Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch Việt Nam - Lớp 11

1. Lý do chọn đề tài:

 Bộ môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kiến thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới góp phần tích cực vào việc “Phát triển toàn diện học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và óc sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”.

 Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay nhiều học sinh – trong đó có cả học sinh chuyên sử cũng thờ ơ với môn lịch sử. Sự yêu thích bộ môn lịch sử cũng như chất lượng học tập bộ môn giảm sút đáng lo ngại báo động (điều đó thể hiện ở chất lượng các bài thi tốt nghiệp THPT, đại học, học sinh giỏi) đã làm cho dư luận xã hội, các nhà quản lí giáo dục, giáo viên tâm huyết với lịch sử lo lắng. Vậy để khắc phục tình trạng này phải đổi mới được nội dung phương pháp, phương tiện dạy học, đến cách thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.

 Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT được thể chế hóa trong Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.

 

doc119 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch Việt Nam - Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiểu biết của mình về nhân vật, về sự thành lập, mục đích của trường (trên cơ sở các em đã chuẩn bị trước ở nhà) HS trình bày xong GV nhận xét chốt lại vấn đề.
GV: - Sau khi thành lập, trường Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động như thế nào?
- Tại sao nói những hoạt động của nó thực sự là cuộc cải cách văn hoá lớn? (Xác định mục đích của nhà trường cũng là mục tiêu giáo dục mới, cải cách nội dung giáo dục, cải tiến phương pháp học tập, biên soạn và phổ cập các loại sách mang tính giáo khoa và văn học)
- Vì sao Pháp đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục
HS: Tìm hiểu những hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục qua nội dung bài viết SGK, tài liệu tham khảo để trả lời.
GV: HS trả lời xong, GV nhận xét, giải thích và chốt lại.
(Hình thành năng lực: sáng tạo, năng lực tái hiện, sự kiện lịch sử, năng lực thực hành bộ môn)
2. Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh và phong trào Duy Tân ở Trung Kì
* Cuộc vận động Duy Tân
Cuộc vận động Duy Tân theo xu hướng cải cách do một nhóm sĩ phu tiến bộ lãnh đạo đứng đầu là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
- Nguyên nhân Phan Châu Trinh chọn xu hướng cải cách.
+ Do chế độ phong kiến nước ta cổ hủ, lạc hậu.
+ Đã có nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp nhưng đều thất bại.
+ Do ảnh hưởng của quê hương
+ Xu hướng, phương pháp tiến hành: Dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại
- Nội dung, hình thức của cuộc vận động Duy Tân:
+ Kinh tế: Cổ động nhân dân thực nghiệp, mở hội kinh
doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn...
+ Giáo dục: Mở trường học theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dân quyền...
+ Văn hoá: Vận động dân đổi mới cách sống, ăn mặc theo kiểu "Âu hoá", từ bỏ lối ăn mặc cổ hủ phong kiến...
* Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
- Nguyên nhân: Chính sách cai trị tàn bạo của Pháp làm đời sống nông dân khổ cực, ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân.
- Kết quả: Phong trào bị Pháp đàn áp dã man, trường học bị đóng cửa... nhiều người bị giết, bị tù đày (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...)
3. Đông Kinh Nghĩa Thục
- Thành lập: Tháng 3/1907, do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền... sáng lập.
- Mục đích: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao lòng yêu nước, chí tiến thủ cho dân, từng bước đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu, trở thành quốc gia độc lập.
- Hoạt động của trường:
+ Kết hợp cả nội khoá, ngoại khoá: mở trường học các môn Địa lí, Lịch sử, Khoa học thường thức, tổ chức bình văn, xuất bản báo chí...
+ Lo sợ trước ảnh hưởng to lớn của trường, tháng 11/1907 Pháp ra lệnh đóng cửa trường.
- Ý nghĩa: Mặc dù bị đóng cửa nhưng những hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là một cuộc cải cách văn hoá lớn.
IV. Sơ kết bài học.
1. Củng cố bài học: 
- GV tổ chức cho HS ôn tập, củng cố những kiến thức cơ bản đã học trong bài, GV có thể ra bài tập trắc nghiệm cho HS trên Powerpoint hoặc in ra phiếu phát cho HS.
2. Ra bài tập về nhà :
- GV nhận xét lớp học và ra bài tập về nhà cho HS.
1. Trình bày các khuynh hướng yêu nước chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
 2. Lập bảng so sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo yêu cầu sau: Bối cảnh lịch sử, mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng tham gia, phương pháp, quy mô, kết quả - ý nghĩa.
 PHỤ LỤC 2: MINH HOẠ MỘT SỐ BÀI TẬP LỊCH SỬ
1. Lập bảng hệ thống về các hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn đã kí kết với thực dân Pháp trong các năm 1862, 1874, 1883 và 1884
Tên hiệp ước
Hoàn cảnh kí kết
Nội dung chính
Hậu quả
- Nội dung kiến thức cần đạt
Tên hiệp ước
Hoàn cảnh kí kết
Nội dung chính
Hậu quả
Nhâm Tuất
(5-6-1862
- Sau khi Ph áp chiếm đại đồn CHí Hoà mà mở rộng xâm chiếm 3 tỉnh miền Đông và 1 tỉnh miền Tây Nam Kì:
Gia Định, Định Tường (4-1861), Biên Hoà (12-1861) và Vĩnh Long (3-1862). triều đình dã chủ động xin thương thuyết
- Triều đình nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và đảo Côn Lôn
- Bồi thường 280 vạn lạng bạc
- Mở các cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp và cho phép Tây Ban Nha vào tự do buôn bán
- Mở đầuquá trình đầu hàng của nhà Nguyễn bằng hiệp ước bất bình đẳng
hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874)
- 11-1873, thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội và mở rọng chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ 
- Nhân dân Bắc Kì kháng chiến anh dũng, lập lên chiến thắng Cầu Giấy lần 1 (12-12-1873), Pháp hoang mang lo sợ chủ động xin thương lượng.
- Triều đình chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì
- Mở cá cửa biển Thị Nại, Ninh Hải, tỉnh lị Hà Nội và sông Hồng cho Pháp tự do mua bán
- Pháp rút khỏi Hà Nội và ccs tỉnh Bắc Kì
- Hiệp ước làm mất 1 phần quan trọng độc lập chủ quyền đất nước, xác lập đặc quyên về kinh tế tư bản Pháp trên khắp nước ta
- Là bước thứ 2 trong quá trình đầu hàng của triều Nguyễn
Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883)
-17-7-1883, vua Tự Đức qua đời, Pháp đem quân tấn công vào cửa biển Thuận An (18-8-1883)
- 20-8-1883, Pháp chiếm được Thuận An, triều đình Huế vội vàng xin thương lượng
- Triều đình chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp vè mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của VN
- Phải nhận huấn luyện viên và sĩ quan người Pháp
- Phải triệt hồi số quân lính đã đưa ra Bắc Kì
- Về cơ bản Việt Nam đã mất quyền tự chủ trên phạm vi cả nước
Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884)
-11-5-1884, thực dân Pháp kí với triều đình Mãn Thanh quy ước Thiên Tân, quân Thanh rút ra khỏi Bắc Kì
- Để xoa dịu nhân dân ta và mua chuộc lung lạc thêm 1 số quan lại triều đình nhà Nguyễn, Pháp kí với triều đình Huế hiệp ước Pa tơ nôt
- Hiệp ước này căn bản dựa trên hiệp ước Hác Măng, nhưng Pháp trả lại các tỉnh Bình Thuận, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh do triều đình Huế cai quản
- Đặt cơ sở cho quyền bảo hộ của Pháp ở VN
- Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn với tư cách là 1 vương triều độc lập
2. So sánh điểm giống và khác nhau trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa hai ông trong con đường cứu nước.
* Giống nhau:
- Cả hai ông đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân muốn cứu nước, cứu dân nên đặt nhiệm vụ cứu nước cứu dân lên trên hết.
- Cả hai ông đều cách mạng, đều chủ trương chống đế quốc, phong kiến tay sai để cứu nước, cứu dân bằng con đường bạo động hoặc cải cách.
- Cả hai ông đều phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường cách mạng tư sản, tiến lên xã hội tư bản.
- Cả hai ông đều giống nhau về hạn chế (tức là đều không gắn các nhiệm vụ, các mục tiêu với nhau, không hoàn toàn tin vào nhân dân, có ảo tưởng với kẻ thù (tức là dựa vào kẻ thù này chống kẻ thù kia), không biết kết hợp các phương pháp đấu tranh, các phương thức hoạt động với nhau).
* Khác nhau:
+ Về phương pháp đấu tranh: PBC chủ trương bạo động, PCT chủ trương bất bạo động.
+ Phương thức đấu tranh: PBC hoạt động bí mật bất hợp pháp, hoạt động có tổ chức như thành lập Hội Duy Tân (1904), Việt Nam Quang phục hội (1912), PCT công khai, hợp pháp, không có tổ chức.
+ Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng: PBC, chống Pháp cứu nước bằng cách dựa vào Nhật, phong kiến để đánh Pháp. PCT chống phong kiến cứu dân dựa vào Pháp.
+ Đặc tính cách mạng:
- Phan Bội Châu: Không bảo thủ, không cố chấp, rất khiêm tốn cầu tiến bộ, luôn luôn muốn vươn lên phía trước. Vì yêu nước thương dân muốn mong cứu nước cứu dân ông cố vươn lên đuổi kịp với yêu cầu cách mạng. Do đó có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng của PBC. Từ tư tưởng quân chủ lập hiến trong chủ trương thành lập Duy Tân hội chuyển sang cộng hoà Dân Quốc (tức là một nhà nước không có vua) sau đó lại chuyển sang lập trường cộng hoà XHCN vào năm 1925, nhưng ý tưởng cuối cùng của ông chưa thực hiện được.
- Phan Châu Trinh: Rất bảo thủ, cố chấp, trước sau không thay đổi tư tưởng, đó là tư tưởng "Pháp - Việt đề huề" ông không thay đổi phương thức hoạt động, phương thức đấu tranh vẫn là cải lương ôn hoà, bất bạo động kể cả khi thất bại, bị bỏ tù 3 năm ở Côn Đảo và kể cả khi bị giam lỏng ở Pari 14 năm và khi phong trào quần chúng vợt qua thì PCT vẫn không thay đổi tư tưởng.
* Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa hai ông trong con đường cứu nước.
- Do mức độ khác nhau trong việc tiếp thu, ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản. Xu hướng cải cách tiếp thu ảnh hưởng sâu sắc còn xu hướng bạo động mang tính truyền thống, tiếp thu ảnh hưởng không sâu sắc bằng.
- Do truyền thống quê hương, PCT quê ở Quang Nam nơi có cửa biển Hội An, có truyền thống giao lưu buôn bán lâu đời trong lịch sử và là một trong những trung tâm thuộc địa của Pháp.
- PBC quê ở Nghệ An, một mảnh đất có truyền thống đấu tranh vũ trang lâu đời và không phải là trung tâm khai thác thuộc địa của Pháp trừ thành phố Vinh - Bến Thuỷ.
3. Ảnh hưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- Đông Kinh Nghĩa Thục về bản chất là một phong trào yêu nước hoạt động dưới hình thức văn hoá, giáo dục công khai và hợp pháp.
- Ảnh hưởng của nó ngày càng lớn vì:
+ Ngày càng thu hút đông đảo nhân dân, học sinh tham dự, có lúc học sinh lên tới 2000 người. Các cuộc bình thơ, văn thu hút nhiều người tham dự.
+ Giáo dục, bồi dưỡng làm trỗi dậy lòng yêu nước, ý thức dân tộc.
+ Hưởng ứng cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.
+ Hoạt động và ảnh hưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục lan ra nhiều địa phương trong cả nước.
4. So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX:
 Phong trào
Nội dung 
so sánh
Phong trào Cần Vương
Phong trào yêu nước 
đầu thế kỉ XX
Bối cảnh lịch sử
- Triều đình đã kí hai hiệp ước Hác-măng và Patơnốt 
- Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Kinh thành Huế thất bại...
- Do lòng yêu nước của nhân dân...
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp...
- Sự hình thành các tầng lớp mới, giai cấp mới...
- Những trào lưu tiến bộ thế giới...
Mục tiêu
Đánh Pháp, dựng lại chế độ phong kiến đã lỗi thời
Đánh Pháp, phong kiến, hướng tới một nền cộng hoà, lập nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu yêu nước 
Sĩ phu tư sản hoá, đứng đầu là PBC, PCT
Lực lượng tham gia
Nông dân văn thân, sĩ phu, binh lính
Nông dân, sĩ phu, binh lính, tư sản dân tộc, tiểu tư sản...
Phương pháp cách mạng
Khởi nghĩa vũ trang
Đa dạng phong phú (kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng...)
Quy mô
Hẹp từ Hà Giang đến Phú Yên (Khánh Hoà)
Toàn quốc
Kết quả - ý nghĩa
- Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại
- Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc
- Giáng cho kẻ thù những đòn chí mạng, để lại những bài học kinh nghiệm quý...
- Có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc
- Mở ra một hướng của con đường cứu nước mới.
- Góp phần truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn sau.
5. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh lịch sử nào? Em hãy cho biết ý nghĩa của các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1918.
* Hoàn cảnh
 Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong lúc Pháp đã xác lập được ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần I. Cuộc khai thác này đx tạo sự biến đổi căn bản về Kinh tế, Xa hội VN. Bên cạnh đó, trong thời gian này phong trào yêu nước cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi nhưng chưa thu được thắng lợi. Cách mạng nước ta tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoản , bế tắc về 1 đường lối cứu nước đúng đắn.
* Ý nghĩa hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
 - Qua những chuyến đi, những cuộc khảo sát, lòng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc có những chuyển biến mới. Sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động, với các dân tộc bị áp bức. Qua đó, sự đánh giá về kẻ thù trở nên sâu sắc va toàn diện hơn. Những hoạt động cuả Nguyễn Ái Quốc ở giai đoạn này tuy mới bước đầu, nhưng đúng hướng và có ý nghiã nhiều mặt. Trước hết, nó đã gắn liền phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động VN với phong trào công nhân Pháp, cũng như phong trào CM thế giới.
- Chính qua thực tiễn, đã tạo ra những điều kiện cần thiết để sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc có thể đến với CN Mác- Lê nin, tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc. PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TẾ DẠY HỌC LỊCH SỬ 
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 (Dùng cho giáo viên)
Họ và tên:...................................................................Năm công tác.......................
Giáo viên trường:.......................................................................Tỉnh:.....................
	Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT xin hãy cho biết ý kiến của đồng chí về một số vấn đề sau (Nếu đồng ý xin đánh dấu (+) vào ô bên cạnh, không đồng ý bỏ trống)
1. Theo đồng chí những nhân tố nào tác động đến hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
- Chương trình, nội dung, sách giáo khoa	¨
- Phương pháp, phương tiện dạy học	¨
- Vai trò của người giáo viên	¨
- Trình độ nhận thức và thái độ học tập của học sinh 	¨
- Quan niệm của các cấp quản lý và phụ huynh học sinh	¨
2. Theo đồng chí môn Lịch sử ở trường THPT có cần bài tập không?
Rất cần thiết	¨	Cần thiết	¨	Không cần thiết	¨
3. Có giáo viên khẳng định rằng: Bài tập lịch sử có vai trò, ý nghĩa nhiều mặt góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Ý kiến của đồng chí?
Đồng ý	¨	Không đồng ý	¨	Phân vân	¨
4. Xin hãy cho biết quan niệm của đồng chí về bài tập lịch sử ở trường THPT.
- Là tất cả các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa lịch sử THPT	 ¨
- Là một số câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa lịch sử THPT	 ¨
- Là tất cả những câu hỏi, BT do giáo viên đưa ra trong quá trình dạy học lịch sử ¨
- Là một số câu hỏi, bài tập do giáo viên đưa ra trong quá trình dạy học lịch sử ¨
- Ý kiến khác:..........................................................................................................
5. Có giáo viên quan niệm rằng, môn Lịch sử ở trường THPT chỉ có loại bài tập thực hành như: Vẽ bản đồ, sơ đồ, lập niên biểu, sưu tầm tài liệu... Nhận xét của đồng chí về quan niệm này như thế nào?
Đồng ý	¨	Không đồng ý	¨	Phân vân	¨
6. Theo đồng chí những nguyên nhân nào sau đây làm cho việc xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở trường THPT gặp nhiều khó khăn.
- Thiếu tài liệu, chưa có sách bài tập
Đúng	¨	Không đúng	¨	Phân vân	¨
- Chưa có kinh nghiệm biên soạn sử dụng bài tập.
Đúng	¨	Không đúng	¨	Phân vân	¨
- Chưa có chương trình quy định số giờ bài tập, thực hành thích đáng
Đúng	¨	Không đúng	¨	Phân vân	¨
- Do số tiết ít, trình độ học sinh thấp và các em không hứng thú học tập bộ môn.
Đúng	¨	Không đúng	¨	Phân vân	¨
- Ý kiến khác:..........................................................................................................
8. Đồng chí đã sử dụng những dạng câu hỏi, bài tập nào dưới đây trong quá trình dạy học lịch sử.
- Giờ học nội khoá.
Bài tập trắc nghiệm	¨	Bài tập lập các niên biểu	¨
Bài tập vẽ sơ đồ, bản đồ lịch sử	¨	Câu hỏi, bài tập nghị luận	¨
- Giờ học ngoại khoá.
Bài tập trắc nghiệm	¨	Bài tập lập các niên biểu	¨
Bài tập vẽ sơ đồ, bản đồ lịch sử	¨	Câu hỏi, bài tập nghị luận	¨
- Bài tập về nhà cho học sinh 
Bài tập trắc nghiệm	¨	Bài tập lập các niên biểu	¨
Bài tập vẽ sơ đồ, bản đồ lịch sử	¨	Câu hỏi, bài tập nghị luận	¨
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Bài tập trắc nghiệm	¨	Bài tập lập các niên biểu	¨
Bài tập vẽ sơ đồ, bản đồ lịch sử	¨	Câu hỏi, bài tập nghị luận	¨
9. Qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, đồng chí đã nghe trình bày về vấn đề bài tập trong dạy học lịch sử ở trường THPT 
Chưa	¨	Một lần	¨	Nhiều lần	¨
10. Để tiến hành sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử trường THPT đạt hiệu quả. Đồng chí có ý kiến gì?
..........................................................................................................................
Xin cảm ơn đồng chí!
PHỤ LỤC 4
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾ DẠY HỌC VÀ HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
(Dùng cho học sinh)
Họ và tên:................................................................................................................
Lớp:............................Trường:................................................................................
	Em hãy đánh dấu (x) vào những ô vuông mà em thấy đúng với bản thân trong quá trình học tập môn lịch sử ở trường THPT vào các câu dưới đây:
1. Em có thích học bộ môn Lịch sử không?
Rất thích	¨	Thích	¨	Bình thường	¨ Không thích	¨
2. Lý do em thích (hoặc không thích) học môn Lịch sử?
.................................................................................................................................
3. Em thường được thầy cô giáo cho làm bài tập lịch sử không?
Thường xuyên	¨	Thỉnh thoảng	¨	Không	¨
4. Em có thích làm những bài tập lịch sử do thầy cô giáo đưa ra không?
Rất thích	¨	Thích	¨	Bình thường	¨ Không thích	¨
5. Khi làm bài tập lịch sử thường xuyên trong quá trình học, em thấy có tác dụng gì đối với bộ môn Lịch sử?
- Hiểu sâu bài học	¨
- Mở rộng kiến thức đã học	¨	
- Có hứng thú với bộ môn	¨
- Không có tác dụng gì	¨
- Ý kiến khác:..........................................................................................................
6. Khi làm bài tập lịch sử em gặp phải những khó khăn gì?
- Thiếu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo	¨
- Do thầy cô giáo không gợi mở hướng dẫn trên lớp	¨
- Do bài tập quá khó	¨
- Ý kiến khác:..........................................................................................................
7. Em thích làm những dạng bài tập nào dưới đây?
- Bài tập trắc nghiệm	¨
- Bài tập vẽ sơ đồ, bản đồ lịch sử	¨
- Bài tập lập các niên biểu	¨
- Câu hỏi, bài tập nghị luận	¨
8. Em đã làm những việc dưới đây chưa?
- Có một cuốn vở riêng ở làm các loại bài tập trong quá trình học	¨
- Sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương	¨
- Có cuốn sổ tay ghi các khái niệm lịch sử quan trọng, các câu nhận định hay của các tác gia kinh điển liên quan đến lịch sử	¨
- Đọc sách tham khảo phục vụ cho bộ môn	¨
9. Em có kiến nghị gì về đổi mới việc sử dụng bài tập lịch sử?
.........................................................................................................................
Xin cảm ơn em!

File đính kèm:

  • docSK Xay dung va su dung he thong bai tap trong day va hoc lich Viet Nam Lop 11_12384734.doc
Sáng Kiến Liên Quan