Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học và làm bài tập Modal Verbs tốt hơn

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, động từ khiếm khuyết là một loại kiến thức đủ phức tạp để bản thân giáo viên đôi khi cũng e dè và có thể gặp chút rắc rối với một số dạng bài tập. Trong chương trình lớp 10, học sinh được học về Should, lớp 11 học sinh học could/be able to, lớp 12 thì may/might, must, musn’t, needn’t. Cách để phân biệt could/be able to, hay may/might với must cũng đủ làm cho học sinh phải suy nghĩ thật lâu.

II. THỰC TRẠNG

Học sinh khối lớp 12 trường THPT Võ Văn Kiệt phần lớn sinh sống ở nông thôn nên việc tiếp cận các nguồn tự học qua các tài liệu in ấn về các loại ngữ pháp cũng như việc tiếp xúc với các trang mạng Tiếng Anh bị hạn chế. Việc học, cung cấp tài liệu, hướng dẫn cách học đa số là do giáo viên chủ động. Trong năm học 2014 - 2015 trường THPT Võ Văn Kiệt đã hướng dẫn GV và HS sử dụng trường học kết nối phần nào khuyến khích học sinh hứng thú tự tìm tòi và học tập, tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh không được gia đình trang bị đủ điều kiện học tập nên chủ yếu là các em học tập theo nhóm, hoặc nhờ bạn tải tài liệu học tập về khi GV giao bài tập qua mạng.

Trong năm học 2014 – 2015, bản thân tôi đảm nhận dạy học các lớp 12CA2 và 12C1. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh mình trực tiếp giảng dạy. Qua đó tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra 3 lần sau khi đã tiến hành hướng dẫn học sinh cách học để ghi nhớ bài được lâu.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học và làm bài tập Modal Verbs tốt hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP 
MODAL VERBS TỐT HƠN
- Họ và tên người thực hiện: Đoàn Vũ Phượng
- Lĩnh vực: Tiếng Anh
Phước Long, ngày 20 tháng 02 năm 2015
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Không giống ngữ pháp Tiếng Việt, ngữ pháp trong Tiếng Anh rất rõ ràng, vì khi ta nhìn vào bất kỳ câu Tiếng Anh nào ta sẽ biết được hành động được đề cập trong câu đó đã xảy ra, đang xảy ra, hay sẽ xảy ra. Mảng động từ là một thành phần cơ bản và quan trọng nhất trong văn phạm Tiếng Anh, trong đó động từ khiếm khuyết (Modal verb) cũng được chú trọng. Chúng gây không ít khó khăn cho người học Tiếng Anh, người học thường hay lúng túng và bối rối vì chẳng biết khi nào thì dùng could, khi nào dùng be able to, và khi nào thì dùng may/might hay must, và còn biết bao nhiêu cách sử dụng của từng modal verb, mỗi từ có cách dùng riêng, đôi khi giống nhau nhưng đôi khi lại khác biệt hoàn toàn. Điều này đòi hỏi người học phải ghi nhớ rất nhiều thông tin về chúng, nhưng để học một ngôn ngữ thì còn nhiều nội dung ngữ pháp khác mà người học cần phải ghi nhớ càng làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên quá tải. Kết quả người học sẽ học vẹt, học tủ, hoặc buông xuôi. Thực tế, khi nghiên cứu kỹ hơn về modal verb, bản thân tôi lại thấy chúng rất thú vị và rất thu hút. Đúc kết từ cảm hứng học của bản thân và vận dụng phương pháp học và truyền đạt kiến thức cho học sinh trong các năm học trước, trong năm học này tôi mạnh dạn viết về đề tài này, phần nào kinh nghiệm này sẽ giúp học sinh học tốt hơn và đồng nghiệp có thể tham khảo để cùng nhau giảng dạy đạt kết quả như mong đợi. 
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn dạy và học Tiếng Anh đặc biệt là về mảng kiến thức Modal verbs, các diễn đàn trao đổi trên Internet, từ kinh nghiệm của đồng nghiệp và tự đúc rút kinh nghiệm của bản thân.
2. Dạy thực nghiệm và áp dụng các kiểu bài tập tự thiết kế.
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh, để từ đó có sự điều chỉnh bổ sung hợp lý.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài xoay quanh vấn đề nghiên cứu giảng dạy nhấn mạnh vào việc hướng dẫn các em học Modal verbs thế nào cho hứng thú và đạt hiệu quả cao. 
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp:
1. Giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc dạy chính khóa, tự chọn, phụ đạo về Modal verbs đạt mục đích yêu cầu đề ra. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, tự học để nhớ lâu và không bị lẫn lộn việc sử dụng các Modal verbs.
2. Học sinh tự tin trong việc học ngữ pháp Modal verbs và làm bài tập tốt hơn, cải thiện điểm số trong kiểm tra hoặc thi cử.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
1. Phương pháp quan sát: Tôi tự tìm tòi nghiên cứu, tham khảo các trang mạng có cung cấp bài tập mẫu về modal verbs để làm tăng vốn bài tập của bản thân.
2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi cho học sinh làm bài, hướng dẫn học, tôi cho học sinh suy nghĩ, trao đổi theo nhóm, hoặc rút kinh nghiệm từ bản thân để trao đổi với giáo viên, với các học sinh khác để tìm ra giải pháp học hiệu quả.
3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm, cho học sinh làm bài kiểm tra.
4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra, đánh giá việc nắm nội dung kiến thức này của học sinh.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, động từ khiếm khuyết là một loại kiến thức đủ phức tạp để bản thân giáo viên đôi khi cũng e dè và có thể gặp chút rắc rối với một số dạng bài tập. Trong chương trình lớp 10, học sinh được học về Should, lớp 11 học sinh học could/be able to, lớp 12 thì may/might, must, musn’t, needn’t. Cách để phân biệt could/be able to, hay may/might với must cũng đủ làm cho học sinh phải suy nghĩ thật lâu. 
II. THỰC TRẠNG 
Học sinh khối lớp 12 trường THPT Võ Văn Kiệt phần lớn sinh sống ở nông thôn nên việc tiếp cận các nguồn tự học qua các tài liệu in ấn về các loại ngữ pháp cũng như việc tiếp xúc với các trang mạng Tiếng Anh bị hạn chế. Việc học, cung cấp tài liệu, hướng dẫn cách học đa số là do giáo viên chủ động. Trong năm học 2014 - 2015 trường THPT Võ Văn Kiệt đã hướng dẫn GV và HS sử dụng trường học kết nối phần nào khuyến khích học sinh hứng thú tự tìm tòi và học tập, tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh không được gia đình trang bị đủ điều kiện học tập nên chủ yếu là các em học tập theo nhóm, hoặc nhờ bạn tải tài liệu học tập về khi GV giao bài tập qua mạng. 
Trong năm học 2014 – 2015, bản thân tôi đảm nhận dạy học các lớp 12CA2 và 12C1. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh mình trực tiếp giảng dạy. Qua đó tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra 3 lần sau khi đã tiến hành hướng dẫn học sinh cách học để ghi nhớ bài được lâu.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TẾ DẠY MODAL VERBS VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC MODAL VERBS
1. Modal verbs là gì?
Trước tiên tôi cho học sinh tìm hiểu về định nghĩa của Modal verbs.
Modal verbs (hay còn gọi là động từ khiếm khuyết/khuyết thiếu hay động từ hình thái) bao gồm các động từ: can, could, may, might, must, should, have to, needn’t, used to, be going to, .chúng được sử dụng cùng với động từ khác để diễn tả khả năng, sự bắt buộc, sự suy đoán, sự xin phép, sự cần thiết của hành động,  Không giống với các động từ khác, chúng không thay đổi vì không có hình thức số nhiều hay số ít (không thêm “-s, -es, -ed, -ing” vào sau chúng). Bản thân chúng cũng chính là trợ động từ nên người sử dụng chúng không cần phải mượn trợ động từ khác. Chúng có nhiều nhất là hai thì hiện tại và quá khứ: can - could, may - might, have/has to – had to. 
Sau khi cung cấp định nghĩa và một số thông tin về modal verbs, tôi tiếp tục cung cấp cho học sinh mục lục cách dùng và ví dụ minh họa cho từng modal verbs mà các em sẽ học trong chương trình cũng như trang bị kiến thức cho ôn TN THPT. 
SUMMARY GRAMMARTICAL POINTS
Can/could
May/might
Must/mustn’t
Needn’t	 + V (active)
Should/shouldn’t	 be + Ved / V3 (passive)
Ought to/ oughtn’t to
Had better (not)
1. Polite requests with “I” as the subject. (May I/Could I/Can I..?)
2. Polite requests with “You” as the subject. (Would you/Will you/Could you/Can you?)
3. Expressing necessity: must, have/has to, have got to
Must và have to đều diễn tả sự cần thiết, have to (là động từ thường) được dùng thông dụng hơn must. Dùng must diễn tả sự cấp bách hoặc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự vật sự việc. Dùng have to khi điều bắt buộc là do yếu tố từ bên ngoài chứ không phải tự ta cảm thấy cần phải làm. Have got to được dùng nhiều trong văn nói.
Dạng phủ định: don’t have to (không cần thiết) = needn’t
 Mustn’t (cấm đoán)
4. Advisability: should, ought to, had better
5. Expectation: be supposed to (được định là), be to (coi như phải)
6. Making suggestion: Let’s, why don’t, shall I/we, could.
7. Expressing degrees of certainty: be going to (100%), must (95%), may/might/could (less than 50%)
 Degrees of certainty in past time: 
may/might (not) + have + Ved/V3 (có lẽ đã)
can/could (not) + have + Ved/V3 (có thể đã) 
should (not) + have + Ved/V3 (lẽ ra nên)
must + have + Ved/V3 (chắc hẳn đã)
8. Progressive form of modal: modal + be + V-ing
9. Used to (habitual past), be/get used to, be accustomed to + V-ing
10. Expressing preference: would rather ..(than) .
11. Expressing ability: can/could, be able to
Auxiliary
Uses
Present/future
Past
may
Polite request
May I borrow your pen?
Formal permission
You may leave the room
Less than 50% certainty
Where’s John?
He may be at the library.
He may have been at the library
Might
Less than 50% certainty
He might be at the library.
He might have been at the library
Polite request (rare)
Might I borrow your pen?
Should/ ought to
Advisability
I should/ought to study tonight.
I should/ought to have studied tonight.
90% certainty
She should/ought to do well on the test (future only)
She should/ought to have done well on the test
Had better
Advisability with threat of of bad result
You had better be on time, or we will leave without you.
Be supposed to
Expectation
Class is supposed to begin at 10
Class was supposed to begin at 10
Be bound to
Certain or likely to happen
It’s bound to be sunny again tomorrow
Be to
Strong expectation
You are to be here at 9:00
You were to be here at 9:00
Must
Strong necessity
I must go to class today
I had to go to class yesterday
Prohibition
You mustn’t open that door
95% certainty
Mary isn’t in class. She must be sick
She must have been sick yesterday.
Have (got) to
Necessity
I have (got) to go to class today
I had to go to class yesterday
Will
100% certainty
He will be here at 6:00
Willingness
I’ll turn on the lights.
Polite request
Will you pass the salt?
Be going to
100% certainty
He is going to be here at 6:00
Definite plan
I’m going to make a cake
I was going to make a cake, but I didn’t have time.
Can
Ability/possibility
I can run fast
I could run fast
Informal permission
You can use my computer
Informal request
Can I borrow your car?
Impossibility
That can’t be true!
That can’t have been true!
Could
Past ability
I could run fast when I was a child
Polite request
Could you help me? 
Suggestion
I need help in Math. 
You could talk to your teacher
You could have talked to your teacher.
Less than 50% certainty
Where’s John?
He could be at the library.
He could have been at the library.
Impossibility
That couldn’t be true!
That couldn’t have been true!
Be able to
Ability
I am/will be able to help you
I was able to help you
Would
Polite request
Would you please pass the salt?
Preference
I would rather go to the park than stay home.
I would rather have gone to the park.
Used to
Repeated action in the past
I used to visit my grandparents every weekend.
Shall
Suggestion
Shall I open the window?
2. Hướng dẫn cách học và làm bài tập:
- Học sinh phải hiểu được cách dùng của từng modal verbs và tham khảo dấu hiệu nhận biết khi làm bài tập với nội dung này.
+ May/might: ta có các từ nhận biết: maybe, perhaps, (im)possible, probable, (un)likely, not sure = uncertain, possibly, probably, possibility, 
+ Must: gồm các từ nhận biết: certain, sure, definite, essential, necessary, clear, obvious, obligatory, compulsory, it’s rules/laws/regulations, 
+ Mustn’t: it’s against the laws/rules, it’s very dangerous, it’s risky, it’s secret,
+ Needn’t: it’s not essential, it’s not necessary/unnecessary, plenty of time/money/food,..
+ Should: if I were you, why don’t we/you, it’d be better if,
Bài tập vận dụng:
1. I’m not sure. I .................. come a few minutes late.
	A. may	B. must	C. mightn’t 	D. needn’t
2. It’s a secret. You .................. let anyone know about it.
	A. mustn’t 	B. needn’t	C. mightn’t	D. may not
3. Where is Jim? – I don't know. He .................. in his room.
	A. must be	B. may is	C. need be	D. may be
4. Perhaps you will find you have made a mistake.
	A. You can find you have made a mistake.	
	B. You should not find you have made a mistake.
	C. You may find you have made a mistake.	
	D. You must find you have made a mistake.
5. It’s a school rule, all students wear a uniform.
	A. needn’t	B. mustn’t	C. might	D. must
6. I don’t see Margaret. She ..in her office.
 A. must being	 B. mayn’t be	 C. might be	 D. mustn’t be
7. The children play with knife. It’s dangerous.
 A. mightn’t	 B. don’t have to	 C. needn’t	 D. mustn’t
8. The room ................. . I’m sure.
	A. may be cleaned	B. should be cleaned	
	C. must be cleaned 	D. will be cleaned
9. It is possible that they will offer you that job.
	A. You may be offered that job.	B. You will offer that job.
	C. You must be offered that job.	D. That job will be offered to you.
10. It is necessary that we meet him at the airport.
	A. He can be met at the airport.	B. He might be met at the airport.
	C. He must be met at the airport.	D. We must be met him at the airport.
- Cho học sinh ghi nhớ và tái hiện lại kiến thức trên theo hình thức vừa học vừa chơi và điều này được duy trì thường xuyên trong các giờ kiểm tra miệng. Học sinh sẽ tự sắp xếp và đặt các dấu hiệu nhận biết vào đúng cột động từ khiếm khuyết. (Giáo viên phát giấy cho HS làm, thu lại và chấm, sau đó trả lại cho HS)
- Đối với các câu hỏi không có dấu hiệu, khuyến khích học sinh dịch nghĩa để lựa chọn đáp án, yêu cầu học sinh có thể loại trừ các phương án sai trước (các đáp án không tương hợp thì, không hòa hợp chủ ngữ và động từ)
- Trước khi học nội dung ngữ pháp này, tôi căn dặn các em về nhà tự soạn, trao đổi với các bạn khác về nội dung bài học mới. Hướng dẫn các em các bước, cách thức chuẩn bị bài mới.
- Tôi tiến hành cho các em tự biên soạn lại nội dung kiến thức này theo hướng mà các em thấy dễ nhớ nhất, dễ hiểu nhất nhằm kích thích tính tự học tự tìm tòi của các em, chính điều này làm cho các em cảm thấy vai trò quan trọng của mình, hơn nữa khi được khen ngợi các em càng thích thể hiện hơn và chủ động phát biểu. 
C. KẾT LUẬN
I. QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình SGK mới; học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng, học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng lo ngại khi làm bài kiểm tra và thậm chí nhiều em lại cảm thấy học modal verbs rất thú vị. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến kết quả tương đối khả quan. Sau đây là kết quả của 3 bài kiểm tra mà tôi khảo sát đối với 2 lớp tôi giảng dạy năm học 2014 - 2015:
Kết quả bài kiểm tra lần 1: (bài kiểm tra 15 phút lần 1 – HK2) 
Lớp
SS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12CA2
38
9
23,7
5
13,1
18
47,4
6
15,8
0
0
12C1
39
6
15,4
8
20,5
11
28,2
13
33,3
1
2,6
Kết quả bài kiểm tra lần 2: (bài kiểm tra định kì lần 1 – HK2)
Lớp
SS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12CA2
38
16
42,1
17
44,7
4
10,5
1
2,6
0
0
12C1
39
6
15,4
8
20,5
16
41,0
9
23,1
0
0
Kết quả bài kiểm tra lần 3: (bài kiểm tra 15 phút lần 2 – HK2)
Lớp
SS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12CA2
38
19
50,0
9
23,7
9
23,7
1
2,6
0
0
12C1
39
11
28,2
11
28,2
14
35,9
3
37,7
0
0
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM	
Sau khi áp dụng đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả khá tốt và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:
- Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tuỳ theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp bằng kiến thức đã học.
- Thông thường các tiết dạy ngữ pháp thường khô khan và không thu hút, kiến thức lại nhiều, giáo viên nên tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi, tạo tâm thế trước khi học bằng cách thiết kế các trò chơi có liên quan, đặt các câu hỏi gợi mở đến kiến thức sắp học để thu hút sự chú ý của các em vào bài góp phần giảm bớt sự căng thẳng và áp lực học hành.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
*Về phía lãnh đạo cấp trên:
Hiện nay một số thông tin trong sách giáo khoa đã trở nên không còn mang tính mới, cập nhật nữa, một số ít nội dung không còn phù hợp với xu thế phát triển nhanh của xã hội. Sớm mong Bộ GD&ĐT hoàn thành bộ sách giáo khoa mới phù hợp với tình hình xã hội, nhu cầu học tập, tránh giảm tải kiến thức. Tổ chức tập huấn cho GV tạo tâm thế sẳn sàng cho GV khi sắp dạy sách theo chương trình mới. 
Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh của Bộ Giáo Dục Đào Tạo.
 Phước Long, ngày 20 tháng 02 năm 2015
 Người thực hiện
 Đoàn Vũ Phượng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_va_lam_bai_tap_modal.doc
Sáng Kiến Liên Quan