SKKN Phát triển năng lực chung của học sinh lớp chủ nhiệm bằng một số hoạt động ứng dụng thuyết đa trí tuệ tại trường Trung học Phổ thông Tân Kỳ
II.1.1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; theo dự thảo chương trình phổ
thông mới sau năm 2015, Bộ GD&ĐT xác định: “Chương trình giáo dục phổ thông
nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách
và thói quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần;
Trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học
tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người
công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo”.
Mục đích chương trình giáo dục phổ thông là đích đến, là đầu ra của sản phẩm
giáo dục – nhân cách người học mà nhà trường phổ thông nói chung, hay nhiệm vụ
của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên mỗi nhà trường phải góp phần sáng tạo nên.
II.1.1.1. Năng lực chung
- Năng lực:
Theo Bộ giáo dục, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển
nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập rèn luyện cho phép con người huy động tổng
hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính các nhân khắc phục hứng thú, niềm
tin, ý chí thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong
muốn trong những điều kiện cụ thể.
- Năng lực được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao
động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm
việc hiệu quả hơn so với những người khác. Hiểu theo cách khác, năng lực là khả
năng của mỗi người, được hình thành do điều kiện chủ quan, tự nhiên sẵn hoặc do
rèn luyện theo thời gian, nhằm thực hiện một hoạt động nào đó.
- Năng lực chung:
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học
sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Trong 10 loại năng
lực, phân ra năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu
tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Còn năng lực chung, bao gồm ba năng lực đó là năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo . Chúng được
được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển.
II.1.1.2. Thuyết đa trí tuệ
Thuyết đa trí tuệ hay còn có thể được dịch là thuyết đa trí thông minh là học
thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận trên nhiều phương diện, đa3
dạng, được nghiên cứu và công bố bởi Tiến sĩ Howard Gardner. Theo Gardner, trí
thông minh, ông quan niệm như sau "là khả năng giải quyết vấn đề hoặc tạo ra sản
phẩm mà giải pháp hoặc sản phẩm có giá trị trong một hoặc nhiều môi trường văn
hóa" và trí thông minh không thể chỉ đo lường duy nhất qua chỉ số IQ. Năm 1983, ông
xuất bản một cuốn sách có tựa đề 'Frames of Mind', trong đó ông xuất bản các nghiên
cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Lý thuyết về nhiều trí
thông minh)
g; vào vòng 3 cuộc thi bóng chuyền do Đoàn trường tổ chức ; đạt giải nhì và ba cuộc thi Viết khẩu hiệu.v.v.. Tập thể lớp 11 C6 năm nay đã thay đổi lớn so với năm ngoái ; kết quả chung thi đua toàn trường đạt danh hiệu lớp TTXS đứng thứ tư trong tổng số 5 lớp TTXS của nhà trường, được nhà trường và các thầy cô khen ngợi vì xuất phát điểm lớp không phải là lớp mũi nhọn. Kết quả về phát triển năng lực chung Các năng lực chung được định hình thành và phát huy như sau: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Với hình thức hoạt động không chỉ trong khuôn khổ lớp học mà trải rộng các kiểu không gian, thời gian , hình thức phong phú nên các em rất thích thú. Làm việc theo cặp, nhóm, làm việc trong đội nên buộc lòng tất cả phải thực sự chia sẻ kiến thức với bạn học và đối tác. Không chỉ giao tiếp trực tiếp mà các em còn phải giao tiếp qua mail, qua mạngNhiệm vụ chung nên các em phải hợp sức để hoàn thành nhiệm vụ thông qua nhiều dự án và cuộc thi v.v Đặc biệt, các em được phép tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn mình trong việc làm theo yêu cầu công bằng, bình đẳng nên các em luôn nỗ lực hết sức để trở nên tốt hơn trong mắt bạn bè. Khả năng thuyết trình trước tập thể cũng thay 43 đổi hẳn. Trong năm học, 100 % học sinh trong lớp đều được đứng trước lớp trình bày trong các buổi sinh hoạt, giờ học với tần suất cao. Ngoài ra, kỹ năng nghe nói tiếng Anh của các em được chú trọng vì tôi là chủ nhiệm dạy môn tiếng Anh. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo : Các em biết cách khai thác hình ảnh, sử dụng bảng biểu, phân tích vấn đề, tự hẹn gặp đối tác, tự lên kế hoạch và tìm ra phương pháp giải quyết các vấn đề đặt ra. Như việc tổ chức được lễ hội Halloween, ban tổ chức lớp đã phân ra ban tài chính, ban hậu cần, ban nội dung, ban văn nghệBan tài chính đã rất giỏi trong việc vận động tài trợ tiền và vật chất tốt hơn cả sự mong đợi của cô. Ban hậu cần phân chia công việc chuẩn bị mọi mặt về trang trí, chuẩn bị cơ sở vật chất; các em học cả ngày nên sự sắp xếp thời gian cho việc chuẩn bị lễ hội cũng đòi hỏi phải rất khoa học. Để tổ chức được các sự kiện hay tạo ra các buổi ngoại khóa mà cô chỉ hướng dẫn qua.. các em đã vướng vào rất nhiều khó khăn nhưng rồi các em đồng sức đồng lòng nỗ lực tìm tòi và vượt qua. Giải ba cuộc thi cấp quốc gia « Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn » là một minh chứng cho năng lực này của các em. - Năng lực tự chủ, tự học: Thông qua các hoạt động, học sinh sẽ phát triển khả năng tự học của mình tốt hơn bằng cách khám phá và lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp với chủ đề nghiên cứu, qua Internet, qua sách vở, bạn bè , thầy cô.Các em tự lựa chọn cách học phù hợp với mình để có hiệu quả. Năng lực tự chủ trong việc học thay đổi rõ ràng. Các em tự giác tích cực, tự đặt chuông đồng hồ, tự hình thành nhóm bạn cùng học, tự san sẻ tài liệu nghiên cứu, tự tải đề trên mạng về để làm.Các em đã có thể tự làm trình chiếu, lập hồ sơ, lập kế hoạch học tập và thực hiện theo mong muốn của mình. Ngoài ra, các hoạt động còn tạo ra sản phẩm tinh thần và vật chất, những bài học, buổi sinh hoạt thú vị và hấp dẫn, phát hiện ra nhiều em có năng lực chuyên môn riêng. Các phẩm chất cũng hình thành và bồi đắp theo khi các em tham gia vào các hoạt động đã áp dụng. 44 Phần III. KẾT LUẬN Đề tài này được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của bản thân; đối tượng học sinh, cơ sở vật chất, kế hoạch giáo dục, kế hoạch nhiệm vụ từng năm học, từng tháng và từng tuần của nhà trường Trung học phổ thông Tân Kỳ ; của tổ chức Đoàn thanh niên và các kế hoạch của cấp trên khác, trên tinh thần đổi mới PPDH, tiến đến áp dụng giảng dạy chương trình GDPT năm 2018, nên quá trình áp dụng đã được thực hiện một cách nghiêm túc, thu được những hiệu quả, chuyển biến thực sự. Không chỉ với lớp thực nghiệm mà bây giờ tôi vẫn tiếp tục với lớp chủ nhiệm hiện tại và thu được kết quả rất tốt. Hơn ba năm với hàng trăm video, hàng trăm sản phẩm, lưu trữ dữ liệu hàng tuần những bài học, hoạt động thực sự chỉn chu, khoa học, mang lại giá trị đáng tin cậy nhưng vì khuôn khổ của đề tài, tôi không thể trình bày hết được. Tôi xin phép được rút ra một số bài học kinh nghiệm và đưa ra những kiến nghị sau. III.1. Bài học kinh nghiệm - Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học, giúp giáo viên đổi mới cách dạy, cách nhìn nhận, đánh giá học sinh, tránh việc dán nhãn mác yếu kém cho những học sinh chưa giỏi toán, giỏi văn, giúp các em tự tin hơn và có cách học phù hợp nhất, hiệu quả nhất với khả năng nổi trội của mình, qua đó hiệu quả giáo dục được nâng cao. - Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào giáo dục, giảng dạy sẽ mang lại tính tích cực. Tính tích cực học tập biểu hiện những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khănVà khi học sinh làm được như vậy thì trong học tập các em đã tự tin hơn và phát huy được năng lực của mình. Đó chính là phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới PPDH, lấy người học làm trung tâm. - Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào giáo dục sẽ tạo ra những sân chơi phù hợp cho các em HS; bản thân GVCN không nên trách mắng học trò vì các em hay nói chuyện, nghịch ngợm, học dốtmà nên động viên. Khi các em được đặt đúng vị trí và được tin tưởng giao nhiệm vụ, các em sẽ làm tốt.Với một số cách làm như đã thực hiện, cùng với quan điểm “Thay cách chê bai bằng những lời khen ngợi”, Tôi muốn khẳng định: Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng. GVCN hãy luôn cố gắng để trao yêu thương, sự quan tâm của mình cho các em. HS nhận được sự yêu thương, sẽ giác ngộ, nhận ra được những thiếu sót, lỗi lầm, những việc làm chưa hay, chưa phải của mình. Hơn nữa, thông tư 22 yêu cầu chỉ được phép kỷ luật học sinh tích cực nên vận dụng thuyết này giúp giáo viên có tầm nhìn bao dung và tạo được những hoạt động lôi cuốn học sinh để giảm đi vấn đề kỷ luật học trò. 45 - Phương pháp dạy học dự án và tích hợp liên môn rất phù hợp để ứng dụng thuyết đa trí thông minh vì tích hợp liên môn chứa đựng nhiều môn học, nhiều hoạt động đặc thù riêng của các môn nên kích thích được các trí thông minh một lúc, không gây nhàm chán ; Còn các dự án được thực hiện dựa trên nhiệm vụ, nên Gv dễ dàng gắn nhiệm vụ lồng ghép đa trí thông minh vào đó, học sinh phải hợp tác để cùng hoàn thành nên tinh thần tương hỗ lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau rất cao. - Hãy cố gắng tránh một cái bẫy là lý thuyết đa trí tuệ thường bị bó hẹp trong các kiểu học, làm cho quan điểm của Gardner về sự đa dạng của trí thông minh bị đưa trở về với một trí thông minh nổi bật. Ví dụ, học sinh hoặc là có trí thông minh thị giác hoặc có trí thông minh thính giác chứ ít khi là cả hai. Nhưng thực tế, một học sinh nào đó có thể có một, hai, batrí thông minh. Trong lịch sử của loài người không thiếu những bậc kiệt xuất có thể giỏi cả bốn món cầm kỳ thi họa. III.2. Kiến nghị - Biện pháp này sau khi được áp dụng cho lớp tôi chủ nhiệm, tôi tin chắc rằng có thể phát triển, vận dụng một cách linh hoạt rộng khắp trong rất nhiều lớp học khác ở trường THPT Tân Kỳ nói riêng, các trường khác trên địa bàn hoặc địa phương khác nói chung tùy theo từng cấp học và cấp độ. - Không chỉ môn tiếng Anh, thuyết đa trí tuệ có thể vận dụng trong các môn học văn hóa khác trong Chương trình GDPT. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adam – Khoo (Singapore)( 2008). Tôi tài giỏi, bạn cũng thế. Nxb Phụ nữ 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục. 3. Đỗ Hương Trà (2007), “ Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí Giáo dục,( 157),12- 14. 4. Hoàng Văn Vân(1998). Vai trò của người giáo viên ngoại ngữ trong lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung tâm. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia các trường đại học sư phạm lần thứ hai. Vinh: ĐHSP Vinh. 5. Nguyễn Đức Sơn, Tài liệu tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh THPT- modul 1-THPT 6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS Đinh Thị Kim Thoa (2008), “Tài liệu giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông” – Nxb Đại học quốc gia Hà Nội . 7. Phan Thanh Vân (2010), "Tích hợp mục tiêu giáo dục KNS trong hoạt động ngoài giờ lên lớp” Tạp chí giáo dục số 239 kỳ 1/06/2010 8. Tài liệu bồi dưỡng về kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội theo dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2 của Bộ Giáo dục - Đào tạo năm 2018. 9. Tài liệu giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục Công dân ở trường THPT của NXB Giáo dục 2010. 10. Địa chỉ các trang web: 1. 2. 3. 4. 5. https://hoangngockieu1958.violet.vn/entry/giao-vien-bo-mon-can-phat-huy- vai-tro-trong-tiet-hoc-8210176.html 6. https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/giao-duc/nhiem-vu- cua-giao-vien-bo-mon-truong-thpt-234711 47 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra nghiên cứu PHỤ LỤC 1A. Dành cho giáo viên Bảng câu hỏi dưới đây nhằm phục vụ nghiên cứu tìm hiểu việc các GVCN đã sử dụng những phương pháp giáo dục, dạy học nào để giúp HS phát triển năng lực chung của HS lớp CN theo Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp trong bối cảnh giáo dục hiện nay cũng như tìm hiểu thái độ, hiểu biết và kinh nghiệm của giáo viên về việc áp dụng lý thuyết đa trí thông minh vào công tác chủ nhiệm tại trường THPT Tân Kỳ. Các câu trả lời mà các thầy cô cung cấp rất quan trọng đối với công trình nghiên cứu này. Dữ liệu điều tra sẽ chỉ được sử dụng cho việc nghiên cứu, không vì mục đích nào khác. (Chỉ có người nghiên cứu mới được biết câu trả lời của quý thầy cô vì vậy mong các bạn trả lời theo đúng suy nghĩ của mình.) Cảm ơn sự hợp tác của quý thầy cô! Hãy quyết định nếu bạn hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý với mỗi câu đưa ra. Đánh dấu (V) vào cột mà bạn chọn. Hoàn toàn đồng ý (HTĐY) Đồng ý (ĐY) Không đồng ý (KĐY) Hoàn toàn không đồng ý (HTKĐY) 1 .H o àn t o àn đ ồ n g ý 2 .Đ ồ n g ý 3 .K h ô n g đ ồ n g ý 4 .H o àn t o àn K h ô n g đ ồ n g ý Họ và tên: Nam/ Nữ .. Dân tộc: . Đề mục H T Đ Y Đ Y K Đ Y H T K Đ Y 1. Tôi thấy công tác chủ nhiêm trong bối cảnh hiện nay vất vả và khó khăn 2. Tôi thấy hầu hết học sinh chưa tự chủ và tự học 3. Khả năng giao tiếp ứng xử thực tế của học sinh kém đi do học sinh hiện nay bị tác động bởi mạng và thế giới ảo quá nhiều. 48 4. Tôi hiểu rõ mục tiêu của chương trình GDPT mới về phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực 5. Tôi có hiểu biết về thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner và đã áp dụng nó cho học sinh của mình. 6. Tôi lồng ghép giáo dục rèn luyện năng lực chung vào trong bài dạy của mình 7. Tôi đã từng dạy bằng phương pháp dự án và tích hợp liên môn. 8. Tôi nghĩ học sinh thích được đi ngoại khóa trải nghiệm và tham gia các hoạt động ngoài trời 9. Tôi luôn cố gắng giúp các em phát triển các khả năng của mình bằng nhiều phương pháp. 10. Tôi đã tìm ra những phương pháp hiệu quả để phát triển năng lực chung cho học sinh 11. Tôi đã thay đổi hình thức sinh hoạt lớp truyền thống bằng hình thức khác 12. Ý kiến khác (Xin viết vào đây) ....................................................... PHỤ LỤC 1B. Dành cho học sinh Bảng câu hỏi dưới đây nhằm phục vụ nghiên cứu tìm hiểu việc tại trường THPT Tân Kỳ. Các câu trả lời mà các bạn cung cấp rất quan trọng đối với công trình nghiên cứu này. Dữ liệu điều tra sẽ chỉ được sử dụng cho việc nghiên cứu, không vì mục đích nào khác. (Chỉ có người nghiên cứu mới được biết câu trả lời của các bạn vì vậy mong các bạn trả lời theo đúng suy nghĩ của mình.) Cảm ơn sự hợp tác của các bạn! Hãy quyết định nếu bạn hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý với mỗi câu đưa ra. Đánh dấu (V) vào cột mà bạn chọn. Hoàn toàn đồng ý (HTĐY) Đồng ý (ĐY) Không đồng ý (KĐY) Hoàn toàn không đồng ý (HTKĐY) 1 .H o àn t o àn đ ồ n g ý 2 .Đ ồ n g ý 3 .K h ô n g đ ồ n g ý 4 .H o àn t o àn K h ô n g đ ồ n g ý 49 Họ và tên: Lớp: 10C9 Nam/ Nữ .. Dân tộc: . Đề mục H T Đ Y Đ Y K Đ Y H T K Đ Y 1. Em tự tin vào chính mình và có khả năng giao tiếp, hợp tác tốt 2. Em có năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo 3. Em có khả năng tự chủ và tự học 4. Em có hiểu biết về thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner 5. Em biết cách làm việc theo nhóm, theo cặp. 6. Em có thể tự mình làm các slide trình chiếu. 7. Em thích tất cả các giờ học trên lớp 8. Em đã từng tham gia học tập bằng phương pháp dự án 9. Em thích được đi ngoại khóa trải nghiệm và tham gia các hoạt động ngoài trời 10 Em thích tự đánh giá và cho điểm chính mình và các bạn 10. Em thích giờ sinh hoạt lớp cuối tuần 11. Em muốn thay đổi hình thức sinh hoạt lớp 12. Ý kiến khác (Xin viết vào đây) ................................................... B. Kết quả Phụ lục 1C- Kết quả khảo sát GV Họ và tên: Nam/ Nữ .. Dân tộc: . Đề mục HTĐY ĐY KĐY HTKĐY 1. Tôi thấy công tác chủ nhiêm trong bối cảnh hiện nay vất vả và khó khăn 31 77,5% 8 20% 0 0% 1 2,5% 50 2. Tôi thấy hầu hết học sinh chưa tự chủ và tự học 17 42,5% 23 57,5% 0 0% 0 0% 3. Khả năng giao tiếp ứng xử thực tế của học sinh kém đi do học sinh hiện nay bị tác động bởi mạng và thế giới ảo quá nhiều. 25 62,5% 12 30% 3 7,5% 0 0% 4. Tôi hiểu rõ mục tiêu của chương trình GDPT mới về phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực 16 40% 24 60% 0 % 0 0% 5. Tôi có hiểu biết về thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner và đã áp dụng nó cho học sinh của mình. 0 0% 2 5% 30 75% 8 20% 6. Tôi lồng ghép giáo dục rèn luyện năng lực chung vào trong bài dạy của mình 1 2,5% 12 30% 27 67,5% 0 0% 7. Tôi đã từng dạy bằng phương pháp dự án và tích hợp liên môn. 1 2,5% 5 12,5% 34 85% 0 0% 8. Tôi nghĩ học sinh thích được đi ngoại khóa trải nghiệm và tham gia các hoạt động ngoài trời 5 12,5% 35 87,5% 0 0% 0 0% 9. Tôi luôn cố gắng giúp các em phát triển các khả năng của mình bằng nhiều phương pháp. 11 27,5% 29 22,5% 0 0% 0 0% 10. Tôi đã tìm ra những phương pháp hiệu quả để phát triển năng lực chung cho học sinh 2 5% 5 12,5% 33 82,25 % 0 0% 11. Tôi đã thay đổi hình thức sinh hoạt lớp truyền thống bằng hình thức khác 2 5% 8 20% 30 75% 0 0% 12. Ý kiến khác (Xin viết vào đây) ........................ . 51 Phụ lục 1D- Kết quả khảo sát học sinh Đề mục HTĐY ĐY KĐY HTKĐY 1. Em tự tin vào chính mình và có khả năng giao tiếp, hợp tác tốt 0 0% 26 14 % 149 80,1% 11 5,9% 2. Em có năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo 0 0% 5 2,7% 101 54,3% 80 43% 3. Em có khả năng tự chủ và tự học 2 1% 20 10,8% 120 64,5% 44 23,7% 4. Em có hiểu biết về thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner 0 0% 3 1,6% 50 26,9% 13 7% 5. Em chưa biết cách làm việc theo nhóm, theo cặp. 15 8,1% 81 43,5% 62 33,3% 28 15,1% 6. Em có thể tự mình làm các slide trình chiếu. 5 2,7% 7 3,7% 65 35% 109 58,6% 7. Em thích tất cả các giờ học trên lớp 0 0% 7 3,7% 154 82,8% 25 13,5% 8. Em đã từng tham gia học tập bằng phương pháp dự án 0 0% % 0 0% 186 100% 0 0% 9. Em thích được đi ngoại khóa trải nghiệm và tham gia các hoạt động ngoài trời 149 80,1% 37 19,9% 0 0% 0 0% 10. Em thích tự đánh giá và cho điểm chính mình và các bạn 18 10% 112 60% 57 30% 0 0% 11. Em thích giờ sinh hoạt lớp cuối tuần 0 0% 25 13,4% 156 83,93% 5 2,7% 12. Em muốn thay đổi hình thức sinh hoạt lớp 120 64,5% 49 26,3% 11 5,9% 6 3,2% 13. Ý kiến khác (Xin viết vào đây) ................. 52 PHỤ LỤC 2: Một số loại phiếu đánh giá 1. Phiếu đánh giá quá trình hoạt động của nhóm Nội dung Tiêu chí cụ thể Thang điểm Điểm số đạt được Xuất sắc Tốt Trung bình Tệ Rất tệ Kế hoạch nhóm -Chi tiết rõ ràng. -Bám sát các yêu cầu. -Ý tưởng mới, thực tế. -Tính khả thi cao. -Sử dụng các thiết bị, công cụ hỗ trợ. 25 20 15 10 5 Phân công nhiệm vụ -Chi tiết cụ thể. -Có yêu cầu về thời hạn rõ ràng. -Căn cứ vào năng lực cá nhân của mỗi thành viên. -Kế hoạch điều phối. -Công bằng giữa các thành viên. 25 20 15 10 5 Việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên -Hoàn thành bài tập. - Giúp đỡ nhau trong công việc. -Chất lượng họp nhóm. -Nhóm trưởng quản lý quá trình làm việc của các thành viên. 25 20 15 10 5 Báo cáo sản phẩm -Yêu cầu đầy đủ: + Nội dung. + Hình thức. + Báo cáo đúng hạn. 25 20 15 10 5 Tổng điểm 100 53 2. Phiếu đánh giá phần trình bày TIÊU CHÍ TỔNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM ĐÁNH GIÁ CỦA GV NỘI DUNG Đảm bảo các yêu cầu. 10 Kiến thức rộng. Không có lỗi. 10 Kiến thức về từ vựng và ngữ pháp. 10 30 HÌNH THỨC Trang slide trình bày rất dễ đọc và hấp dẫn. 15 Sử dụng đồ họa, clip hỗ trợ. 10 25 TRÌNH BÀY Tự tin 10 Có giải thích; hình minh họa; sự nhấn mạnh; kiến thức rộng và rõ ràng hơn. 10 Lưu loát và dễ nghe. 10 Liên hệ với thực tế tốt. 10 Sử dụng tốt phần mềm trình chiếu. 5 45 54 Total point: 100 3. Phiếu đánh giá dự án THỨ TỰ TIÊU CHÍ 1 2 3 4 5 LƯU Ý 1. Kiến thức và kỹ năng thu được sau dự án 2. 2. Lượng kiến thức liên quan đến khóa học trong dự án 3. Khối lượng kiến thức liên quan đến khóa học trong dự án 4. Nêu công việc người học cần làm . 5. Tính hấp dẫn đối với người học của dự án 6. Phù hợp với điều kiện thực tế 7. Phù hợp với năng lực của người học. 8. Ứng dụng công nghệ thông tin 9. Sản phẩm mang tính khoa học 10. Sản phẩm là thiết thực và hữu ích PHỤ LỤC 3: Sản phẩm và minh chứng của bài học Sản phẩm của học sinh và minh chứng bài học hoạt động rất nhiều: Hồ sơ làm việc nhóm gồm kế hoạch, tiến trình, các sản phẩm, các bản powerpoint, tờ rơi., các vở kịch, một bộ phim tham dự thi liên môn cấp quốc gia, trên 100 video và bản ghi âm các bài phỏng vấn với nước ngoài và các bài thuyết trình, báo cáo, đưa tin của MC. Một tập thơ, rất nhiều thiệp, ảnh kỷ yếu, tập ảnh đều chứa đựng tâm huyết, yêu thương, khẳng định sự năng động sáng tạo, trưởng thành của các em. Sau đây là một phần trong các minh chứng đó. 55 3. MC1- Thành tích lớp đạt được trong ba năm (2016- 2019) 56 3.MC2- Tham gia nhiều hoạt động khác nhau 57 3.MC 3. Kết quả học tập: Một số giấy khen HSG cấp tỉnh, cấp quốc gia và danh sách HSTT xuất sắc 3. MC4. Hoạt động văn nghệ, sân khấu 58 3.MC5. Các bài báo và hình ảnh hội họa https://we25.vn/hoc-duong/goc-ky-yeu-chup-anh-ky-yeu-bang-dien-thoai-van-tao-nen-bo-anh- thanh-xuan-vuon-truong-dep-khong-kem-thue-tho- 252377?fbclid=IwAR0owbuHSErnU21vICJpIYiqNF-Gj2bRPP5xWXAP70c63dHYQWcxzrebc3Y an-a570762.html?fbclid=IwAR01o7gfnr- 7Nc7nLFeR522qS6U60xj0sz6CshwuL64idR0xUXncPzWQ4O0 https://kenh14.vn/thue-nhay-chi-cho-ton-tien-lop-hoc-nay-chi-dung-dien-thoai-chup-cung-cho-ra- bo-anh-ky-yeu-dep-quen-sau-20190424102027999.chn 59 3. MC6 - Hoạt động thuộc trí thông minh vận động 3. MC7- Nấu ăn vẫn là một loại thông minh! 3. MC8 – Tổ chức nhiều sự kiện 60 3. MC9- tự tin đi phỏng vấn chủ tịch huyện và người dân 3.MC10- Bài dự thi “ Vận dụng kiến thức liên môn ,giải quyết vấn đề thực tiễn”
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_nang_luc_chung_cua_hoc_sinh_lop_chu_nhiem_ba.pdf