển động này là bao nhiêu? 
Bài 2: Máy bay phản lực bay ngang với vận tốc 1800km/h. Khoảng cách hai đầu 
mút hai cánh máy bay bằng 30m. Thành phần thẳng đứng của từ trường Trái Đất 
là 25.10-6T. Tính suất điện động cảm ứng tạo ra trên hai cánh máy bay? 
- HS hoàn thành yêu cầu của GV. 
c. Sản phẩm của hoạt động 
Bài 1: ec=B.v.l.sinα = 0.0015 (V) 
Bài 2: ec = B.v.l.sinα = 0.625 (V) 
Bước 4: Mở rộng 
Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ học tập 
 Yêu cầu HS làm cac bài tập trong SGK và sách bài tập. 
 PHỤ LỤC 2: 
Phiếu 1: PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH 
Họ và tên:................................................................................. 
Lớp:........................................................................................... 
Trường:...................................................................................... 
Xin em vui lòng cho biết thông tin của mình về những vấn đề dưới đây. 
( Hãy đánh dấu x vào dòng đúng thông tin hay ý kiến của em) 
Bảng 1: Phiếu điều tra về thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức 
Vật lí vào thực tiễn của học sinh 
STT NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI KẾT QUẢ 
1 
Thầy/cô có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong quá trình 
giảng bài mới không? 
A. Thường xuyên 
B. Thỉnh thoảng 
C. Không bao giờ 
2 
Thầy/cô có thường đưa ra các bài tập thực tế, các tình huống có 
vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không? 
A. Thường xuyên 
B. Thỉnh thoảng 
C. Không bao giờ 
3 
Thầy cô có thường giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm mối liên 
hệ giữa kiến thức của bài mới và các vấn đề xảy ra trong cuộc 
sống hàng ngày của các em không? 
 A. Thường xuyên 
B. Thỉnh thoảng 
C. Không bao giờ 
4 
Khi lên lớp thầy/cô có thường dành thời gian cho các em đặt ra các 
vấn đề, các câu hỏi khúc mắc về những gì các em quan sát được 
trong đời sống không? 
A. Thường xuyên 
B. Thỉnh thoảng 
C. Không bao giờ 
5 
Thầy/cô có dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của các em 
không? 
A. Thường xuyên 
B. Thỉnh thoảng 
C. Không bao giờ 
6 
Các em thường có thói quen liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội 
được vào trong đời sống hàng ngày của các em không? 
A. Thường xuyên 
B. Thỉnh thoảng 
C. Không bao giờ 
7 
Trong các giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô có thường đưa cho các em 
các bài tập hoặc các câu hỏi liên hệ với thực tiễn để củng cố kiến 
thức không ? 
A. Thường xuyên 
B. Thỉnh thoảng 
C. Không bao giờ 
8 Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến 
thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế 
không? 
A. Thường xuyên 
B. Thỉnh thoảng 
C. Không bao giờ 
9 
Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm 
và tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học 
được không? 
A. Tích cực hơn so với các giờ học khác 
B. Bình thường như các tiết học khác 
C. Không tích cực như trong các giờ học khác 
10 Trong các bài kiểm tra, thầy/cô có thường đưa ra các câu hỏi /bài 
tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không? 
 A. Thường xuyên 
 B. Thỉnh thoảng 
 C. Không bao giờ 
11 Các em có thích thầy/cô giao nhiệm vụ tìm hiểu các hiện tượng 
thực tiễn có liên quan đến bài học không? 
 A.Thích 
 B. Bình thường 
 C. Không thích 
12 Các em có thích vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn 
không? 
 A. Thích 
 B. Bình thường 
 C. Không thích 
13 Các em có thích tự mình tìm hiểu các ứng dụng của Vật lý vào 
cuộc sống không? 
A. Thích 
 B. Bình thường 
C. Không thích 
Phiếu 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC THEO DỰ ÁN 
 Tên dự án:................... 
Nhóm được đánh giá:............. 
STT Tiêu chí 
Điểm đạt được Ghi chú 
2 3 4 5 6 7 8 9 10 
1 
Nội dung kiến thức(đầy đủ, chính 
xác khoa học) 
2 Hình thức trình bày 
3 Sự phân công công việc 
4 Tổ chức báo cáo kết quả 
5 Giải thích, minh họa. 
6 
Việc sử dụng các phương tiện, cơ 
sở vật chất. 
7 Ý tưởng mới 
8 Sự tích cực của các thành viên. 
9 Sự hợp tác của các thành viên 
10 Đóng góp của dự án. 
Tổng điểm 
Bảng kiểm quan sát HS học tập theo dự án 
Tên dự án:........... 
Nhóm được đánh giá:..........................Lớp:................. 
TT Tiêu chí 
Điểm đạt được 
Ghi 
chú 
12 3 4 5 6 7 8 9 10 
1 Thời điểm hoàn thành 
2 Kế hoạch thực hiện 
3 Sự phân công nhiệm vụ 
4 Tích tích cực của nhóm 
5 Sự hợp tác giữa các thành viên 
6 Cơ hội rèn luyện các KN của HS 
7 Tính mới của dự án 
8 Đóng góp của dự án 
Tổng điểm đạt được 
 Phiếu 3. PHIẾU QUAN SÁT 
 Họ tên người quan sát:.. 
Ngày..Tháng.nămLớp:  
1. Tên hoạt động: 
- Thuộc chuyên đề: Tìm hiểu Máy xay sinh tố 
2. Đối tượng quan sát: Nhóm.... 
3. Tiến trình hoạt động của nhóm: 
4. Nhận xét: 
a) Cách nhóm tổ chức hoạt động 
- Các nhóm có sự phân công nhiệm vụ cụ thể hay không? 
Có  Không  
- Các HS trong nhóm tham gia thảo luận như thế nào? 
Sôi nổi  
Trầm lặng  
- Số lượng HS không nhiệt tình trong quá trình thảo luận như thế nào? 
Nhiều  
Ít  
Không có  
b) Cách nhóm thực hiện báo cáo 
- Các nhóm sử dụng công cụ, phương tiện gì để báo cáo? 
Máy chiếu  
Bảng phụ  
Phương tiện khác  
- Sự hỗ trợ giữa các cá nhân trong nhóm trong quá trình làm việc như thế nào? 
Bảng kiểm về thái độ của học sinh trong hoạt động nhóm 
Họ và 
tên HS 
Tinh thần 
hợp tác/làm việc 
Thái độ lắng nghe Kĩ năng diễn đạt 
Không 
tích 
cực 
Bình 
thường 
Tích 
cực 
Không 
chú ý 
Chú ý 
Rất 
chăm 
chú 
Lúng 
túng, 
khó 
hiểu 
Chưa 
rõ ràng 
Rõ 
ràng, dễ 
hiểu 
PHỤ LỤC 3. ĐỀ KIỂM TRA 
 KIỂM TRA 15 PHÚT 
Câu 1. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng: 
Câu 2. Một khung dây dẫn phẳng có diện tích 12cm2 đặt trong từ trường đều cảm 
ứng từ B = 5.10-2T , mặt phẳng khung dây hợp với các đường cảm ứng từ một góc 
300.Độ lớn từ thông qua khung: 
A. 3.10-5Wb B. 0,3 Wb C.0,52 Wb D.5,2.10-5Wb. 
Câu 3. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với: 
A. Độ lớn từ thông qua mạch. B. diện tích của mạch. 
C. Tốc độ biến thiên từ thông qua mạch. D. điện trở của mạch. 
Câu 4. Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt khi dòng điện Fucô gây trên khối kim 
loại, người ta thường: 
A. Đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong. 
B. Chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau. 
C. Sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện. 
D. Tăng độ dẫn điện cho khối kim loại. 
Câu 5. Một khung dây phẳng ,diện tích 20cm2 gồm 10 vòng đặt trong từ trường 
đều. Véc tơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ 
lớn B = 2.10-4T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng 
thời gian 0,01s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời 
gian từ trường biến đổi: 
 A. 3,46.10-4V B. 4.10-4V C. 4 mV D. 0,2 mV 
Câu 6. Dòng điện Phucô là: 
A. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên. 
B. dòng điện chạy trong khối vật dẫn 
C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn kim loại khi nó 
chuyển động trong từ trường hoặc đặt trong từ trường biến thiên 
D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của 
nguồn điện 
Icư 
B. 
R giảm 
A 
A 
Icư 
C. 
R giảm 
Icư 
A. 
R tăng 
A 
A 
Icư=0 
D. 
R tăng 
 Câu 7. Một khung dây kín đặt trong từ trường đều , mặt phẳng khung dây hợp với 
các đường sức một góc là α. Từ thông qua khung dây đạt giá trị cực đại khi 
A. α là góc nhọn B. α là góc tù C.α=00 D. α=900 
Câu 8. Khung dây diện tích S đặt trong từ trường đều sao cho pháp tuyến của 
khung dây hợp với một góc α.Công thức tính từ thông qua khung dây là 
A.A. Ф = BS.sinα B.Ф = BS.cosα C. Ф = BS.tanα D. Ф = BS.ctanα 
Câu 9. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam 
châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín: 
Câu 10. Khi cho nam châm xuyên qua vòng dây treo như hình vẽ thì chúng 
tương tác: 
A. đẩy nhau 
B. Ban đầu hút nhau, khi xuyên qua rồi thì đẩy nhau 
C. Ban đầu đẩy nhau, khi xuyên qua rồi thì hút nhau 
D. hút nhau 
B n

B
N S 
Ic
v 
A. 
Ic
N S v 
B. N S 
v 
Ic
C. N S 
v 
Icư= 0 
D. 
S N 
v 
 PHỤ LỤC 4: KIỂM TRA 15 PHÚT 
Câu 1. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong mạch gây 
bởi: 
A. sự biến thiên của từ trường trái đất 
B. sự chuyển động của nam châm với mạch 
C. sự thay đổi góc hợp bởi vòng dây và đường sức từ 
D. sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch 
Câu 2. Dòng điện qua một ống dây giảm đều từ 1,2A xuống 0,4A trong thời gian 
0,2 giây thì suất điện động xuất hiện trong ống dây ở thời gian trên là 1,6V.Hệ số 
tự cảm cuả ống dây là: 
A. 0,4H B.4H C.0,16H D.0,256H 
Câu 3. Biểu thức tính độ tự cảm của ống dây dẫn hình trụ chiều dài l,gồm N vòng 
dây quấn cách đều ,mỗi vòng dây có tiết diện ngang S là: 
A. B. C. D. 
Câu 4. Biểu thức tính suất điện động cảm ứng: 
A. B. e = L.I C. e = 4π. 10-7.n2.V D. 
Câu 5.Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây ,đường kính của ống bằng 
2cm.Một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây trong 0,01s 
cường độ dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A.Tính suất điện động tự cảm trong ống dây: 
A.0,14V B.0,26V C.0,52V D.0,74V 
Câu 6. Đáp án nào sau đây là sai: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi: 
A.độ tự cảm của ống dây lớn B.cường độ dòng điện qua ống dây lớn 
C.dòng điện giảm nhan D.dòng điện tăng nhanh 
Câu 7. Một ống dây có hệ số tự cảm là 100mH,khi có dòng điện cường độ I chạy 
qua ống dây thì trong ống dây xuất hiện suất điện động có độ lớn 0,4V. Tốc độ biến 
thiên cường độ dòng điện qua ống dây trong thời gian trên là: 
A. 4mA/s B. 0,25A/s C. 4A/s D.0,25mA/s 
Câu 8. Chọn đáp án sai: 
Cho mạch điện như hình vẽ. Khi đóng khóa K thì: 
S
l
N
L 710.4   S
l
N
L
2
710.4   I
l
N
L 710.4   I
l
N
L
2
710.4  
t
I
Le



I
t
Le



 A. đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ 
B. đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay 
C. đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ 
D. đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ 
Câu 9. Hình vẽ bên khi K ngắt dòng điện tự cảm do ống dây gây ra, và dòng điện 
qua R lần lượt có chiều: 
A. Itc từ M đến N; IR từ Q đến M 
B. Itc từ M đến N; IR từ M đến Q 
C. Itc từ N đến M; IR từ Q đến M 
D. Itc từ N đến M; IR từ M đến Q 
Câu 10. Một ống dây được quấn với mật độ 2000 vòng/m. 
Ống có thể tích 500cm2, và được mắc vào mạch điện, sau 
khi đóng công tắc, dòng điện biến thiên theo thời gian như 
đồ thị bên hình vẽ ứng với thời gian đóng công tắc là từ 0 
đến 
0,05s. Tính suất điện động tự cảm trong ống trong khoảng 
thời gian trên: 
A. 2π.10-2V B. 8π.10-2V C. 6π.10-2V 
 D. 5π.10-2V 
PHỤ LỤC 5: 
1 
2 
R 
L 
K 
E 
Q 
P 
 M 
K 
L 
R 
E 
N 
5 
0,05 
i(A) 
t(s) 
0 
 Hình ảnh hoạt động khám phá, thu thập kiến thức,sản phẩm hoạt động của HS 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ren_luyen_ki_nang_van_dung_kien_thuc_vao_thuc_tien_cho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan