SKKN Một số hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tương Dương

Cơ sở thực tiễn

2.1. Đặc điểm tình hình chung của địa phƣơng và thực trạng công tác tổ chức

các hoạt động theo mô hình nội trú tại TT GDNN-GDTX Tƣơng Dƣơng5

2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của địa phƣơng

Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam xứ

Nghệ, cách thành phố Vinh gần 200 km và cách cửa khẩu Nặm Cắn 90 km. Là

huyện có 2 mặt khác nhau giáp Lào, có Quốc lộ 7A đi qua, phía Tây giáp huyện

Kỳ Sơn, phía Bắc và phía Nam giáp nước Lào; phía Đông Bắc giáp huyện Quế

Phong, phía Đông giáp huyện huyện Quỳ Châu, phía Đông Nam giáp huyện Con

Cuông. Là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh theo Nghị quyết 30a/2008/NQCP của Chính phủ.

Diện tích tự nhiên của huyện là 281.193 ha; huyện có 58 km đường biên

giới, giáp với 2 tỉnh của nước Cộng hòa DCND Lào; đơn vị hành chính có 17 xã,

01 thị trấn, 154 làng bản, khối xóm,dân số hơn 74.140 người; là huyện có nhiều

dự án thủy điện nhất tỉnh: Hiện có 3 nhà máy thủy điện đã hoạt động ổn định

(Bản Vẽ 320MW, Khe Bố 100MW, Nậm Nơn 20MW) và đang xây dựng thủy

điện Bản Ang (17MW), thủy điện Xoóng Con (15MW).

Toàn bộ huyện nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình từ 65 – 75 m

so với mực nước biển, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó

khăn. Khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, thay vào đó Tài nguyên thiên nhiên lại rất

phong phú.

Tương Dương có tổng số dân là 75.993 người, gồm 6 dân tộc chủ yếu là:

Thái: 54.815 người; Mông: 3.083 người; Tày Poọng: 549 người; Ơ Đu: 604

người; Kinh: 7.805 người; Khơmú: 8.979 người; dân tộc khác: 158 người.

Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở dọc quốc lộ 7A, đặc biệt là

thị trấn Thạch Giám. Mật độ dân số trung bình là 27 người/km². Trình độ dân trí

không cao. Huyện có cơ cấu dân số trẻ. Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là

lao động phổ thông, lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề ít. Nghề nghiệp chủ

yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất chưa cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào

sản xuất còn hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở các xã vùng sâu,

vùng xa và một số xã vùng trên.

pdf39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tương Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh tại trung tâm không thuộc đối tượng được hưởng chế độ theo 
Nghị định 116/CP như các trường THPT trên địa bàn. Cùng con em DTTS, cùng 
học trên địa bàn huyện nhưng nếu học THPT các em sẽ được chi trả chế độ học 
tập, được cấp gạo hàng tháng. Nhưng học ở trung tâm thì không được hưởng. 
 Khó khăn trong công tác tuyển sinh: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoc 
lấy bằng THPT chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận phụ 
huynh và học sinh nên gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Đa số học xong 
lớp 9 là đi lao động ở các công ty, số còn lại học THPT và số ít là vào trung tâm. 
Mặc dù tốt nghiệp ở trung tâm thì bằng cũng giống THPT nhưng đa số phụ huynh 
vẫn cho rằng bằng tốt nghiệp bên THPT sẽ tốt hơn bằng tốt nghiệp tại trung tâm. 
 Học sinh vào học tại trung tâm thường là học lực yếu nên ảnh hưởng đến 
chất lượng đại trà và mũi nhọn. 
 Để đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo viên luôn chọn thực phẩm tươi, 
sống, an toàn trên địa bàn. Vì thế giá thành thường cao hơn thực phẩm trên thị 
trường, trong lúc kinh phí hạn hẹp nên còn chi âm, lạm phát. 
3. Kết quả đạt đƣợc từ năm 2018 đến 2020 
Với điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ, trung tâm GDNN-GDTX 
Tương Dương đã tổ chức rất thành công các hoạt động theo mô hình nội trú cho 
11 
học sinh. Mặc dù trong quá trình triển khai trung tâm cũng gặp một số khó khăn 
nhất định. Tuy nhiên có thể khẳng định trung tâm đã rất thành công khi tổ chức 
hoạt động này. Qua 03 năm tổ chức thực hiện theo mô hình nội trú, Trung tâm 
chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lượng học sinh tại trung 
tâm không nhiều nhưng đã giảm tối đa số học sinh bỏ tiết, bỏ học. 
Nếu như năm học 2017-2018 Trung tâm không tuyển được học sinh lớp 10, 
thì năm học 2018-2019 TT tuyển được 26 học sinh vào học lớp 10, ăn ở trong 
KTX. Và với hình thức tuyên truyền về mô hình nội trú được tổ chức tại TT, năm 
học 2019-2020 TT tuyển được 11 học sinh lớp 10; năm học 2020-2021 TT tuyển 
được 08 học sinh lớp 10. 
Năm học 2018-2019 trung tâm tổ chức cho học sinh ở KTX miễn phí dưới 
sự quản lí của giáo viên tổ GDTX. Đồng thời giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo học 
sinh tự nấu ăn tại nhà bếp KTX. Ban đầu học sinh hồ hởi, phấn khởi và vui vẻ 
thực hiện , chung sống hòa thuận. Nhưng chỉ được thời gian ngắn bắt đầu so bì, tị 
nạnh nhau việc nấu ăn và rửa dọn. Hơn nữa, mỗi dân tộc có một đặc thù riêng, 
cách sinh hoạt, ăn uống khác nhau nên dẫn đến việc chia tách không ăn tập thể. 
Học sinh chủ yếu là người Mông, Thái, Tày poọng, Khơ mú và không muốn nấu 
ăn cùng nhau. Mặt khác, kinh tế gia đình mỗi em cũng khác nhau nên khả năng 
và nhu cầu sinh hoạt cũng khác nhau. Nhiều em tách ra tự nấu ăn riêng, làm mất 
vệ sinh và không an toàn cháy nổ trong KTX. Một số em không tự nấu ăn mà 
mua đồ ăn sẵn nên tốn kém và không tiếp tục theo học được. 
Chỗ ăn, chỗ ở chưa thực sự chu tất nên mặc dù đầu năm học 2018-2019 
tuyển được 26 học sinh nhưng cuối năm có 13 em bỏ học. Do kinh tế gia đình 
khó khăn, chi phí ăn uống không đảm bảo để em theo học tiếp. Nhận thấy được 
tầm quan trọng của việc ổn định cuộc sống cho các em học sinh là rất cần thiết 
nên năm học 2019-2020 trung tâm tổ chức cho giáo viên nấu ăn cho học sinh tại 
nhà bếp KTX. Vận động các em đang thuê trọ cùng vào ở KTX để quản lí và ăn 
tập trung ở nhà bếp. Việc làm này được lên kế hoạch cụ thể, khoa học và thực 
hiện liên tục. Kết quả là năm học 2019-2020, 2020-2021 không có học sinh bỏ 
12 
học, tình trạng bỏ tiết cũng giảm hẳn. Từ đó chất lượng học tập cũng được nâng 
lên. 
Mặc dù số lượng học sinh lớp 10 tuyển được hàng năm không nhiều do 
nguyên nhân khách quan là chủ yếu như đã nêu ở phần đặt vấn đề. Nhưng các 
hoạt động theo mô hình nội trú vẫn duy trì và thu hút học sinh. Và đó cũng là biện 
pháp thúc đẩy công tác tuyển sinh của đơn vị. Đồng thời phát huy vai trò, trách 
nhiệm của giáo viên với học sinh, uy tín của TT. Qua đó lãnh đạo TT cũng xác 
định mức độ , hiệu quả công việc làm cơ sở cho đánh giá xếp loại cuối năm. 
Có thể khẳng định rằng thông qua các hoạt động theo mô hình nội trú, công 
tác tuyển sinh, giảng dạy, học tập tại TT GDNN-GDTX Tương Dương đã đạt 
được kết quả đáng khích lệ trong 03 năm tổ chức mô hình này. 
Học sinh ngày càng gắn bó với trung tâm, các bữa ăn tại nhà bếp KTX đều 
vui vẻ, hòa đồng. Từ đó các buổi học cũng đầy đủ và hăng say hơn. Chất lượng 
học tập cũng được nâng lên rõ rệt. Học sinh tự tin, mạnh dạn hơn, biết quan tâm, 
sẻ chia với các bạn cùng lớp, cùng phòng KTX. Nếu trước đây, khi nhà bếp chưa 
hoạt động, các em tự túc chỗ ăn ở thường hay bỏ học, bỏ tiết vì ăn uống không 
đảm bảo, thì bây giờ các em được chăm lo tận tình chu đáo của giáo viên số học 
sinh bỏ học, bỏ tiết giảm tối đa. 
 Trung tâm huy động giáo viên quyên góp mua quần áo ấm mùa đông cho 
các em có hoàn cảnh khó khăn. Học sinh rất xúc động và toại nguyện khi học tại 
trung tâm được quan tâm, chia sẻ. Ngoài ra cán bộ giáo viên trung tâm còn quyên 
góp tiền mặt trao quà tết cho các em trước khi về nhà nghỉ tết. Có 09 em có hoàn 
cảnh khó khăn được trao mỗi suất quà tết 300.000đ. 
 Các ngày lễ tết trung thu, tết dương lịch, 8/3 giáo viên quyên góp tổ chức 
bữa ăn đông vui, ý nghĩa cho học sinh toàn trung tâm. Qua đó thầy cô cùng học 
sinh vào bếp, cùng giao lưu vui vẻ, nghĩa tình. Những bữa cơm tâp thể luôn để lại 
ấn tượng tốt đẹp, kỉ niệm tuổi học trò khó quên trong mỗi học sinh và phụ huynh. 
Ăn uống, giao lưu văn nghệ giữa học sinh và giáo viên đã tạo sự gắn kết, rút ngắn 
13 
khoảng cách, cho các em cảm giác đây là ngôi nhà chung, gia đình thứ hai của 
các em. 
4. Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại Trung 
tâm GDNN-GDTX Tƣơng Dƣơng. 
4.1. Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi 
(Tham khảo một số hình ảnh phòng học, phòng ở, nhà bếp, nhà ăn tại phụ lục 1). 
 Bên cạnh việc dạy học đảm bảo chất lượng thì cơ sở vật chất phục vụ cho 
các hoạt động theo mô hình nội trú cũng vô cùng quan trọng. Trung tâm GDNN-
GDTX Tương Dương tổ chức cho học sinh ăn ở, học trong trung tâm và giao cho 
tổ GDTX lên kế hoạch thực hiện. Các thành viên trong tổ GDTX chuẩn bị sắp 
xếp phòng ở, phòng học cho học sinh. Vệ sinh phòng bếp, nhà ăn sạch sẽ, kĩ 
lưỡng trước và trong quá trình hoạt động. 
 Phòng học có đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt điện, nước uống; phòng ở KTX 
thông thoáng, mát mẻ, công trình phụ khép kín sạch sẽ, phòng ăn, nhà bếp được 
thiết kế hiện đại, tiện nghi. 
4.2. Đội ngũ giáo viên giàu nhiệt huyết, yêu nghề 
 Giáo viên vừa giảng dạy, vừa chủ nhiệm, vừa quản lý, vừa đi chợ nấu ăn 
cho học sinh. Vì thế ai cũng đa năng, chuyên nghiệp như công việc bắt buộc. Để 
đảm bảo việc dạy học có kết quả và sự an toàn trong KTX cho học sinh, tổ trưởng 
tổ GDTX đã phân công giáo viên chủ nhiệm quản lý theo thời gian biểu, phù hợp 
thời khóa biểu và hoàn cảnh năng lực của mỗi giáo viên để phát huy được hiệu 
quả công việc. 
- Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: 
+ Đến trước giờ học 15 phút, kiểm tra bàn ghế, ánh sáng, vệ sinh. Điểm 
danh, nắm số lượng học sinh ăn trưa, ăn tối báo cho giáo viên trực nấu ăn trong 
ngày. 
14 
+ GVCN cần gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh của từng em học sinh từ đó có 
hình thức quan tâm phù hợp. Cần thường xuyên chia sẻ, tâm sự để nắm bắt tâm tư 
,nguyện vọng của các em học sinh. Đặc biệt là học sinh lớp 10 đầu cấp, lần đầu 
tiên sống xa gia đình sẽ không khỏi bỡ ngỡ, nhớ nhà; vì thế GVCN cần quan tâm 
, động viên kịp thời để các em sớm thích nghi với môi trường mới. 
+ GVCN trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi mặt đối với lớp học của 
mình. 
- Yêu cầu đối với Đoàn thanh niên: 
+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo học sinh vệ sinh KTX; nhà bếp, nhà ăn hàng 
ngày. 
+ Tổ chức các hoạt động tập thể, TDTT trong khuôn viên KTX đảm bảo an 
toàn cho học sinh. 
+ Tổ chức các buổi ngoại khóa có ý nghĩa giáo dục kĩ năng sống cho học 
sinh: giáo dục giới tính, kĩ năng tự vệ, tuyên truyền về dịch bệnh Covid19, về an 
toàn giao thông 
- Đối với đội ngũ quản lý: 
Để hoạt động tổ chức có hiệu quả, đảm bảo chất lượng thì BGĐ Trung tâm 
giao nhiệm vụ cho tổ trưởng tổ GDTX. Tổ trưởng chịu hoàn toàn trách nhiệm lên 
lịch phân công trực KTX, lich nấu ăn, giám sát mọi hoạt động để kịp thời nhắc 
nhở giáo viên trong tổ. Đồng thời phối hợp với BGĐ, các tổ trưởng trong trung 
tâm để xử lý các tình huống, sự cố xảy ra (nếu có). 
4.3. Kế hoạch thực hiện 
Mọi hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm đạt hiệu qủa thì kế hoạch 
thực hiện phải rõ ràng, chi tiết, hợp lý. Tổ trưởng tổ GDX lên kế hoạch trực KTX, 
lịch nấu ăn hàng tháng cho các giáo viên trong tổ. Việc đổi lịch trực, lịch nấu ăn 
phải báo trước để tổ trưởng bố trí giáo viên khác thay thế. 
15 
Thực đơn nấu ăn được giáo viên phụ trách lên hàng tuần, các giáo viên đi 
chợ nấu ăn theo thực đơn đảm bảo tài chính và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau 
mỗi bữa ăn đều lấy ý kiến phản hồi từ học sinh để thay đổi món ăn phù hợp. 
4.4. Tổng kết hàng tuần 
Sau một tuần tổ GDTX hội ý tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần. 
Tổng kết về số lượng học sinh ăn ở trong tuẩn, về công tác vệ sinh, về chi tiêu của 
nhà bếp. Từ đó rút kinh nghiệm cho tuần sau thực hiện tốt hơn, hiệu qủa hơn. 
Giáo viên trong tổ đều phải nêu ý kiến về ngày trực của mình để tổ trưởng nắm 
bắt tình hình, đúc rút kinh nghiệm. 
4.5. Bài học kinh nghiệm và hƣớng phát triển của đề tài 
4.5.1. Bài học kinh nghiệm 
Từ những cách thức tổ chức thực hiện và kết quả đạt được, chúng tôi có 
những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức một số hoạt động theo mô hình nội 
trú tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương. 
- Về công tác quản lý: 
+ BGĐ xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, giao trách nhiệm cho tổ trưởng 
tổ GDTX thực hiện, kiểm tra, sát sao theo dõi, đánh giá nhắc nhở kịp thời để điều 
chỉnh các hoạt động. 
+ BGĐ trung tâm có chính sách hỗ trợ cho quỹ nhà bếp KTX để bữa ăn của 
HS được cải thiện, chất lượng hơn. 
- Về đội ngũ giáo viên thực hiện: 
+ Giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, có tình người, yêu thương, gắn bó, biết 
cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của học sinh. 
+ Giáo viên làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, tự nguyện, tự giác, gắn 
bó, tâm huyết với trung tâm. 
- Về cơ sở vật chất: Phòng học, phòng ở, nhà ăn, nhà bếp phải luôn sạch sẽ, 
thông thoáng, đảm bảo vệ sinh. 
16 
- Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm: 
Sau mỗi tuần, tổ GDTX thường tổ chức tổng kết, đánh giá các hoạt động 
đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế để rút kinh nghiệm, khắc phục ngay tuần 
sau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả các hoạt động theo mô hình nội trú tại 
trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương. 
Tất cả những vấn đề trên một mặt đòi hỏi cán bộ, giáo viên luôn đoàn kết, 
nâng cao ý thức trách nhiêm, tự nguyện, tự giác. Các hoạt động diễn ra suôn sẻ, 
đồng bộ khi các thành viên trong tổ GDTX trực tiếp thực hiện phải phối hợp chặt 
chẽ. 
4.5.2. Hƣớng phát triển của đề tài 
Với phạm vi, giới hạn của đề tài này tôi chỉ có thể khái quát một cách 
chung nhất cách thức tổ chức một số hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm 
GDNN-GDTX Tương Dương. Những phương pháp, cách thức mà chúng tôi thực 
hiện trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả nhất định. Trong thời gian tới, 
chúng tôi có thể mở rộng, phát triển đề tài theo hướng chuyên sâu từng nội dung 
cụ thể như: Phối hợp hiệu quả giữa dạy học văn hóa và dạy nghề; Biện pháp thúc 
đẩy công tác tuyển sinh hiệu quả theo mô hình nội trú; Công tác quản lý học sinh 
theo mô hình nội trú. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Trong bối cảnh hiện nay, trong cả hệ thống các Trung tâm GDNN-GDTX 
đang gặp nhiều khó khăn vì số lượng người học đến với trung tâm ngày càng ít. 
Vì hệ thống văn bằng của loại hình vừa học vừa làm không được công nhận rộng 
rãi và đánh giá cao; vì nhu cầu của người học giảm xuống; vì chất lượng chưa 
caotrước tình hình đó Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã tìm cho 
mình một hướng đi mới đó là tổ chức cho học sinh học tập theo mô hình nội trú. 
Qua 03 năm tổ chức mô hình này, trung tâm đã đạt được những kết quả ban đầu 
đáng khích lệ. Đặc biệt, đa số phụ huynh có con theo học ở trung tâm ủng hộ, hài 
17 
lòng. Hơn nữa hoạt động này đã được Huyện ủy, UBND Huyện quan tâm, ủng hộ 
và chia sẻ những kho khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. 
Đối với huyện miền núi khó khăn như Tương Dương, con em dân tộc thiểu 
số đi học xa nhà, thì tổ chức theo mô hình nội trú là cần thiết. Ngoài được trang bị 
kiến thức, các em được trưởng thành hơn khi sống và học tâp trong môi trường 
tập thể. Từ đó sớm có ý thức tự lập, sống tích cực, có trách nhiệm và hướng đến 
những điều lành mạnh và sớm hòa nhập trong cộng đồng, xã hội. Môi trường nội 
trú sẽ rèn luyện các em trở thành những công dân hữu ích trong tương lai cho bản 
làng, quê hương miền núi nơi em sinh sống. 
Để hoạt động theo mô hình nội trú tại Trung tâm GDNN-GDTX Tương 
Dương được duy trì và đạt hiệu quả thì đó cũng là một thách thức không nhỏ đối 
với người làm công tác quản lý. Tuy nhiên với sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của 
Huyện ủy, UBND Huyện; việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra sát 
sao và đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề thương học sinh, có trách nhiệm, 
tinh thần tự giác rất caothì chúng tôi tin tưởng các hoạt động theo mô hình nội 
trú tại trung tâm ngày càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả rõ rệt. 
2. Kiến nghị 
Trong quá trình 03 năm tổ chức một số hoạt đông theo mô hình nội trú tại 
trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương. Chúng tôi xin được chia sẻ những kinh 
nghiệm để các Trung tâm GDNN-GDTX có thể tham khảo, đóng góp ý kiến bổ 
sung và cùng nhau xây dựng, nhân rộng mô hình này ngày càng hiệu qủa từ đó 
nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt các trung tâm ở các Huyện có học sinh là 
DTTS, các trung tâm có học sinh đi học xa nhà tạo điều kiện cho học sinh được 
ăn ở an toàn trong trung tâm, từ đó tuyển sinh được thuận lợi và ngày càng nhiều 
học sinh theo học tại các trung tâm. 
- Đối với Sở GD&ĐT Nghệ An: Cần khuyến khích, nhân rộng các hoạt 
động theo mô hình nội trú để triển khai ở nhiều đơn vị cấp Huyện. Hoặc mô hình 
bán trú tại các Huyện đồng bằng để thu hút học sinh. 
18 
- Đối với UBND Huyện Tương Dương: Cần có sự quan tâm, chia sẻ bằng 
vật chất cho học sinh theo học tại Trung tâm. Đồng thời hướng các đoàn thiện 
nguyện hỗ trợ, ủng hộ bếp ăn của học sinh trung tâm. 
- Đối với BGĐ trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương: 
+ Cần chỉ đạo các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên tích cực tham gia, hỗ 
trợ các hoạt động ngoại khóa cho học sinh KTX tổ chức hàng tuần được chu đáo, 
tươm tất. 
+ Trích một phần nguồn kinh phí của trung tâm để hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt 
cho học sinh mồ côi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 
 Tương Dương, ngày 20/03/2021 
Xác nhận của lãnh đạo đơn vị Người viết sáng kiến 
 Bùi Văn Chiến Nguyễn Thị Phương 
19 
PHỤ LỤC 1 
Hình ảnh nhà học, nhà ở KTX, nhà bếp và nhà ăn 
Hình ảnh dãy nhà học 
20 
Hình ảnh KTX học sinh 
Hinh ảnh nhà ăn và nhà bếp học sinh 
21 
PHỤ LỤC 2 
Nội quy KTX Học sinh 
1. Đảm bảo vệ sinh trong và ngoài phòng ở, khu nhà tắm, khu nhà vệ sinh; sắp 
xếp quần áo, chăn, màn gọn gàng, ngăn nắp. 
2. Giữ gìn và bảo vệ tài sản cá nhân, tài sản của nhà trường; có ý thức tiết kiệm 
điện, nước. 
3. Bạn bè người thân đến thăm phải thông báo cho giáo viên trực, muốn ở lại phải 
được sự cho phép của người có trách nhiệm. 
4. Không cho người lạ vào phòng, ở lại phòng khi không được sự đồng ý của 
người có trách nhiệm. 
5. Thực hiện giờ ăn, học, ngủ, sinh hoạt và chơi thể thao đúng giờ, khoa học. 
 Tương Dương, ngày 10 tháng 8 năm 2018 
 GIÁM ĐỐC 
 (Đã ký) 
 Bùi Văn Chiến 
Nội quy nhà ăn khu KTX học sinh 
1. Học sinh phải thực hiện ăn cơm đúng giờ, ngồi đúng vị trí bàn ăn theo quy 
định: 
- Buổi trưa: Từ 11 giờ 30 phút – 12 giờ 
- Buổi tối: từ 17 giờ 30 phút – 18 giờ 
2. Không tự ý đem cơm và các vật dụng nhà ăn về phòng. 
3. Không gây ồn ào, mất trật tự trong giờ ăn, tôn trọng bạn bè cùng mâm ăn. 
4. Sau khi ăn xong phải nhanh chóng thu dọn và rửa sạch sẽ. 
5. Lớp trực phải lau dọn nhà ăn, khóa vòi nước, tắt điện sau khi ăn xong. 
 Tương Dương, ngày 10/8/2018 
 GIÁM ĐỐC 
 (Đã kí) 
 Bùi Văn Chiến 
22 
LỊCH PHÂN CÔNG 
GIÁO VIÊN TRỰC NỘI TRÚ KÝ TÚC XÁ 
1. Thời gian kiểm tra 
- Từ 19 giờ đến 21 giờ 30 phút hàng ngày, trong tuần. 
2. Nội dung kiểm tra 
- Kiểm tra việc chấp hành nội quy ký túc của học sinh. 
- Kiểm tra việc học tập của học sinh vào buổi tối hàng ngày. 
- Kiểm tra việc vệ sinh trong phòng ở và khu vực chung của ký túc. 
3. Lịch phân trực của giáo viên 
TT Họ và tên giáo viên Thời gian trực Số điện thoại 
1 Đinh Viết Cƣờng Thứ 2 0944662508 
2 Trần Minh Hóa Thứ 3 0839871567 
3 Giản Viết Hào Quang Thứ 4 0916583840 
4 Phan Văn Hiếu Thứ 5 0393780456 
5 Võ Ngọc Mùi Thứ 6 0985337608 
6 Nguyễn Thị Hà Thứ 7 0915696145 
7 Nguyến Thị Phƣơng CN 0389365228 
- Đề nghị các giáo viên thực hiện nghiêm túc lịch phân công trên. 
 Tương Dương, ngày 10 tháng 8 năm 2018 
 TỔ TRƢỞNG 
 Võ Ngọc Mùi 
23 
LỊCH PHÂN CÔNG 
GIÁO VIÊN NẤU ĂN HÀNG TUẦN 
TT Họ và tên giáo viên Ngày nấu ăn Thực đơn 
1 Nguyễn Thị Hà Thứ 2 
- Cá Biển 
- Bắp cải xào 
- Cà muối 
- Canh măng 
2 Trần Minh Hóa Thứ 3 
- Thịt kho + Đậu phụ 
- Dƣa muối 
- Canh rau vặt 
- Măng xào 
3 Giản Viết Hào Quang Thứ 4 
- Thịt gà 
- Dƣa xào 
- Cà muối 
- Canh rau muống 
4 Phan Văn Hiếu Thứ 5 
- Cá tƣơi kho nghệ 
- Dƣa muối 
- Đậu xào 
- Canh rau cải 
5 Nguyễn Thị Phƣơng Thứ 6 
- Trứng, lạc 
- Cà muối 
- Bắp cải xào 
- Canh rau 
- Đề nghị các giáo viên thực hiện nghiêm túc lịch phân công trên. 
 Tương Dương, ngày 10 tháng 8 năm 2019 
 TỔ TRƢỞNG 
 Võ Ngọc Mùi 
24 
PHỤ LỤC 3 
Một số hinh ảnh về các hoạt động của TT GDNN-GDTX Tƣơng Dƣơng 
Hình ảnh HS nhận quà của đoàn thiện nguyện 
25 
26 
Hinh ảnh HS nhận quà tặng áo ấm 
27 
Hình ảnh HS nhận SGK và quà tết do CB, GV trung tâm trao tặng 
28 
Hinh ảnh học thực hành trung cấp nghề may tại trung tâm 
29 
30 
Hình ảnh thực phẩm tại nhà bếp KTX 
31 
32 
Hình ảnh tổ chức tết dương lịch cho HS 
33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tham khảo các Quyết định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn của Bộ 
GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An 
2. Luật giáo dục. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2019 
3. Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGD ĐT ngày 29/5/2009: Thông 
tư liên tịch hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ 
thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học 
4. Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015: Nghi định quy định về cơ chế 
thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và 
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến 
năm học 2020-2021 
5. Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGD ĐT-BTC-BLĐ TBXH ngày 
30/3/2016: Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 
86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý 
học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách 
miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đén năm học 
2020-2021 
6. Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017: Nghị định quy định chính sách 
ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân 
tộc thiểu số rất ít người 
7. Tài liệu giáo dục đặc thù trong các trường PTDTNT 
8. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Huyện Tương Dương khóa XXVII, số 
567-BC/HU ngày 10/7/2020 
9. Các kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của sở GD&ĐT Nghệ An các năm 
học 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021 
10. Các kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của GDNN-GDTX Tương Dương 
các năm học 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021 
11. Các kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác đoàn của Đoàn Trung tâm GDNN-
GDTX Tương Dương các năm học 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021 
12. Báo cáo tổng kết năm học của Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương các 
năm học 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_hoat_dong_theo_mo_hinh_noi_tru_tai_trung_tam_gia.pdf
Sáng Kiến Liên Quan