SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm Steam trong dạy học chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường Việt Nam” Địa lí 12 - Trung học Phổ thông

Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học theo dự án và tổ chức hoạt

động trải nghiệm STEAM

Hoạt động trải nghiệm STEAM là một hoạt động giáo dục, trong đó nội

dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp

và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành

động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư

tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân

trong xã hội hiện đại. Thông qua hoạt động, học sinh phát huy tính sáng tạo để

thích ứng và tạo ra cái mới giá trị cho cá nhân và cộng đồng.8

Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động trải nghiệm

STEAM sẽ tạo ra môi trường học tập mới mẻ, tích cực, thoải mái gây hứng thú cho

người học. Dạy học theo dự án góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và

hành động, nhà trường và xã hội , tham gia tích cực vào việc phát triển năng lực tự

học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và khả năng

cộng tác làm việc của người học.

Dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm STEAM là hoạt động

học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập

và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống giúp học sinh được thực hành,

khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động theo sự đa dạng về nội dung và hình

thức của bài học. Nêu cao tính tự giác, tự lực, tinh thần trách nhiệm đối với công

việc, say mê học tập, nghiên cứu và nắm bắt được cơ hội định hướng phát triển

năng lực bản thân. Ngoài ra, việc kết hợp hai phương pháp trên còn giúp học sinh

có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung bài học, ghi nhớ lâu hơn và có kĩ năng vận

dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

pdf72 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm Steam trong dạy học chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường Việt Nam” Địa lí 12 - Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau của các thành 
viên trong nhóm 
5 
2. Sản phẩm hoàn thiện 
đúng tiến độ 
5 
 Tổng điểm 50 
 PHỤ LỤC 3: 
I. BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRONG CHỦ ĐỀ 
Nội dung 
Nhận biết Thông hiểu 
Vận dụng 
thấp 
Vận dụng 
cao 
1. Sử dụng và 
bảo vệ tài 
nguyên sinh 
vật 
2. Sử dụng và 
bảo vệ tài 
nguyên đất 
3. Sử dụng và 
bảo vệ tài 
nguyên khác 
4. Bảo vệ môi 
trường 
5. Một số thiên 
tai chủ yếu và 
biện pháp 
phòng chống. 
- Trình bày 
được hiện 
trạng sử dụng 
và suy giảm 
tài nguyên 
sinh vật, đất và 
các loại tài 
nguyên khác 
(khí hậu, 
nước, khoáng 
sản). 
- Phân tích 
được nguyên 
nhân và hậu 
quả của sự suy 
giảm tài 
nguyên thiên 
nhiên và môi 
trường nước 
ta. 
- Giải thích 
được vì sao 
tình trạng mất 
cân bằng sinh 
thái và ô 
nhiễm môi 
trường là 2 
vấn đề quan 
trọng nhất 
trong bảo vệ 
môi trường. 
- Đề xuất các 
biện pháp sử 
dụng hợp lí và 
bảo vệ tài 
nguyên thiên 
nhiên, bảo vệ 
môi trường, 
phòng chống 
thiên tai. 
- Sử dụng 
Atlat trình bày 
hoạt động của 
các thiên tai 
Nhận xét sự 
phân bố của 
Bão. 
- So sánh tình 
trạng ngập lụt 
giữa Đồng 
bằng sông 
Hồng và Đồng 
bằng sông 
Cửu Long. 
- Liên hệ thực 
tế về các biểu 
hiện suy thoái 
tài nguyên 
thiên nhiên và 
môi trường 
địa phương. 
- Đề xuất các 
biện pháp sử 
dụng hợp lí và 
bảo vệ tài 
nguyên thiên 
nhiên, môi 
trường địa 
phương và tái 
chế các vật 
dụng từ rác 
thải góp phần 
bảo vệ môi 
trường. 
II. BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO 
NĂNG LỰC CỦA CHỦ ĐỀ 
1. Mức độ nhận biết: 
Câu 1.1: Trình bày hiện trạng tài nguyên rừng của nước ta hiện nay? 
Đáp án: 
- Diện tích rừng của nước ta đang được phục hồi: Năm 1983 tổng diện tích 
rừng là 7,2 triệu ha, năm 2006 tăng lên thành 12,1 triệu ha. Tuy nhiên, tổng diện 
tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng năm 2006 vẫn thấp hơn năm 1943. 
- Chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm 
Câu 1.2: Để có biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả tài nguyên rừng được phân 
loại như thế nào? 
Đáp án: Rừng phân thành 3 loại: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất 
 Câu 1.3: Nêu một số nguyên nhân cơ bản làm suy giảm đa dạng sinh học ở 
nước ta. 
Đáp án: 
- Nguyên nhân cơ bản làm suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. 
+ Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính 
đa dạng của sinh vật 
+ Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiếm nguồn nước làm nguồn thủy sản 
nước ta bị giảm sút rõ rệt. 
Câu 1.4: Trình bày một số hình thức canh tác để bảo vệ đất ở miền đồi núi. 
Đáp án: 
Một số hình thức canh tác để bảo vệ đất ở miền đồi núi: Làm ruộng bậc thang, 
đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. 
Câu 1.5: Hoạt động của bão đã gây ra những hậu quả nào? 
Đáp án: 
Hậu quả của bão: 
- Mưa lớn trên diện rộng (300 - 400mm), gây ngập úng đồng ruộng, đường 
giao thông... Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển. 
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế... 
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh. 
Câu 1.6: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là 
A. ven biển đồng bằng sông Hồng. B. ven biển Trung Bộ. 
C. ven biển Nam Trung Bộ. D. ven biển Nam Bộ. 
Đáp án: B. ven biển Trung Bộ. 
Câu 1.7: Vùng nào sau đây chịu ngập úng nghiêm trọng nhất nước ta? 
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. 
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long 
Đáp án: A. Đồng bằng sông Hồng. 
Câu 1.8: Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là 
tình trạng 
A. suy giảm đa dạng sinh học và suy giảm tài nguyên nước. 
B. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học. 
C. mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường. 
D. suy giảm tài nguyên đất và suy giảm tài nguyên rừng. 
Đáp án: C. mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường. 
 2. Mức độ thông hiểu: 
Câu 2.1: Tại sao tổng diện tích rừng của nước ta đang tăng dần nhưng tài 
nguyên rừng vẫn đang bị suy thoái? 
Đáp án: 
Mặc dù tổng diện tích rừng của nước ta đang tăng dần nhưng tài nguyên rừng 
vẫn đang bị suy thoá vì chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm , 
diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng trồng. 
Câu 2.2: Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta hiện nay do 
những nguyên nhân nào? 
Đáp án: Nguyên nhân mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta 
- Do khai thác tài nguyên quá mức đã làm phá vỡ cân bằng sinh thái 
- Do chất thải sinh hoạt và sản xuất làm môi trường bị ô nhiễm 
Câu 2.3: Ở miền đồi núi việc bị mất lớp phủ thực là nguyên nhân chính gây 
ra thiên tai nào sau đây: 
A. Bão B. Ngập lụt C. Lũ quét D. Hạn hán 
Đáp án: C. Lũ quét 
Câu 2.4: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây có nguy cơ cao dẫn tới ô nhiễm đất? 
A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. B. Trồng lúa nước làm đất bị glây. 
C. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học. D. Canh tác không hợp lý trên đất dốc. 
Đáp án: C. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học 
Câu 2.5: Biện pháp nào sau đây không để bảo vệ đa dạng sinh học ? 
A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia. 
B. Có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. 
C. Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. 
D. Quy định cụ thể việc khai thác. 
Đáp án: B. Có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. 
Câu 2.6: Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất để bảo vệ đất đồi núi ở nước ta? 
A. Quản lí và sử dụng vốn đất rừng hợp lí. 
B. Sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất đai. 
C. Áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn. 
D. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất đai. 
Đáp án: C. Áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn 
 Câu 2.7: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để phòng chống khô hạn lâu dài ở 
nước ta? 
A. Phòng chống cháy rừng. 
B. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. 
C. Bố trí nhiều trạm bơm nước. 
D. Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lý 
Đáp án: D. Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lý 
3. Mức độ vận dụng . 
Câu 3.1: Em hãy cho biết sử dụng bảo vệ tài nguyên rừng có ảnh hưởng như 
thế nào tới sử dụng bảo vệ tài nguyên đất? 
Đáp án: 
- Tài nguyên rừng suy giảm, làm cho diện tích đất trống đồi trọc tăng, đất đễ 
bị rửa trôi và xói mòn 
- Việc đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng trong thời gian gần đây đã làm cho 
diện tích đất trống đồi trọc giảm mạnh, hạn chế xói mòn và bảo vệ đất. 
Câu 3.2: Là một đoàn viên thanh niên bản thân em đã có những hành động gì 
để góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường? 
Đáp án: 
Học sinh liên hệ đến trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng hợp lí và 
bảo vệ tài nguyên, môi trường thông qua các việc làm cụ thể như: 
- Tuyên truyền, vận động mọi người và cùng tham gia sử dụng hợp lí và bảo 
vệ tài nguyên, môi trường như: giữ vệ sinh nơi công cộng, thu gom và phân loại 
rác, trồng cây, bảo vệ rừng đầu nguồn, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong sản 
xuất... 
- Tham gia hưởng ứng các chương trình bảo vệ môi trường 
- Tham gia hoạt động trải nghiệm với chủ đề bảo vệ tài nguyên, môi trường... 
Câu 3.3: Theo em để xử lý rác thải sinh hoạt trong gia đình, cần chọn biện 
pháp nào sau đây: 
A. Vứt rác xuống sông hay ra khu vực nào đó xa nơi ở 
B. Đốt tất cả các loại rác 
C. Phân loại rác và tập trung về một khu vực để xử lí 
D. Không cần phân loại rác mà chỉ cần tập trung về khu vực xử lí 
Đáp án: C. Phân loại rác và tập trung về một khu vực để xử lí 
 Câu 3.4: Để hạn chế lũ quét biện pháp quan trọng nhất cần thực hiện là: 
A. Quy hoạch các điểm dân cư 
B. Tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi 
C. Quản lí sử dụng đất đai hợp lí 
D. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn 
Đáp án: D. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn 
Câu 3.5: Nguyên nhân chủ yếu làm cho thủy sản chết hàng loạt ở vùng biển 
miền Trung nước ta trong năm 2016 là 
A. biến đổi khí hậu. B. đánh bắt hủy diệt. 
C. chất thải công nghiệp. D. thiên tai xảy ra liên tiếp. 
Đáp án : C. chất thải công nghiệp 
Câu 3.6: Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là 
A. cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế. 
B. đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai. 
C. giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp. 
D. tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản. 
Đáp án : B. đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai. 
Câu 3.7: Ngập úng ít gây hậu quả nghiêm trọng ở Trung Bộ vì 
A. diện tích đồng bằng nhỏ. 
B. không có nhiều sông 
C. địa hình dốc ra biển và không có đê. 
D. lượng mưa trung bình năm nhỏ. 
Đáp án : C. địa hình dốc ra biển và không có đê. 
4. Mức độ vận dụng cao: 
Câu 4.1: Bằng kiến thức đã học em hãy tuyên truyền để mọi người biết biện 
pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương em 
Đáp án: 
- Cần có biện pháp canh tác hợp lí để hạn chế xói mòn đất 
- Trồng và bảo vệ rừng 
- Không thải chất thải sinh hoạt và sản xuất ra sông hồ suối 
- Không sử dụng thuốc trừ sâu và hạn chế dùng phân hóa học trong sản xuất 
nông nghiệp 
 - Không sử dụng các loại dụng cụ mang tính hủy diệt kh khai thác thủy hản sản 
- Phân loại rác và thu gom rác đúng quy định ... 
Câu 4.2: Giả sử gia đình em sở hữu trang trại nuôi lợn, em sẽ tư vấn với bố 
mẹ như thế nào trong việc xử lí lượng phân thải ra? 
Đáp án: 
- Không thải phân ra ngoài môi trường như sông hồ ao rãnh thoát nước. 
- Xây dựng và sử dụng hầm bioga để chế biến phân nước thải thành khí ga để 
sử dụng. Như vậy vừa đảm bảo môi trường vừa tiết kiệm nguồn nhiên liệu 
Câu 4.3: Hiện nay, rất nhiều người nông dân thường sử dụng các loại thuốc 
diệt cỏ hóa học trong trồng trọt vì tính tiện lợi và hiệu quả diệt cỏ cao của nó. Bằng 
kiến thức đã học em sẽ giải thích cho mọi người như thế nào để thuyết phục họ 
không lạm dụng thuốc diệt cỏ hóa học mà thay vào đó sử dụng thuốc diệt cỏ sinh 
học hoặc dùng biện pháp thủ công là nhổ cỏ? 
 Đáp án: 
- Nếu lạm dụng thuốc hóa học nói chung và thuốc diệt cỏ hóa học nói riêng, 
sẽ làm ô nhiễm đất và nguồn nước, không khí . Đất sẽ bị thoái hóa, làm đất bị 
chua, bạc màu.sẽ làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng những vụ sau. Nước 
sẽ bị ô nhiễm và ngấm xuống tầng ngầm gây hậu quả xấu đối với sức khỏe con 
người. 
- Lạm dụng thuốc hóa học sẽ để lại dư lượng thuốc hóa học trong nông phẩm, 
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi. 
- Việc sử dụng thuốc cỏ sinh học hay làm cỏ thủ công mặc dù chi phí cao hơn 
nhưng sẽ không gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên đất, đảm bảo chất 
lượng nông phẩm và sức khỏe con người, vật nuôi 
Câu 4.4: Sinh sống ở vùng đồi núi, em sẽ tư vấn như thế nào cho gia đình 
mình và những người xung quanh các biện pháp để khai thác và sử dụng đất nông 
nghiệp hợp lí? 
Đáp án: 
Các biện pháp để khai thác và sử dụng đất nông nghiệp hợp lí ở vùng đồi núi 
địa phương 
- Cần trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để hạn chế xói mòn đất sạt lở 
- Canh tác hợp lí trên đất dốc như trồng cây lâu năm, làm ruộng bậc thang... 
- Xây dựng hệ thống thủy lợi để cung cấp nước tưới tiêu phù hợp 
- Xây dụng mô hình nông lâm kết hợp 
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với từng loại đất. Tăng cường trồng 
cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và rừng. 
 III. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT 
1. Mục đích yêu cầu 
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức về tình hình sử dụng và biện 
pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, một số thiên tai chủ yếu và biện 
pháp phòng chống của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
- Qua kiểm tra giúp giáo viên đánh giá được quá trình giảng dạy, đồng thời 
học sinh cũng tự đánh giá được mình trong học tập. 
- Tổ chức thi và chấm thi nghiêm túc, khách quan, trung thực, chấm trả bài 
đúng thời gian quy định. 
2. Về kĩ năng : Đánh giá học sinh ở ba cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận 
dụng kiến thức, kĩ năng. 
3. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm kết hợp với tự luận 
4. Biên soạn đề kiểm tra 
4.1 Phần trắc nghiệm: ( 1,5 điểm) 
Câu 1: Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ moi trường, theo quy 
hoạch chúng ta phải đảm bảo 
A. Độ che phủ rừng cả nước là 20 – 30%, vùng núi thấp phải đạt 40 – 50% 
B. Độ che phủ rừng cả nước là 30 – 40%, vùng núi thấp phải đạt 50 – 60% 
C. Độ che phủ rừng cả nước là 40 – 45%, vùng núi thấp phải đạt 60 – 70% 
D. Độ che phủ rừng cả nước là 45 – 50%, vùng núi thấp phải đạt 70 – 80% 
Câu 2: sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới 
đây 
A. Suy giảm về số lượng loài 
B. Suy giảm thể trạng của các cá thể trong loài 
C. Suy giảm về hệ sinh thái 
D. Suy giảm về nguồn gen quý hiểm 
Câu 3: Hai vấn đề lớn nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước ta hiện nay là 
A. Nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm môi trường nước 
B. Ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và nguy cơ cạn kiệt nguồn 
nước ngầm 
C. Ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước 
D. Ô nhiểm môi trường nước và nguồn nước có sự phân hóa theo các vùng miền 
Câu 4: Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là 
 A. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất 
B. Suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước 
C. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạnh sinh vật 
D. Mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường 
Câu 5: Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng? 
A. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê điều 
B. Nếu có bão mạnh, cần khẩn trương sơ tán dân 
C. Các tàu thuyền trên biển tìm cách ra xa bờ 
D. ở đồng bằng phải kết hợp chống úng, lụt; ở vùng núi chống lũ, xói mòn 
Câu 6: Lũ quét xảy ra ở những nơi có điều kiện nào dưới đây? 
A. Sườn các cao nguyên, nơi đổ dốc xuống các bề mặt thấp hơn 
B. Những lưu vực sông suối miền núi có địa hình cắt mạnh, độ dốc lớn, mất 
lớp phủ thực vật, đất dễ bị bóc mòn 
C. Ở những đồng bằng thấp, nước sông dâng cao vào mùa lũ 
D. Tất cả các nơi trên 
4.2. Phần tự luận: ( 8,5 điểm) 
Câu 1: Cho bảng số liệu sau: 
Sự biến động diện tích rừng qua một số năm 
Năm 
Tổng diện 
tích có rừng 
( Triệu ha) 
Diện tích 
rừng tự nhiên 
( Triệu ha) 
Diện tích 
rừng trồng 
(Triệu ha) 
Độ che phủ 
(%) 
1943 14.3 14.3 0 43.0 
1983 7.2 6.8 0.4 22.0 
2005 12.7 10.2 2.5 38.0 
2018 14.5 10.3 4.2 41.7 
 Dựa vào bảng số liệu trên và kiến thức đã học hãy nhận xét về biến động 
diện tích rừng qua các giai đoạn 1943-1983 và 1983-2018. Vì sao có sự biến động 
đó? 
Câu 2: Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường nước ta là gì? Vì sao? 
Câu 3: Theo em là đoàn viên thanh niên chúng ta cần làm gì để góp phần sử 
dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương? 
 ĐÁP ÁN 
1. Trắc nghiệm (1.5 điểm) 
Câu 1- D; câu 2- B; câu 3- C; câu 4- D; câu 5- C; câu 6: B 
2. Tự luận : ( 8.5 điểm) 
Câu 1: Nhận xét bảng số liệu 
- Giai đoạn 1943 - 1983: tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ 
che phủ rừng bị giảm sút nghiêm trọng (trên duới 50%). Nguyên nhân: do chiến 
tranh, do phá rừng bừa bãi, do khai thác không hợp lí, công tác quàn lí rừng còn 
nhiều hạn chể. Mặc dù diện tích trồng rừng đạt 0,4 triệu ha, nhưng không bù đắp 
được diện tích rừng tự nhiên bị phá, nên độ che phù rừng giảm sút gần 50%. 
- Giai đoạn 1983 - 2018: tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ 
che phủ rừng tăng đáng kể, đặc biệt diện tích rừng trồng tăng nhanh và đạt 4.2 triệu 
ha (năm 2018). 
- Nguyên nhân: công tác bảo vệ, quản lí, trồng rừng được tăng cường manh 
mẽ. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên vẫn ít hơn rất nhiều so với năm 1943, điều 
đó có nghĩa là chất lượng rừng vẫn bị giảm sút, mặc dù diện tích rừng đang dần 
tăng lên. 
Câu 2: Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường nước ta là 
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các 
thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu. 
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề 
nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và 
một số vùng cửa sông ven biển. 
- Đây là 2 vấn đề được xác định là quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường vì 
chúng có tác động lớn đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng như cuộc sống 
của con người 
Câu 3: Để góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường mỗi 
đoàn viên cần: 
- Nâng cao ý thức trong bảo vệ cảnh quan, môi trường ở Nhà trường, gia đình 
và địa phương 
- Không xả rác bừa bãi, tiến hành thu gom và phân loại rác theo quy định 
- Hưởng ứng chiến dịch trồng cây xanh, làm vệ sinh của Nhà trường và xã hội 
- Tuyên truyền cho mọi người về biện pháp sử dụng bảo vệ tài nguyên môi trường... 
 - Nghiên cứu và tái chế các chất thải thành một số sản phẩm hữu ích. Tuyên 
truyền để mọi người hiểu và chung tay chế tạo và sử dụng các sản phẩm tái chế để 
thay thế. 
 PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ 
I. HÌNH ẢNH SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA CÁC NHÓM 
Sản phẩm của nhóm 1:Thiết kế Infographic: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên 
sinh vật 
Hình I.1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng 
Hình I.2: Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học 
 Sản phẩm của nhóm 2: Sơ đồ tư duy 
Hình I.3: Sơ đồ tư duy sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất 
Hình I.4: Sơ đồ tư duy sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác 
Hình I.5: Thí nghiệm “ Biện pháp chống xói mòn đất” 
Sản phẩm của nhóm 3 : 
Video bảo vệ môi trường: https://youtu.be/p519NfzLW2E 
Hình I.6: Hình cắt từ video bảo vệ môi trường 
Hình I.7: Poster tuyên truyền bảo vệ môi trường 
 Sản phẩm của nhóm 4: 
Thiết kế tờ rơi: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống 
Hình I.8: Tờ rơi về “Bão” 
Hình I.9: Tờ rơi về “Ngập lụt” 
Hình I.10: Tờ rơi về “Lũ quét” 
Hình I.11: Tờ rơi về “Hạn hán và các thiên tai khác 
 II. HÌNH ẢNH SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEAM 
CỦA CÁC NHÓM 
Hình II.1: Bình hoa 
(Nguyên liệu từ vỏ chai nhựa và ống hút nhựa đã qua sử dụng- Sản phẩm 
nhóm 1) 
Hình II.2: Chuông gió 
(Nguyên liệu từ các hạt nhựa, nút chai nhựa; 
ống hút nhựa và đĩa CD đã qua sử dụng - Sản phẩm nhóm 2) 
Hình II.3: Lồng đèn 
(Nguyên liệu từ các ống hút nhựa đã qua sử dụng- Sản phẩm nhóm 3) 
Hình II.4: Ống đựng bút 
(Nguyên liệu từ vỏ chai nhựa, vải xốp đã qua sử dụng- Sản phẩm nhóm 4) 
 III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hình III.1: Nhóm 1 trình bày sản phẩm dự án 
Infographic: Sử dụng tài nguyên sinh vật 
Hình III.2: Nhóm 2 trình bày sản phẩm dự án 
Sơ đồ tư duy: Vấn đề sử dụng tài nguyên đát và các tài nguyên khác 
 Hình III.3: Nhóm 2 thực hiện thí nghiệm “Biện pháp chống xòi mòn đất” 
Hình III.4: Nhóm 3 trình bày sản phẩm dự án 
Video về môi trường và Poster tuyên truyền bảo vệ môi trường 
Hình III.5: Nhóm 4 trình bày sản phẩm dự án 
Tờ rơi: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống 
Hình III.6: Học sinh tự đánh giá sản phẩm của nhóm 
và đánh giá chéo sản phẩm nhóm bạn 
Hình III.7: Nhóm 1 trình bày sản phẩm hoạt động trải nghiệm STEAM 
- Bình hoa 
Hình III.8: Nhóm 2 trình bày sản phẩm hoạt động trải nghiệm STEAM 
- Chuông gió 
Hình III.9: Trình bày sản phẩm hoạt động trải nghiệm STEAM 
- Lồng đèn 
Hình III.10: Nhóm 4: Trình bày sản phẩm hoạt động trải nghiệm STEAM 
 - Ống đựng bút 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nghiên cứu thông qua các tài liệu có liên quan đến đề tài như mạng internet 
2. Các tài liệu về lí luận dạy học đề cập đến quan điểm dạy học phát huy năng 
lực của người học 
3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT Nhà xuất bản giáo dục 
4. Hoạt động ngoại khóa Địa lí ở trường phổ thông “Nguyễn Đức Vũ” Nhà 
xuất bản giáo dục 
5. Sách giáo viên Địa lí 12, Nhà xuất bản giáo dục 
6. Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông “ Nguyễn Trọng Phúc” Nhà 
xuất bản đại học sư phạm 
7. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực “ Đặng Văn Đức- Nguyễn 
Thu Hằng” Nhà xuất bản đại học sư phạm. 
8. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Địa lí 12. 
9. Thiết kế bài giảng Địa lí 12. “ Vũ Quốc Lịch ” Nhà xuất bản Hà Nội 
10. Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí trung học phổ thông “Lê Thông - 
Nguyễn Minh Tuệ”, Nhà xuất bản đại học sư phạm. 
11. Kỷ yếu hội thảo khoa học giáo dục STEM trong chương trình giáo dục 
THPT mới, Nhà xuất bản ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh 
12. Dự thảo Chương trình giáo dục THPT mới 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an_ket_hop_voi_to_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan