SKKN Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 12 tham gia thi cấp tỉnh

 Cơ sở thực tiễn.

7.1.2.1. Về mục tiêu giáo dục

Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào để

cho học sinh đi thi có giải. Đồng thời khích lệ cổ vũ phong trào học tập của học sinh

trong đội tuyển, tạo tiền đề cho bồi dưỡng các đội tuyển 10,11. Xác định được

phương hướng ôn tập cho học sinh, tạo điểm nhấn sức vượt cho học sinh khi tham

dự đội tuyển HSG môn Địa lí.

Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ môn

để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi

dưỡng đội tuyển trong các năm học tiếp theo.

Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương

pháp dạy học bộ môn của mình cũng như có bài học thực tiễn. Góp phần đẩy mạnh

phong trào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên đối với các môn xã hội nhất là môn

Địa lí.

Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng đơn vị. Cũng

như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp, góp ý kiến nhằm nâng

cao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường

xuyên, học suốt đời.5

7.1.2.2. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12

tham gia thi cấp Tỉnh ở trường PT Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Vĩnh Phúc.

Trong 5 năm trở lại đây, từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2018 - 2019

đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí được đánh giá rất hay, phù hợp với nội dung

chương trình học, song nhiều học sinh ở các trường THPT trong Tỉnh nói chung đạt

kết quả không cao.

Từ thực tế giảng dạy 20 năm qua và nhiều lần được giao nhiệm vụ bồi dưỡng

học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí tôi thấy để đạt được hiệu quả cao trong

mỗi bài học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung

kiến thức, phương tiện dạy học và hoàn cảnh học sinh. Để qua mỗi bài học, tiết học

học sinh không chỉ nắm được kiến thức mà còn biết cách vận dụng kiến thức linh

hoạt, tăng khả năng tư duy sáng tạo. Đối với dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi

lớp 12 thi cấp tỉnh không chỉ cần có vậy mà còn cần đến tất cả các yếu tố tâm lí,

năng lực của học sinh, kỹ năng chọn hạt giống, năng lực giảng dạy của giáo viên.

Trường THPT nơi tôi công tác mỗi năm có hơn 100 học sinh khối 12, hầu hết

các em là người dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế, một

số em học khá giỏi các em đã chọn các môn khối A, D để học nâng cao và cũng là

khối các em chọn thi đại học, cao đẳng. Còn lại các em có năng lực học tập kém

mới chọn học khối C. Vì vậy, các em hầu như không có sự định hướng, mục tiêu

phấn đấu rõ ràng. Có số ít em học tập tốt nhưng lại không muốn vào đội tuyển vì

cho rằng tập trung vào đội tuyển mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến học tập các

môn khác, ảnh hưởng đến thi đại học. Bởi vậy để chọn được đội tuyển có chất lượng

là điều không dễ, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng phát hiện năng lực học tập của

học sinh, động viên tâm lí, tạo hứng thú cho các em về môn học.

Dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh không chỉ đòi

hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải có kinh nghiệm,

kỹ năng, phương pháp giảng dạy, cách thiết kế cấu trúc nội dung khoa học, lôgic, dễ

hiểu, tạo điểm tựa, sức vượt, sự tự tin cho học sinh khi đi thi. Thật không sai nếu

lấy kết quả học tập và kết quả các kỳ thi làm thước đo cho cho sự phát triển giáo dục

của nhà trường nói chung và năng lực giảng dạy của giáo viên nói riêng.

pdf30 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 12 tham gia thi cấp tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục trong giai đoạn 1995 - 2010. Cả nước tăng từ 363,1 
kg/người (1995) lên 513,4 kg/người (2010), Bắc Trung Bộ tăng từ 
235,2 kg/người (1995) lên 385,0 kg/người (2010). 
 - Giai đoạn 1995 - 2010, bình quân sản lượng lương thực có hạt theo đầu người 
của Bắc Trung Bộ luôn thấp hơn cả nước, 235,2/363,1 kg/người (1995), 385,0/513,4 
kg/người (2010). 
 - Tốc độ tăng bình quân sản lượng lương thực có hạt theo đầu người Bắc Trung 
Bộ cao hơn cả nước. Bắc Trung Bộ tăng 1,6 lần, cả nước tăng 1,4 lần. 
 Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau: 
 Dân số nước ta giai đoạn 1995 - 2010 ( đơn vị: nghìn người) 
Năm Tổng số 
Chia ra 
Nam Nữ 
1995 71.995 35.237 36.758 
kg/người 
Năm 
363,1 
385,0 
513,4 
366,5 
480,9 
304,0 
444,9 
235,2 
 21 
2000 77.635 38.166 38.935 
2005 83.128 41.463 41.665 
2010 86.932 42.986 43.946 
 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1995 - 
2010 theo bảng số liệu trên. 
 b. Nhận xét tình hình phát triển dân số nước ta từ biểu đồ đã vẽ. 
Hướng dẫn trả lời 
 a. Vẽ biểu đồ: 
 Theo yêu cầu của đề bài và bảng số liệu, lựa chọn biểu đồ căn cứ vào từ gợi 
mở "tình hình gia tăng dân số" và bảng số liệu dạng "tổng chia thành phần". Vì vậy 
biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột chồng (tuyệt đối). 
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
80,000
90,000
100,000
1995 2000 2005 2010
Nam Nữ Tổng dân số
b. Nhận xét: (Cấu trúc: chung/ riêng và so sánh) 
 - Dân số nước ta tăng liên tục từ 1995 - 2010, tăng 1,2 lần tương ứng với 14.937 
nghìn người. 
 - Cả nam và nữ đều tăng, tuy nhiên có sự gia tăng khác nhau giữa nam và nữ: 
 + Nam giới tăng hơn 1,2 lần (7.749 nghìn người) 
 + Nữ giới tăng chậm hơn, chưa đến 1,2 lần (7.188 nghìn người) 
 Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau: 
Diện tích và sản lượng chè của nước ta giai đoạn 1991 – 2006 
Năm 
Nghìn người 
 71.995 
 86.932 
 83.128 
 77.635 
35.237 
43.946 
41.665 
36.758 
38.166 
38.935 
42.986 
41.463 
Biểu đồ tình hình gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1995 - 2010 
 22 
Năm 
Chè 
Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 
1991 60,0 145,1 
1994 67,3 189,2 
1997 78,6 235,0 
2000 87,7 314,7 
2003 116,3 448,6 
2006 118,4 534,2 
 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển cây chè của nước ta giai đoạn 
1990 - 2005 và nêu nhận xét. 
Hướng dẫn trả lời 
 *Vẽ biểu đồ: 
 Theo yêu cầu của đề bài và bảng số liệu: lựa chọn biểu đồ căn cứ vào từ gợi 
mở "tình hình phát triển" và bảng số liệu có "2 đối tượng có mối quan hệ chặt chẽ 
với nhau". Vì vậy biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp giữa cột đơn với đường. 
0
20
40
60
80
100
120
140
1991 1994 1997 2000 2003 2006
Diện tích
Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển cây chè của nước ta, giai đoạn 1991 -2006 
 * Nhận xét: 
 (Cấu trúc: chung/ riêng và so sánh) 
 - Giai đoạn 1991 - 2006 diện tích và sản lượng chè nước ta đều tăng. 
 - Sản lượng tăng nhanh hơn diện tích: 
 + Sản lượng tăng thêm 398,1 nghìn tấn (2,44 lần) 
 + Diện tích tăng thêm 58 nghìn ha (1,97 lần) 
 Bài tập 5: Cho bảng số liệu sau: 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
0 
500 
400 
300 
200 
100 
600 
Nghìn ha Nghìn tấn 
♦ 
♦ 
♦ 
♦ 
♦ 
♦ 
Năm 
145,1 
534,2 
448,6 
314,7 
235,0 
189,2 
118,4 116,3 
87,7 
78,6 
67,3 
60,0 
♦ Sản lượng 
 23 
Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành 
phân theo khu vực kinh tế năm 1995, 2000 và 2005. 
(Đơn vi: tỉ đồng) 
Khu vực kinh tế 1995 2000 2005 
Nông - Lâm - Thủy sản 51 319,0 63 717,0 76 888,0 
Công nghiệp - Xây dựng 58 550,0 96 913,0 157 867,0 
Dịch vụ 85 698,0 113 036,0 158 276,0 
 a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước 
phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 1995, 2000 và 2005. 
 b.Nhận xét tốc tốc độ tăng trưởng vả chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong 
nước phân theo ngành kinh tế của nước ta qua các năm trên. 
Hướng dẫn trả lời 
 a. Vẽ biểu đồ: 
 Theo yêu cầu của đề bài và bảng số liệu: lựa chọn biểu đồ căn cứ vào từ gợi 
mở "qui mô", "cơ cấu" và bảng số liệu có dạng "tổng chia thành phần" của 3 năm. 
Vì vậy biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn có bán kính khác nhau. 
 *Xử lí số liệu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước 
phân theo khu vực kinh tế năm 1995, 2000 và 2005. (Đơn vi: %) 
Khu vực kinh tế 1995 2000 2005 
Nông - Lâm - Ngư 26,3 23,3 19,5 
Công nghiệp - Xây dựng 29,9 35,4 40,2 
Dịch vụ 43,8 41,3 40,3 
Tổng 100,0 100,0 100,0 
 * Tính bán kính: (R) 
 Gọi R1995 = 1,0 đơn vị 
 Vậy RNăm sau = 
Áp dụng công thức trên ta được kết quả: 
Bán kính (R) 1995 2000 2005 
 Đơn vị 1,0 1,18 1,42 
 Centimet (cm) 1,5 1,77 2,13 
*Vẽ biểu đồ: 
Nsau 
N1995 
 24 
Nông-lâm-ngư Công nghiệp-xây dựng dịch vụ
Công nghiệp-xây
dựng
 2000
Dịch vụ
 2005 
Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước 
phân theokhu vực kinh tế của nước ta năm 1995, 2000 và 2005. 
 b. Nhận xét: 
 (Cấu trúc: Khái quát/ cụ thể và so sánh) 
 - Về tốc độ tăng trưởng: 
 + Tổng sản phẩm trong nước từ năm 1995 - 2005 tăng từ 195 567 lên 393 031 
tỉ đồng (tăng > 2 lần). 
 + Cả 3 khu vực kinh tế đều tăng: tăng nhanh nhất là khu vực công nghiệp 
- xây dựng (2,7 lần), tiếp đến là dịch vụ (1,8 lần), chậm nhất là nông - lâm - ngư (1,5 
lần). 
 - Về cơ cấu: 
 + Tỉ trọng của các khu vực kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ 
trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư và 
khu vực dịch vụ. 
 + Khu vực nông - lâm - ngư giảm mạnh, từ 26,3% xuống 19,5% (giảm 6,8%). 
 + Khu vực dịch vụ giảm nhẹ, từ 43,8% xuống 40,3% (giảm 3,5%). 
 + Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng mạnh, từ 29,9% lên 40,2% (tăng 
10,3%). 
7.1.3.2.3. Dạng bài tập sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam 
Ở bậc THPT, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cần các 
phương pháp giảng dạy thích hợp. Môn Địa lí đã xác định phương pháp đặc trưng là 
sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học. Song việc giảng dạy kênh 
chữ đã quen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mới được chú trọng trong 
những năm đổi mới phương pháp dạy học, nên việc vận dụng nó còn nhiều khó 
khăn bỡ ngỡ. Nhất là đối với học sinh lớp 12, việc sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để 
đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ 
trong Át lát là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu 
nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước 
1995 
43,8 
29,9 
40,2 
35,4 
19,5 
23,3 
41,3 
26,3 40,3 
 25 
gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinh. Trong nhiều năm trở lại 
đây Tỉnh Vĩnh Phúc thường tổ chức thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh vào tháng 11, 
12. Kiến thức trong bài thi được tính đến thời điểm thi nên tôi thường chú trọng rèn 
luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng Át lát phần địa lí Tự nhiên và địa lí Dân cư Việt 
Nam. 
a. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ 
của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên Việt Nam. 
 Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn 
ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Át lát ngôn ngữ được dùng là những 
quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... Ngay từ 
trang đầu tiên của Át lát, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm 
vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ và từ đó phân 
tích chính xác hơn. 
 Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào cần 
phải đọc : 
- Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ. 
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. 
- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, 
biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên theo 
từng nội dung của bài học. 
Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích Bản đồ trang 9 trong Át lát địa lí 
Việt Nam, học sinh cần rút ra nhận xét sau: 
- Chế độ nhiệt. 
- Chế độ mưa, sự phân bố mưa. 
 - Hoạt động của các loại gió mùa ở nước ta. 
 - Hoạt động của Bão ở nước ta và vùng phân bố bão. 
 b. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ 
năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư nước ta. 
 Ví dụ: 
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 (dạy bài 16) học 
sinh rút ra nhận xét : 
+ Phân bố các dân tộc nước ta không đều: Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 
13% dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư tập 
trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị. 
+ Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc. 
- Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (dạy từ bài 16-17 SGK) rút ra kết 
luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta: 
+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân số 
cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng 
bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở 
miền núi nhất là vùng Tây nguyên). 
+ Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh nhận thức 
được: Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay (Năm 1960 có 
 26 
khoảng 30,17 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm 1999 có 76,3 triệu 
người. Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người, năm 2007 có khoảng 85,97 triệu 
người). 
+ Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: Dân số nước ta có kết cấu dân 
số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được giới 
tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng. 
+ Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được : Nước 
ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ lệ 
cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp. 
7.1.4. Kết quả đạt được 
 7.1.4.1. Kết quả định tính 
 Khi được giao nhiệm vụ dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi 
cấp tỉnh môn Địa lí tôi rất vui vì đã được nhà trường, tổ chuyên môn đề cao, tin 
tưởng giao nhiệm vụ và cảm thấy rất tự tin để đảm nhận công việc. 
 Từ thực tế cho thấy, khi có kỹ năng lựa chọn học sinh vào đội tuyển tôi đã 
lựa chọn được các em có đủ năng lực, phẩm chất để tham gia kỳ thi lớn cấp tỉnh. 
Đội tuyển chỉ có từ 3 đến 5 học sinh, vì vậy cần phải có sự lựa chọn chính xác. 
 Năm học 2017 - 2018 tôi được giao nhiệm vụ dạy bồi dưỡng đội tuyển học 
sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí, ở các lớp tôi dạy tôi đã theo dõi được một 
vài em có khả năng học tập môn Địa lí, song tôi lại phát hiện ở lớp khác có học sinh 
có năng lực học tập môn Địa lí rất tốt nhưng em lại không thích vào đội tuyển với 
nhiều lí do như em muốn thử sức ở môn học khác, môn học đó nằm trong số các 
môn em thi đại học, em thích thầy - cô dạy môn đó ..., nhưng khi được tôi động 
viên, khích lệ, phân tích những lợi thế khi có kết quả cao ở kỳ thi học sinh giỏi 
thành phố và cho em thấy tôi có thể là bạn để hiểu được em, là thầy để dìu dắt em, 
là bến đỗ để em yên tâm gửi gắm niềm tin thì em đã hiểu ra mình rất có năng lực và 
rất được coi trọng ở môn Địa lí, em cũng thấy yêu môn Địa lí nhiều hơn, môn Địa lí 
lại như có thêm ma lực hấp hẫn và cuốn hút em. Vì thế không chỉ đưa em về được 
đội tuyển mà tôi cũng đã chuẩn bị được cho em một tinh thần tốt nhất, một tâm thế 
sẵn sàng để chinh phục thử thách. Với sự thành công đó đã cho tôi thêm kinh 
nghiệm về việc lựa chọn và thu hút học sinh vào đội tuyển như thế nào. Vì vậy, năm 
học 2018 - 2019 khi tôi lại được giao nhiệm vụ dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh 
giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí, tôi đã rất vững vàng và tự tin để lựa chọn đội 
tuyển trong bối cảnh học sinh lớp khối C của trường có một số em học được và đều 
các môn thì đã lựa chọn thi các môn khác. Tôi đã vận dụng tất cả kinh nghiệm và 
khả năng của mình bắt tay vào công việc đầu tiên là lựa chọn đội tuyển. Từ những 
em mình đã có thời gian giảng dạy và theo dõi, những em đã có thành tích thi học 
sinh giỏi Địa lí cấp trường năm trước đến việc tìm kiếm, phát hiện ở các lớp khối A. 
Để lựa chọn chính xác tôi đã lấy gần 10 em để dạy một số buổi và cho các em làm 
một số bài kiểm tra. Đây cũng chính là khoảng thời gian để động viên, khích lệ, 
chuẩn bị tâm lí cho các em tốt nhất. Vì vậy, khi các em được lựa chọn vào đội tuyển 
các em luôn có một tâm thế sẵn sàng và đầy khí thế. 
 27 
 Trong quá trình học tập các kiến thức Địa lí tôi luôn đưa đến cho các em bằng 
nhiều cách, nhiều phương pháp khác nhau để các em tiếp thu được tốt nhất và luôn 
cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái khi học, đặc biệt không tạo áp lực cho các em và 
không làm cho các em cảm thấy nản. Điều mà tôi nhận thấy ở các em là sự thay đổi 
cách nhìn và phương pháp học môn Địa lí. Các em khối A đã thấy được việc học 
Địa lí không phải là học thuộc thuộc lòng như con vẹt, các em khối C thì thấy việc 
làm các bài tập Địa lí không quá khó khi có các cách giải khoa học và dễ hiểu. 
 7.1.4.2. Kết quả định lượng 
 Tôi được nhà trường và tổ chuyên môn tin tưởng giao cho dạy đội tuyển học 
sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí nhiều năm và 02 lần gần đây nhất là: năm 
học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019. Mỗi năm đội tuyển Địa lí tham gia thi cấp 
tỉnh với 03 học sinh, như vậy trong tổng số 06 học sinh tham gia thi thì có 04 em đã 
đạt giải, gồm: 01 em đạt giải nhì, 02 em đạt giải ba, 01 em đạt giải khuyến khích. 
Đây là kết quả rất cao của môn Địa lí tham gia thi cấp tỉnh của một trường học ban 
cơ bản mà đối tượng học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số. Tôi thấy rất vui 
khi đội tuyển do mình phụ trách đạt kết quả cao, điều đó không chỉ mang lại lợi thế 
cho học sinh ở các kỳ thi THPT quốc gia mà còn mang lại thành tích cho nhà trường 
và khẳng định được năng lực, vị trí, uy tín của người dạy. 
7.1.5. Kết luận khoa học 
 Chương trình và kiến thức môn học mà người thầy chuyển tải tới học sinh đều 
phải như nhau nhưng mỗi người thầy lại chọn cho mình một cách dạy linh hoạt, một 
đường đi khác nhau sao cho ngắn nhất và hiệu quả nhất. Để sau mỗi bài học người 
thầy không chỉ mang đến cho học sinh những kiến thức địa lí thuần tuý mà còn dạy 
các em cách tư duy logic, suy luận khoa học, kích thích sự làm việc chủ động, 
hướng đến tầm nhìn khái quát, hành động cụ thể, chính xác. 
 Có cách thiết kế bài giảng linh hoạt và sinh động không chỉ giúp các em nắm 
bài một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà còn khiến các em hứng thú, sôi nổi cùng động 
não tham gia. Đó là cách giúp các em vui để học, để thầy và trò gần gũi nhau. 
 Dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh là một nhiệm vụ vô 
cùng khó khăn và mang một trách nhiệm lớn. Bởi kết quả thi đội tuyển nó có tác 
động và ý nghĩa sâu rộng: từ cá nhân học sinh, tập thể lớp, thầy/cô giáo chủ nhiệm, 
thầy/cô dạy đội tuyển, đến tổ chuyên môn và cả nhà trường. Do đó đòi hỏi giáo viên 
phải luôn nâng cao, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cũng như tìm tòi kiến thức mới, 
tổng hợp kiến thức liên quan, thiết kế bài dạy khoa học, đơn giản hóa, dễ hiểu với 
học sinh. Bên cạnh đó việc lựa chọn học sinh có đủ năng lực vào đội tuyển cũng là 
kỹ năng vô cùng quạn trọng. 
 "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Chất lượng là danh 
dự của nhà trường" đây là các khẩu hiệu thường được dùng trong các trường phổ 
thông. Với cương vị là một giáo viên tôi ý thức được rằng mọi sự nỗ lực đều được 
ghi nhận qua kết quả thực tiễn. Là giáo viên trong Hội đồng giáo dục cũng là một 
mắt xích xây dựng nên danh dự của nhà trường. Vì vậy trên con đường giáo dục làm 
nên giá trị, uy tín mỗi giáo viên luôn đòi hỏi sự nỗ lực và tận tâm với nghề. Việc 
chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí là việc 
 28 
không dễ, song sự thành công nó lại đem đến cho thầy cô, nhà trường nhiều trái 
ngọt./. 
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Với qui mô là đề tài sáng kiến kinh nghiệm là tìm hiểu kiến thức kĩ năng bồi 
dưỡng đội tuyển 12 nhưng có thể sử dụng cho các đối tượng dạy học môn Địa lí ở 
nhiều loại hình dưới đây: 
- Giúp cho giáo viên nhanh chóng phát hiện nhân tố trong dạy và học, từ đó 
nhanh chóng cải thiện phương pháp có hiệu quả hơn dối với các đối tượng dạy học 
cụ thể. 
- Việc áp dụng các bước trong đề tài còn là cơ sở cho giáo viên hiểu, vận 
dụng cách tự hoàn thiện và nâng cao chính kiến thức kỹ năng của thầy cũng như đo 
và đánh giá từ đó nâng kiến thức, kỹ năng của đối tượng lựa chọn. 
- Bài học qua thực nghiệm đề tài này còn giúp cho người dạy cần thấy rõ việc 
học rèn luyện kiến thức cơ bản là bản lề để rèn luyện kiến thức nâng cao. Ngoài ra 
việc cập nhật thông tin, cách kiểm tra đánh giá của đề thi bộ môn là một yêu cầu 
quan trọng đóng góp cho người dạy. 
- Tin tưởng, hy vọng giành tình cảm, biết động viên khích lệ học sinh đúng 
lúc cũng là bài học đóng góp lên sự thành công. 
- Qua thực tiễn dạy học và nghiên cứu đề tài này tôi còn nhận thấy học sinh 
được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách sâu rộng, có hệ thống 
thông qua các phương tiện dạy học tích cực và quan trọng hơn là tạo được sự hứng 
thú, say mê với môn học. Có được kĩ năng thực hành, tự tìm tòi kiến thức trên bảng 
số liệu, biểu đồ, Át lát để phục vụ cho bài học. Nhờ đó mà các em đã đạt được 
những thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia. 
 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 
 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 - Đối với cán bộ quản lí: cần nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên, 
cũng như khích lệ tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học của những người trực 
tiếp làm công tác giảng dạy bằng nhiều hình thức, để góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục mũi nhọn của nhà trường. 
 - Đối với giáo viên: trong quá trình dạy học cần đa dạng hoá các hình thức 
dạy học. Vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo các phương pháp dạy học, trang bị 
cho học sinh những kiến thức kĩ năng cơ bản nhằm phát huy tính tích cực ở học 
sinh, tạo niềm hứng thú và ý thức tự học nơi các em. 
 - Đối với học sinh: Để đạt được kết quả tốt trong các kì thi học sinh giỏi cấp 
tỉnh thì học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự 
lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư 
duy của bản thân. Ngoài ra học sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí 
thuyết với việc thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
 29 
 - Học sinh được học theo những nội dung đã trình bày trong đề tài sẽ biết 
cách tìm và vận dụng những kiến thức kĩ năng để giải quyết các đề thi học sinh giỏi, 
thi THPT Quóc gia, vận dụng vào thực tiễn đời sống xã hội. 
 - Thực hiện đề tài này giúp giáo viên nâng cao được năng lực của bản thân về 
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như ôn thi THPT Quốc gia. 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp 
dụng sáng kiến lần đầu: 
Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ 
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng 
sáng kiến 
1 
Nguyễn Thị Thanh 
Huyền 
Trường THPT 
DTNT tỉnh 
Vĩnh Phúc 
Một số kiến thức kỹ năng 
lựa chọn và dạy bồi dưỡng 
đội tuyến học sinh giỏi môn 
Địa lí lớp 12 tham gia thi 
cấp Tỉnh 
Vĩnh Yên, ngày.....tháng......năm 2020 
Thủ trưởng đơn vị 
Vĩnh Yên, ngày 4 tháng 02 năm 2020 
Tác giả sáng kiến 
Nguyễn Thị Thanh Huyền 
 30 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí 
 - Tác giả: Lê Thông (chủ biên) 
 - Nhà xuất bản Giáo dục 
 2. Chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lí 12 
 - Tác giả: Đỗ Ngọc Tiến 
 - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia 
 3. Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 nâng cao 
 Nhà xuất bản Giáo dục 
 4. Sách giáo viên Địa lí lớp 10 nâng cao 
 Nhà xuất bản Giáo dục 
 5. Địa lí tự nhiên đại cương 1 
 - Tác giả: Nguyễn Trọng Hiếu (chủ biên) 
 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm 
----------------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kien_thuc_ky_nang_lua_chon_va_day_boi_duong_doi.pdf
Sáng Kiến Liên Quan