SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Âm nhạc

Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Chính vì vậy trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục âm nhạc được coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi học sinh. Hoạt động âm nhạc có những nét đặc trưng riêng, các em được học nhạc, được tham gia vào các hoạt động phong phú hơn như: nghe nhạc, đọc nhạc, chép nhạc, trò chơi âm nhạc vì vậy hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào năng lực tổ chức và hoạt động của thầy.

 Nhiệm vụ dạy nhạc trong nhà trường là nhằm đưa âm nhạc đến với trẻ thơ, là điều kiện ban đầu trẻ cảm thụ âm nhạc, hiểu biết nghệ thuật, đó chính là những mắt xích đầu tiên, quan trọng nhất để khơi dạy ở trẻ những cảm xúc với âm nhạc và còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời. Qua Âm nhạc sẽ hình thành cho các em tính thẩm mỹ âm nhạc được kết cấu chặt chẽ của âm nhạc.Bài hát có bố cục hoàn chỉnh ,kết cấu vuông vắn ,giai điệu hấp dẫn ,mượt mà ,vui tươi ,nhí nhảnh,điều đó sẽ gợi cho khả năng cảm thụ và thể hiện nghệ thuật âm nhạc ,tình cảm đạo đứcvà niềm tin vào cuộc sống.

 Thông qua phần tập đọc nhạc rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, thói quen chuẩn xác trong công việc. Giúp các em hình thành tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người. Qua đó các em nhận thức đúng đắn lý tưởng nhân sinh cách mạng và rộng rãi hơn nữa là con đường khoa học mà các em đang vươn tới, giúp các em tin vào cuộc sống hiện tại và tương lại của mình. Mỗi bài tập đọc nhạc giúp ta giáo dục các em về mặt gì?Theo chủ đề gì?đó là điều người giáo viên cần phải làm.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND ..................
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ........................
 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
 HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC
 Môn : Âm nhạc
 Cấp học : Tiểu học
 Tên tác giả : Nguyễn Thị Ly Na
 Đơn vị công tác : Trường TH Khương Đình
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học: 2022 - 2023 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đang 
quan tâm bởi: “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, như Bác Hồ kính yêu đã 
nói: 
 “Hiền tài đâu phải tự nhiên có.
 Phần lớn do giáo dục mà nên”
 Trong giai đoạn hiện nay ,đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp 
hóa ,hiện đại hóa đất nước.Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo 
những con người phát triển toàn diện, không chỉ giáo dục có đạo đức tốt, có 
trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết 
lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân 
biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc 
sống của mình nói riêng.
 Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là 
giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan 
trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi sự 
phát triển của xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục 
nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương 
tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc 
biệt là ở bậc Tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, 
nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến 
thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái 
hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các 
môn học khác.
 Qua thực tế giảng dạy,tôi nhận thấy học sinh Tiểu học rất hiếu động 
,nhanh nhớ mau quên .Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi ,giao 
tiếp với bạn bè vẫn cần được thỏa mãn .Vì vậy muốn cung cấp cho các em kiến 
thức một cách có hiệu quả thì người giáo viên phải có nghệ thuật trong giảng 
dạy,để các em vừa học, vừa chơi mà vẫn tiếp thu bài một cách chủ động thoải 
mái ,việc sáng tạo, tổ chức và đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong giờ học 
Âm nhạc đạt hiệu quả cao là việc làm cần thiết và là mối trăn trở của nhiều giáo 
viên .Để các em thấy tiết học Âm nhạc không nhàm chán ,giúp các em có hứng 
thú trong học tập ,tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp giúp học sinh 
lớp 5 học tốt môn Âm nhạc” 
2. Mục đích nghiên cứu
 2/25 II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận
 Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm 
vụ giáo dục.Chính vì vậy trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục âm nhạc 
được coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi học sinh. Hoạt động 
âm nhạc có những nét đặc trưng riêng, các em được học nhạc, được tham gia vào 
các hoạt động phong phú hơn như: nghe nhạc, đọc nhạc, chép nhạc, trò chơi âm 
nhạc vì vậy hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào năng lực tổ chức và hoạt động của 
thầy. 
 Nhiệm vụ dạy nhạc trong nhà trường là nhằm đưa âm nhạc đến với trẻ 
thơ, là điều kiện ban đầu trẻ cảm thụ âm nhạc, hiểu biết nghệ thuật, đó chính là 
những mắt xích đầu tiên, quan trọng nhất để khơi dạy ở trẻ những cảm xúc với 
âm nhạc và còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời. Qua Âm nhạc sẽ hình 
thành cho các em tính thẩm mỹ âm nhạc được kết cấu chặt chẽ của âm nhạc.Bài 
hát có bố cục hoàn chỉnh ,kết cấu vuông vắn ,giai điệu hấp dẫn ,mượt mà ,vui 
tươi ,nhí nhảnh,điều đó sẽ gợi cho khả năng cảm thụ và thể hiện nghệ thuật âm 
nhạc ,tình cảm đạo đứcvà niềm tin vào cuộc sống.
 Thông qua phần tập đọc nhạc rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, thói 
quen chuẩn xác trong công việc. Giúp các em hình thành tình yêu thiên nhiên, 
đất nước, con người. Qua đó các em nhận thức đúng đắn lý tưởng nhân sinh 
cách mạng và rộng rãi hơn nữa là con đường khoa học mà các em đang vươn tới, 
giúp các em tin vào cuộc sống hiện tại và tương lại của mình. Mỗi bài tập đọc 
nhạc giúp ta giáo dục các em về mặt gì?Theo chủ đề gì?đó là điều người giáo 
viên cần phải làm.
2. Cơ sở thực tiễn
 Qua thực tế giảng dạy môn Âm nhạc ở lớp 5, chất lượng học sinh hoàn 
thành tốt môn Âm nhạc còn chưa cao. Trong giờ học còn một số em chưa chú ý 
nghe giảng, một số em không có năng khiếu âm nhạc nên hát chưa chính xác 
giai điệu, lời ca của bài hát. Học sinh còn lúng túng khi hát kết hợp gõ đệm theo 
nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Các em còn dụt dè khi hát vận động theo nhạc. Tập 
đọc nhạc trước lớp các em còn thiếu tự tin dẫn đến đọc nhạc chưa chính xác về 
cao độ, tiết tấu, đọc sai tên nốt nhạc. Bên cạnh đó còn một số em chưa mạnh 
dạng, tự tin khi biểu diễn trước tập thể.
 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do ở độ tuổi này các em còn hiếu 
động nên chưa tập chung, chú ý khi giáo viên hướng dẫn. khả năng ghi nhớ của 
các em chưa tốt, có khi tiết học này nhớ, tiết sau đã quên. Vì vậy việc cảm nhận 
về cao độ, tiết tấu đối với học sinh Tiểu học còn nhiều hạn chế.
 4/25 Bản thân tôi xác định mục tiêu của đề tài này là giúp học sinh biết hát 
chính xác giai điệu, lời ca bài hát; biết hát kết hợp gõ đệm và vận động theo 
nhạc; tự tin khi biểu diễn trước tập thể,hứng thú khi học giờ kể chuyện Âm nhạc. 
Học sinh xác định đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, phân biệt đúng các 
hình nốt nhạc, ghi nhớ trường độ của mỗi hình nốt nhạc, đọc đúng cao độ các 
bài tập đọc nhạc trong chương trình Âm nhạc của lớp 5.
 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
 Sau đây tôi xin đưa ra một số phương pháp tôi đã áp dụng thành công vào 
giờ học Âm nhạc giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Âm nhạc.
1.Phương pháp dạy tập hát bài mới
 Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ Âm nhạc nói 
chung và tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện 
thanh. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất 
lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho 
giọng của các em phát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em qua 
bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. Tuy nhiên chỉ 
cần hướng dẫn các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ 
thực hiện.
 Ví dụ:
* Mẫu 1:
* Mẫu 2:
* Mẫu 3:
 6/25 Khi tập hát cần tới sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với 
những trạng thái khác nhau và đặc biệt là hát rõ lời giáo viên luôn phải đặt ra kế 
hoạch hướng dẫn các em thực hiện tốt.
 Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng 
minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của 
bài hát giáo viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn 
ca, song ca hoặc tốp ca. Ở giai đoạn này việc động viên, khuyến khích các 
em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện được bài hát 
một cách chính xác và tốt nhất.Nhưng tạo được không khí vui vẻ ,thoải mái 
trong giờ học hát.
2.Phương pháp sử dụng nhạc cụ (đàn)
 Đây là yêu cầu tối thiểu của một tiết dạy hát đòi hỏi giáo viên chuyên 
nhạc phải biết đánh đàn và sử dụng đàn thành thạo. Nhạc cụ dùng trong tiết học 
đạt hiệu quả nhất vì nó là phương tiện để thu hút sự hứng thú học nhạc của học 
sinh, đồng thời còn phải sử dụng cả trong khi dạy hát và dạy tập đọc nhạc. 
 Vào đầu tiết dạy hát giáo viên có thể hát và biểu diễn theo đàn có nhạc 
điệu kèm theo giúp cho bài hát thêm sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh 
muốn được học hát bài đó (với yêu cầu giai điệu ở nhà giáo viên phải ghi trước 
vào đàn) vào dạy bài hát. Ngoài giáo viên hát mẫu ra có thể học sinh nghe giai 
điệu bài hát (giúp giáo viên đỡ phải hát mẫu nhiều lại làm cho tai nghe của học 
sinh phát triển thêm). Dạy từng câu giáo viên chỉ cần hát mẫu một lần, sau đó 
đánh giai điệu trên đàn cho học sinh nghe, nó không những có tác dụng trong 
khi dạy hát mà còn có tác dụng sửa sai những câu khó hát.
 Ví dụ: Câu 3 và câu 4: Trong bài “ Con chim hay hót” đây là câu hát khó 
đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy nhanh và đúng. Vậy giáo viên đánh 
giai điệu trên đàn nhiều lần và cho học sinh nghe và hát.Chú ý nhiều đến các 
tiếng luyến trong câu và hướng dẫn học sinh hát chính xác giai điệu ,lời ca .
 Nó hót le te. Nó hót la ta
 Nó hót le te la ta (mà) nó bay vô nhà
 8/25 Hỏi: Thế nào là thể loại dân ca? Dân ca là sự lưu giữ các bài hát từ đời 
 Gọi 2 học sinh lên bảng chỉ vùng này qua đời khác bằng cách “truyền 
 dân ca Hrê (Tây Nguyên). miệng” xác định vị trí của vùng Hrê chỉ 
 Hỏi: Dân ca có tác giả hay không? trên bản đồ. “Dân ca có tác giả, do 
 nhiều người dân lao động sáng tác. 
 Vì sao?
 4. Phương pháp sửa sai khi học hát
 Trong quá trình học hát, học sinh tập hát chưa chính xác giai điệu là điều 
thường thấy, nhất là trẻ ít tham gia ca hát, hát bài khó cũng làm các em bỡ ngỡ. 
Bởi vậy thầy giáo phải yêu nghề, mến trẻ, không nên nôn nóng, hoang 
mang,hướng dẫn học sinh nhẹ nhàng không làm cho các em hát luống cuống và 
mặc cảm, cần nâng đỡ các em vui vẻ để vượt qua khó khăn, nhất là đối với 
những học sinh không có năng khiếu âm nhạc. 
 Sửa hát sai là việc làm quan trọng trong giờ học hát vì vậy giáo viên cần 
lắng nghe, phát hiện và sửa sai cho học sinh, sau đó có thể kết hợp việc hát mẫu 
cho rõ ràng hơn với sự hỗ trợ của các hình dấu trên bảng gợi ra cảm giác âm 
thanh cho các em. 
 Ví dụ:Thấp xuống, trầm xuống: Hình mũi tên xuống 
 Cao hơn: Hình mũi tên lên 
 Luyến một nét cong lên hoặc cong xuống ; 
 Dài hơn nữa (ngân) một nét ngang: 
 Cũng có thể dùng bàn tay để chỉ dấu hiệu “chú ý”, “cao lên”, “trầm một 
chút”, “ngân dài”, “luyến”, “ngắt”. 
 Bên cạnh đó ta còn sửa cho học sinh tập lấy hơi và dùng hơi hợp lý, lấy 
hơn trong khi hát học sinh thường thở hổn hển, mệt mỏi, lấy hơi là hít hơi qua 
mũi, miệng, trữ ở phổi rồi đưa dần qua thanh quản để hát hết một chặng hơi (câu 
hoặc phân câu). Khi đó điều kiện thời gian lại lấy hơi tiếp, hát tiếp.
 Lấy hơi qua mũi, nhưng thực tế nhiều khi phải lấy hơi qua cả miệng mới 
đủ thời gian cho phép.Lấy hơi nhẹ là cố gắng để ít phát ra tiếng gió. Khi lấy hơi 
không so vai ưỡn ngực, người hát thoải mái không gò ép lấy hơi nhanh là lấy 
hơi trong thời gian cho phép (phần nhiều rất ngắn ngủi: một dấu lặng ngắn hoặc 
thời gian ăn bớt của nốt nhạc đã hát) không được lỡ nhịp của chặng hát sau. 
Trong khi dạy hát cần có dấu lấy hơi ghi trên lời ca và ra hiệu cho học sinh lấy 
hơi thống nhất theo phương án hợp lý đã định. Về phía phát âm thì với học sinh 
ta hiện nay phát âm vẫn còn sai nhiều và đặc biệt đối với Phường Khương Đình 
thì ngọng nhiều nhất là “l” và “n”. Trong khi hát học sinh vẫn còn sai, ngọng 
vần, ngọng phụ âm, tiếng hát không rõ hay bị gắt giọng. Do vậy đòi hỏi ở giáo 
 10/25

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_mon_am_nha.doc
Sáng Kiến Liên Quan