SKKN Phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần Địa lý địa phương môn Địa lý 12 - Trung học Phổ thông

Cơ sở thực tiễn.

Thực trạng về soạn giáo án dạy - học ở các môn học nói chung và môn

Địa Lý nói riêng, khi ta soạn giáo án phần “phẩm chất và năng lực cần hình thành

cho sinh” đang ở dạng khái quát chung của bài. Nên trong quá trình dạy – học ít

khi vận dụng hiệu một cách hiệu quả đặc biệt là các phẩm chất truyền tải cho HS

trong mỗi bài học; chương trình giáo dục phổ thông còn coi nhẹ thực hành, vận

dụng kiến thức, thiếu gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học; chưa chú trọng

đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống, tư duy sáng tạo và kỷ năng làm việc.

Trong quá trình dạy học một bộ phận giáo viên đang quan tâm đến việc dạy “ chữ”

để phục vụ “ thi cử” chư quan tâm đến việc giáo dục nghề nghiệp.

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì: “chương trình giáo dục phổ

thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với

người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập

suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều

kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào

cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn

cầu hóa và cách mạng công nghệ mới”.

Phần địa lý địa phương là một phần rất quan trọng nhưng lại phân bố cuối

chương trình phổ thông, nên tâm lý học sinh lại có phần sao nhã. Vậy để phát huy

được sự hứng khởi và dụng ý của nhà viết sách thì giáo viên phải đổi mới cách

soạn giáo án và cách dạy thì mới “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng

tạo của học sinh.

Đứng trước yêu cầu của nghành giáo dục đòi hỏi giáo viên phải chủ động

thiết kế của bài giảng và phù hợp với đối tượng học sinh. Để góp vào kho tàng

phương pháp dạy học, tôi đã mạnh dạn nêu ra “phương pháp phát triển toàn diện

phẩm chất và năng lực của người học qua phần địa lý địa phương môn địa Lý lớp

12 – THPT”

pdf39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần Địa lý địa phương môn Địa lý 12 - Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Đông Nam và nhiều khu công 
nghiệp khác nữa. 
2. Dân cư và xã hội 
a .Dân số. 
 + Tính đến hết năm 2016 
huyện Nghi Lộc 200.170 người, 
xếp thứ 6 trong toàn tỉnh. 
+ Gia tăng dân số: 1.12% . 
+ Mật độ dân số: 564,7 
người/km2. 
b.Xã hội 
- Có nhiều tôn giáo. 
- Đời sống của người dân được 
nâng cao. 
4.4. Tổng kết và hƣớng dẫn học tập. 
Câu 1. Nghi Lộc có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn? 
A.28 B. 29 C. 30 D. 31 
Câu 2. Đâu là khu công nghiệp thuộc huyện Nghi Lộc 
A.Khu công nghiệp Hoàng Mai B. Khu công nghiệp Nghĩa Đàn 
 24 
C.Khu công nghiệp Nam Cấm D. Khu công nghiệp vsip. 
Câu 3. “ Đà Lạt trên biển” được ví cho bãi biển nào sau đây? 
A.Cữa Lò B. Cữa Hội C. Bãi Lữ D. Bãi biển Diễn Thành. 
Câu 4. Di tích lịch sử nào nằm trên địa bàn huyện Nghi Lộc? 
A. Đền thờ vua Quang Trung B.Đền thờ An Dương Vương 
C. Đền thờ Nguyễn xí D. Đền thờ Bạch Mã 
Câu 5. Xã nào ở huyện Nghi Lộc có làng nghề đóng thuyền nổi tiếng là: 
A. Xã Phúc Thọ. B. Xã Nghi Xuân. C.Xã Nghi Kiều D. Xã Nghi Thiết 
Câu 6. Xã nào ở huyện Nghi Lộc có làng nghề mây tre đan nổi tiếng là: 
A. Xã Nghi Phong. B. Xã Nghi Xuân. C.Xã Nghi Kiều D. Xã Nghi Vạn 
Câu 7. Ở huyện Nghi Lộc có những loại khoáng sản nào 
A. Sắt, barit, đá vôi, vàng 
B. Đồng, thiếc, đất sét, đá xây dưng 
C. Sắt, barit, đá vôi, đất sét, đá xây dưng. 
D. Thiếc, đất sét, đá xây dưng, chì, khí đốt 
Câu 8. Sông Cấm bắt nguồn từ dãy núi nào 
A. núi Đại Huệ. B. Trường Sơn. C. Dãy Bạch mã D. Núi con Voi 
Câu 9. Thời kỳ hạn hán của huyện Nghi Lộc và0 những tháng nào? 
A. Tháng 4,5,6 B. Tháng 5, 6, 7 
C. Tháng 6, 7, 8 D. Tháng 8, 9, 10. 
Câu 10. Các tháng nào là mùa mưa của huyện Nghi Lộc 
A. Tháng 4,5,6 B. Tháng 5, 6, 7 
C. Tháng 10, 11, 12 D. Tháng 8, 9, 10. 
III. Kiểm tra thực nghiệm đề tài. 
Thực nghiệm sư phạm: Với những định hướng nghiên cứu dạy học theo 
hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học, chúng tôi đã tiến 
hành dạy thể nghiệm ở một số lớp học và thu được kết quả sau khi tiến hành kiểm 
tra như sau: 
 1. Hoạt động kiểm tra. 
1.1. Mục tiêu kiểm tra. 
- Kiểm tra khả năng huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia 
hình thành kiến thức mới; kỷ năng phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng tự 
nhiên, kinh tế - xã hội. 
- Kiểm tra khả năng tổ chức học tập ngoài thực địa, trong môi trường tự 
nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương. 
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kỷ năng đã học địa lý, liên hệ 
thực tế, tiếp cận với các tình huống thực tiễn; các kỹ năng phát hiện vấn đề, lập kế 
hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề. 
1.2. Hình thức kiểm tra. 
 - Hình thức: 
+ Bài thu hoạch báo cáo kết quả nghiên cứu( đối với lớp thể nghiệm). 
+ Làm bài kiểm tra tự luận( đối với lớp đối chứng) 
 25 
 - Cách tổ chức kiểm tra: 
 + Trình bày kết quả nghiên cứu trong tiết học( đối với lớp thể nghiệm). 
+ Làm bài kiểm tra 1 tiết( đối với lớp đối chứng) 
1.3. Thiết lập ma trận. 
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm 
tra. 
- Xác định khung ma trận. 
 Mức độ 
Chủ đề 
(nội dung) 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Cộng 
Vận dụng 
Vận dụng 
cao 
Chủ đề 
Đặc điểm tự 
nhiên, kinh 
tế và xã hội 
huyện Nghi 
Lộc 
Nắm được: 
- vị trí địa lý 
-Đặc điểm nổi 
bật về tự nhiên 
và tài nguyên 
thiên nhiên. 
-Đặc điểm 
chính về dân 
cư và lao động. 
- Đặc điểm nổi 
bật về kinh tế - 
xã hội. 
- tình hình 
phát triển và 
phân bố các 
ngành kinh tế. 
 ý nghĩa 
của vị trí 
địa lý đối 
với sự phát 
triển kinh tế 
, xã hội. 
-Thuận lợi 
và khó khăn 
về điều kiện 
tự nhiên và 
tài nguyên 
thiên nhiên 
đối với đời 
sống và sản 
xuất. 
-Thuận lợi 
và khó 
khăn của 
dân cư và 
lao động 
đối với sự 
phát triển 
kinh tế - xã 
hội. 
Hướng phát 
triển kinh tế 
- xã hội của 
vùng 
 Số điểm:10 
 Tỉ lệ:100% 
Số điểm:3.0 điểm 
Tỉ lệ: 30% 
Số điểm:1.5 
Tỉ lệ: 15% 
Số điểm: 1.5 
Tỉ lệ: 15% 
Số điểm:4.0 
Tỉ lệ: 40% 
Tổng Số 
điểm: 10 
 ( 100%) 
Tổng số 
điểm: 10 
điểm 
3.0 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 
4,0 điểm 
Tổng Số 
điểm: 10 
 ( 100%) 
 26 
1.4. Đề kiểm tra. 
Câu 1: (6.0 điểm) 
 Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Nghi Lộc. Đặc 
điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. 
Câu 2: (4.0 điểm). 
 Theo em, để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nghi Lộc phát triển thì cần 
phải có những phương hướng nào? 
1.5. Đáp án và thang điểm. 
Câu Nội dung Điểm 
1 
Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Nghi 
Lộc. Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát 
triển kinh tế, xã hội. 
6.0 
3. vị trí địa lý. 
+ Tọa độ địa lý: 18040'B - 18055'B 
 18
0
40
'Đ - 18055'Đ 
+ Giới hạn: 
Phía Bắc giáp với huyện Diễn Châu. 
Phía đông giáp với thị xã Cửa Lò và Biển Đông. 
Phía nam giáp với thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên. 
Phía tây nam giáp với huyện Nam Đàn. 
Phía tây giáp với huyện Hưng Nguyên. 
Phía tây bắc giáp với huyện Đô Lương. 
2.Phạm vi lãnh thổ 
Huyện Nghi Lộc có tổng diện tích tự nhiên là: 34.770, 43 ha 
3. Địa hình, khí hậu, sông ngòi và khoáng sản. 
a.Địa hình. 
0.5 
0.5 
0.5 
 27 
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có 
hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng 
lớn. 
 Vùng bán sơn địa 
 Vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây và Tây Bắc của huyện. Địa 
hình có nhiều núi cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, xen kẻ là những 
đồng bằng phù sa. 
 Với diện tích tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm khoảng 52% so 
với tổng diện tích tự nhiên của huyện. 
 Vùng đồng bằng 
 Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa 
hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi xen kẻ độc lập, độ cao 
chênh lệch từ 0,6 – 5.0m. 
 Với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm khoảng 48% so 
với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng 
có thể phân thành 2 vùng: 
+ Vùng thấp. 
 Vùng này chủ yếu là đất phù sa do hệ thống sông Cả bồi đắp, địa 
hình thấp, nguồn nước dồi dào, đây là vùng trọng điểm lúa của 
huyện. 
+ Vùng cao: Chủ yếu là đất cát biển, là vùng đất màu của huyện. 
b.Khí hậu 
 Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp 
giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung khí hậu chịu 
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 
+ Chế độ nhiệt: có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa 2 mùa 
khá cao. 
 Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 23.50C - 
24.5
0
C tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ có thể lên tới 400C . 
 Mùa lạnh từ tháng 10 năm này đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ 
0.5 
 28 
trung bình 19.50C - 20.50C mùa này có lúc nhiệt độ xuống tới 
6.2
0
C . 
+ Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm là 1900m. Lương mưa 
phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nữa cuối tháng 8 đến 
tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp 
nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% cả năm. 
+ Chế độ gió: Có 2 hướng chính. 
- Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 năm này đến tháng 4 
năm sau. 
- Gió Đông Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. 
- Tháng 6 đến 8 Nghi Lộc còn chịu tác động của gió Phơn Tây 
Nam 
c.Sông ngòi 
 - Nghi Lộc có sông Lam chạy qua 3 xã Nghi Thái, Phúc Thọ và 
Nghi Xuân với chiều dài khoảng 7 km. 
- Sông Cấm bắt nguồn từ núi Đại Huệ, qua ngã ba Phương Tích, 
cầu Cấm, cống Nghi Quang đổ ra biển( tại Cửa Lò), chiều dài trên 
địa phận Nghi Lộc là 24 km 
 - Kênh nhà Lê trên địa bàn huyện Nghi lộc theo hướng bắc nam, 
từ Nghi Yên đến Nghi Vạn. 
d.Khoáng sản 
* Khoáng sản ở Nghi Lộc chủ yếu là nhóm vật liệu xây dựng gồm: 
- Đất sét : Có mỏ ở Nghi Văn trư lượng khoảng 1.753 m3 . 
- Đá xây dựng: Có ở Nghi Văn, Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi 
Khánh, Nghi Yên 
- Đá vôi: có ở lèn Dơi( Nghi Yên) đang được khai thác với 24.000 
m
3 
/năm. 
*. Nhóm kim loại màu: 
- Ba rít: có ở núi Quánh( Nghi Văn), trữ lượng khoảng 1. 810 tấn( 
0.5 
0.5 
0.5 
 29 
chưa khai thác). 
- Sắt: có ở Vân Trình( Nghi Yên), trữ lượng 841.280 tấn. 
4.Dân cư và xã hội. 
a.Dân số. 
 Tính đến năm 2016, huyện Nghi lộc có 200. 170 người. 
b.Tôn giáo. 
Huyện Nghi Lộc có 3 tôn giáo chính. 
- Nho giáo chiếm phần lớn dân cư trong toàn huyện. 
- Phật giáo. Chùa Tu( Nghi Phương), Phổ Nghiêm( Nghi Thiết), 
Phúc Lạc( Nghi Thạch 
- Thiên chúa giáo: Hiện nay toàn huyện có 22 giáo xứ: Nhân 
Hòa(Nghi Thuận), Đồng Vông( Nghi Xá), Làng Nam, Kẻ Sữa( 
Nghi Trung), lạc Yên( Nghi, Trang Cảnh( Nghi Xuân), Lập 
Thạch( Nghi Thạch),.... và còn nhiều giáo xứ khác nữa. 
5.Nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp và dịch vụ. 
a.Nông nghiệp 
Nghi Lộc đã hình thành những vùng chuyên canh như : 
- Vùng chuyên rau: phát triển rất nhiều ở Phúc Thọ, Nghi Thái, 
Nghi Xuân. 
- Vùng chuyên lúa: ở Nghi Diên, Nghi Vạn, Nghi Thuận.. 
- Nghô trồng nhiều ở Nghi Thạch, Nghi Phong... 
b.Công nghiệp 
 - Huyện đã xây dựng và phát triển khu công nghiệp Nam Cấm. 
Khu công nghiệp này đã tạo ra nhiều sản phẩm vừa phục vụ nhu 
cầu cho thị trường trong nước vừa phục vụ cho xuất khẩu ra thị 
trường thế giới. 
 - Hiện nay vùng đang tiến hành xây dựng khu kinh tế Đông 
0.5 
0.5 
0.5 
1.0 
 30 
Nam nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển. 
c.Dịch vụ 
* Bãi Lữ. 
 Bãi Lữ là địa điểm du lịch tiêu biểu của huyện Nghi lộc. Đền 
thờ Nguyễn Xí 
 * Đây là đền thờ Nguyễn xí, ngôi đền được tọa lạc trên trung 
tâm xã Nghi Hợp. Đền thờ thuộc di tích lịch sử của tỉnh Nghệ An. 
- Điều kiện địa hình thuận lợi, tài nguyên đất đa dạng thuận lợi 
để phát triển một nền nông nghiệp . 
 - Nghi Lộc được đầu lớn để xây dựng nền công nghiệp có quy 
mô lớn trong tỉnh và duyên hải Bắc Trung Bộ. 
- Ngành du lịch ngày càng phát triển. 
 cơ cấu ngành kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực; đời 
sống của người dân ngày càng được nâng cao. 
2 
Để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nghi Lộc phát triển thì 
cần phải có những phương hướng nào? 
- Trong công nghiệp: tiếp tục thu hút vốn đầu tư trong nước và 
ngoài nước để mở rộng khu công nghiệp Nam Cấm, xây dựng khu 
kinh tế Đông Nam và nhiều khu công nghiệp khác nữa. 
- Tiếp tục thúc đẩy và phát triển ngành dịch vụ du lịch như: xây 
dựng các khu rerort lớn ở Bãi Lữ, các khu biệt thự, khách sản đạt 
tiêu chuẩn 4 sao và 5 sao; Khu tắm biển được chia làm các khu: 
khu tắm thiếu nhi, khu tắm nghĩ dưỡng, các dịch vụ và trò chơi 
trên biển, khu thể thao ...; đồng thời phát triển loại hình du lịch 
vãn cảnh tâm linh. 
- Trong nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh: lúa, rau, 
ngô; chăn nuôi theo hình thức trang trại. Nhằm đáp ừng nhu cầu 
lương thực và thực phẩm cho huyện vừa bán cho các vùng lân cận, 
và xuất khẩu. 
1.5 
1.5 
1.0 
 31 
2. Kết quả kiểm tra: 
- Nhận xét chung: Quá trình tiến hành kiểm tra ở hai lớp đối chứng và hai 
lớp thực nghiệm của các năm học, chúng tôi nhận thấy, khi tìm hiểu nội dung bài 
học, học sinh ở lớp đối chứng tiếp cận máy móc, thụ động, chưa có cái nhìn bao 
quát. Việc vận dụng lí thuyết vào thực tiễn còn nhiều hạn chế. 
Với học sinh lớp thực nghiệm, các em tiếp cận bài học nhanh, có sự bao 
quát. Học sinh có cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham 
gia hình thành kiến thức mới; học sinh rèn luyện kỷ năng phân tích mối liên hệ 
(tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lý tự nhiên; giữa các hiện 
tượng, quá trình địa lý kinh tế - xã hội cũng như mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh 
tế - xã hội; học sinh có các kỹ năng phát hiện vấn đề, lập kế hoạch nghiên cứu, giải 
quyết vấn đề, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề. 
- Số liệu thống kê: 
 Năm học: 2018 – 2019 
Lớp/học sinh 
Lớp đối chứng 
Lớp/học sinh 
Lớp thực nghiệm 
Giỏi, 
khá 
Trung 
bình 
Yếu, 
kém 
Giỏi, 
khá 
Trung 
bình 
Yếu, kém 
12C4 /38 hs 7 hs 
(18,5 
%) 
22 hs 
(57,9%) 
9hs 
(23.6%) 
12C1/38 hs 
15 hs 
(39,5%) 
20 hs 
(52,6 %) 
3 hs 
(7,9%) 
12B1/39hs 9 hs 
(23,1
%) 
20 hs 
(51,3%) 
10hs 
(25.6%) 
12C3/41 hs 
13hs 
(31,7%) 
25 hs 
(61 %) 
3 hs 
(7,3%) 
Năm học: 2019 – 2020: 
 Lớp/học sinh 
Lớp đối chứng 
Lớp/học sinh 
Lớp thực nghiệm 
Giỏi, 
khá 
Trung 
bình 
Yếu, 
kém 
Giỏi, 
khá 
Trung 
bình 
Yếu, kém 
12A2/39 hs 
7 hs 
( 7,1%) 
27 hs 
(69,3%) 
5 hs 
(12,8%) 
12C1/39 hs 
15 hs 
(38,5%) 
24 hs 
(61,5%) 
0 
12C2/40hs 
6 hs 
(15%) 
22 hs 
(55%) 
12 hs 
(30%) 
12B1/40 hs 
10hs 
(27,8 %) 
22 hs 
(61,1 %) 
4 hs 
(11,1%) 
 32 
 Trên đây mới là những thể nghiệm bước đầu trên một số đối tượng . Trong 
thời gian tới, tôi sẽ tiến hành thể nghiệm mở rộng đối tượng để rút kinh nghiệm và 
có những điều chỉnh trong quá trình tiền hành dạy - học để kết quả khả quan hơn. 
IV. Khả năng ứng dụng và hƣớng phát triển của đề tài. 
1. Khả năng ứng dụng của đề tài. 
 Trong chương trình phổ thông, không chỉ có môn địa lý mà tất cả các môn 
học đều phải dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh 
nhằm phát huy các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý, 
năng lực giao tiếp, năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực tư duy – sáng tạo của 
học sinh, ... và các phẩm chất yêu gia đình, quê hương, đất nước; phẩm chất nhân 
ái, khoan dung; phẩm chất trung thực, tự trọng; phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ và 
có tinh thần vượt khó; phẩm chất có trách nhiệm với bản thân,.. Từ đó hiệu quả 
dạy học ngày càng tăng về chất lượng và tạo ra được những thế hệ trẻ đáp ứng 
được nhu cầu đổi mới của đất nước. 
Dạy học theo lối giáo dục toàn về phẩm chất và năng lực học sinh có thể áp 
dụng được nhiều hình thức dạy học: trên lớp, ngoài lớp, thực địa,. Đều tạo hứng 
thú học tập cho học sinh, đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. 
2. Hướng phát triển của đề tài. 
Dự kiến trong thời gian tới, cá nhân và nhóm chuyên môn Địa Lý sẽ soạn 
giáo án theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho từng hoạt động 
dạy học. Cách dạy học theo lối giáo dục toàn về phẩm chất và năng lực rất thích 
hợp với chủ đề và nghiên cứu bài học. Nếu chúng ta kết hợp nhuần nhuyễn cả hai 
thì hiệu quả dạy học sẽ rất cao. 
Nếu tính khả thi của đề tài được khẳng định một cách thực sự, chắc chắn, 
chúng tôi sẽ mạnh dạn nhân rộng phạm vi sử dụng; không chỉ áp dụng trong phần 
địa lý địa phương, môn Địa Lý mà còn có thể áp dụng cho các học khác như: 
Tiếng anh, lịch sử, giáo dục công dân ; Không chỉ áp dụng cho khối THPT mà có 
thể áp dụng cho khối THCS. Lúc đó, đề tài không chỉ định hướng mà thực sự đề 
xuất một phương pháp chung cho việc giảng dạy. 
 33 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
 Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài tài “ phương pháp phát triển 
toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần địa lý địa phương môn 
địa Lý lớp 12 – THPT” chúng tôi đã thu được kết quả sau: giáo viên đóng vai trò 
là người định hướng, học sinh chủ động tìm kiếm kiến thức mới một cách khoa 
học, phát triển tư duy và rèn luyện tốt các năng lực và hình thành phẩm chất cơ bản 
của học sinh THPT. 
Thành công của bài học tùy thuộc vào giáo viên tạo được niểm đam mê 
trong môn học, biết cách phát huy tính tự học, sự sáng tạo của học sinh. Để đạt 
được điều đó thì khẩu quan trọng nhất là phương pháp soạn giáo án của giáo viên. 
Giáo viên phải định hướng được trong bài học này cần hình thành cho học sinh 
nhưng năng pực và phẩm chất nào, cách thức để học sinh tìm kiếm kiến thức 
mới,Nếu làm được điều đó thì chúng ta sẽ khắc phục hạn chế của cách dạy lâu 
nay là giáo viên truyền tải kiến thức và học sinh tiếp nhận kiến thức đó. 
Việc ứng dụng đề tài này đã đem lại hiệu quả thiết thực, nhìn chung học sinh 
lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc, kĩ càng và bền chặt; khả năng vận dụng 
kiến thức vào những tình huống khá chính xác và sáng tạo. Sau tiết học, các em 
không còn lúng túng, máy móc tìm nhặt những những kiến, mà đã nắm được 
nguyên lí vận dụng kiến thức, phát hiện vấn đề và tìm cách giải một cách linh 
hoạt. 
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc dạy “ 
phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần 
địa lý địa phương môn địa Lý lớp 12 – THPT”. So sánh kết quả thực nghiệm trong 
hai năm học 2018 -2019 và 2019 - 2020 (tính tỉ lệ % bình quân của cả hai năm 
học), ta thấy tính thực tiễn của đề tài đã được khẳng định: lớp đối chứng, học sinh 
có kết quả giỏi khá chiếm 18,6%, học sinh bị điểm yếu, kém 23,1 %, trong khi đó 
lớp thực nghiệm, học sinh có kết quả giỏi, khá là 34,45%, học sinh bị điểm yếu, 
kém 4,5%. Với kết quả bài kiểm tra thông qua điểm số trung bình của nhóm thực 
nghiệm và nhóm đối chứng, chất lượng học tập của học sinh, việc hình thành các 
kỷ năng – năng lực cần thiết: kỹ năng hợp tác, kỷ năng diễn đạt vấn đề trước đám 
đông, kỷ năng biết lắng nghe, kỷ năng ra quyết định....; năng lực: năng lực sáng 
tạo, năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác; phẩm chất ham học, chăm 
làm, có trách nhiệm với bản thân, yêu quê hương, đất nước, tự tin, tự chủ và có 
tinh thần vượt khó... ở lớp thực nghiệm đạt hiệu quả cao. 
II. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên tôi xin đề xuất một 
số ý kiến để nâng cao chất lƣợng giáo dục phẩm chất và năng lực cho HS: 
 - Ban giám hiệu: 
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể trong phong trào hội giảng, hội thi giáo viên giỏi; 
có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém; chú trọng đến 
công tác bồi dưỡng đội ngũ về năng lực chuyên môn. 
 34 
+ Tăng cường cho học sinh đi tham quan, trại nghiệm sáng tạo, học tập ở thực 
địa,như vậy vừa hình thành các năng lực cần thiết vừa giáo dục được đạo đức, 
giáo dục nhân cách, giáo dục giá trị sống. 
+ Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đáp ứng đủ nhu cầu 
dạy và học của GV và HS 
- Đối với giáo viên: 
+Giáo viên có vai trò quyết định trong việc giáo dục toàn diện phẩm chất và 
năng lực cho học sinh. Vì vậy, GV cần có chuyên môn vững, năng động và sáng 
tạo trong các tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động học tập cua học sinh. 
+GV phải là một tấm gương về học tập, lao động, sáng tạo, nhân 
cách,Usinxki cho rằng: “nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to 
lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kì cuốn sách giáo 
khoa nào”. 
+ Đôi khi GV cũng phải tự bỏ nguồn kinh phí để học sinh mua dụng cụ nhằm 
thực hiện một nhiệm vụ học tập. Tôi thấy những bài học mà HS tự nghiên cứu và 
tìm ra kiến thức mới từ thực tiễn của cuộc sống thì nó có giá trị vô cùng trong việc 
hình thành năng lực cũng như các phẩm chất thiết yếu. 
 Mặc dầu ý thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc triển khai đề tài 
song do tác động của hoàn cảnh khách quan và chủ quan nên bài viết không tránh 
khỏi những sơ suất, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được từ quý thầy cô - các 
đồng nghiệp những góp ý, trao đổi để bài viết tốt hơn, khả dụng hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 35 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể 
2. Tài liệu tập huấn: kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực học sinh trong nhà trường THPT. 
3. Tạp chí giáo dục, số đặc biệt kỳ 1 tháng 1 năm 2018. 
4. Tạp chí giáo dục, số 421(kỳ 1 tháng 1năm 2018. 
5. Tạp chí giáo dục, số 311(kỳ 1 tháng 6 năm 2013. 
6.Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: Sách giáo khoa Địa Lý 12– NXB Giáo Dục Việt Nam 
7. TS. Phan Viết Vượng, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Hà 
Nội năm 1986. 
8. Mô đun 2: giáo viên THPT – Môn Địa Lý(THPT) 
- Những vấn đề chung về phương pháp dạy học vào giáo dục phát triển phẩm chất 
và năng lực 
- Các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực môn Địa Lý. 
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học và phương 
pháp, kỷ thuật dạy học trong môn Địa Lý THPT. 
- Lựa chọn, sử dụng phương pháp, kỷ thuật dạy học của một chủ đề trong môn Địa 
Lý THPT theo quy trình. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_phat_trien_toan_dien_pham_chat_va_nang_luc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan