SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa đạt chuẩn ở Lớp 5A3

 Đa số các em trong lớp là con em dân tộc Khmer + Hoa. Tất cả các em đều là con em nông dân. Bố mẹ đều làm nông nghiệp, làm thuê ở nơi xa, tình hình kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Chỉ có khoảng 25% là gia đình khá giả, quan tâm đến sự học hành của con em.

 Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: có khoảng 15% các em còn cận chuẩn và dưới chuẩn ở các môn học ; viết còn chậm thiếu từ, đọc còn ngắc ngữ, thậm chí một số em còn phải đọc sai, tính toán chậm, chưa giải được bài toán có lời văn hoặc chưa biết đặt lời giải.

 

pptx16 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa đạt chuẩn ở Lớp 5A3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ VĨNH CHÂU 
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HẢI 3 
SÁNG KIẾN KINH NGHỆM 
Tên đề tài 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA ĐẠT CHUẨN Ở LỚP 5A 3 
Người thực hiện: Dương Sà Thết 
 Năm học: 2022-2023 
 
 Trong quá trình giáo dục muốn đạt hiệu quả cao điều đó không dễ chút nào bởi vì trong thực tế một lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch về năng lực học tập, tiếp thu của từng học sinh và nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh dân tộc, học sinh ham chơi lười học,nên dẫn đến chất lượng học tập không đảm bảo được theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng. Đối với những học sinh này thì đây quả là một gánh nặng khó vượt qua để theo kịp các bạn cùng trang lứa. Điều đó, dẫn đến sự khó khăn trong giảng dạy của giáo viên và ảnh hưởng đến sự nâng cao chất lượng của học sinh khá giỏi. Nên công tác bồi dưỡng các em này cũng phải cần có thời gian phù hợp để không bị ảnh hưởng về sự tiếp thu kiến thức cơ bản đối với những học sinh khác. Vậy để thúc đẩy động cơ học tập của các em học này, Tôi luôn luôn suy nghĩ là phải làm gì? Và làm thế nào? Để giúp các em đó vượt qua khó khăn này. Đó là vấn đề đặt ra và cần có hướng giải quyết cho bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp. 
I/Lý do chọn đề tài: 
II/Thực tiễn : 
 Khi tiến hành làm đề tài này tôi đã tìm hiểu, rà soát từ các thông tin học tâp, hoàn cảnh, điều kiện gia đình sự tiếp thu bài của từng học sinh qua các môn học, 
 Đa số các em trong lớp là con em dân tộc Khmer + Hoa. Tất cả các em đều là con em nông dân. Bố mẹ đều làm nông nghiệp, làm thuê ở nơi xa, tình hình kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Chỉ có khoảng 25% là gia đình khá giả, quan tâm đến sự học hành của con em. 
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: có khoảng 15% các em còn cận chuẩn và dưới chuẩn ở các môn học ; viết còn chậm thiếu từ, đọc còn ngắc ngữ, thậm chí một số em còn phải đọc sai, tính toán chậm, chưa giải được bài toán có lời văn hoặc chưa biết đặt lời giải. 
 Thực trạng của nhiều học sinh dưới chuẩn có nhiều nguyên nhân do khách quan và nguyên nhân chủ quan. Một số em đến lớp không tập trung chú ý nghe giảng, chưa chịu khó luyện đọc. luyện viết, đi học chưa chuyên cần, phụ huynh không kiểm tra - nhắc nhở thúc dạy con em học tập ở nhà. Tất cả những điều trên đã dẫn đến kết quả học tập của đa số học sinh là chưa cao. Nhất là phân môn Tiếng Việt và Toán - các em chỉ biết đọc, nhưng đọc chưa hay, viết mắc nhiều lỗi chính tả, nắm hiểu nghĩa từ cũng còn hạn chế, miêu tà các bài văn còn khô khan chưa theo hệ thống của dàn ý,... 
 - Bản thân tôi được phân công dạy học lớp 5A 3 nhận thấy việc giúp cho các em đạt chuẩn ở các môn học rất khó. Do vậy tôi luôn tạo mọi cách để tìm và khắc phục những tồn tại mà thực tế học sinh đang mắc phải như đã nêu trên, cố gắng để giúp những em dưới chuẩn dần dần tiến bộ từng bước theo kế hoạch đã định ờ đầu năm. 
 - Tôi lựa chọn một số em còn mắc các hạn chế sau: Lười học bài, thường xuyên bỏ buổi học; nhúc nhác ít trao đổi với thầy cô, bạn bè, thường làm việc riêng . 
 + Đối tượng nghiên cứu: 
 +Nguyên nhân: 
 Xác minh kĩ những học sinh này thường có nguyên nhân riêng dẫn đến sự chậm tiến so với các bạn khác là do : 
	a. Do hoàn cảnh gia đình. 
	b. Do mất căn bản. 
	c. Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ chuyên cần và đặc biệt với hiện nay là học sinh mê game,mê điện thoại . 
 d. Thiếu sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh. 
  Giải pháp 1: Học sinh chưa đạt chuẩn do hoàn cảnh gia đình:  Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến các em. Trước tiên là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc. Vì vậy, giáo dục gia đình là một điểm mạnh, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục học sinh. Song mỗi gia đình có những điểm riêng của nó nên Tôi luôn phối hợp để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn trong quá trình giáo dục. Đồng thời phát huy ảnh hưởng cùng nhà trường giáo dục học sinh đạt hiệu quả . Chẳng hạn như: em Hồng Minh, Thạch Thị Liêu, Thường xuyên bỏ học phụ giúp công việc gia đình nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập. 
 - Đối với hai em này tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh, vận động giải thích để giúp họ thấy được tầm quan trọng của việc học tập để giúp các em sau này có tương lai tươi sáng hơn. Đồng thời hỗ trợ kịp thời các đồ dùng học tập cần thiết để các em có điều kiện học, từ đó sẽ giúp được các em không bị gián đoạn mạch kiến thức, nâng cao được chất lượng học tập của bản thân. 
 III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP : 
 	 - Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh , thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh , trao đổi trực tiếp hay qua điện thoại. 
	 - Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh : Tôi thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, năng lực phẩm chất, các mặt tham gia hoạt độngcủa con em mình thông qua kết quả đánh giá thường xuyên ở tùng tiết học. Tôi và phụ huynh tạo sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn 
 - T ạo điều kiện tốt nhất về thời gian để các em có thể hoàn thành bài học nga y tại lớp. 
  Giải pháp 2: Học sinh chưa đạt chuẩn do mất căn bản: 
 - Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt. Do mất căn bản học sinh khó mà có nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới . Chẳng hạn như em: Sơn Hoàng Thanh; Trần Sà Phét 
Để khắc phục tình trạng này nên Tôi thực hiện các giải pháp sau : 
 + Hệ thống kiến thức theo chương trình. 
 + Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối tượng  
 + Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức: thi đua cá nhân, thi đua theo nhóm, theo tổ, đố vui, giải tríKết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em . 
 -  Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời với tác dụng: 
 + Xác nhận sự tiến bộ ở học sinh. 
 + Kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. 
 + Thúc đẩy hành động theo chuẩn mực. 
 + Giúp học sinh tự tin là mình học được, mình có thể giỏi như bạn 
 + Sửa chữa hành vi sai lệch của học sinh. 
 + Kiềm chế sự bộc phát, tập thói quen chu đáo và cẩn thận. 
 + Không lạm dụng trách phạt sẽ hạn chế sự độc lập, sáng tạo của học sinh. 
 Con người luôn luôn có hai nhu cầu đối lập nhau là tự khẳng định mình và đồng nhất mình với người khác. Do vậy, trong giảng dạy Tôi nắm vững điều này để kích thích học sinh hứng thú, say mê học tập. 
  Giải pháp 3 Học sinh chưa đạt chuẩn do lười học, không chăm chỉ, không chuyên cần hoặc chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập và đặc biệt với hiện nay là học sinh mê game,mê điện thoại : 
	 Những học sinh rơi vào tình trạng trên thường có biểu hiện: lười không học bài, không làm bài, thường xuyên để quên vở bài tập ở nhà, vừa học vừa chơi, không tập trung,lờ đờ buồn ngủ, đầu óc suy nghĩ về một vấn đề nào đó, Để các em có hứng thú học tập tôi động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải những lỗi trên. Chẳng hạn như em: Tăng Thanh Tuấn và Thạch Vi Khay 
 - Tôi luôn trao đổi trực tiếp với từng gia đình học sinh về cử chỉ học tập,sự tiếp thu bài ở lớp để nắm bắt tình hình của từng đối tượng học sinh. Ngoài ra chỉ rõ cho phụ huynh biết về tác hại của Game và điện thoại đối với việc học tập của các em nhằm có biện pháp ngăn chặn kịp thời.  
 Bên cạnh đó Tôi luôn phối hợp phương pháp giáo dục tập thể. Dùng dư luận của tập thể tác động đến đối tượng học sinh cá biệt, xây dựng dư luận tập thể lành mạnh thành khối đoàn kết với phương châm “Sống có trách nhiệm, nói không với game”, thiết lập mối quan hệ tốt giữa các thành viên, khơi gợi động lực học tập của học sinh vì danh dự tập thể mỗi thành viên tự giác điều khiển hành vi của bản thân không vì lười, mê game, điện thoại mà quên học 
 Giải pháp 4: d. Thiếu sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh : 
	 - Lên kế hoạch tổ chức thực hiện công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng hàng tháng, cả năm. 
	 - Đề xuất các giải pháp về việc khắc phục tình trạng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, chú ý nhiều đến đối tượng này. 
	 - Mỗi tháng Tôi sinh hoạt nội dung trọng tâm về biện pháp theo dõi và giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng . 
 - Theo dõi và kiểm tra chéo sự tiến bộ của học sinh trong từng lớp. 
 - Mỗi tháng 1 lần khảo sát chất lượng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong tổ. 
Môn 
Mức đạt được 
T 
Tỷ lệ 
H 
Tỷ lệ 
C 
Tỷ lệ 
T.iếng Việt 
11 
33,33 
22 
66,67 
Toán 
8 
24,24 
23 
69,69 
  2 
  6,0 
Khoa học 
15 
51,72 
14 
48,28 
LS&ĐL 
16 
55,17 
13 
44,83 
IV . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI : 
 Qua một thời gian dạy học ở lớp 5A 3 Tôi phụ trách, áp dụng các biện pháp trên Tôi nhận thấy kĩ năng học của học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt, học sinh học tốt hơn nhiều so với trước đây chưa áp dụng. Kết quả cụ thể đạt được qua kiểm tra cuối học kì I năm học 2022-2023 như sau: 
 Tổng số học sinh: 33 em . Kết quả đánh giá về năng lực đạt như sau: 
 Kết quả đến cuối học kì I chỉ còn em Hồng Minh và Trần Sà Phét cẩn chuẩn môn toán. Quyết tâm đến cuối năm học sẽ xóa được cẩn chuẩn cho các em. 
Thông qua các giải pháp mà tôi đã thực hiện tại lớp và kết quả đạt được tôi rút ra cho bản thân những bài kinh nghiệm trong quá trình dạy học như sau: 
 + Một: bản thân học được sự nhẫn nại, kiên trì thật cao, không lùi bước, bỏ cuộc, theo dõi từng giờ, từng ngày về năng lực học tập của học sinh . 
 +Hai: Các em có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong học tập cao hơn . 
 + Ba: Các em rất tích cực, chuyên cần cao ít bỏ buổi học, hăng say phát biểu, năng động trong học tập. 
 + Bốn: Có tinh thần đoàn kết luôn giúp đỡ nhau trong học tập. 
NGƯỜI THỰC HIỆN 
Dương Sà Thết 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
 Để giúp được các em còn dưới chuẩn kiến thức kĩ năng môn học, tôi xin phép đưa ra một vài ý kiến đề xuất với các cấp chỉ đạo như sau: 
 - Cần quan tâm hơn nữa đối với công tác phụ đạo bồi dưỡng học sinh, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chia sẻ những kinh nghiệm tốt từ các điểm trường khác trong địa bàn nhằm có biện pháp tốt hơn. 
 - Chung tay giáo dục các em thấy được về tác hại của Game, điện thoại thông qua các câu chuyện thực tế. 
- Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở những lớp có chất lượng thấp để có biện pháp giúp đỡ. 
 Trên đây là một số giải pháp của bản thân đưa ra để áp dụng vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh. Mong Ban giám khảo đọc và tích cực đóng góp ý kiến bổ sung cho biện pháp này được hoàn chỉnh hơn để đạt kết quả cao trong công tác phụ đạo, bồi dưỡng học sinh dưới chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học tại đơn vị để làm tiền đề cho các lớp khác. Mong được sự góp ý của các vị. 
 Xin chân thành cảm ơn đến Ban giám khảo đã dành thời gian theo dõi ! 
 Xin chúc sức khỏe! 

File đính kèm:

  • pptxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_chua_dat_chuan_o_l.pptx
Sáng Kiến Liên Quan