Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng thực tế trong giảng dạy môn Toán nâng cao hiệu quả tiết học toán ở Lớp 5

Lý do thứ nhất: như chúng ta đã biết, hiện tại theo chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 là dạy học theo định hướng phát triển năng lực có nghĩa là dạy cho học sinh biết làm gì chứ không phải là dạy cho học sinh biết gì và một trong yếu tố tạo nên điều đó chính là việc ứng dụng linh những kiến thức thực tế trong cuộc sống hàng ngày vào trong dạy học.

 Lý do thứ hai: Theo như nghiên cứu của các nhà tâm sinh lý thì trí nhớ của các em là trí nhớ ngắn hạn, vì thế khi nghe giảng các em rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.

pptx29 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng thực tế trong giảng dạy môn Toán nâng cao hiệu quả tiết học toán ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học ..................... 
THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
 Tên đề tài: Giải pháp ứng dụng thực tế trong giảng dạy môn Toán nâng cao hiệu quả tiết học toán ở lớp 5 
Giáo viên trình bày: .. 
CẤU TRÚC 
CỦA BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
PHẦN MỞ ĐẦU 
PHẦN NỘI DUNG 
PHẦN KẾT LUẬN 
Lý do 
chọn biện pháp 
1. Thực trạng 
2. Cách thức thực hiện biện pháp 
3. Kết quả 
đạt được 
1. Kết luận 
2. Đề xuất 
PHẦN 1: LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
	 Lý do thứ nhất : như chúng ta đã biết, hiện tại theo chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 là dạy học theo định hướng phát triển năng lực có nghĩa là dạy cho học sinh biết làm gì chứ không phải là dạy cho học sinh biết gì và một trong yếu tố tạo nên điều đó chính là việc ứng dụng linh những kiến thức thực tế trong cuộc sống hàng ngày vào trong dạy học. 
	 Lý do thứ hai: Theo như nghiên cứu của các nhà tâm sinh lý thì trí nhớ của các em là trí nhớ ngắn hạn, vì thế khi nghe giảng các em rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập. 
PHẦN 1: LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
	 Lý do thứ ba: Thực tế trong giảng dạy toán tiểu học nói chung và dạy toán lớp 5 nói riêng giáo viên đa phần chỉ dạy theo chương trình được quy định của Sở giáo dục mục đích làm sao cho học sinh nắm được kiến thức, biết giải toán mặc dù rất thụ động và không hiểu bản chất của vấn đề. Các con học toán mà không hiểu học toán để làm gì và ứng dụng như thế nào nên không gây được hứng thú cho các em. 
	 Lý do cuối cùng: Theo như thực trạng nghiên cứu của trường tiểu học Hợp Thanh B nói riêng và các trường tiểu học nói chung Học sinh học toán như thể bị bắt buộc và cũng không hứng thú bởi giáo viên chưa chỉ rõ cho học sinh tính thực tế trong học toán ở chỗ nào. Từ thực trạng đó, tôi đã tìm ra một số thuận lợi và khó khăn sau. 
5 
GIÁO VIÊN TIẾN HÀNH DẠY VÀ HỌC THEO CT SGK MỚI 
THỰC TRẠNG 
THÔNG QUA CÁC TIẾT DẠY MẪU, CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐÃ HỌC TẬP ĐƯỢC NHIỀU KINH NGHIỆM. 
HS HAM HỌC TOÁN, CÓ TƯ DUY TƯƠNG ĐỐI TỐT. 
TRÌNH ĐỘ TIẾP THU CỦA HS TƯƠNG ĐỐI ĐỒNG ĐỀU 
1. THUẬN LỢI: 
PHẦN 1: LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
6 
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU CÒN HẠN CHẾ 
THỰC TRẠNG 
TÍNH CHÚ Ý VÀ TẬP CHUNG CHƯA CAO 
KIẾN THỨC VỀ CUỘC SỐNG CÒN HẠN CHẾ 
KĨ NĂNG SỐNG, KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHƯA CAO 
2. KHÓ KHĂN: 
PHẦN 1: LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
PHẦN 1: LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
	Xuất phát từ những lý do trên, để khắc phục tình trạng học sinh học toán, giải toán nhưng tách rời kiến thức toán học, không biết áp dụng kiến thức toán vào cuộc sống tôi đã đưa ra: 
	 Giải pháp ứng dụng thực tế trong giảng dạy môn Toán nâng cao hiệu quả tiết học toán ở lớp 5 . 
BA 
BIỆN PHÁP 
 1 
CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC. 
 2 
CÁC BÀI TOÁN VỀ THỂ TÍCH. 
 3 
CÁC BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG. 
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP 
MỤC ĐÍCH 
Từ những hiểu biết thực tế ở trong cuộc sống hàng ngày các con sẽ đưa vào giải những bài toán về diện tích. 
Học sinh hiểu được bản chất của kiến thức được đưa trong bài toán. 
Từ đó các con áp dụng vào cuộc sống, có thể tính toán giúp bố mẹ diện tích căn nhà mình đang ở hay diện tích cần quét vôi khi có nhu cầu. 
BIỆN PHÁP 1 . CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC 
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP 
Trên đây là tên một số biện pháp đã làm xong. Giá 200 k - LH SĐT Hoặc ZALO: 0985598499 
 để nhận đầy đủ word VÀ PowerPoint 
Khơi dậy niềm đam mê toán học và tự học. 
Phát huy tính tích cực và khả năng tự phát hiện 
BIỆN PHÁP 2 . CÁC BÀI TOÁN VỀ THỂ TÍCH. 
Kích thích sự tìm tòi, tư duy sáng tạo. 
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP 
MỤC TIÊU 
Đưa những hiểu biết trong cuộc sống áp dụng vào những bài toán để hiểu và đưa ra được cách giải nhanh nhất 
Tạo hứng thú cho HS từ những thí nghiệm nhỏ nhưng lại có sức minh chứng to lớn có kiến thức được rút ra từ bài toán. 
* Ví dụ: Bài toán 1. 
Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây: ( Bài 3 trang 121- sgk ) 
* Ví dụ: Bài toán 1. 
	 Đây là một bài toán trong SGK lớp 5 trang 121 không phải là bài toán khó. Nhưng nếu đơn thuần chỉ giải toán thôi thì học sinh sẽ khó hiểu được bản chất của bài toán là gì và quan trọng hơn các con sẽ rất nhanh quên cách giải. Để giúp học sinh hiểu sâu, hiểu rõ bản chất của bài toán tôi cho các con làm một thí nghiệm nho nhỏ. 
Học sinh làm thí nghiệm với cốc nước . 
HỌC SINH 
Mực nước của cốc nước khi cho đá vào dâng cao hơn mức n ước của cốc nước ban đầu mặc dù lượng nước không thay đổi. 
Đá chiếm thể tích làm cho nước dâng cao. 
Hiểu được thể tích mức nước thay đổi do có đá và chiều dài chiều rộng không thay đổi. 
* Ví dụ: Bài toán 2. 
	Một cái thùng dạng hình lập phương có cạnh 5dm. Nửa thùng đó chứa nước. Người ta thả 25 viên gạch cạnh 2dm, chiều rộng 1dm, chiều cao 0,5dm vào thùng. Hỏi mức nước trong thùng sau khi dâng lên cách miệng thùng bao nhiêu dm? (Giả thiết gạch hút nước không đáng kể). 
 Qua ví dụ ở bài tập 1 các con cũng sẽ rễ ràng nắm được mực nước chênh lệch giữa mức nước ban đầu và mức nước sau khi thả gạch chính là do gạch chiếm chỗ làm chiều cao mực nước thay đổi. 
 Chiều cao mức nước trong thùng dâng lên thêm đấy chính là do có 25 viên gạch thả vào. Xuất phát từ thực tế này học sinh giải bài toán đơn giản hơn và rõ ràng hơn. 
	Như vậy: Một lần nữa, bằng cách dẫn dắt học sinh giải toán xuất phát từ những kiến thức và kinh nghiệm có được trong cuộc sống hàng ngày tôi thấy học sinh của tôi hiểu bài sâu hơn, nhớ phương pháp giải lâu hơn và muốn học sinh có được tư duy trừu tượng thì khi xây dựng lên từ vốn sống thực tế các con sẽ vững vàng hơn. Từ vốn sống thực tế các con sẽ có tư duy trừu tượng tốt hơn và chắc chắn hơn. 
Học sinh giải được toán chuyển động dựa vào những thực tế của mình. 
BIỆN PHÁP 3. CÁC BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG. 
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP 
MỤC TIÊU 
Nắm được dạng toán, hiểu được bản chất, quãng đường, vận tốc, thời gian, và mối quan hệ giữa vận tốc, quãng đường, thời gian 
* Ví dụ: Bài toán 1. 
	Một thuyền máy đi xuôi dòng từ A đến B. Vận tốc của thuyền máy khi nước lặng là 22,6km/giờ và vận tốc dòng nước là 2,2km/giờ. Sau 1 giờ 15 phút thì thuyền máy đến B. Tính độ dài quãng đường AB. 
 Đây là bài toán trong SGK toán 5 trang 162 có thêm phần hướng dẫn như sau: 
- Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng bằng tổng vận tốc của thuyền máy khi nước lặng và vận tốc của dòng nước. 
- Nếu như giáo viên chỉ cho học sinh đọc hướng dẫn này để áp dụng vào bài toán thì học sinh không hiểu nổi tại sao vận tốc xuôi dòng lại bằng tổng vận tốc của thuyền máy khi nước lặng và vận tốc dòng nước hay ngược lại vận tốc ngược dòng bằng hiệu vận tốc của thuyền máy khi nước lặng và vận tốc dòng nước. 
	- Khi gặp những bài toán như này, tôi đã có những câu hỏi khơi gợi để học sinh từ thực tế trong chính chuyển động của mình các em sẽ giải đáp được ngay thắc mắc của các em. Đó là: 
+ Những hôm đi đến trường bằng xe đạp, khi xuôi gió, các con thấy thế nào? 
+Tại sao con lại thấy đi xe đi nhanh hơn ? 
+ Những hôm đi đến trường bằng xe đạp, trời có gió mà con đi ngược gió con thấy ra sao ? 
+ Tại sao con đi chậm hơn mong muốn ? 
	Từ những câu trả lời của học sinh đã hiểu, biết áp dụng kiến thức thực tế. Các con hiểu rõ ràng rằng: Khi đi xuôi gió đi nhanh hơn do có thêm vận tốc của gió, ngược lại khi đi ngược gió cản phải trừ bớt vận tốc của gió. Từ thực tế này tôi hình thành công thức cho học sinh dễ dàng, các con hiểu được gốc rễ vấn đề. 
	V(xuôi dòng ) = V( thực) + V(dòng nước) 
	V(ngược dòng ) = V( thực) - V(dòng nước) 
* Ví dụ: Bài toán 2. 
	Một người dự định đi từ địa điểm A đến địa điểm B hết thời gian là 4 giờ. Nhưng khi đi, người đó đi với vận tốc lớn gấp 3 lần vận tốc dự định. Hỏi người đó đã đi từ A đến B hết bao nhiêu thời gian?. 
	Với bài toán này học sinh phải nắm được mối quan hệ giữa hai đại lượng vận tốc và thời gian. Trước khi hướng dẫn học sinh giải bài này tôi đưa ra bài toán nhỏ bằng chính hoạt động chuyển động của các con hàng ngày như sau: 
	 Bài toán. 
 Quãng đường từ nhà bạn Nam đến trường dài 3km. Hỏi bạn Nam đi đến trường hết bao nhiêu thời gian? 
- Nếu bạn Nam đi bộ với vận tốc 5km/h. 
- Nếu bạn Nam đi đến trường bằng xe đạp với vận tốc 6km/h. 
- Nếu bạn Nam được bố đèo bằng xe máy đến trường với vận tốc 30km/h. 
s 
3 km 
3 km 
3 km 
v 
5km/h 
6 km/h 
30 km/ h 
t 
0,6 giờ =36 phút 
0,5 giờ = 30 phút 
0,1 giờ = 6 phút 
*Học sinh của tôi dễ dàng tìm được đáp số của bài toán. 
	 Hơn nữa bằng thực tế hàng ngày, các em đến trường các em thấy rõ rằng: các em đi càng nhanh thì thời gian càng ít. 
	 Và từ những kinh nghiệm hàng ngày kết hợp giải bài toán nhỏ các con rút ra được: Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. Xuất phát từ những hiểu biết qua hai bài toán trên các em đưa ra được ngay cách giải, cùng với đó các em cũng biết áp dụng những hiểu biết trong cuộc sống và ngược lại đưa bài toán trở nên gần gũi với cuộc sống hơn và các em giải được những bài toán khó hơn khi giải các bài toán về chuyển động. 
Giúp học sinh học toán một cách tốt nhất và hứng thú nhất có rất nhiều cách thức, phương pháp nhưng không thể bỏ qua những kiến thức, vốn sống thực tế. Chính phương pháp này đã đưa môn toán trở nên gần gũi với học sinh hơn. 
Các em đưa được kiến thức toán đã học áp dụng vào cuộc sống làm cho các con thấy rõ được vai trò tích cực của môn Toán. 
HỌC SINH 
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT 
Học sinh hứng thú học hơn khi hiểu bài rõ hơn, nắm được bản chất toán học hơn. 
KẾT QUẢ SAU KHI VẬN DỤNG 
Nội dung 
Kết quả 
Đầu năm 
Cuối năm 
1. Có thích học môn Toán 
2. Không thích học môn Toán 
3. Giờ học Toán là một giờ học sôi nổi. 
4. Một giờ tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các lệnh trong SGK. 
5. Một giờ mà em thích nhất. 
6. Biết áp dụng vốn hiểu biết thực tế vào giải toán áp dụng kiến thức toán vào cuộc sống hàng ngày. 
7. Không biết áp dụng. 
SL 
% 
SL 
% 
10 
37% 
25 
95,8% 
17 
63% 
0 
0 
11 
40,7% 
25 
95,8% 
16 
59,3% 
0 
0 
0 
0 
25 
95,8% 
4 
14,8% 
25 
95,8% 
23 
85,2% 
0 
0 
Năm học 
9-10 
7-8 
5-6 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
Đầu năm 
10 
37% 
12 
44,4% 
5 
18,5% 
Cuối năm 
17 
63% 
9 
33,3% 
1 
3,7% 
*Bảng so sánh kết quả kiểm tra môn Toán năm học 2021 - 2022 
27 
ĐỂ ÁP DỤNG TỐT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI 
1 
Giáo viên cần phải hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh 
2 
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 
3 
Tạo mọi điều kiện để học sinh được tham gia vào các hoạt động học 1 cách tích cực, hiểu quả. 
4 
Khơi dậy lòng say mê, ham thích, yêu trường, yêu lớp, yêu thích học tập. 
5 
Động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời. Không áp đặt suy nghĩ, tôn trọng ý kiến cá nhân của học sinh 
28 
Bố trí phòng chức năng. 
Trang bị đầy đủ thiết bị mới, thiết thực 
ĐỀ XUẤT 
Nhà trường 
Phòng GD&ĐT 
Tổ chức thêm các lớp tập huấn, các cuộc thi giao lưu 
Phụ huynh 
Quan tâm đến việc học của con em, kịp thời trao đổi thông tin 2 chiều 
Giáo viên 
Nêu cao tinh thần trách nhiệm. Thường xuyên bồi dưỡng, học hỏi. 
29 
XIN CHÂN THÀNH 
CẢM ƠN 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ung_dung_thuc_te_trong_giang.pptx
Sáng Kiến Liên Quan