SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa theo hướng phân hóa đối tượng học sinh

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tiếng Việt là môn học chiếm thời lượng lớn nhất trong các môn học. Chính Tiếng Việt đã cung cấp vốn ngôn ngữ đồ sộ cho học sinh. Nó không những giúp học sinh am hiểu tiếng mẹ đẻ mà còn giúp học sinh phát triển tư duy để học tốt môn học khác. Do đó, các nhà trường luôn coi trọng việc dạy ngôn ngữ là một điều kiện không thể thiếu để đảm bảo thành công trong việc thực hiện sứ mệnh trọng đại của mình. Như vậy, môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ cực mạnh để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ.

 

doc33 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa theo hướng phân hóa đối tượng học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái bàn này đã gãy rồi.
Chân(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể người, có nghĩa là "phần dưới cùng của cơ thể người, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy". Do đó từ chân(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Chân(2) là danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của chiếc bàn, dùng để đỡ các bộ phận khác. Do đó từ chân(2) là danh từ mang nghĩa chuyển. 
Trường hợp 2: Từ nhiều nghĩa, trong đó từ mang nghĩa gốc là danh từ chỉ người hoặc là danh từ có liên quan đến người, còn từ mang nghĩa chuyển là danh từ chỉ sự vật hoặc là danh từ có liên quan đến sự vật:
Ví dụ 3: Đôi mắt(1) Hoa sáng long lanh.
	 Quả na đã mở mắt(2).
"Mắt"(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể người, dùng để nhìn. Do đó từ mắt(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Mắt(2) là danh từ chỉ phần lồi ra ở vỏ quả na. Do đó từ mắt(2) là danh từ mang nghĩa chuyển. 
Ví dụ 4: Đôi chân(1) của em mỏi rời rã vì đi bộ nhiều.
	 Nhà An nằm sát chân(2) đồi.
Chân(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể người, có nghĩa là "phần dưới cùng của cơ thể người, dùng để đi, đứng,chạy, nhảy". Do đó từ chân(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Chân(2) là danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của quả đồi, chỗ tiếp giáp với mặt đất. Do đó từ chân(2) là danh từ mang nghĩa chuyển. 
Trường hợp 3: Từ nhiều nghĩa, trong đó từ mang nghĩa gốc là danh từ chỉ con vật hoặc danh từ có liên quan đến con vật. Còn từ mang nghĩa chuyển là danh từ chỉ đồ vật hoặc là danh từ có liên quan đến đồ vật.
Ví dụ 5: Con ngỗng có chiếc cổ(1) dài ngoẵng.
	 Cổ(2) áo của bạn đẹp thật.
"Cổ"(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể con ngỗng, là bộ phận nối giữa đầu với thân. Do đó từ cổ(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Cổ(2) là danh từ chỉ bộ phận của cái áo, là bộ phận phía trên, hơi thon. Do đó từ cổ(2) là danh từ mang nghĩa chuyển. 
Ví dụ 6: Chân(1) chú Mickey nhà em giống như thân cây mía vậỵ.
	 Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân(2).
Chân(1) là danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể con vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy. Do đó từ chân(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Chân(2) là danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của chiếc kiềng dùng để đỡ một số bộ phận khác. Do đó từ chân(2) là danh từ mang nghĩa chuyển. 
Trường hợp 4: Từ nhiều nghĩa, trong đó từ mang nghĩa gốc là danh từ chỉ con vật hoặc danh từ có liên quan đến con vật. Còn từ mang nghĩa chuyển là danh từ chỉ sự vật hoặc là danh từ có liên quan đến sự vật.
Ví dụ 7: Mắt(1) chú mèo tròn xoe.
	 Phi-líp-pin nằm ở trung tâm của mắt(2) bão.
"mắt"(1) là danh từ chỉ bộ phận của cơ thể con mèo, dùng để nhìn. Do đó từ mắt(1) là danh từ mang nghĩa gốc. Mắt(2) là danh từ chỉ vùng trung tâm của một cơn bão. Do đó từ mắt(2) là danh từ mang nghĩa chuyển. 
Trường hợp 5: Từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển đều là danh từ chỉ người hoặc là danh từ có liên quan đến người:
Ví dụ 8: Mắt(1) tôi bị đau đã lâu.
	 Em bị đau mắt(2) cá chân.
Mắt(1) là danh từ chỉ cơ quan để nhìn của người nên mắt(1) là từ mang nghĩa gốc. Mắt(2) là danh từ chỉ phần lồi ra ở hai bên cổ chân của người nên mắt(2) là từ mang nghĩa chuyển.
Trường hợp 6: Từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển đều là danh từ chỉ con vật hoặc là danh từ có liên quan đến con vật:
Ví dụ 9: Chú gà chọi có đôi chân(1) chì.
	 Con gà trống bị chảy máu chân(2) lông.
 Chân(1) là danh từ chỉ bộ phận dưới cùng của con gà trống dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, ... nên chân(1) là từ mang nghĩa gốc. Chân(2) là danh từ chỉ phần dưới cùng của cái lông, nơi tiếp giáp với da của con gà nên chân(2) là danh từ mang nghĩa chuyển.
Trường hợp 7: Từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển đều là danh từ chỉ sự vật hoặc là danh từ có liên quan đến sự vật:
Ví dụ 10: Con đường(1) làng rộng thênh thang.
	 Kẻ một đường(2) thẳng đi qua hai điểm A và B.
 Đường(1) là danh từ chỉ lối đi, để mọi người đi lại nên đường(1) là từ mang nghĩa gốc. Đường(2) là danh từ chỉ vệt, vạch được tạo ra nên đường(2) là danh từ mang nghĩa chuyển.
4.3.3.2. Từ nhiều nghĩa thuộc từ loại động từ:
Trường hợp này, từ nhiều nghĩa xảy ra khi chúng cùng từ loại với nhau và có thể có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Từ mang nghĩa gốc và từ mang nghĩa chuyển đều là động từ chỉ hoạt động, trạng thái của người và sự vật hoặc là động từ chỉ hoạt động, trạng thái liên quan đến người và sự vật.
Ví dụ 1: Hoa ăn(1) cơm. => ăn(1) mang nghĩa gốc.
	 	 Tàu vào ăn(2) than. => ăn(2) mang nghĩa chuyển.
Ví dụ 2: Hoa đi(1) trên đường. => đi(1) mang nghĩa gốc.
ơ
	 	 Bố đi(2) công tác xa. => đi(2) mang nghĩa chuyển.
Trường hợp 2: Từ mang nghĩa gốc và từ mang nghĩa chuyển đều là động từ chỉ hoạt động, trạng thái của con vật và sự vật hoặc là động từ chỉ hoạt động, trạng thái liên quan đến con vật và sự vật.
Ví dụ 3: Chim đậu(1) trên cành. => đậu(1) mang nghĩa gốc.
	 	 Xe đậu(2) ngay trên đường. => đậu(2) mang nghĩa chuyển.
Ví dụ 4: Vịt con chạy(1) lạch bạch trên đường. => chạy(1) mang nghĩa gốc.
	 	 Đồng hồ chạy(2) nhanh. => chạy(2) mang nghĩa chuyển.
4.3.3.3. Từ nhiều nghĩa thuộc từ loại tính từ:
Trường hợp này, từ nhiều nghĩa không xảy ra, nếu có xảy ra thì từ mang nghĩa gốc phải là danh từ, còn từ mang nghĩa chuyển là tính từ.
Ví dụ: Mùa xuân(1) là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
Xuân(1) là danh từ chỉ thời gian đầu năm, là mùa chuyển tiếp từ mùa đông sang màu hạ. Xuân(1) là từ mang nghĩa gốc.
Xuân(2) là tính từ chỉ mức độ chuyển biến của đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. Xuân(2) là từ mang nghĩa chuyển.
4.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách thành lập bảng những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để mở rộng vốn từ cho học sinh.
Ngoài các biện pháp trên chúng tôi thành lập các thẻ từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thông dụng đính lên tường để giới thiệu cho các em.
4.4.1. Một số thẻ từ về từ đồng âm:
Ngựa đá / Đá bóng
Bông súng / Cây súng
Giá sách / Giá tiền / Cái giá
Cánh đồng / Tượng đồng / Đồng xu 
Cờ vua / Lá cờ / Chào cờ
Ba mẹ / Ba ngày / Thứ ba
Câu cá / Câu giờ / Lưỡi câu
Bằng khen / Bằng nhau / Bằng phẳng 
Máy móc / Mở máy / Đánh máy
Ao cá / Ao ước
4.4.2. Một số thẻ từ về từ nhiều nghĩa:
Xương sườn / sườn địch / sườn nhà
Chim đậu / thi đậu
Miệng rộng / miệng ăn / miệng bát
Ngựa chạy / đồng hồ chạy
Mùa xuân / tuổi xuân / xuân sắc
Đôi mắt / mắt cá chân
Ngôi nhà / nhà tôi
Chân chì / chân lông / kiềng ba chân
Ăn cơm / ăn ảnh / da ăn nắng
Hàm răng / cào ba răng
Như vậy: Việc thành lập các thẻ từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thông dụng đính lên tường góp phần mở rộng vốn từ cho các em.
4.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách thường xuyên đưa những câu văn, đoạn văn, bài đọc có chứa từ đồng âm, nhiều nghĩa trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Ví dụ 1: Giải câu đố sau và cho biết trong hai sự vật đó có chứa từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa:
 Hai cây cùng có một tên
 Cây xòe mặt nước, cây trên chiến trường
 Cây này bảo vệ quê hương
 Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.
 (Là cây gì ?)
Học sinh dễ dàng tìm được là cây hoa súng và khẩu súng, trong hai sự vật này, súng là từ đồng âm.
Ví dụ 2: Tìm từ đồng âm trong đoạn văn sau:
Tôi và Dương là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Dương thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Dương thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Dương, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Sau khi đọc, phân tích, học sinh tìm được từ đồng âm là từ ” hay”
+ Hát hay: ” hay” chỉ lời khen
+ Hay hát: ” hay” chỉ việc làm thường xuyên
Ví dụ 3: Em hiểu nghĩa của từ ”lợi” trong bài ca dao sau thế nào:
 Bà già đi chợ Cầu Đông
 Xem một quẻ bói, lấy chồng lợi(1) chăng ?
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng
 Lợi(2) thì có lợi(3) nhưng răng chẳng còn.
Sau khi cho học sinh đọc bài ca dao trên, chúng tôi cho các em tìm hiểu nghĩa của từng từ ”lợi”. Các em phát biểu sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau, đa số các em đều hiểu đúng nghĩa của mỗi từ ”lợi” và một số em học sinh giỏi hiểu được dụng ý của tác giả.
Chúng tôi kết luận như sau:
Lợi (1): Thuận lợi, lợi lộc.
Lợi (2), (3): phần thịt bao quanh chân răng (chỉ răng lợi)
Bài ca dao đã sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ, tạo cách hiểu bất ngờ thú vị, cuốn hút người đọc.
5. KẾT QUẢ 
Năm học 2013-2014 trường chúng tôi có 2 lớp 5: 5A và 5B, sĩ số học sinh bằng nhau, trình độ học sinh 2 lớp tương đương nhau. Chúng tôi tiến hành áp dụng các biện pháp như đã trình bày ở trên vào giảng dạy lớp 5B (lớp thực nghiệm), còn lớp 5A (lớp đối chứng) thì vẫn dạy theo lối cũ.
Sau khi học hết tuần 8, chúng tôi ra đề khảo sát như sau:
ĐỀ BÀI
Câu 1: (1 điểm)
 a) Dòng nào dưới đây chứa từ đồng âm ?
A. Mùa xuân / tuổi xuân / xuân sắc
B. Trắng xóa / trắng toát / trắng tinh
C. Câu văn / rau câu / chim câu
 b) Cặp từ ngữ nào dưới đây chứa từ nhiều nghĩa ?
A. Bông súng - Cây súng
B. Đau lưng - Lưng núi
C. Kiên trì - Kiên nhẫn
Câu 2: (3 điểm)
Trong các từ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển:
a) Miệng cười tươi, miệng túi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, nhà 5 miệng ăn.
b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, hở sườn, đánh vào sườn địch.
Câu 3: (3 điểm)
Với mỗi từ dưới đây, em hãy đạt 1 câu:
a) Câu (là Danh từ, Động từ, Tính từ)
b) Xuân (là Danh từ, Tính Từ)
Câu 4: (3 điểm)
Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Chỉ ra từ đồng âm, từ nhiều nghĩa em sử dụng.
BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1 điểm) Mỗi lựa chọn đúng được 0,5 điểm
a) C
b) B
Câu 2: (3 điểm) Mỗi xác định đúng được 0,3 điểm 
a) Miệng cười tươi, miệng túi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, nhà 5 miệng ăn.
- Nghĩa gốc: Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để ăn và nói); há miệng chờ sung(ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm).
- Nghĩa chuyển: miệng túi(phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu), nhà 5 miệng ăn(5 cá nhân trong một gia đình)
b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, hở sườn, đánh vào sườn địch.
- Nghĩa gốc: Xương sườn, hích vào sườn (các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức)
- Nghĩa chuyển: sườn núi (bộ phận chính tạo nên hình dáng của vật), hở sườn, đánh vào sườn địch (chỗ trọng yếu, quan trọng)
Câu 3: (3 điểm) Học sinh đặt đúng mỗi câu được 0,6 điểm
Ví dụ:
a) - Em sang nhà bác Anh mượn chiếc cân đĩa. (cân là danh từ)
 - Mẹ cân một con gà. (cân là động từ)
 - Hai bên cân sức cân tài (cân là tính từ)
b) - Mùa xuân đã về. (xuân là danh từ)
 - Trông bác ấy còn xuân lắm. (xuân là tính từ)
Câu 4: (3 điểm) Học sinh viết đúng yêu cầu được 1,5 điểm, chỉ ra được từ đồng âm, nhiều nghĩa được 1,5 điểm.
Ví dụ:
Ôi, mùa xuân xinh đẹp đã về trên quê hương em. Mùa xuân làm cho cảnh vật như được trở lại tuổi thanh xuân. Dưới chân đê, những đàn trâu chân bê bết bùn đang cần mẫn cày ruộng nhằm tranh thủ sự tươi tốt của mùa xuân mang đến. Những cành cây thì như có phép kì lạ, mùa đông chúng khẳng khiu, trơ trụi nhưng giờ đây được bàn tay mẹ thiên nhiên tô điểm cho sắc xuân thêm rạng rỡ. Xa xa, mấy anh em bạn Đức đang đào hố để trồng cành đào. Xuân về, ai nấy đều vui mừng khôn xiết.
- Mùa xuân: Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
 Tuổi thanh xuân: Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
 Sắc xuân: Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
- Những đàn trâu chân bê bết bùn: Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
 Dưới chân đê: Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
- Đào hố: Từ đồng âm
 Cành đào: Từ đồng âm
Nhận xét: Sau khi thu và chấm bài, chúng tôi thấy các em đều làm đúng câu 1; câu 2 ở lớp 5A vẫn còn một số em làm nhầm, còn lớp 5B thì các em làm đúng hết; câu 3 thì học sinh lớp 5B đặt câu hay hơn, học sinh lớp 5A có nhiều em còn bỏ dở; đặc biệt là câu 4 thì lớp 5A có ít em viết được nhưng nội dung không hay, còn lớp 5B thì nhiều em viết được, một số em diễn đạt lôgic, câu văn giàu hình ảnh.
Sau khi tổng hợp, thu được kết quả như sau:
Kết quả:
 Lớp
Sĩ
số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 5A
(Lớp đối chứng)
25
2
8,0
8
32,0
13
52,0
2
8,0
 5B
(Lớp thực nghiệm)
25
5
20,0
11
44,0
9
36,0
0
0
Qua kết quả thể hiện ở bảng khảo sát trên chúng tôi thấy chất lượng học sinh giỏi lớp 5B nhiều hơn hẳn lớp 5A, học sinh khá cũng nhiều hơn, đặc biệt không có học sinh điểm dưới trung bình.
Năm học 2014-2015 trường chúng tôi có 3 lớp 5: 5A; 5B; 5C, trình độ học sinh 3 lớp tương đương nhau. Chúng tôi tiến hành áp dụng các biện pháp như đã trình bày ở trên vào giảng dạy ở cả 3 lớp 5.
Sau khi học hết tuần 8, chúng tôi ra đề khảo sát như năm học 2013-2014:
Sau khi thu bài, chấm bài, kết quả thu được năm học 2014-2015 như sau:
Kết quả:
 Lớp
Sĩ
số
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
 5A
24
24
100
0
0
 5B
22
22
100
0
0
5C
23
23
100
0
0
Năm học này chúng tôi thu được kết quả đáng mừng là 100% các em hoàn thành, không có em nào chưa hoàn thành. Trong đó có rất nhiều em làm được hết cả 4 câu. Có một số em ở câu 4 viết văn trôi chảy, diễn đạt lưu loát, sử dụng và chỉ ra được nhiều từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
Như vậy: Những kết quả ban đầu cho thấy ”Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa theo hướng phân hóa đối tượng học sinh.” đã mang lại hiệu quả ở đơn vị chúng tôi công tác.
6. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG
- Sáng kiến trên có thể áp dụng khi giảng dạy các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong học kì I lớp 5, ngoài ra còn có thể áp dụng để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, giúp các em sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa linh hoạt hơn trong cuộc sống.
- Với phạm vi đề tài này, để thực hiện tốt cần đảm bảo những yêu cầu sau:
6.1. Cơ sở vật chất
Phải đảm bảo đủ điều kiện giảng dạy và học tập như bàn ghế, bảng, ... tài liệu giảng dạy, học tập ...
6.2. Đồ dùng học tập của học sinh
Học sinh phải có đủ sách giáo khoa. Đặc biệt đối với học sinh lớp 4, 5 cần có cuốn sách Từ điển Tiếng Việt, Từ điển Chính tả Tiếng Việt, ...Những cuốn sách này sẽ hỗ trợ các em tìm hiểu và nắm nghĩa của từ, cách dùng từ, ...
6.3. Về ý thức học tập
Học sinh phải say mê, chịu khó tìm tòi, sáng tạo. Có ý thức học tập; biết học hợp tác theo nhóm, tổ.
6.4. Môi trường học tập
Cần tổ chức nhiều đợt thi đua, hội học, rung chuông vàng ... gắn với các ngày sinh hoạt chủ điểm trong năm học để thúc đẩy phong trào học tập.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT QUẢ
- Khi áp dụng sáng kiến nêu trên vào giảng dạy, chúng tôi thấy:
+ Giáo viên đã tự tin hơn khi truyền thụ kiến thức phần này, tác phong sư phạm chững chạc hơn.
+ Tất cả các em học sinh đều được học và được tham gia khám phá tri thức, các em hào hứng hơn, hăng hái giơ tay phát biểu.
+ Vốn từ vựng của các em học sinh được mở rộng.
+ Các em nắm chắc và hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn về khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
+ Kĩ năng viết văn của các em được nâng lên, khả năng diễn đạt câu văn tiến bộ hơn trước.
- Tuy nhiên việc rèn luyện cách nhận diện và sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa nói riêng và rèn luyện Tiếng Việt cho học sinh nói chung là cả một quá trình cần nhiều thời gian và cần sự kiên trì, miệt mài.
2. KHUYẾN NGHỊ 
Hiện nay, để theo kịp với sự phát triển của thời đại đòi hỏi ngành Giáo dục & Đào tạo luôn phải vận động để có hướng đổi mới phù hợp: đổi mới ở nội dung chương trình, đổi mới về phương pháp, đổi mới về đánh giá, đổi mới về trang thiết bị dạy học, ... Do đó chúng tôi có một số khuyến nghị, đề xuất như sau:
2.1. Đối với giáo viên:
- Cần điều tra nắm chắc trình độ và khả năng học Tiếng Việt của học sinh.
- Phát huy tốt hơn phương pháp độc lập suy nghĩ, luyện tập.
- Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, nhất là các tập san giáo dục Tiểu học như "Thế giới trong ta", "Khoa học giáo dục", ... để tìm ra phương pháp giảng dạy có chất lượng cao.
- Sớm tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục về các môn học để vận dụng vào giảng dạy môn Tiếng Việt.
2.2. Đối với nhà trường:
- Cần tổ chức chuyên đề, áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm dạy học Tiếng Việt phù hợp với điều kiện ở địa phương cho giáo viên dự, rút kinh nghiệm và thực nghiệm.
- Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên dạy học theo phương pháp đổi mới như cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ giảng dạy cho giáo viên cũng như một số đồ dùng dạy học cần thiết.
2.3. Đối với các cấp quản lí giáo dục:
- Nên tiếp tục tổ chức lớp tập huấn, thực hiện chuyên đề cấp huyện, cấp cụm như năm học này huyện ta đã triển khai song mong các đồng chí lãnh đạo phòng GD&ĐT quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng những chuyên đề về các phân môn của môn Tiếng Việt để giáo viên chúng tôi có điều kiện học hỏi lẫn nhay, bổ sung vốn kiến thức kinh nghiệm cần thiết để phục vụ công tác giảng dạy. 
- Cung cấp tài liệu và chuyên san kịp thời cho giáo viên nghiên cứu và học tập. Chúng tôi tin rằng những điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng không những đối với học sinh mà còn đối với cả giáo viên.
LỜI KẾT
Phát triển trí tuệ theo từng mức độ cho học sinh ngay từ bậc tiểu học là trách nhiệm của nhà trường, là đòi hỏi của xã hội, là nỗi mong mỏi của các bậc phụ huynh và cũng là ước muốn của bản thân các em học sinh. Do nhiều yếu tố, mặt khác trình độ nhận thức của học sinh khác nhau nên thực sự giúp học sinh nắm các kiến thức theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng phải tốn nhiều thời gian và công sức, nó là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của thầy và trò.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện tại cơ sở chúng tôi công tác. Dù mức độ thành công chưa nhiều nhưng phần nào cũng giúp chúng tôi và đồng nghiệp ở trường giảng dạy tốt hơn. Trên cơ sở đó mà tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề về dạy Tiếng Việt trong quá trình công tác lâu dài để nâng cao năng lực nghiệp vụ. 
Tuy nhiên, do năng lực có hạn, thời gian nghiên cứu ngắn nên không tránh khỏi những điều chưa hoàn thiện. Vậy qua đề tài này chúng tôi rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các cấp lãnh đạo cũng như của giáo viên, nhà trường, ngành giáo dục để việc đổi mới phương pháp dạy ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
 Xin chân thành cảm ơn ! 	
 Tháng 03 năm 2015
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến: Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997.
2. GS.TS Lê Phương Nga: Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học. NXB Đại học sư phạm, 2010 
3. GS.TS Lê Phương Nga. TS Lê Hữu Tỉnh, VBT nâng cao Từ và Câu lớp 5, 2010 
4. GS.TS Lê Phương Nga, ThS Nguyễn Thị Thanh Hằng: 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 
5. PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh: Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5. NXB Giáo dục, 2006
6. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - Tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam
(.........)
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
3
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
5
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
5
 2. Cơ sở lí luận
6
 3. Thực trạng vấn đề
7
 3.1. Những thuận lợi và khó khăn
7
 3.2. Những giải pháp cũ thường thực hiện
8
 4. Một số giải pháp
11
 4.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách sử dụng tranh ảnh, vật thật để minh họa cho nghĩa của từ.
11
 4.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách đặt từ vào văn cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ.
13
 4.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách dùng bảng hệ thống phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
14
 4.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách thành lập bảng những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để mở rộng vốn từ cho học sinh.
20
 4.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách thường xuyên đưa những câu văn, đoạn văn, bài đọc có chứa từ đồng âm, nhiều nghĩa trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
21
 5. Kết quả 
22
 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 
26
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
28
 1. Kết quả
28
 2. Khuyến nghị
28

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_5_phan_biet_tu.doc
Sáng Kiến Liên Quan