SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng đánh giá sản phẩm mĩ thuật cho học sinh Khối 5 thông qua hoạt động giới thiệu, chia sẻ
Trong dạy và học Mĩ thuật, hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm để học sinh phân tích, đánh giá sản phẩm cuối mỗi chủ đề, mặc dù chỉ chiếm thời lượng ngắn từ 5 - 10 phút nhưng lại là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các năng lực trên. Xã hội phát triển, nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc giúp học sinh biết cảm thụ cái đẹp, nhận thức thẩm mĩ, đánh giá thẩm mĩ và đồng thời hình thành các năng lực, phẩm chất cơ bản là rất cần thiết.
Sau mỗi giờ học, cuỗi mỗi chủ đề phần vô cùng quan trọng không thể thiếu đó là “Nhận xét đánh giá”. Học sinh cần được giáo viên tổ chức tham quan, giới thiệu về sản phẩm của cá nhân, của nhóm mình qua ngôn ngữ tạo hình đó là hình ảnh màu sắc và sự sắp đặt trong không gian để tạo nên sự mới mẻ trong cách nhìn, cách nghĩ, trong các tiết học mĩ thuật. Thông qua những tiết học này các em được tiếp xúc với những cách nhìn mới mẻ đó là nghệ thuật sắp đặt trong không gian, tất nhiên theo cách nhìn và cách nghĩ của học sinh tiểu học.
Với các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng chủ đề, từng tiết giáo viên có những hình thức đánh giá khác nhau.
- Học sinh tự đánh giá/ đánh giá lẫn nhau ( trong nhóm, trong cặp, cá nhân) dựa trên sự tham gia vào hoạt động học tập; thời gian hoàn thành; kết quả học tâp, sự tiến bộ về kiến thức kĩ năng; khả năng tự học, khả năng giao tiếp, hợp tác, độc lập sáng tạo
- Giáo viên đánh giá học sinh: Đánh giá thường xuyên, toàn diện theo các tiêu chí đã xây dựng như sự tích cực chuẩn bị bài, sẵn sàng học tập, sự hợp tác; Năng lực học tập về nhận thức, kĩ năng, sự linh hoạt, sang tạo; Các năng lực sở thích về ngôn ngữ tạo hình ( bố cục, đường nét, màu sắc, đậm nhạt )
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy một số học sinh còn chưa nhận biết được cần đánh giá yếu tố, nguyên lí nào khi được quan sát một sản phẩm mĩ thuật; chưa biết cách diễn đạt và trình bày về quan điểm thẩm mĩ của cá nhân; còn thụ động chờ đợi sự gợi ý của bạn bè, của giáo viên.
MỤC LỤC I: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................trang 1 II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................trang 2 1. Cơ sở lý luận........................................................................................... trang 2 2. Thực trạng công tác dạy và học môn....................................................trang 2 a) Thuận lợi. .................................................................................................trang 2 b, Hạn chế và nguyên nhân hạn chế..............................................................trang 3 3. Các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy ....trang 3 a. Tên biện pháp.............................................. .... trang 3 b. Nội dung biện pháp..................................................................................trang 3 c. Mô tả cách thức thực hiện.......trang 3 4. Hiệu quả SKKN.................. trang 6 III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................. trang 8 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống của chúng ta, cái đẹp luôn tồn tại và là nhu cầu rất tự nhiên của con người. Vì vậy, ở các bậc học phổ thông, Mĩ thuật là một môn học chính thức trong chương trình giảng dạy. Nó gắn bó chặt chẽ với các môn học khác để tạo ra và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Học Mĩ thuật sẽ giúp học sinh biết cảm thụ cái đẹp và biết làm ra cái đẹp thông qua các hoạt động trải nghiệm để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở các em, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hàng ngày. Trong những năm gần đây, dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực được áp dụng vào giảng dạy ở trường Tiểu học. Dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy - học Mĩ thuật tiểu học ở Việt Nam hiện nay. Năm học 2020 - 2021 là năm học thứ sáu tiếp tục thực hiện dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu: lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức để từ đó các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: năng lực quan sát và nhận biết thẩm mĩ; năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ; năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ. Trong đó năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ là một phần quan trọng trong việc phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có của học sinh. Thông qua hoạt động này, các em phát huy được khả năng tư duy sáng tạo độc lập theo cách nhìn, cách nghĩ bằng cảm xúc riêng của mình về đường nét, hình mảng, cách sắp xếp hình ảnh và màu sắc trong không gian. Có được năng lực phân tích đánh giá thẩm mĩ tốt học sinh sẽ dễ dàng nhận ra cái đẹp ở xung quanh. Tuy nhiên, học sinh sẽ phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài và thường xuyên. Sau 1 năm vận dụng “Một số giải pháp rèn kĩ năng đánh giá sản phẩm mĩ thuật cho học sinh khối 5 thông qua hoạt động giới thiệu, chia sẻ” tôi nhận thấy học sinh đã có kết quả tiến bộ rõ rệt. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lý luận Trong dạy và học Mĩ thuật, hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm để học sinh phân tích, đánh giá sản phẩm cuối mỗi chủ đề, mặc dù chỉ chiếm thời lượng ngắn từ 5 - 10 phút nhưng lại là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các năng lực trên. Xã hội phát triển, nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc giúp học sinh biết cảm thụ cái đẹp, nhận thức thẩm mĩ, đánh giá thẩm mĩ và đồng thời hình thành các năng lực, phẩm chất cơ bản là rất cần thiết. Sau mỗi giờ học, cuỗi mỗi chủ đề phần vô cùng quan trọng không thể thiếu đó là “Nhận xét đánh giá”. Học sinh cần được giáo viên tổ chức tham quan, giới thiệu về sản phẩm của cá nhân, của nhóm mình qua ngôn ngữ tạo hình đó là hình ảnh màu sắc và sự sắp đặt trong không gian để tạo nên sự mới mẻ trong cách nhìn, cách nghĩ, trong các tiết học mĩ thuật. Thông qua những tiết học này các em được tiếp xúc với những cách nhìn mới mẻ đó là nghệ thuật sắp đặt trong không gian, tất nhiên theo cách nhìn và cách nghĩ của học sinh tiểu học. Với các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng chủ đề, từng tiết giáo viên có những hình thức đánh giá khác nhau. - Học sinh tự đánh giá/ đánh giá lẫn nhau ( trong nhóm, trong cặp, cá nhân) dựa trên sự tham gia vào hoạt động học tập; thời gian hoàn thành; kết quả học tâp, sự tiến bộ về kiến thức kĩ năng; khả năng tự học, khả năng giao tiếp, hợp tác, độc lập sáng tạo - Giáo viên đánh giá học sinh: Đánh giá thường xuyên, toàn diện theo các tiêu chí đã xây dựng như sự tích cực chuẩn bị bài, sẵn sàng học tập, sự hợp tác; Năng lực học tập về nhận thức, kĩ năng, sự linh hoạt, sang tạo; Các năng lực sở thích về ngôn ngữ tạo hình ( bố cục, đường nét, màu sắc, đậm nhạt) Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy một số học sinh còn chưa nhận biết được cần đánh giá yếu tố, nguyên lí nào khi được quan sát một sản phẩm mĩ thuật; chưa biết cách diễn đạt và trình bày về quan điểm thẩm mĩ của cá nhân; còn thụ động chờ đợi sự gợi ý của bạn bè, của giáo viên. 2.Thực trạng công tác dạy và học môn Mĩ thuật a) Thuận lợi - Nhà trường thực hiện dạy bộ tài liệu “ Dạy, học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” trong chương trình Mĩ thuật, học sinh được học mà chơi, chơi mà học. Học sinh thoả sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà còn được tự do thể hiện sự sáng tạo của mình và được chấp nhận. - Giáo viên tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy mĩ thuật, được tiếp cận với nhiều phương pháp mới qua tập huấn, tài liệu... - Giáo viên và học sinh được ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tốt cho môn học - Học sinh yêu thích môn học Mĩ thuật b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: -Thường khi học sinh còn say sưa thực hành thì giáo viên rất khó kết thúc tiết dạy hoặc kết thúc tiết dạy một cách miễn cưỡng. Đa số giáo viên thường giảm thời lượng của hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm cuối mỗi chủ đề để dành thời gian cho hoạt động thực hành. Học sinh làm ra sản phẩm mà chưa được cùng nhau chia sẻ cảm nhận sẽ giảm cơ hội rèn kĩ năng phân tích đánh giá thẩm mĩ, giảm cơ hội hình thành các năng lực và phẩm chất khác bởi Mĩ thuật là môn học luôn kích thích người học đi tìm sự hoàn mĩ, đi tìm sự sáng tạo. Vì vậy, rất khó để giới hạn thời gian cho một bài học. Một số học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin khi giới thiệu, chia sẻ 2.Các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật a) Tên biện pháp: “Rèn kĩ năng đánh giá sản phẩm Mĩ thuật cho học sinh khối 5 thông qua hoạt động giới thiệu, chia sẻ.” b) Nội dung biện pháp: Một là: Giúp học sinh hiểu muốn đánh giá một sản phẩm Mĩ thuật thì cần phân tích được các yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình (nội dung đánh giá). Hai là: Giúp học sinh có khả năng nhận xét cách thể hiện các yếu tố tạo hình, nguyên lý tạo hình trên sản phẩm của bạn (phương pháp đánh giá). Ba là: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn khi tham gia phân tích đánh giá sản phẩm để tạo hứng thú cho hoạt động chia sẻ. Bốn là: Giáo viên phân bố thời gian hợp lý; tổ chức đa dạng các hình thức trưng bày để học sinh thường xuyên được tham gia phân tích, đánh giá sản phẩm. Năm là: Tạo cơ hội cho học sinh được tham gia phân tích đánh giá thẩm mĩ thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường. * Đối tượng, địa điểm thực nghiệm: Học sinh khối 5 trường tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên *Thời gian: Năm học 2019 - 2020 c) Mô tả cách thức thực hiện: Một là: Giúp học sinh hiểu muốn đánh giá một sản phẩm Mĩ thuật thì cần phân tích được các yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình (nội dung đánh giá). Các yếu tố tạo hình, hay còn gọi là ngôn ngữ tạo hình, là kiến thức cơ bản nhất và quan trọng nhất đối với một sản phẩm mĩ thuật. Hiểu được các yếu tố đường nét, hình khối - màu sắc - bố cục không gian học sinh mới có khả năng đánh giá được sản phẩm. Đây là giải pháp cơ bản, quyết định đối với việc hình thành khả năng cảm thụ thẩm mĩ của người học.Vì vậy, muốn các em đánh giá được một sản phẩm mĩ thuật thì giáo viên phải chú ý bao quát lớp rộng hơn; tạo cơ hội cho tất cả học sinh đều nắm vững được các yếu tố, nguyên lí tạo hình khi đánh giá. Đó là: + Đường nét, hình khối (dẫn dắt ánh mắt, tạo đường viền cho đối tượng, tách chia không gian, và truyền đạt cảm xúc) + Màu sắc, tương quan đậm nhạt. + Bố cục (cách sắp xếp hình mảng, màu sắc tạo ra sự tương quan và hòa hợp cả về màu sắc, nhịp điệu và sự cân bằng, nhấn mạnh trọng tâm của sản phẩm). Hai là: Giúp học sinh có khả năng nhận xét cách thể hiện các yếu tố, nguyên lý tạo hình trên sản phẩm của bạn (Phương pháp đánh giá). Một sản phẩm cảm thụ bằng mắt được mô tả từ các thành phần cơ bản. Vậy khi học sinh bắt đầu cảm nhận để đánh giá sản phẩm nào thì giáo viên gợi ý cho học sinh phân tích các yếu tố, nguyên lí cơ bản đã đạt được trong sản phẩm đó + Các yếu tố, nguyên lí về yêu cầu về thẩm mĩ Ví dụ: - Hình bạn vẽ có dễ nhìn không? - Màu vẽ trong tranh có làm nổi bật được nội dung chủ đề không? - Hình ảnh chính và các hình ảnh phụ sắp xếp có hài hòa không? + Các yếu tố, nguyên lí tạo hình phù hợp với chủ đề Ví dụ: - Hình ảnh người đi tắm biển có phù hợp với chủ đề mùa hè không? - Màu vàng có diễn tả được ánh nắng chói chang không? - Hình ảnh người đi tắm biển và các hình ảnh khác có được sắp xếp hài hòa không? - Mặt nước và nền trời có bị lẫn vào nhau không? Ba là: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn khi tham gia phân tích đánh giá sản phẩm để tạo hứng thú cho hoạt động chia sẻ. Thái độ chia sẻ cũng là một yêu cầu lớn trong hoạt động phân tích đánh giá sản phẩm để đáp ứng được đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, có thái độ đúng đắn khi học sinh giao tiếp hợp tác với nhau sẽ góp phần tạo động lực cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Trong hoạt động trưng bày, chia sẻ sản phẩm thì giáo viên phải là người thực hiện đúng tinh thần đánh giá học sinh theo thông tư mới, hướng dẫn học sinh khi tham gia đánh giá sản phẩm của bạn, nhóm bạn cần chú ý: - Đề cao thành quả lao động sáng tạo của bạn. Tìm ra ưu điểm trong sản phẩm của cá nhân bạn, nhóm bạn để bày tỏ sự thích thú. Ví dụ: “Bạn vẽ tai con mèo đẹp thế! Tôi thích nó!”; “Các bạn sắp xếp các bông hoa trông vui mắt quá! Tôi rất thích!” - Không chê bai hoặc so sánh sản phẩm của cá nhân này với sản phẩm cá nhân khác; sản phẩm nhóm này với sản phẩm nhóm khác. Ví dụ: “Bài của bạn xấu, không đẹp bằng bài của bạn A, bạn B”; “Nhóm C vẽ màu tối quá không sáng như nhóm D”; - Khi đánh giá nên dùng từ ngữ có tính động viên thúc đẩy bạn cố gắng. Ví dụ: “Nếu bạn vẽ màu ngôi nhà không trùng với màu nền trời thì tranh của bạn sẽ đẹp hơn”. Ngoài ra, giáo viên cũng cần hướng dẫn cho các em cách thể hiện thái độ cởi mở, vui vẻ khi chia sẻ trước lớp. Bốn là: Giáo viên phân bố thời gian hợp lý; tổ chức đa dạng các hình thức trưng bày để học sinh thường xuyên được tham gia phân tích, đánh giá sản phẩm. Phân bố thời gian hợp lý; tổ chức đa dạng các hình thức trưng bày để học sinh thường xuyên được tham gia phân tích, đánh giá sản phẩm cũng là cách để rèn kĩ năng phân tích, đánh giá cho học sinh. Giáo viên chủ động xác định dạy chủ đề nào thì cần dành bao nhiêu thời gian cho học sinh chia sẻ; tổ chức các hình thức đánh giá một cách đa dạng như: đánh giá sản phẩm cá nhân, đánh giá sản phẩm nhóm Ví dụ: Dạy chủ đề: “Chân dung tự họa”, học sinh được thực hành cá nhân, giới thiệu sản phẩm cá nhân (thời gian từ 3 - 5 phút). Dạy chủ đề: “Cuộc sống quanh em”, học sinh được thực hành cá nhân rồi hợp tác thành sản phẩm nhóm, giới thiệu sản phẩm nhóm (thời gian từ 5 - 7 phút). Dạy chủ đề: “Thời trang yêu thích”, học sinh giới thiệu sản phẩm nhóm, sưu tầm trang phục yêu thích và tập biểu diễn (thời gian từ 7 -10 phút). Dạy chủ đề: “Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện”, học sinh chia sẻ sản phẩm nhóm, được thuyết trình, sắm vai nhân vật (thời gian từ 10 - 20 phút). Năm là: Tạo cơ hội cho học sinh được tham gia phân tích đánh giá thẩm mĩ thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường Hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học; không đóng khung trong bốn bức tường lớp học; không chỉ biểu hiện trên sản phẩm học tập mà còn thể hiện ở việc vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào thực tế. Để giúp học sinh “vận dụng” và “tìm tòi, mở rộng” ra bên ngoài. Trong năm học, ngoài các tiết học mĩ thuật quy định của chương trình, giáo viên chú ý tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đánh giá thẩm mĩ thông qua các hoạt động trải nghiệm khác ngoài không gian lớp học. Thực tế trong các năm học gần đây, Nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cấp trường, tổchức khai mạc cuộc thi vẽ tranh “ Em vẽ ước mơ của em”, cuộc thi vẽ tranh “ Đan Mạch trong mắt em”...nhiều học sinh đã tự tin chia sẻ giới thiệu bức tranh của mình trước toàn trường, trước ống kính máy quay truyền hình và tự tin khi được các cô chú phóng viên phỏng vấn. Khi được tạo cơ hội cho học sinh được tham gia đánh giá sản phẩm Mĩ thuật với giải pháp này, học sinh có cơ hội được vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện thêm khả năng cảm thụ thẩm mĩ. 4. Hiệu quả SKKN Sau một thời gian vận dụng các giải pháp trên vào dạy - học môn Mĩ thuật cho học sinh khối 5 ở trường tôi, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Kết quả cụ thể: Nội dung khảo sát Tổng số HS khối 5 Trước khi vận dụng Sau khi vận dụng Năm học 2019 – 2020 SL Đạt % SL Đạt % Tăng Biết cách phân tích đánh giá sản phẩm Mĩ thuật 307 75 24,4% 136 44,2% 19,8% Biết cách diễn đạt quan điểm thẩm mĩ cá nhân 307 69 22,5% 121 39,4% 16,9% Bảng thống kê cho thấy số học sinh mạnh dạn, tự tin và biết cách khi tham gia phân tích đánh giá sản phẩm và số học sinh biết cách diễn đạt, trình bày quan điểm thẩm mĩ của cá nhân tăng lên đáng kể. Qua theo dõi, tôi nhận thấy khi được tham gia học Mĩ thuật ở không gian riêng, thoải mái, được thường xuyên tham gia chia sẻ trao đổi đánh giá sản phẩm của mình, của bạn thì các em rất hứng thú và đón chờ các tiêt học sau. Đa số học sinh đã biết diễn đạt ý kiến của mình, biết cách nhận xét, đánh giá các sản phẩm Mĩ thuật một cách tự tin, trôi chảy, không còn ấp úng. Nhiều em khi chia sẻ sản phẩm đã thể hiện rõ cảm xúc của mình đối với sản phẩm như thích ở điểm nào và học hỏi được điều gì trong các sản phẩm của mình, của bạn. Các em thể hiện rõ sự tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn trao đổi thông tin với bạn trong nhóm, điều đó còn giúp học sinh phát huy tốt khả năng sáng tạo thông qua quá trình thảo luận, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ. Sau hơn một năm áp dụng các giải pháp trên tại đơn vị, tôi nhận thấy học sinh của mình đã biết cách thực hành và phân tích, nhận xét, đánh giá các yếu tố đường nét, hình khối, màu sắc, nhịp điệu, không gian, bố cục của các sự vật, đồ vật xung quanh; có khả năng diễn đạt ý kiến trước tập thể; dễ dàng nhận ra và lựa chọn được cái đẹp, cái ưng ý phục vụ cho nhu cầu thẩm mĩ của mình; hình thành được các năng lực và phẩm chất vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua thời gian áp dụng giải pháp, cùng với việc dự giờ, đánh giá của nhà trường, trao đổi với học sinh, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm qua việc thực hiện một số giải pháp dạy - học Mĩ thuật cho học sinh Tiểu học theo phương pháp mới như sau: - Để dạy tốt môn Mĩ thuật nhất là việc hình thành và phát triển kĩ năng cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh thì bản thân giáo viên phải hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh để xác định các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh theo chương trình mới. - Vận dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với nội dung, mục tiêu của chủ đề. Không ngừng nghiên cứu kĩ bài dạy để thiết kế bài dạy phù hợp với trình độ, lứa tuổi của học sinh, lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả. - Tạo mọi điều kiện để học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực. Động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời qua nhận xét bằng lời để giúp từng học sinh phát triển năng lực cá nhân trong suốt quá trình hoạt động học tập và đặc biệt, cuối mỗi chủ đề, giáo viên cần dành thời gian tổ chức cho học sinh trưng bày, giới thiệu, thuyết trình về sản phẩm theo những hình thức phù hợp với khả năng, ý tưởng của mỗi học sinh trong mỗi quy trình mĩ thuật. Như vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả rèn luyện khả năng cảm thụ, phân tích, đánh giá thẩm mĩ cho học sinh, không chỉ thay đổi nhận thức của cả người dạy và người học, mà quan trọng hơn phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức rèn luyện nhằm tạo hứng thú cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục và đào tạo trong nhà trường giai đoạn hiện nay. 2. Kiến nghị, đề xuất a) Đối với trường: - Tổ chức thêm các hoạt động mĩ thuật cho các khối lớp 1, 2, 3 - Tuyên truyền tới phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với việc học Mĩ thuật của các em. b) Đối với Phòng GD-ĐT: Tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp miền, cấp huyện. c) Đối với Sở GD-ĐT: Tổ chức các sân chơi, các hoạt động trải nghiệm để giáo viên và học sinh có cơ hội giao lưu học hỏi bạn bè, đồng nghiệp của mình ở quy mô lớn hơn. Trên đây là các giải pháp của cá nhân tôi với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật. Tôi mạnh dạn chia sẻ và mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các bạn đồng nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, góp phần hình thành những công dân vừa hồng vừa chuyên trong thời đại mới Long Biên, ngày 15 tháng 3 năm 2021 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Quỳnh Nga MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC MĨ THUẬT CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LÂM ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LÂM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM MĨ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU, CHIA SẺ Lĩnh vực/ Môn: Mĩ thuật Cấp học: Tiểu học Họ và tên tác giả: Nguyễn Quỳnh Nga Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0985 898 081 Đơn vị công tác: Trường TH Ngọc Lâm Long Biên- Hà Nội Long Biên tháng 3 năm 2021
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_danh_gia_san_pham_mi_thuat.doc