SKKN Một số phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học

Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu .) hoặc trong tình huống giao tiếp. Nếu không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp. Tuy nhiên, các quan điểm dạy và học từ vựng trong tiếng Anh không ngừng biến đổi dẫn đến các phương pháp dạy và học từ vựng cũng đã có nhiều đổi thay. Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy hoc như thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên cho học sinh là điều mà tất cả giáo viên dạy Tiếng Anh quan tâm.

doc34 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND QUẬN THANH XUÂN
 -------***-------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG 
 TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC
 Môn : Tiếng Anh
 Cấp học : Tiểu học 
 Tên tác giả : Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
 Đơn vị công tác : Trường TH Khương Đình
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học 2018 - 2019 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
 Trong quá trình học ngoại ngữ, từ vựng có thể xem là phần quan trọng 
nhất vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối 
giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, việc dạy từ vựng lại không 
đơn giản chút nào, nhất là dạy cho trẻ đang ở ngưỡng bắt đầu học ngoại ngữ. 
Dạy tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi ở người giáo 
viên không chỉ có khả năng ngôn ngữ mà còn là cách làm thế nào để khiến học 
sinh tham gia vào bài học. Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa 
dạng trong các hoạt động trong giờ học. Đó là lí do tại sao giáo viên cần lựa 
chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy từ một cách linh hoạt và 
uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung vốn kém ở học sinh tiểu học. Làm 
thế nào có thể tạo ra cho trẻ một không khí học tập vui vẻ và thư giãn mà hiệu 
quả là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
 1. Mục đích
 Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng các kỹ thuật và phương pháp 
dạy từ vựng cho học sinh tiểu học. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị để 
nâng cao hiệu quả của việc vận dụng từ vựng trong các tình huống giao tiếp.
 Việc vận dụng đúng đắn và khoa học các kỹ thuật dạy từ trong giờ học 
Tiếng Anh ở Tiểu học nhằm:
 - Tạo sự hứng thú say mê học tập của học sinh . 
 - Khơi dậy niềm khao khát tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá, 
thử nghiệm của học sinh.
 - Giúp HS chủ động thực hiện các hoạt động học tập.
 - Giúp HS tập trung chú ý.
 - Tạo điều kiện cho học sinh vừa học, vừa chơi .
 - Giúp các em tái hiện, hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất .
2. Phương pháp nghiên cứu :
 2/33 chọn phương pháp dạy hoc như thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực 
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên cho học sinh là điều mà tất cả giáo 
viên dạy Tiếng Anh quan tâm.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Hiện nay trong nhà trường tiểu học việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra 
cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm làm phù hợp với nhận thức 
của học sinh, giúp cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện 
đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong chương trình học cũng được sử dụng phù hợp 
với sự phát triển chung của xã hội và đặc điểm tâm lí của học sinh. Do học sinh 
tiểu học đang hình thành và phát triển năng lực nhận thức trên cơ sở tư duy cụ 
thể nên việc dạy từ vựng cần bắt nguồn từ hệ thống chủ điểm, chủ đề thú vị, gần 
gũi với trải nghiệm của các em để quá trình học tập diễn ra tự nhiên. Ở độ tuổi 
này học sinh vận dụng từ vựng tốt nhất khi được tham gia tích cực vào các hoạt 
động giao tiếp thông qua các tình huống cụ thể, các chủ đề quen thuộc. Điều này 
đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng, linh hoạt, mềm dẻo các phương pháp và kỹ 
thuật dạy từ nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy học khác nhau ở các địa 
phương. Hơn nữa việc cung cấp vốn từ cho học sinh phải đảm bảo tính liên 
thông giữa các cấp học, tính tích hợp giữa các chủ đề, chủ điểm. Làm thế nào để 
cung cấp cho học sinh vốn từ vựng phong phú và qua đó giúp các em hình 
thành và phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp? đó 
là câu hỏi lớn cần được giải đáp để nâng cao chất lượng học từ của vựng của học 
sinh Tiểu học. 
V. Kế hoạch thực hiện :
1. Xác định trình độ tiếng Anh của học sinh. Cần thực tế về những việc giáo 
 viên trông đợi các em làm.
2. Suy nghĩ cách thức thiết kế nội dung bài học để học sinh có thể hiểu và sử 
 dụng một cách đầy đủ, trọn vẹn từ vựng đã được dạy bằng cách:
 - Liên kết nội dung bài học với hiểu biết sẵn có của học sinh như thế nào?
 4/33 - Có kiến thức tối thiểu về ngôn ngữ tiếng Anh, và thông qua Tiếng Anh 
 có những hiểu biết ban đầu về đất nước, văn hóa và con người của các 
 nước nói Tiếng Anh.
 - Có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh.
 - Hình thành các cách học tiếng Anh một cách có hiệu quả, tạo cơ sở 
 cho việc học ngoại ngữ khác trong tương lai.
 Để đạt được mục tiêu trên thật không hề đơn giản bởi nhiều lẽ: 
 - Ở nước ta hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường diễn ra 
trong môi trường giao tiếp của thầy và trò còn có rất nhiều hạn chế: Dạy học 
trong một tập thể lớn, trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương 
tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung 
của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm 
quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần 
nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng 
là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng 
sao cho thích hợp.
 - Ngoài ra, còn những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến quá trình làm giàu 
vốn từ của học sinh Tiểu học như:
 + Cảm giác không thoải mái, căng thẳng hay phân tán tư tưởng, bối rối vì 
những khái niệm trừu tượng khó hiểu về nguyên tắc ngữ pháp cũng như cách áp 
dụng chúng.
 + Những hoạt động đòi hỏi chúng phải tập trung chú ý trong một thời 
 gian dài.
 + Sự nhàm chán.
 + Việc giáo viên chữa lỗi quá nhiều.
Hơn nữa:
 - Do đa số học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, ngại phát âm, thực hành 
giao tiếp. Thêm vào đó, cấu tạo âm tiết của ngoại ngữ có nhiều khác biệt, do đó 
khả năng ghi nhớ từ, cấu trúc câu .. của các em còn hạn chế.
 6/33 Về phía giáo viên cần làm gì để nâng cao hiệu quả dạy từ vựng cho học 
sinh Tiểu học?
Giáo Viên cần xác định được: 
 1. Cách trẻ học từ vựng
 2. Nguyên tắc dạy Tiếng anh cho Trẻ
 3. Các phương pháp dạy từ vựng
 4. Cách chọn từ để dạy
 5. Các bước dạy từ
 6. Các kỹ thuật làm rõ nghĩa của từ
 7. Biện pháp chống quên từ
1. Cách trẻ học từ vựng:
 Để có những giờ dạy hiệu quả, người thầy không chỉ cần hiểu rõ thời điểm thích 
hợp hay trở ngại khiến trẻ “chán” học mà còn phải nắm được phương thức trẻ 
tiếp cận một ngôn ngữ. Dưới đây là những tổng kết về cách trẻ học tiếng mà 
trong quá trình dạy học tôi đã đúc kết được:
 · Có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ đó.
 · Liên hệ các từ, mẫu câu với nhau và đặt chúng vào những ngữ cảnh rõ 
 ràng, có liên quan chặt chẽ với nhau.
 · Sử dụng tất cả các giác quan của bản thân, quan sát và bắt chước, theo 
 dõi và lắng nghe.
 · Khám phá, thử nghiệm, mắc lỗi và kiểm tra cách hiểu của bản thân.
 · Lặp đi lặp lại và cảm thấy tự tin khi chúng thiết lập được thói quen sử 
 dụng kiến thức mới học được.
 · Cảm thấy được khích lệ, đặc biệt khi bạn bè các em cũng đang học 
 cùng thứ tiếng đó.
2. Nguyên tắc dạy Tiếng anh cho Trẻ
 Dạy trẻ em là công việc tương đối khó và phức tạp bởi trẻ chưa thực sự có 
ý thức học tập như người lớn và hầu hết còn rất ham chơi. Để trẻ tập trung vào 
bài học, giáo viên cần tuân theo các nguyên tắc dạy học cho trẻ:
 8/33 Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của đất nước và thời đại, mục đích của việc 
học tiếng Anh cũng có thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy và học tiếng Anh nói 
chung và từ vựng nói riêng cũng phải thay đổi.
 Người ta dần dần nhận ra những hạn chế của phương pháp Ngữ pháp-
Dịch là:
 - Không giúp học sinh “giao tiếp” được. Hoạt động chủ yếu trong lớp là 
người thầy; nghĩa là người thầy giảng giải, nói nhiều, học sinh thụ động ngồi 
nghe và ghi chép, không có ý kiến phản hồi hoặc không tham gia giao tiếp (nói) 
với thầy và bạn bè.
 - Hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều – học sinh hoàn toàn bị động, 
không có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả năng sáng tạo và đặc biệt kỹ 
năng nói của người học bị hạn chế nhiều.
 b. Phương pháp Nghe – Nói: 
 Phương pháp Nghe – Nói có những ưu điểm là:
 - Có hiệu quả đối với những người mới học, đặc biệt là học sinh tiểu 
 học. Người học cảm thấy phấn khởi và tự tin khi được nghe và tập bắt 
 chước theo giáo viên, ví dụ: Học sinh làm theo lệnh của giáo viên hoặc 
 hát các bài hát tiếng Anh đơn giản. 
 - Tuy nhiên phương pháp này lại có những hạn chế như sau:
 - Học sinh rất dễ nhàm chán với phương pháp này nếu không có sự điều 
chỉnh phương thức dạy học cần thiết.
 - Học sinh áp dụng những gì đã được lĩnh hội trong lớp học vào thực tiễn 
giao tiếp ngôn ngữ là khó. Học sinh không thể vận dụng các hình thức ngôn ngữ 
được luyện tập trên lớp một cách tự nhiên vì tuy học sinh có khả năng nghe 
hiểu, nhớ và bắt chước ngay tại chỗ trong lớp học, song các em cũng rất chóng 
quên và cảm thấy lúng túng khi gặp tình huống tương tự trong giao tiếp thực. 
Điều này nói lên rằng mặc dù học sinh có thể nhắc lại từ một cách hoàn hảo 
xong các em không hiểu rõ nghĩa của từ và không có khả năng sử dụng từ trong 
những ngữ cảnh khác với điều đã được học.
 c. Phương pháp giao tiếp
 10/33 lưu ý là dịch từ mới sang tiếng mẹ đẻ là một thủ thuật dạy từ có kết quả, song 
giáo viên nên hạn chế sử dụng thủ thuật này vì việc phụ thuộc quá nhiều vào 
dịch sẽ làm giảm khả năng giao tiếp của học sinh.
 - Dạy và học từ thông qua luyện tập thực hành
 Giáo viên cần tổ chức các hoạt động thực hành và ôn luyện củng cố từ 
thông qua nghe, nói, đọc và viết để tăng độ trôi chảy khi sử dụng từ. Các hoạt 
động này sẽ giúp học sinh tập trung vào việc nhận biết và sử dụng từ đã học 
thành thạo trong từng ngữ cảnh.
 - Chú trọng đến vai trò của học sinh trong việc dạy và học từ vựng
 Giáo viên cần khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào việc học từ 
thông qua một quá trình lâu dài và liên tục. Mặc dù giáo viên có thể cung cấp 
cho học sinh các thông tin về từ vựng và hỗ trợ học sinh trong quá trình học từ.
 - Dạy và học từ thông qua sử dụng từ điển
 Giáo viên cần hướng dẫn và khuyến khích học sinh Tiểu học sử dụng từ 
điển tranh, giúp các em làm quen với việc sử dụng chúng, vì từ điển là phương 
tiện tra cứu đắc lực cho việc học từ sau này. Việc hướng dẫn sử dụng từ điển sẽ 
giúp người học nâng cao khả năng tự học đồng thời góp phần làm cho việc dạy 
từ đạt hiệu quả cao.
 Nói tóm lại, phương pháp Giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp 
khác là nó bao trùm mọi phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các 
yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ nhằm rèn luyện 
kỹ năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt phương pháp giao tiếp coi hình thành và 
phát triển bốn kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc và viết là mục đích cuối 
cùng của quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và 
ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng giao 
tiếp. Vì vậy, phương pháp giao tiếp thực sự giúp cho người học có khả năng sử 
dụng được tiếng Anh để giao tiếp.
 Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế đó là: Phương pháp giao tiếp nhấn mạnh 
vào việc hình thành và phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong 
quá trình dạy học, trong đó kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) 
 12/33

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_tu_vung_tieng_anh_o_tieu_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan