SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống và dạy kĩ năng mềm cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Tương Dương

Kỹ năng sống

Có nhiều quan điểm về kỹ năng sống do các tổ chức quốc tế, các chuyên

gia trong và ngoài nước đưa ra, trong đó có những quan điểm đáng lưu ý sau đây:

Theo Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá liên hiệp quốc (UNESCO):

“Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết – Học để

làm – Học để chung sống – Học để làm người. Theo đó kỹ năng sống được định

nghĩa là những năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia

vào cuộc sống hàng ngày”.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống là những kỹ năng mang

tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống

hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác, giúp các cá nhân có

thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.

Theo Quĩ cứu trợ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF): “Kỹ năng sống là

cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Tiếp cận này lưu ý đến

sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng”.6

Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức,

những giá trị và thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho

các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức

của cuộc sống.

Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua

giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề và

những câu hỏi thường gặp trong đời sống hàng ngày của con người.

Như vậy kỹ năng sống được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm khả

năng năng lực tâm lý xã hội mà còn cả những kỹ năng vận động, kỹ năng sống

được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội.

Từ các khái niệm nêu trên có thể đưa ra khái niệm kỹ năng sống như sau:

“Là năng lực cá nhân mà con người có được thông qua giáo dục hoặc kinh

nghiệm trực tiếp, nó giúp cho con người có cách ứng xử tích cực và có hiệu quả,

đáp ứng mọi biến đổi của đời sống xã hội, sống khoẻ mạnh, an toàn hơn”.

Phân loại kĩ năng

Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về

trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một số nét tính cách (quản lý thời gian,

thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử,

thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm Đây là những

yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này

là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến

thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà

phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai,

làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện

trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về

chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân. Bạn

nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số

lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng

chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc.

Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho

thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại

được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến

thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

* Các kỹ năng mềm phổ biến hiện nay

- Kỹ năng thuyết phục.

- Kỹ năng giao tiếp.7

- Kỹ năng làm việc nhóm.

- Kỹ năng quản lý thời gian.

- Kỹ năng lập kế hoạch.

- Kỹ năng lắng nghe.

- Kỹ năng lãnh đạo.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

pdf47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống và dạy kĩ năng mềm cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Tương Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ò chơi 
36 
người học. 
Lắng đọng để dẫn nhập vào bài học chứa 
nhiều giá trị, bài học sâu sắc. 
Xem video clip; 
Tạo tình huống; 
Kể chuyện 
Hoạt động 
chính 
Các bài học trong một chương có tính kết 
nối. 
Dạy học dự án 
Nội dung mang tính thời sự, đa chiều. Tranh luận, tọa 
đàm 
Nhiều nội dung phản ánh cùng một chủ 
đề bài học hay bài học có nhiều nội dung 
chưa đựng giá trị ngang nhau. 
Vẽ tranh; 
Làm video clip 
Bài học chứa đựng một nội dung mang 
tính giáo dục sâu sắc. 
Tranh biếm họa 
Củng cố Đúc rút thông điệp, ý nghĩa Châm ngôn, trò 
chơi 
Nội khóa, 
ngoại khóa 
Trải nghiệm thực tế Học tập theo chủ 
đề, tham quan tìm 
hiểu thực tế. 
 Giai đoạn thực hành và đánh giá 
Bước 4: Tiến hành dạy học trên lớp và đánh giá kết quả 
GV đưa giáo án đã chuẩn bị có tích hợp các nội dung giáo dục giá trị sống 
trong bài học vào giảng dạy. Qúa trình dạy học thực hiện như quá trình lên lớp 
của các tiết học thông thường, ở các nội dung có tích hợp giáo dục giá trị sống, 
GV cần tiến hành một cách cụ thể và rõ ràng, cuối mỗi hoạt động cần làm rõ 
thông điệp muốn chuyển tải. 
Cuối cùng, GV đánh giá hiệu quả giảng dạy và tích hợp giáo dục giá trị 
sống: 
- Đánh giá kết quả học tập thông qua các bài kiểm tra/sản phẩm học tập 
- Đánh giá về sự thay đổi hành vi, nhận thức của HS thông qua sự quan sát 
của GV 
- Đánh giá sự hứng thú, tích cực của HS trong tiết học thông qua các bảng 
khảo sát. 
3.2.2. Thiết kế một số hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng mềm trong 
môn Lịch sử 
37 
a. Giáo dục giá trị sống qua hình thức sử dụng video clip 
Clip là phương tiện dạy học mang lại giá trị cao, đặc biệt là trong việc lồng 
ghép các nội dung giáo dục giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống. Bởi, các đoạn 
video clip có thể tác động mạnh đến cảm xúc, suy nghĩ người xem thông qua cả 
kênh hình, kênh chữ và âm nhạc, lời bình. Trong quá trình dạy học, khi sử dụng 
clip trong bài học, giáo viên có thể sử dụng theo 2 cách: 
+ Giáo viên tự thiết kế video clip phù hợp với nội dung và mục đích sử 
dụng, lồng ghép vào bài giảng. 
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế video clip bổ trợ nội dung kiến 
thức bài học. Để thực hiện cách này, GV cần xây dựng bộ hướng dẫn làm video 
clip cho từng chủ đề (đối với bài học nhiều chủ đề) và tiêu chí đánh giá để học 
sinh thực hiện đúng mục đích giáo dục của người giáo viên. 
- Ví dụ: Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai- Lớp 11: Chiến tranh thế giới 
thứ hai. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của chiến tranh giáo 
viên tổ chức cho học sinh làm video và thuyết trình với nội dung: Em yêu hòa 
bình nhằm giáo dục giá trị hòa bình, giá trị của tình yêu thương và nâng cao ý 
thức trách nhiệm cho học sinh, rèn luyện kĩ năng giao tiếp thuyết trình, làm việc 
nhóm. 
- Trong bài 20: Cuộc kháng chiến tòan quốc chống thực dân Pháp kết thúc- 
Lớp 12. Sau phần kiến thức mới ở phần vận dụng giáo viên tổ chức cho học sinh 
làm video: Những hiểu biết của em về chiến dịch Điện Biên Phủ. 
- Trong dạy học lịch sử địa phương: Hướng dẫn tổ chức cho học sinh tìm 
hiểu thiết kế video tìm hiểu về lịch sử của Nghệ An và huyện Tương Dương. 
( Có sản phẩm video của học sinh kèm theo) 
Việc sử dụng video trong dạy học lịch sử, giáo dục giá trị sống và rèn luyện 
kĩ năng mềm là một giải pháp hiệu quả đặc biệt là đối với học sinh thiểu số ở 
miền núi. Học sinh dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi vốn hạn chế trong kĩ 
năng giao tiếp kĩ năng công nghệ thông tin, kĩ năng hợp tác và giải quyết vấn đề. 
Sau khi giáo viên giao nhiệm vụ, HS đã chủ động phân công nhiệm vụ cho các 
thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên chủ động trong việc 
sưu tầm tài liệu, thiết kế, edid nội dung video và đã đánh giá được mức độ tham 
gia làm việc nhóm. HS tham gia hoạt động vui vẻ, chủ động và hiệu quả. Sau mỗi 
hoạt động của học sinh giáo viên đã phát vấn nhanh học sinh về ưu điểm và hạn 
chế về việc học theo phương pháp thiết kế video. HS. HS thấy rõ dược ưu điểm và 
hạn chế của phương pháp này nên đã chủ động đề xuất số lượng chuyên đề trong 
chương trình học một năm để thực hiện giải pháp này, đồng thời cac bạn học sinh 
cũng bày tỏ mong muốn, ngoài các video các em có thể thiết kế thì giáo viên bộ 
môn cũng tăng cường sử dụng video trong dạy học để tạo hứng thú cho học sinh. 
38 
( Ảnh phân công nhiệm vụ và đánh giá của HS) 
b. Giáo dục giá trị sống bằng tranh biếm họa, inforgraphic 
Đây là hình thức dạy học tích cực và có ý nghĩa giáo dục giá trị sống sâu 
sắc. Thông qua việc sử dụng các bức tranh, hình ảnh mang tính biếm họa hoặc các 
inforgraphic, học sinh trải nghiệm bức tranh, rút ra nội dung và ý nghĩa của bức 
tranh. Tranh biếm họa và inforgraphic có thể được giáo viên sưu tầm sau đó lồng 
ghép vào bài dạy hoặc do giáo viên tự thiết kế. 
Ví dụ 2: Khi dạy ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1945-1954: Lớp 12. Yêu cầu học 
sinh thiết kế inforgraphic về các chiến dịch lớn; Chiến dịch Việt Bắc, chiến dịch 
Biên giới, Chiến dịch Điện Biên Phủ. 
 Lịch sử là môn học mà học sinh rất ngại học thuộc vì hối lượng sụ kiệ há 
niều, nên việc thiết kế inforgraphich đã giúp học sinh tổng hợp nội dung một cách 
khái quát. Bên cạnh thông tin inforgraphich còn có kĩ thuật đồ họa tạo biểu tượng 
nên giúp HS đễ học đễ nhớ. 
 c. Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động xem phim tư liệu, điện ảnh 
Video có sức tác động mạnh đến thị giác, cảm xúc của người học; đồng 
thời có ý nghĩa lưu trữ về mặt thông tin lâu dài. Tùy thuộc vào nội dung của bài 
học giáo viên lựa chọn các phim tư liệu phù hợp giới thệu cho học sinh xem dưới 
nhiều hình thức. Ví dụ: Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 
để giúp học sinh hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh mà Mĩ gây ra ở Việt Nam, đồng 
thời giáo dục phẩm chất yêu nước, giáo dục giá trị hòa bình và ls tưởng sống cho 
thanh niên tôi đã tổ chức cho HS xem Phim Mùi cỏ cháy. Nhiệm vụ của HS: Viết 
cảm nhận về phim Mùi cỏ cháy. 
39 
 d. Giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tranh luận. 
Đây là hoạt động giáo dục có tính hứng thú cao. Học sinh được thoải mái 
thể hiện quan điểm về vấn đề tranh luận để từ đó đúc rút vấn đề. 
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Xác định nội dung lồng ghép giá trị sống, xây dựng vấn đề tranh luận 
Bước 2: Tổ chức tranh luận: Giới thiệu vấn đề tranh luận, tranh luận. 
Trong đó khâu giới thiệu vấn đề tranh luận đóng vai trò quan trọng, quyết 
định một phần sự thành công của hình thức này. Đối với khâu này người GV có 
thể lựa chọn: 
1/ Đối với trường có đầy đủ thiết bị, GV nên chuẩn bị đoạn clip ngắn giới 
thiệu vấn đề tranh luận để tăng tính hứng thú cho và thu hút sự chú ý của HS. 
2/ Đối với trường thiếu trang thiết bị, GV có thể giới thiệu trực tiếp vấn đề 
hoặc xây dựng một câu chuyện, tình huống có vấn đề. 
Bước 3: Đúc rút vấn đề. 
Ví dụ: Học xong chủ đề: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp giáo viên 
đưa ra vấn đề: Tất yếu bị xâm lược có tất yếu dẫn đến bị mất nước hay không? 
Học sinh sẽ thảo luận và đưa ra ý kiến: 
1/ Việc Việt Nam bị xâm lược là một tất yếu trong bối cảnh lịch sử thế giới 
2/ Việc Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp không phải là một tất yếu vì 
- Trong bối cảnh từ thế kỉ XVI, Việt Nam đã đứng trước nguy cơ xâm lược, 
song triều đình không những không có những chính sách phát triền, mà còn có 
những hành động gây chia rẽ đoàn kết nhân dân (cấm đạo, giết đạo), hạn chế sự 
phát triển kinh tế (bế quan tỏa cảng) 
- Khi Pháp xâm lược bắt đàu từ 1858, đã nhiều lần chúng ta có cơ hội giệt 
giặc, nhưng triều Nguyễn không tận dụng thời cơ mà còn từng bước thỏa hiệp. 
+ Khi Pháp để lại chiến trường Việt Nam 1000 lính /10 Km, thì triều đình 
không tận dụng thời cơ, mà xây dựng phòng tuyến Chí Hòa. 
+ Khi phong trào kháng chiến của nhân dân đang phát triển ( 2 lần chiến 
thắng Cầu giấy), triều đình không tận dụng thời cơ, mà kí hiệp định đồng thời 
chống phá các hoạt động cách mạng của nhân dân. 
 Như vậy, có thể thấy khi Pháp xâm lược Việt Nam, chúng ta có cơ hội 
chiến thắng đẩy lùi giặc, nhưng chính sự hèn nhát, bạc nhược của triều Nguyễn 
mà từng bước đặt nước ta vào tay Pháp. Việc để mất nước chính là trách nhiệm 
của triều Nguyễn 
Như vậy tất yếu bị xâm lược không tất yếu bị mất nước 
40 
41 
3.3. Hiệu quả của giải pháp 
Giáo dục giá trị sống và kỹ năng mềm cho học sinh thông qua môn học lịch 
sử, đã góp phần phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi theo 
chương trình gáo dục phổ thông mới 2018. 
Việc tích hợp nội dung giá trị sống và rèn luyện kỹ năng mềm thông qua 
môn học lịch sử đã làm cho tiết học trở nên thú vị hơn, học sinh hào hứng hơn từ 
đó nâng cao hiệu quả của môn học. 
Những hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng mềm đã phát huy được 
tính sáng tạo, sự chủ động của học sinh trong quá trình khám phá tri thức mới. 
V. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ 
Từ khảo sát kết quả thực nghiệm được thực hiện ở đề tài tác giả đưa ra 
những kết quả sau: 
1. Về kết quả học tập của HS 
Đánh giá kết quả học tập sau khi giáo dục giá trị sống và kĩ năng mềm 
trong 2 năm học 2019- 2020 và Học kỳ 1 năm học 2020-2021 của HS 4 lớp thực 
nghiệm: 12A, 12C, 11C, 11G. Các bài kiểm tra đều có phần để đánh giá mức độ 
tiếp nhận, vận dụng các giá trị sống. 
Biểu đồ 3: Kết quả bài kiểm tra của HS sau khi tích hợp giáo dục giá trị sống 
 % 
2. Mức độ hứng thú và tập trung của HS trong tiết học tích hợp giáo 
dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng 
- Đa phần HS cảm thấy thích thú với tiết học có tích hợp các giá trị sống và 
rèn luyện kĩ năng. Cụ thể: Có 21.1% HS cảm thấy rất thú vị, hấp dẫn và 40,8% 
HS cảm thấy thú vị, hấp dẫn sau khi học xong tiết học có tích hợp nội dung giáo 
dục giá trị sống. Tuy nhiên, tỉ lệ HS cảm thấy bình thường và buồn tẻ còn khá cao 
(38,1%). 
điểm 
1 2.9
12.5
26
28.8
23.1
4
0
5
10
15
20
25
30
35
<6.5 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10
42 
Biểu đồ 4. Tỉ lệ cảm nhận của HS về tiết học có tích hợp 
nội dung giáo dục giá trị sống 
Biểu đồ 5. Tỉ lệ mức độ HS tham gia các hoạt động 
giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng mềm 
Về mức độ tập trung của HS trong nội dung bài học có tích hợp giáo dục 
giá trị sống: Có 65,7% HS rất tập trung và tập trung trong giờ học. Ngoài ra, HS 
khá tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trong giờ học có tích hợp nội 
dung giá trị sống. Cụ thể: Có 21.1% HS tham gia rất tích cực, 45,7% HS tham gia 
tích cực. Có rất ít HS không tham gia tích cực trong giờ học có tích hợp nội dung 
giáo dục giá trị sống (4.8%). 
 Giải thích cho việc có 38.1% học sinh cảm thấy Bình thường và Buồn tẻ; 
33.2% HS tham gia giờ học với mức độ Bình Thường và Không tích cực, các 
quan sát và phỏng vấn sau cung cấp một số lí do cơ bản như: 
- Một bộ phận học sinh không quan tâm đến môn Lịch sử nói chung và các 
giá trị sống nói riêng do không phải là môn học quan trọng với các em. 
43 
- HS quan tâm nhiều hơn đến điểm số thay vì mục tiêu mở rộng kiến thức, 
hiểu biết, chính vì thế các em thường có phản ứng với việc đưa thêm các nội dung 
bên ngoài vào các bài học đã đóng khung. 
- HS chưa thấy được ý nghĩa của việc tiếp nhận các giá trị sống và rèn 
luyện kĩ năng ở thời điểm hiện tại. 
- HS thích chơi hơn là lĩnh hội những gì mang tính có chiều sâu. Bởi một số 
cho rằng cần nhiều trò chơi hơn để tăng mức độ hứng thú của giờ học thay vì các 
hoạt động và dự án. 
3. Kết quả của việc rèn luyện kĩ năng mềm 
Bảng phân tích số liệu các kĩ năng của HS trước khi thực hiện các hoạt động 
giáo dục giá trị sống và kĩ năng mềm( khảo sát 200HS) 
Kỹ năng giao tiếp Tốt 
4 % 
Bình thường 
39,5% 
Hạn chế 
56,5% 
Mức độ tự tin của HS Luôn luôn tự tin 
13% 
Thỉnh thoảng 
32,5% 
Thiếu tự tin 
54,5% 
Bảng phân tích số liệu các kĩ năng của HS sau khi thực hiện các hoạt động 
giáo dục giá trị sống và kĩ năng mềm 
Kỹ năng giao tiếp Tốt 
10,5% 
Bình thường 
48,5% 
Hạn chế 
41% 
Mức độ tự tin của HS Luôn luôn tự tin 
17,5% 
Thỉnh thoảng 
37,5% 
Thiếu tự tin 
45% 
4. Mức độ cần thiết của việc giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng 
mềm 
- Việc giáo dục giá trị sống và kĩ năng mềm là việc làm quan trọng. Có 
23.5% HS cảm thấy rất cần thiết, 44.1% HS cảm thấy cần thiết phải được giáo 
dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng mềm. Bởi theo các em, việc giáo dục giá trị 
sống và rèn luyện kĩ năng mềm sẽ giúp các em phát triển toàn diện, đáp ứng nhu 
cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, Khảo sát mức độ mong muốn được 
học những tiết học tương tự có tích hợp giá trị sống: Có 93% HS có mong muốn 
được học một cách thường xuyên. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả có thể thấy vẫn 
còn 7,0 % HS không muốn tham gia những tiết học như vậy. Đây là một hạn chế 
trong quá trình thực nghiệm. Để giải thích cho kết quả này có thể do nhiều nguyên 
nhân: 
+ Những bài tập và cách thức hoạt động của GV chưa thật sự phù hợp với 
phong cách khả năng học tập của những học sinh này. 
44 
+ Đối với HS, những hoạt động giáo dục giá trị sống phải mang tính sáng 
tạo, nhưng khả năng của một số em còn hạn chế. 
Cũng thông qua khảo sát, tác giả nhận được một số ý kiến đóng góp của 
HS. Cụ thể, HS cho rằng: 
- Cần tăng cường các hoạt động học tập, đưa các vấn đề thực tế ngoài đời 
sống vào tiết học, hạn chế nội dung kiến thức sách giáo khoa. 
- GV cần có sự chuẩn bị chu đáo ở tất cả các khâu tổ chức và có định 
hướng rõ ràng để HS tiếp nhận một cách tự nhiên, không bị gò bó. 
- Cần tăng cường các giờ học trải nghiệm (nội khóa, ngoại khóa) để HS 
được trải nghiệm từ chính cuộc sống. 
Như vậy có thể khẳng định; Việc nâng cao dạy giá trị sống và kĩ năng mềm 
cho học sinh đem lại hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho 
học sinh. Tỷ lệ kết quả rèn luyện hạnh kiểm và học tập được nâng cao. 
Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học tập của các lớp thực nghiệm 
Năm học 2019-2020 
TT LỚP 
HẠNH KIỂM HỌC LỰC GHI 
CHÚ 
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 
1 11A 87,1% 9,7% 3,2% 0% 6,5% 93,5% 0% 0% 
2 11C 82,6% 14,4% 0% 0% 0% 86,2% 13,8% 0% 
3 10C 80,3% 10,1% 9,6% 0% 4,7% 92,8% 2,5% 0% 
4 10G 66,6% 27,7% 5,7% 0% 0% 63,9% 36,1% 0% 
Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021 
TT LỚP 
HẠNH KIỂM HỌC LỰC GHI 
CHÚ 
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 
1 12A 91,5% 8,5% 0% 0% 25% 75% 0% 0% 
2 12C 86,2% 13,8% 0% 0% 0% 93,1% 6,9% 0% 
3 11C 83,7% 16,3% 0% 0% 16,3% 83,7% 0% 0% 
4 11G 76,5% 21,2% 2,3% 0% 0% 72,9% 27,1% 0% 
45 
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
I. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 
1. Các nguồn tư liệu 
 Đề tài của chúng tôi được triển khai thực hiện bắt đầu từ tháng 9 năm 
2020. Việc xây dựng ý tưởng được cả nhóm tác giả thống nhất. Tiếp đó, chúng tôi 
tiến hành huy động nguồn tư liệu, tìm kiếm thông tin. Như thư mục tài liệu tham 
khảo đã nêu, để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào 4 lớp thực nghiệm 12A, 
12C, 11C, 11G tại trường THPT Tương Dương 1. 
(1) Các văn bản (nghị quyết, thông tư, quyết định, hướng dẫn) của Đảng, 
Nhà nước và ngành Giáo dục; 
(2) Chương trình giáo dục phổ thông mới (gồm chương trình tổng thể và 
chương trình môn học); 
(3) Sách giáo khoa Lịch sử, sách giáo viên môn Lịch sử; 
(4) Các sách tham khảo về giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống; 
 (5) Tư liệu trên Internet. 
2. Quy trình nghiên cứu 
Từ việc xác định được đề tài, huy động nguồn tư liệu, chúng tôi xây dựng 
quy trình nghiên cứu và ứng dụng: 
- Xây dựng các căn cứ để tổ chức các hoạt động và thiết kế giáo án giảng 
dạy. 
- Áp dụng vào tổ chức hoạt động và dạy học. 
- Xác định mức độ đạt được, điều chỉnh, rút kinh nghiệm. 
- Hoàn chỉnh đề tài. 
3. Đối tượng hợp tác, cộng sự 
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đề nghị cộng tác và nhận được 
sự phối hợp, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm các 
lớp thực nghiệm. 
Các hoạt động, giáo án do chúng tôi tổ chức xây dựng, thiết kế đã được Ban 
thường vụ Đoàn trường, các giáo viên chủ nhiệm sử dụng tổ chức hoạt động và 
dạy học tại các lớp thực nghiệm, đem lại những hiệu quả tích cực. 
4. Đối tượng ứng dụng, thực nghiệm 
Các chương trình hoạt động và giáo án của chúng tôi đã được áp dụng 
trong các hoạt động của Đoàn trường và 4 lớp thực nghiệm . 
II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 
1. Đối với các tác giả 
Việc thực hiện đề tài đã giúp chúng tôi có điều kiện thu thập, tích lũy được 
một hệ thống những tri thức căn bản về đổi mới phương pháp giá trị sống và kỹ 
46 
năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số. Chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và 
vận dụng tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể và 
Chương trình môn Lịch sử vào thực tế dạy học, góp phần quan trọng trong việc 
đổi mới hình thức, phương pháp dạy học. Nhờ việc thực hiện đề tài, chúng tôi đã 
có sự chuyển hướng trong nhận thức và hành động thiết kết các hoạt động, giáo 
án nhằm tiệm cận hơn với việc dạy giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh dân 
tộc thiểu số. 
2. Đối với học sinh 
Đề tài này góp phần quan trọng trong việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng 
mềm cho học sinh dân tộc thiểu số giúp các em có tư tưởng đúng, tình cảm, lối 
sống đẹp, bồi dưỡng các giá trị truyền thống của người Việt, của nhân loại và giúp 
các em rèn luyện các kỹ năng sống cần có trong cuộc sống hằng ngày. 
3. Đối với tổ/nhóm chuyên môn và Đoàn trường 
Với việc thực hiện đề tài này, chúng tôi đã góp phần tạo nên không khí đổi 
mới tích cực trong sinh hoạt chuyên môn, trong các hoạt động dạy học ở nhóm/tổ 
chuyên môn và trong các hoạt động của Đoàn trường. Chính việc đề xuất những 
giải pháp mới đã giúp các đồng nghiệp giải phóng sức ì, trở nên cầu tiến hơn, ham 
học hỏi hơn. Việc nghiên cứu, vận dụng các giải pháp giáo dục, giảng dạy giá trị 
sống và kỹ năng cho học sinh, trở thành nhu cầu thiết thực đối với mỗi thầy cô 
giáo. 
4. Đối với các đồng nghiệp trong ngành 
Sáng kiến của chúng tôi có ý nghĩa như một “phép thử” cần thiết cho đồng 
nghiệp ở các trường học trên địa bàn huyện Tương Dương trong việc từng bước 
tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển năng lực và đáp ứng mục tiêu của nền 
giáo dục Việt Nam là xây dựng con người phát triển toàn diện về cả năng lực lẫn 
phẩm chất. 
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 
1. Đối với nhà trường và ngành giáo dục & đào tạo. 
- Đề tài này cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ trong nhà trường đặc biệt với 
đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. 
- Mỗi giáo viên cần trau dồi vốn sống, nâng cao trình độ chuyên môn, 
phương pháp giáo dục, sử dụng kết hợp các thiết bị dạy học để giờ dạy học cũng 
như giờ sinh hoạt giáo dục thu hút học sinh. Mỗi nhà giáo nêu cao tình thương, 
trách nhiệm với thế hệ trẻ. 
- Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất như trang thiết bị nghe nhìn 
để phục vụ cho công tác chuyên môn, giáo dục đạo đức,kỹ năng. 
- Bên cạnh việc tổ chức hội thảo chuyên để về chuyên môn cần tổ chức hội 
thảo chuyên đề công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức, kỹ năng cho giáo viên 
47 
để có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 
2. Đối với phụ huynh và học sinh. 
- Quan tâm hơn đến việc giáo dục con em mình, đầu tư nhiều thời gian cho 
con cái, chia sẻ, định hướng và bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều 
thuận lợi trong việc bộc lộ và phát triển cảm xúc, kỹ năng trong cuộc sống. 
 - Phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình 
học tập, rèn luyện của con em mình. Kết hợp với nhà trường giáo dục kỹ năng 
sống cho con trẻ từ trong mỗi gia đình. 
3. Đối với địa phương. 
- Quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh, các dịch vụ không lành mạnh, làm 
ảnh hưởng đến thời gian học tập, rèn luyện của học sinh. 
- Việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng mềm cho học sinh trường THPT nói 
chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng đang được tiến hành hiện nay là bước 
chuyển đúng hướng của ngành giáo dục trong xu hướng hội nhập và yêu cầu của 
thời đại mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện phương châm “chuẩn hoá, hiện 
đại hoá, xã hội hoá” trong giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_gia_tri_son.pdf
Sáng Kiến Liên Quan