Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học Lớp 5

1. Một số vấn đề lí luận về kĩ thuật dạy học tích cực

 KTDH là những BP, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển QTDH.

Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập, chúng là những thành phần của PPDH. KTDH là đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Trong mỗi PPDH có nhiều KTDH khác nhau, KTDH khác với PPDH. Vì đều là cách thức hành động của GV và HS, nên KTDH và PPDH có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng.

 KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các KTDH có tác dụng phát huy tính tích cực của HS. Ví dụ: Kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, KTDH tích cực là thành phần của các PPDH tích cực, thể hiện quan điểm DH phát huy tính tích cực HT của HS.

2. Vai trò của kĩ thuật dạy học tích cực

2.1. Đối với giáo viên

Trong DH tích cực, HS là chủ thể của mọi HĐ, GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. Việc nắm vững cách sử dụng và vận dụng linh hoạt các KTDH sẽ giúp GV tương tác tốt hơn với HS, tạo điều kiện cho HS làm việc, tự chiếm lĩnh tri thức. Trên cơ sở đó, GV điều chỉnh, bổ sung và đáng giá được QTHT của HS.

Việc áp dụng KTDH tích cực yêu cầu GV phải luôn chủ động trong mọi tình huống, bám sát HS, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của HS. Từ đó, có

những BP tác động kịp thời để khắc phục.

Việc vận dụng các KTDH tích cực, GV không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hiểu biết, là người nghe tích cực và là người phối hợp. Vì vậy, đòi hỏi GV phải luôn không ngừng học hỏi, mở mang kiến thức.

2.2. Đối với học sinh

Vận dụng KTDH tích cực sẽ giúp cho HS xác định được nhiệm vụ, động cơ, ý thức, tự giác HT, biết đánh giá QTHT và tự điều chỉnh cách học của mình.

Với cách DH truyền thống, HS thường ghi nhớ máy móc, dễ quên kiến thức. Việc vận dụng các KTDH tích cực sẽ giúp HS ghi nhớ một cách khoa học, mang tính hệ thống, giúp cho việc tái hiện và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt.

KTDH tích cực đề cập đến các HĐ DH nhằm tích cực hóa HĐ HT và phát triển tính sáng tạo của HS. Trong đó, các HĐ HT được tổ chức, định hướng bởi GV, HS không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội ND HT và phát triển NL sáng tạo.

KTDH tích cực đem lại cho HS hứng thú, niềm vui trong HT. Việc học đối với HS khi đã trở thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự tin khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo.

3. Thực trạng của việc dạy và học môn Khoa học hiện nay

- HS ngại động não, suy nghĩ, chỉ quen nghe giảng, chờ đợi GV thông báo đáp án, ít có hứng thú HT. Do đó, kiến thức hời hợt, khi phải vận dụng vào các trường hợp cụ thể thì lúng túng. HS ngại và sợ phát biểu sai. Do đó nếu không được khích lệ, tạo điều kiện thì thường ngồi ì, không động não.

- GV chưa tạo ra những tình huống gây sự chú ý và kích thích hứng thú HT của HS, chưa đầu tư thích đáng cho hệ thống câu hỏi hướng dẫn nhằm phát huy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo của HS trong QTHT.

- GV chưa bám sát mức độ ND kiến thức cơ bản mà HS cần đạt nên chưa có BP khắc sâu những kiến thức đó.

- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập không hợp lí hoặc đòi hỏi quá cao làm HS khó theo kịp dẫn đến tâm lí “sợ học”

- Giờ học quá căng thẳng, chỉ là mệnh lệnh câu hỏi và bài tập khiến các em căng thẳng, sợ học, chán học.

 

docx13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư thích đáng cho hệ thống câu hỏi hướng dẫn nhằm phát huy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo của HS trong QTHT.
- GV chưa bám sát mức độ ND kiến thức cơ bản mà HS cần đạt nên chưa có BP khắc sâu những kiến thức đó.
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập không hợp lí hoặc đòi hỏi quá cao làm HS khó theo kịp dẫn đến tâm lí “sợ học”
- Giờ học quá căng thẳng, chỉ là mệnh lệnh câu hỏi và bài tập khiến các em căng thẳng, sợ học, chán học.
	II. MỘT SỐ BP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN VẬN DỤNG KTDH TÍCH CỰC TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 5
1. Biện pháp 1. Chỉ đạo GV sử dụng linh hoạt một số KTDH tích cực nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm
     	* Mục tiêu: Phát huy tính tích cực, chủ động của HS và GD KNS cho HS.
     	* Cách thực hiện: Bên cạnh những PPDH lại có các KTDH hỗ trợ. Mỗi KTDH đều có mặt tích cực, hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy, GV linh hoạt sử dụng các KTDH tích cực nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS, tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hiệu quả HT của HS trong việc TL nhóm.
    	 Một số KTDH tích cực thường sử dụng để giúp HS TL nhóm hiệu quả:
1.1. Kĩ thuật khăn trải bàn
     	1.1.1. Mục tiêu. Là hình thức tổ chức HĐ mang tính hợp tác, kết hợp giữa HĐ cá nhân và HĐ nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cá nhân, sự tương tác giữa HS - HS.
1.1.2. Cách thực hiện 
- Hoạt động theo nhóm (4 - 6 người/nhóm).
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa: tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian mà GV quy định.
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. Trong HĐ này, GV nên dùng giấy A0.
- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc GV có thể gắn các mẫu giấy "khăn
trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Nếu GV dùng giấy nhỏ hơn, thì nên dùng máy chiếu vật thể phóng lớn.
- Có thể thay số bằng tên của HS để sau đó GV có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng HS về chủ đề được nêu.
1.1.3. Ví dụ. Bài “Tài nguyên thiên nhiên”
     	 Hoạt động 1: Tìm hiểu Thế nào là tài nguyên?
      	HS đọc thông tin, quan sát tranh ảnh trong tài liệu cùng tranh ảnh, thông tin sưu tầm, trao đổi nhóm 4: Mô tả tài nguyên có trong bài và kể tên  tài nguyên mà em biết bằng kĩ thuật khăn trải bàn. Sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
HS được làm việc, được ghi lại những ý kiến của bản thân rồi tổng hợp thành ý kiến chung của nhóm: Tài nguyên thiên nhiên là của cải có sẵn trong tự nhiên được con người sử dụng, khai thác như: nước, than, rừng, dầu mỏ, gió, vàng, sinh vật, HS  rất tích cực, hào hứng học tập với KT dạy học này.
Kĩ thuật “khăn trải bàn” là một KTDH đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức hầu như trong tất cả các bài học môn Khoa học. Bằng việc sử dụng KTDH tích cực này, HS được tiếp cận với nhiều giải pháp và các chiến lược khác nhau; rèn kĩ năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề; sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho việc học tập có sự phân hóa. Ngoài ra, hiệu quả tích cực nhất chính là nâng cao mối quan hệ giữa HS, giúp các em biết cách lắng nghe và biết tôn trọng ý kiến của nhau.
 	1.2. Kĩ thuật “Động não”
1.2.1. Mục tiêu: Động não là một KT nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên trong lớp được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. Từ đó phát huy tính tích cực của HS, tạo không khí sôi nổi trong dạy học. Đây là KT mà GV có thể sử dụng trong rất nhiều tiết học, bởi khi khai thác được nhiều ý kiến từ HS, thậm chí là đáp án gây mẫu thuẫn để có thể khai thác được kiến thức của bài.
1.2.2. Cách thực hiện
- GV dẫn nhập vào chủ đề, đưa ra câu hỏi định hướng rõ một vấn đề nào đó.
- HS đưa ra những ý kiến của mình trong thời gian GV quy định. Trong khi thu thập ý kiến, GV, HS không đánh giá, không nhận xét. Mục đích là huy động
nhiều ý kiến tiếp nối nhau. Khi HS đưa ra đáp án, GV ghi lại các đáp án trên bảng.
 - GV đánh giá hoặc nhóm các đáp án có sự tương đồng với nhau để HS dễ theo dõi. Từ đó rút ra được các kiến thức, kết luận chung cho vấn đề.
- GV có thể cho HS đưa ra các ý kiến bằng lời nói hoặc có thể cả bằng các ý kiến viết trên giấy (động não viết).
1.2.3. Ví dụ. Một số bài có thể áp dụng kĩ thuật “Động não”
Tên bài học
Các kỹ năng sống cơ bản
Các PP KTDH tích cực
Bài 14: Phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
KN tự nhận thức: nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hoá (nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân)
 KN giao tiếp hiệu quả: trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Động não
Làm việc theo cặp
Bài 10: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
KN tự nhận thức về lợi ích của các loại rau, quả chín.
 KN nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn
Động não
Làm việc nhóm
Bài 18. Phòng tránh bị xâm hại
KN phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại
KN ứng phó, xứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại
KN sự giúp đỡ nếu bị xâm hại
Động não
Làm việc nhóm
Đóng vai
Bài 39 – 40: Không khí bị ô nhiễm, Bảo về bầu không khí trong sạch
KN tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí. KN xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan đến ô nhiễm không khí. 
 KN trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong lành
Động não (làm việc theo nhóm)
Quan sát theo nhóm nhỏ
Kỹ thuật hỏi, trả lời
1.3. Kỹ thuật KWLH
1.3.1. Mục tiêu. Đây là một KT mà GV viên nên dùng khi dạy học theo chủ đề và có thể dùng vào phần giới thiệu chủ đề, để nhằm giúp cho GV nắm bắt được kiến thức nền tảng của HĐ, GV chủ động định hướng PP, NDDH tiếp theo phù
hợp với vấn đề HS cần về chủ đề đó.
1.3.2. Cách thực hiện
* Bước 1: GV chuẩn bị phiếu KWLH cho học sinh trong lớp.
* Bước 2: GV giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt được của tiết học.
* Bước 3: GV phát phiếu cho HS và hướng dẫn HS điền thông tin của bản thân mình vào phiếu sao cho phù hợp. Trong đó: 
- K (know) là cột để HS viết những điều đã biết về bài học.
- W (want) là cột để HS viết những điều muốn biết thêm điều gì về bài học.
- L (learned) là cột để HS viết về những điều HS đã học được sau khi học xong bài học này.
- H (how) là cột để HS tư duy những kiến thức đã học sẽ vận dụng vào trong thực tế như thế nào. 
Mẫu phiếu chuẩn bị khi áp dụng kĩ thuật KWLH
Tên chủ đề:........................................................................................................................................................
Họ và tên: ...........................................................................................................................................................
Câu hỏi định hướng: ....................................................................................................................................
Những điều
đã biết
(K)
Những điều
muốn biết
(W)
Những điều
học được
(L)
Vận dụng
vào thực tế
(H)
...........................................
...........................................
.........................................
.........................................
.........................................
.........................................
...........................................
...........................................
* Bước 4: HS điền thông tin vào phiếu KWLH theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trước khi nghiên cứu chủ đề, HS hoàn thiện thông tin vào cột 1 và cột 2: K và W 
- Giai đoạn 2: Sau khi học xong, HS hoàn thiện cột 3 và cột 4: L và H.
1.3.3. Ví dụ: Một số bài có thể áp dụng kĩ thuật KWLH
Tên bài học
Các kỹ năng sống cơ bản
Các PP KTDH tích cực
Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
KN lựa chọn các giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt, cách nhiệt tốt.
KN giải quyết vấn đề liên quan đến dẫn nhiệt, cách nhiệt
Kỹ thuật KWLH
Thí nghiệm theo nhóm nhỏ
 	Khi bắt đầu học, GVphát phiếu KWLH như trên, yêu cầu HS điền vào cột K và W. Qua đây, GV nắm được HS còn nhớ được những kiến thức gì. Sau đó, GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức, giải đáp các thắc mắc.
	Với KT này, GV đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian học lý thuyết của HS. GVcó nhiều thời gian hơn cho việc HS luyện tập và tìm hiểu thêm các thông tin trên mạng về các vấn đề liên quan.
	Cuối chủ đề, GV yêu cầu HS hoàn thiện cột L và H. Như vậy, ngoài những
kiến thức trong SGK, HS còn tìm hiểu thêm nhiều thông tin mở rộng khác. So với PP dạy truyền thống thì KT này giúp cho HS có kiến thức sâu, rộng hơn.
1.4. Dạy học theo góc (trạm)
1.4.1. Mục tiêu. DH theo góc vừa được xem là một KTDH, vừa được gọi là
một PPDH tích cực. Khi GV áp dụng dạy học theo góc cho một HĐ và phối hợp cùng thực hiện với các KT khác trong một PPDH khác thì được gọi là KTDH. Còn nếu GV sử dụng DH theo góc là hình thức chủ đạo để DH trong cả tiết thì khi này được gọi là PPDH. GV sử dụng DH theo góc là một KTDH - áp dụng trong một HĐ của PP “dạy học nêu vấn đề” hoặc PP “bàn tay nặn bột”. DH theo góc là KTDH tích cực nhằm phát huy cao độ tính tích cực của HS trong QTHT, giúp HS chủ động thực hành, khám phá và trải nghiệm tìm hiểu các kiến thức, hình thành các NL ngôn ngữ, NL giao tiếp cho HS. 
1.4.2. Cách thực hiện
	* Giai đoạn chuẩn bị: gồm 2 bước:
- Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả. Nơi học phải có không gian đủ lớn và số HS vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc hơn diện tích nhỏ hơn và có nhiều HS. Cần rèn cho HS có khả năng tự định hướng làm việc tốt, chủ động, tích cực.
- Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học với những nội dung cơ bản sau:
+ Mục tiêu bài học: Đạt theo chuẩn kiến thức, KN, làm việc độc lập, chủ động của HS khi thực hiện học theo góc.
+ Chuẩn bị: Thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các HĐ.
+ Xác định tên mỗi góc với các phương tiện phù hợp. Căn cứ vào ND, GV cần xác định 3- 4 góc để HS thực hiện học theo góc.
+ Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phẩm cần có và tư
liệu thiết bị cần cho HĐ của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo ND HĐ khác nhau.
+ Biên soạn phiếu HT, hướng dẫn nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá.
	* Tổ chức cho học sinh học theo góc
- Bước 1: Bố trí không gian lớp học
- Bước 2: Giới thiệu ND học tập và các góc HT. Nêu sơ lược về nhiệm vụ, phương tiện ở các góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại một góc. Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát, GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS cùng chọn một góc. GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. 
- Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc.
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần).
1.4.3. Ví dụ: 
Tên bài học
Các kỹ năng sống cơ bản
Các PP KTDH tích cực
Bài 65: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
KN khái quát, tổng hợp thông tin về sự trao đổi chất ở thực vật.
 KN phân tích, so sánh, phán đoán về thức ăn của các sinh vật trong tự nhiên
 KN giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Dạy học theo góc (trạm)
Trình bày 1 phút
Làm việc theo cặp
Làm việc theo nhóm
 	1.5. Kĩ thuật XYZ
     	1.5.1. Mục tiêu. KT XYZ là một KT nhằm phát huy tính tích cực trong TL
nhóm. Trong đó, X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người. Mục đích của việc sử dụng KT này là giúp HS tham gia tích cực vào QTHT; các em khai thác, chia sẻ kiến thức, các em biết nhận thức, sàng lọc được các ý kiến đưa ra, lựa chọn phù hợp với ND bài học.
1.5.2. Ví dụ: Bài “Phòng tránh bị xâm hại”
GV sử dụng KT này ở hoạt động tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn tới bị xâm hại và những việc cần làm, không nên làm để phòng tránh bị xâm hại. Bằng việc sử dụng KT này, HS đã đưa ra rất nhiều những ý kiến hay, thiết thực giúp các em có thể vận dụng tốt vào cuộc sống.
          Như vậy, KT XYZ là một KTDH tích cực, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích sự tư duy, vốn hiểu biết của các em HS.
     	 1.6. Kĩ thuật “Lược đồ xương cá”
      	1.6.1. Mục tiêu. KT “Lược đồ xương cá” hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ nguyên nhân - kết quả, là một PP nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp, một trong những yếu tố cốt lõi để xây dựng - đảm bảo - nâng cao chất lượng. Mục đích của việc sử dụng KT này là giúp HS tham gia tích cực vào QTHT; tạo điều kiện để các em thực hành phép suy luận và đưa ra ý kiến phù hợp với ND bài học.
1.6.2. Ví dụ: Bài “Phòng bệnh sốt xuất huyết”
       	GV chia lớp thành các nhóm 4 - 6 HS. HS của mỗi nhóm sẽ vẽ lên giấy A0
một hình xương cá. GV đưa từ khóa ở đầu cá là “Muỗi là con vật truyền bệnh sốt xuất huyết”. HS sẽ xác định nguyên nhân dẫn tới việc có muỗi khiến muỗi đốt người bệnh truyền sang cho người lành, từ đó các em sẽ điền vào các nhánh xương cá các biện pháp diệt muỗi - cũng chính là cách để phòng bệnh sốt xuất huyết. Như vậy, HS cũng sẽ hiểu rằng BP phòng chống bệnh sốt xuất huyết tốt nhất chính là suy ra từ con đường lây truyền bệnh. Học tập như vậy, HS rất thích thú vì các em được thỏa sức sáng tạo, liên hệ thực tế.
          KT “Lược đồ xương cá” phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo của HS; giúp các em ghi nhớ tốt hơn, các em hiểu được nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề.
2. Biện pháp 2. Kết hợp các KTDH tích cực với ĐDDH 
     	3.1. Mục tiêu: Gây sự hứng thú với HS trong mỗi giờ học.
     	3.2. Cách thực hiện: Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi Tiểu học là tư duy trực quan hành động, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Đa số các em phải tư duy trên hình ảnh, đồ dùng trực quan cụ thể từ đó mới phát triển được NL tư duy và trí tưởng tượng. Do đó, việc sử dụng ĐDDH là rất cần thiết. Ngoài các ĐD được cấp phát, GV cần tích cực sưu tầm tư liệu và làm ĐDDH để phục vụ cho tiết dạy. Các ĐD, tư liệu giúp HS hứng thú, từ đó giúp các em có động cơ học tập tốt hơn.
3.3. Ví dụ: Bài Sự sinh sản và nuôi con của chim
SGK chỉ có ND bài ngắn gọn và phần minh họa là một bức tranh.Vì vậy, GV có thể làm các video: Đời sống của chim; Đặc điểm sinh sản của chim; Sự phát triển của trứng nở thành chim con; Sự nuôi dưỡng chăm sóc của chim; Phần tham khảo về sự muôn màu muôn vẻ của thế giới các loài chim.
Qua từng đoạn video, nhất là đoạn trứng phát triển nở thành chim con, HS được tận mắt thấy một quá trình sinh sản đầy đủ, sâu sắc, sống động chỉ trong thời gian ngắn 1 phút. Qua đó, HS giải đáp vấn đề mà các em thắc mắc: Con chim non trong trứng làm sao ra được khỏi vỏ trứng? HS có cơ hội tranh luận cùng bạn, được giải đáp và tìm hiểu mở rộng thêm về: Mục đích làm tổ, nguyên vật liệu mà chim sử dụng để làm tổ. Đặc điểm chim non mới nở.
Như vậy, có thể thấy có chuẩn bị đầy đủ ĐD thì giờ học mới hiệu quả, mới phát huy tác dụng và hỗ trợ các PPDH và KTDH tích cực đã nêu ở trên. Qua việc hướng dẫn HS sưu tầm, chuẩn bị các ĐD HT, HS có ý thức, trách nhiệm với việc HT của mình. Từ đó, tiết học diễn ra một cách sinh động và giờ học đã mang lại kết quả rất tốt. Ngoài ĐD mà GV chuẩn bị, HS cũng cần phải tích cực sưu tầm ĐD HT. Sau bài học, tất cả các tài liệu mà HS sưu tầm này được treo lên bảng hay trang trí vào Góc khoa học ở cuối lớp. HS nào cũng thích thú vì tư liệu mình sưu tầm được treo ở lớp, chia sẻ với các bạn trong lớp những thông tin hay, mới lạ, bổ ích. Chính những góc HT như này tạo điều kiện để các em chủ động tìm tòi tư liệu, thông tin, các em được trình bày, biểu diễn những kết quả HT. Như vậy, việc HT không đơn giản là việc đọc chép mà có học, có nghiên cứu, có trình bày. Từ đó sẽ rất có ích trong việc HT của các em sau này.
3. Biện pháp 3. Kết hợp các KTDH tích cực với đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS
     	3.1. Mục tiêu: Đánh giá học sinh toàn diện, khách quan
     	3.2. Cách thực hiện:
     	Đổi mới PPDH, ứng dụng KTDH tích cực được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của GD nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các KT KN đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề nóng của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.
 Để đổi mới đánh giá KQHT của HS, GV thực hiện đánh giá HS bằng nhiều hình thức như tổ chức cho HS làm các bài test ngắn, kiểm tra đánh giá trong tiết ôn tập, kiểm tra đánh giá định kì, đánh giá cá nhân, đánh giá theo nhóm, ...
     	Trong tiết học, GV cần động viên, khen thưởng HS khi các em HTT nhiệm vụ, tích cực động viên bằng lời. GV cần thường xuyên tổ chức cho các em nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn. Các em sẽ được giao lưu, tự mình đặt các câu hỏi cho nhóm bạn để bạn giải đáp. Bằng việc làm này, HS sẽ có KN lắng nghe, phân tích, đánh giá, đặt câu hỏi, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các em.
     	Ngoài các tiết học trên lớp, GV có thể thực hiện đánh giá HS bằng cách cho các em viết các bài thu hoạch, làm phiếu thu hoạch với các câu hỏi trắc nghiệm để biết các em nắm kiến thức đến đâu. Việc tổ chức cho HS viết bài thu hoạch, làm
phiếu thu hoạch thường được áp dụng cuối mỗi chương học.
    	 Bên cạnh đó, GV cần tổ chức cho HS tự đánh giá bằng việc cho các em tự kiểm điểm, báo cáo những việc đã làm được để nâng cao hiệu quả HT. Từ ý kiến của cá nhân, các em sẽ trình bày vào giấy có thể bằng hình thức sơ đồ tư duy, sơ đồ cây, sơ đồ xương cá. Bằng cách đánh giá như vậy, các em sẽ tự nhìn nhận ra những việc các em đã làm và chưa làm được để rút kinh nghiệm và có PPHT tốt hơn.
  	III. KẾT QUẢ
     	Sau khi chỉ đạo GV áp dụng các BP trên, tôi nhận thấy HS đã có những thay đổi tích cực. HS không chỉ sôi nổi, hào hứng HT, say mê môn học mà còn chờ đợi để được học môn Khoa học. Từ đó, các em thêm yêu thiên nhiên, yêu con người
mong muốn khám phá, chủ động tìm đến với Khoa học như một niềm say mê.
     Những kết quả trên được chứng minh cụ thể qua mỗi năm học như sau:
Bảng kết quả đánh giá môn khoa học
Năm học
Thời điểm đánh giá
Sĩ số
Mức xếp loại
HTT
HT
CHT
2019-2020
Cuối HK1
189
135HS=71.4%
54HS =28,6%
0
Cuối HK 2
189
153HS=81%
36HS =19%
0
2020-2021
Cuối HK1
171
125HS=73.1%
46HS=26.9%
0
Giữa HK2
171
149HS =87.1%
22HS=12.9%
0
     Nhìn vào kết quả trên có thể thấy, so với thời điểm trước khi vận dụng, sự hứng thú cũng như chất lượng học của các em môn Khoa học đã có sự tiến bộ rõ rệt. 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
     	Trên đây là một số biện pháp tôi đã chỉ đạo GV vận dụng một số KTDH tích cực trong môn Khoa học lớp 5 nhằm giúp HS hứng thú hơn với giờ học, đạt được mục tiêu của bài học và từ đó nâng cao chất lượng HT của HS. Tuy nhiên, khi áp dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
     	1 . Đối với giáo viên:
     	Luôn linh hoạt, phối hợp các PP và KTDH để đạt hiệu quả cao.
          Thường xuyên tổ chức phối hợp các HT đánh giá HS trong mọi tiết học.
     	2. Đối với học sinh:
     	Trong QTHT, các em cần rèn luyện KN làm việc nhóm, rèn tính kỉ luật để tránh ồn ào, mạnh dạn tham gia các HĐ để tiết học thực sự  mang lại hiệu quả. Ngoài ra, các em cần có ý thức tự giác trong việc trau dồi và rèn luyện KT, KN trong môn Khoa học, đọc thêm các tài liệu tham khảo.
     	 II. KHUYẾN NGHỊ: 
Để việc việc giảng dạy môn Khoa học lớp 5 được triển khai hiệu quả, tôi xin có một khuyến nghị như sau:
     	1. Với Bộ GD&ĐT: Tạo điều kiện trang bị thêm cho nhà trường các bộ tranh ảnh Khoa học, các loại băng hình tư liệu về Khoa học.
     	2. Với PGD – ĐT: Tổ chức nhiều chuyên đề Khoa học hơn nữa, đặc biệt là các chuyên đề có sử dụng các KTDH tích cực. 
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng khi chỉ đạo chuyên môn giáo viên lớp 5. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các cấp Lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_van_dung_ki_thuat_da.docx
Sáng Kiến Liên Quan