SKKN Vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Liên minh Châu Âu – Địa lí 11 THPT

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tiến hành dùng phiếu khảo sát ý kiến

của 20 GV tâm huyết với nghề, luôn trăn trở với sự đổi mới giáo dục ở một số

trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng

vận dụng chu trình 5E trong dạy học Địa lí; việc phát triển NL khoa học cho HS.

(Phần phụ lục)

Qua các số liệu điều tra (phần phụ lục) tôi nhận thấy:

- Tuy chưa được biết đến chu trình học 5E nhưng trong thực tế giảng dạy,

GV có sử dụng một số E ở các hoạt dạy học khác nhau. Giai đoạn 1: Kích thích

động cơ học tập có 75% GV có sử dụng để mở đầu bài học. Giai đoạn 2: Khám

phá có 70% GV sử dụng để tổ chức hoạt động dạy học cho HS. Đặc biệt sử dụng

nhiều nhất là giai đoạn 3 (Giải thích), 100% GV đều giải thích bài học cho HS sau

mỗi phần tìm hiểu kiến thức mới, một số có đan xen phần giải thích của HS. Giai

đoạn 4:Củng cố, mở rộng mức độ thường xuyên ít hơn tùy thuộc vào nội dung bài

học. Đối với giai đoạn đánh giá, GV thực hiện đánh giá qua hình thức hỏi bài cũ,

kiểm tra 15 phút hoặc các bài kiểm tra định kì. Một số ít đánh giá thông qua hoạt

động của HS trong hoạt động học tập.

- Đa số thầy cô cho rằng thiếu tài liệu hướng dẫn về chu trình dạy học 5E và

cách vận dụng chu trình 5E vào thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học; GV chưa được

tập huấn về chu trình dạy học 5E. Điều đó sẽ khiến cho cả GV và HS gặp phải khó

khăn như sắp xếp thời gian, ổn định vị trí tổ chức

- Hầu hết GV đều nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển NL khoa

học cho HS. Tuy nhiên đa số GV còn lúng túng vì chưa hiểu rõ khái niệm NL khoa

học, các yếu tố cấu thành NL khoa học cũng như chưa tìm ra các biện pháp cụ thể

để phát triển NL khoa học cho HS.

- Đa số GV đánh giá NL khoa học của HS ở mức trung bình. Vì vậy, tôi có

thể khẳng định rằng việc vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động dạy học

nhằm phát triển NL khoa học cho HS là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Liên minh Châu Âu – Địa lí 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PT) góp phần phát triển NL khoa học cho HS. 
 1.3. Qua hai năm tiến hành thực nghiệm tại 3 trường THPT, tôi thấy chu 
trình dạy học 5E mang lại một số hiệu quả như sau: 
 - Đối với học sinh: 
 + Học sinh dễ nhớ các kiến thức và bài học hơn khi được học theo chu trình 
5E 
 + Học sinh hào hứng với bài học, tăng đáng kể kết quả học tập và duy trì 
tính kết nối giữa các bài học khoa học. 
 + Tiếp nhận bài học có tính hệ thống, liền mạch, có cơ hội phát triển 
theo tâm lý tự khám phá và kiến tạo kiến thức 
 - Hiệu quả đối với giáo viên: 
 + Giúp cho giáo viên chuẩn bị bài giảng có tính hệ thống hơn, tạo được 
những hoạt động đa dạng cho học sinh trải nghiệm. 
 + Quy trình dạy học này giúp giáo viên giảm được thời lượng dạy quá 
nhiều lý thuyết mà thay vào đó tạo ra các hoạt động thực hành và khám phá. 
Điều đó có nghĩa là mô hình này thúc đẩy triết lý lấy học sinh làm trung tâm. 
 + Giúp giáo viên cảm thấy hào hứng với bài dạy, các nội dung được triển 
khai được dễ dàng và thuận lợi hơn. 
1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm tại 3 trường (THPT Hà Huy Tập; THPT Nghi 
Lộc 5 và THPT Nghi Lộc 2) cho thấy hiệu quả của việc vận dụng chu trình học 5E 
để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Liên minh Châu Âu nhằm phát 
triển NL khoa học cho HS đã cho kết quả khả thi, khẳng định hướng đi của đề tài 
là đúng đắn. 
 1.5. Trên cơ sở hiệu của của đề tài, có thể ứng dụng để giảng dạy ở tất cả 
các trường THPT 
33 
 2. KIẾN NGHỊ 
Trên cơ sở kết quả thu được, tôi có một số kiến nghị sau: 
 2.1. Tiếp tục mở rộng nghiên cứu, thực nghiệm chu trình 5E vào hoạt động 
dạy học các phần khác của chương trình Địa lí THPT . 
 2.2. Mở rộng nghiên cứu việc phát triển NL khoa học cho HS bằng nhiều 
loại công cụ khác nhau, ở các phần khác nhau của bộ môn Địa lí. 
 2.3. Để vận dụng chu trình học 5E thiết kế và tổ chức thành công một giờ 
học, GV ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn, có kiến thức liên môn và kiến 
thức thực tế còn phải hiểu được quy trình thiết kế, tổ chức, vì vậy đòi hỏi các Sở 
Giáo dục – Đào tạo cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho 
GV, tập huấn về chu trình học 5E cũng như các nội dung đổi mới khác. 
 Trong giới hạn của đề tài, tôi mới thiết kế được các hoạt động dạy học theo 
chu trình học 5E chủ đề Liên minh Châu Âu (Địa lí 11 THPT), đề nghị các nghiên 
cứu sau sẽ tiếp tục hướng thiết kế này ở các nội dung khác của chương trình Địa lí 
nhằm giúp HS hứng thú trong giờ học và lĩnh hội sâu kiến thức. 
 Trên đây là kết quả nghiên cứu của tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc 
dù đã rất cố gắng nhưng phần trình bày cũng như nội dung không thể tránh khỏi 
những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của Hội 
đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp! 
Xin trân trọng cảm ơn! 
Vinh, ngày 25 tháng 3 năm 2021 
34 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đinh Quang Báo (2012), Tiếp cận năng lực trong chương trình giáo dục phổ 
thông, tài liệu lưu hành nội bộ. 
2. Đinh Quang Báo và cộng sự (2013), “Đề xuất mục tiêu và chuẩn trong chương 
trình giáo dục phổ thông sau 2015”, Kỷ yếu hội thảo một số vấn đề xây dưng 
chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, tr 16-37. 
3. Đỗ Anh Dũng - Nguyễn Viết Bình - Nguyễn Thị Yến - Lê Mai Hồng. Đổi mới 
phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Địa lí 11. NXB đại học sư 
phạm, 2012. 
4. Phạm Thị Bích Đào và Vũ Thị Minh Nguyệt( 8/2016), Vận dụng mô hình 5E 
thiết kế chủ đề tích hợp liên môn trong tài liệu học tập môn khoa học tự nhiên 
nhằm phát triển năng lực cho học sinh, Báo khoa học giáo dục, tr61-66 
5. Bộ giáo dục và đào tạo, 2010.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng 
môn Địa lí 11. NXB giáo dục tại Hà Nội 
6. Bộ giáo dục và đào tạo, 2008. Địa lí 11. NXB giáo dục tại Hà Nội 
7. Bộ giáo dục và đào tạo, 2008. Địa lí 11- sách giáo viên. NXB giáo dục tại Hà 
Nội 
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng 
thể 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 4/2017. 
9. Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ. Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí NXB đại 
học sư phạm, 2018. 
10. Bộ chính trị (2015), Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục 
và Đào tạo, hội nghị Ban chấp hành trung ương 8 khóa 11, ngày 4/11/2013. 
11. Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội, 2016. Dạy học theo định hướng hình 
thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông – NXB Đại học Sư 
phạm Hà Nội. tr 57, 59, 89. 
12. Nguyễn Quang Uẩn, 2010. Tuyển tập nghiên cứu về Tâm lý – Giáo dục, 
NXB Đại học Sư phạm. 
35 
PHỤ LỤC 
1. PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT 
2. ĐỀ KIỂM TRA 
3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
36 
1. PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG 
THPT 
1.1. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN 
Để phục vụ cho việc nghiên cứu “Vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động 
dạy học Địa lí ở trường THPT”. Xin thầy/cô vui lòng cho ý kiến của mình về các 
vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào các ô ( ) phù hợp hoặc viết vào chỗ 
() trong câu 
Phần I: Thông tin chung 
 1. Họ và tên:  
 2. Đơn vị công tác: 
 Trường 
 Huyện 
3. Giới tính: Nữ  Nam  
4. Số năm giảng dạy: năm 
Phần 2. Các nội dung khảo sát 
Câu 1: Theo thầy/cô hiểu chu trình dạy học 5E là gì? 
A. Là 1 phương pháp dạy học tích cực, tổ chức theo chu trình gồm 5 giai đoạn liên 
tiếp nhau, mỗi giai đoạn đều bắt đầu bằng chữ E. Học sinh trải nghiệm chu trình 
5E được khơi gợi hứng thú khi tham gia, tự khám phá thông tin, đánh giá lẫn nhau, 
mở rộng kiến thức đã học trong các tình huống thực tiễn. 
B. Là một phương pháp dạy học tích cực, gồm 5 giai đoạn diễn ra trong thời gian 5 
tuần, qua đó học sinh có thể hoàn thiện được nhiều kỹ năng, kỹ xảo. 
C. Là một mô hình học tập dưới định hướng của giáo viên. Qua trình đó bao gồm: 
đánh giá sơ bộ từ khi bắt đầu, khám phá, giải thích, mở rộng, và đánh giá tổng 
keetscuoois bài để khảo sát chất lượng học tập. 
D. Cả A và C đều đúng. 
E. Cả A ,B ,C đều đúng. 
Câu 2: Theo thầy/cô chu trình 5E có ý nghĩa như thế nào trong dạy học? 
A. Tạo hứng thú cho HS, giúp cho giờ học vui nhộn hơn. 
B. Học sinh được trải nghiệm, tự khám phá thông tin, được nêu quan điểm dựa trên 
những gì đã tìm hiểu, đánh giá lẫn nhau và được áp dụng kiến thức trong các tình 
huống thực tiện. 
C. Là một chu trình dài nên sẽ bổ sung được nhiều kiến thức trong các tình huống 
thực tiễn 
D. Rèn luyện kỹ năng mềm cho HS 
E. Khác 
37 
Câu 3: Trong quá trình dạy học, thầy/cô đã sử dụng chu trình 5E ở các mức độ nào 
sau đây? 
Chu trình dạy học 5E 
Mức độ rèn luyện 
Rất 
thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Hiếm 
khi 
Chưa 
bao 
giờ 
Giai đoạn 1: Kích thích động cơ 
học tập 
Giai đoạn 2: khám phá 
Giai đoạn 3: Giải thích 
Giai đoạn4 : Mở rộng/khắc sâu 
Giai đoạn 5: Đánh giá 
Câu 4: Thầy/cô đánh giá thế nào về các nguyên nhân gây khó khăn cho việc tổ 
chức dạy học vận dụng chu trình 5E. 
Nội dung Mức độ dồng ý 
Đồng ý Không đồng ý 
Chất lượng HS thấp. 
Tính tích cực chủ động của HS còn chưa 
cao. 
Điều kiện, cơ sở vật chất chưa đáp ứng. 
Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể về vận 
dụng chu trình 5E vào dạy học Địa lí. 
Khó xác định được vấn đề liên quan đến 
bài học. 
Không đủ thời gia để tổ chức. 
Chưa được tập huấn về chu trình dạy học 
5E 
38 
1.2. Phiếu thăm dò ý kiến học sinh 
Nội dung Các mức độ 
Không Ít Nhiều 
Em có hiểu bài khi học theo chu trình 5E 
không? 
Em có hứng thú với các nhiệm vụ khám phá 
trong bài học không? 
Em có tự tin giải thích kết quả khám phâ 
trước lớp không? 
Em có mong muốn được tham gia tiếp các 
bài học theo chu trình 5E không? 
1.3. Kết quả khảo sát 
1.3.1. Kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết về chu trình 5E 
 Đã biết Chưa biết 
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 
Theo thầy/cô chu trình 5E là gì? 3 15 17 85 
Theo thầy/cô chu trình 5E có ý nghĩa 
như thế nào trong dạy học? 
2 10 18 90 
39 
1.3. 2. Kết quả điều tra về mức độ vận dụng chu trình 5E trong dạy học Địa lí 
Chu trình dạy học 5E Mức độ rèn luyện 
Rất 
thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Hiếm 
khi 
Chưa 
bao giờ 
SL % SL % SL % SL % SL % 
Giai đoạn 1: Kích thích động 
cơ học tập 
1 5 5 25 9 45 4 25 0 0 
Giai đoạn 2: khám phá 3 15 5 25 6 30 4 25 2 10 
Giai đoạn 3: Giải thích 11 55 6 30 3 15 0 0 0 0 
Giai đoạn4 : Mở rộng/khắc 
sâu 
1 5 7 35 8 40 3 15 1 5 
Giai đoạn 5: Đánh giá 3 15 9 45 7 35 1 5 0 0 
1.3.3. Kết quả điều tra về khó khăn của giáo viên khi vận dụng chu trình 5E 
vào dạy học 
Nội dung 
Mức độ dồng ý 
Số người Tỉ lệ (%) 
Chất lượng HS thấp. 5 25 
Tính tích cực chủ động của HS còn chưa cao. 9 45 
Điều kiện, cơ sở vật chất chưa đáp ứng. 15 75 
Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể về vận dụng 
chu trình 5E vào dạy học Địa lí. 
18 90 
Khó xác định được vấn đề liên quan đến bài học. 2 10 
Không đủ thời gia để tổ chức. 18 90 
Chưa được tập huấn về chu trình dạy học 5E 20 100 
40 
2. ĐỀ KIỂM TRA 
 Sử dụng cả hai đề kiểm tra cho mỗi lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 
Họ và tên: ..Lớp. 
Trường:  
Chọn phương án trả lời đúng nhất và điền vào thứ tự các câu trong bảng sau: 
Câu 1: Cơ quan đầu não đứng đầu EU hiện nay là 
A. Các ủy ban chính phủ. B. Hội đồng bộ trưởng. 
C. Quốc hội Châu Âu. D. Hội đồng Châu Âu. 
Câu 2: Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU? 
A. Italia, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Điển. 
B. Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua. 
C. Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. 
D. Đức, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Phần Lan, Bỉ. 
Câu 3: Quá trình mở rộng các nước thành viên EU chủ yếu hướng về 
A. phía Tây. B. phía Đông. 
C. phía Bắc. D. phía Nam. 
Câu 4: Liên minh châu Âu được chính thức thành lập vào năm 
 A. 1951 B. 1957 C. 1967 D. 1993 
Câu 5: Biểu hiện nào chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới? 
 A. Số dân lớn gấp 1,6 lần Hoa Kì. 
 B. GDP vượt HOA KÌ và chiếm tới 33,5% trong giá trị xuất khẩu thế giới. 
 C. Số dân đạt 507,9 triệu người. D. Số dân gấp 4,0 lần Nhật Bản. 
Câu 6: Tự do di chuyển bao gồm: 
 A. Tự do cư trú, dịch vụ kiểm toán B. Tự do đi lại, dịch vụ vận tải 
 C. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc 
 D. Tự do cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc 
Câu 7: Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là 
 A. tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. 
 B. gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU. 
 C. gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát. 
Câu 8: Người dân của các nước thành viên EU có thể dễ dàng mở tài khoản tại các 
nước khác trong khối là biểu hiện của tự do 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 
41 
 A. lưu thông tiền vốn. B. lưu thông dịch vụ. 
 C. lưu thông hàng hóa. D. di chuyển. 
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng với EU? 
A. Là một liên minh chủ yếu về an ninh và chính trị. 
B. Liên minh ra đời trên cơ sở liên kết về kinh tế. 
C. Số lượng thành viên của EU tính đến 2007 là 27. 
D. Tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất. 
Câu 10: Phát triển liên kết vùng ở châu Âu không nhằm chủ yếu vào việc thực 
hiện các hoạt động hợp tác, liên kết về 
A. xã hội. B. văn hóa. 
C. chính trị. D. kinh tế. 
Câu 11: Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng Ơ - rô vào sử dụng chung trong Liên 
minh châu Âu là 
A. thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. 
B. tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. 
C. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. 
D. đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp. 
Câu 12: Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc 
A. bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán. 
B. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư có lợi nhất. 
C. nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác. 
D. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hóa của mỗi nước. 
Câu 13: Giá nông sản của EU thấp hơn so với giá thị trường thế giới vì 
A. EU đã hạn chế nhập khẩu nông sản. 
B. giá lao động nông nghiệp rẻ. 
C. đầu tư nguồn vốn lớn cho nông nghiệp. 
D. trợ cấp cho hàng nông sản EU. 
Câu 14: Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng Châu Âu? 
A. Tự do đi sang nước láng giềng làm việc. 
B. Xuất bản tạp chí chung với nhiều thứ tiếng. 
C. Phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung. 
D. Tổ chức chung các hoạt động chính trị. 
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với mục đích của EU? 
A. Xây dựng, phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ. 
B. Xây dựng, phát triển một khu vực tự do lưu thông con người, tiền vốn. 
C. Xây dựng, phát triển một khu vực liên kết kinh tế, luật pháp. 
D. Xây dựng, phát triển một khu vực có sức mạnh kinh tế, quân sự. 
42 
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 
Họ và tên: ..Lớp. 
Trường:  
Chọn phương án trả lời đúng nhất và điền vào thứ tự các câu trong bảng sau: 
Câu 1: Cơ quan có vai trò quan trọng trong các quyết định của EU là 
A. Hội đồng Châu Âu. B. Cơ quan kiểm toán 
C. Nghị viện Châu Âu. D. Tòa án Châu Âu. 
Câu 2: Trong thị trường chung châu Âu được tự do lưu thông về 
A. con người, hàng hóa, cư trú, dịch vụ. 
B. dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn, con người. 
C. dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc. 
D. tiền vốn, con người, dịch vụ, cư trú. 
Câu3: Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU? 
 A. Pháp B. Đức C. Anh D. Thụy Điển 
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU? 
 A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên TG 
 B. Là liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền ktế TG 
 C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng 
 D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài 
Câu 5: Tự do lưu thông hàng hóa là 
 A. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc 
 B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch. 
 C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán. 
 D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng. 
 Câu 6: Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt 
(Airbus) gồm: 
 A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha B. Đức, Pháp, Đan Mạch 
 C. Đức, Pháp, Anh D. Đức, Pháp, Thụy Điển 
Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng với ý nghĩa của liên kết vùng? 
A. Người dân được lựa chọn quốc gia trong vùng để làm việc. 
B. Người dân được nhận thông tin báo chí bằng ngôn ngữ của mỗi nước. 
C. Sinh viên các nước trong vùng có thể theo học những khóa đào tạo chung. 
D. Các con đường xuyên biên giới không được xây dựng. 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 
43 
Câu 8: Việc sử dụng đồng Ơ - rô không mang lại lợi ích nào sau đây cho EU? 
A. Nâng cao sức cạnh tranh thị trường chung châu Âu. 
B. Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. 
C. Thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. 
D. Thu hẹp trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. 
Câu 9: Ở Liên minh châu Âu (EU), một luật sư người I - ta - li - a có thể làm việc 
ở Béc - lin như một luật sư Đức là biểu hiện của 
A. tự do di chuyển. B. tự do lưu thông tiền vốn. 
C. tự do lưu thông dịch vụ. D. tự do lưu thông hàng hóa. 
Câu 10: Một chiếc máy bay do Pháp sản xuất khi xuất khẩu sang Hà Lan 
A. cần giấy phép của chính phủ Hà Lan. 
B. phải nộp thuế cho chính phủ Hà Lan. 
C. không phải nộp thuế cho chính phủ Hà Lan. 
D. thực hiện chính sách thương mại riêng ở Hà Lan. 
Câu 11: Nguyên nhân nào sau đây là đúng nhất trong việc phát triển các liên kết 
vùng? 
A. Thực hiện chung các dự án về giáo dục. 
B. Thực hiện chung các dự án về văn hóa. 
C. Tận dụng những lợi thế riêng của mỗi nước. 
D. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước. 
Câu 12: Liên kết vùng Ma - xơ Rai - nơ hình thành tại khu vực biên giới của các 
nước 
A. Hà Lan, Bỉ, Đức. B. Hà Lan, Pháp, Áo. 
C. Bỉ, Pháp, Đan Mạch. D. Đức, Hà Lan, Pháp. 
Câu 13: Đường hầm giao thông dưới biển Măng - sơ nối liền châu Âu lục địa với 
quốc gia nào sau đây? 
A. Đức. B. Pháp. 
C. Anh. D. Đan Mạch. 
Câu 14: Sự phát triển mạnh của liên minh châu Âu không biểu hiện ở ý nào sau 
đây? 
 A. Số lượng thành viên liên tục tăng. 
 B. Không ngừng mở rộng về không gian lãnh thổ. 
 C. Sự liên kết, hợp tác được mở rộng và chặt chẽ hơn. 
 D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng. 
Câu 15: Liên kết vùng châu Âu được hình thành trên cơ sở nào của các bên tham 
gia? 
 A. Bắt buộc vì yêu cầu cấp thiết của EU. 
 B. Tự nguyện vì lợi ích chung của các bên. 
 C. Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột. 
 D. Tự nguyện vì mục 
đích bảo vệ hòa bình. 
44 
3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hình 1: Học sinh đang chứng minh sự mở rộng của liên minh Châu Âu 
45 
Hình 2: Học sinh đang chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới 
46 
Hình 3: Học sinh đang làm bài kiểm tra 
47 
Hình 4: Học sinh đang làm bài kiểm tra 
48 
MỤC LỤC 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 3 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 3 
1.1. Chu trình 5E .................................................................................................. 3 
1.1.1 Khái niệm chu trình 5E ................................................................................ 3 
1.1.2. Các giai đoạn trong chu trình 5E ................................................................ 3 
1.2. Năng lực khoa học ......................................................................................... 4 
1.2.1. Khái niệm năng lực khoa học .................................................................... 4 
1.2.2. Cấu trúc NL khoa học theo quan điểm PISA .............................................. 5 
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................... 6 
3. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO 
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU – ĐỊA LÍ 11 ... 7 
3.1. Phân cấu trúc, nội dung chủ đề Liên minh Châu Âu – Địa lí 11 ..................... 7 
3.2. Vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động học tập ............................... 7 
4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................... 28 
4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 28 
4.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 28 
4.3. Đối tượng ...................................................................................................... 29 
4.4. Phương pháp ................................................................................................. 29 
4.5. Kết quả .......................................................................................................... 29 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 32 
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 32 
 2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 32 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 34 
49 
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP 
----------  ---------- 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
VẬN DỤNG CHU TRÌNH 5E ĐỂ THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY 
HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: “LIÊN 
MINH CHÂU ÂU ĐỊA - LÍ 11 THPT” 
 Tác giả : PHẠM THỊ HẰNG 
 Bộ môn : ĐỊA LÍ 
 Điện thoại : 0915723563 
VINH, THÁNG 3 NĂM 2021 
50 
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT 
TT Viết tắt Đọc là 
1 DH Dạy học 
2 PISA Chương trình đánh giá học sinh quốc tế 
3 NL Năng lực 
4 GV Giáo viên 
5 HS Học sinh 
6 SGK Sách giáo khoa 
7 THPT Trung học phổ thông 
8 TN Thực nghiệm 
9 ĐC Đối chứng 
10 EU Liên minh Châu Âu 
11 NXB Nhà xuất bản 
12 KT Kiểm tra 
13 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_chu_trinh_5e_de_thiet_ke_cac_hoat_dong_day_hoc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan