SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 1 trong trường Tiểu học

* Nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng trong việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1.

Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy: hầu như tất cả giáo viên dạy lớp 1 chỉ chú trọng vào việc rèn chữ, luyện đọc, rèn kĩ năng tính toán cho học sinh là chủ yếu. Còn việc hình thành các năng lực, phẩm chất chưa thực sự được quan tâm. Nếu ngay ở đầu cấp mà chúng ta không hình thành những năng lực, phẩm chất chủ yếu cho học sinh thì lên các lớp trên học sinh chỉ là những con rô bốt làm việc một cách máy móc và khô khan. Tôi đã xác định được tầm quan trọng của mình trong việc nâng cao hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm đó là: Tôi thực hiện tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh trong giao tiếp, phải biết khai thác, phát huy tính tích cực tự giác, tự giải quyết vấn đề ở mỗi em học sinh thông qua các tiết học, giờ học ngoại khóa. Tạo cho các em môi trường học tập thoải mái, tự tin trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Chính vì lẽ đó, việc nâng cao nhận thức cho bản thân tôi về việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 là rất quan trọng.

*Xác định nhiệm vụ cơ bản và trách nhiệm của bản thân giáo viên trong việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh

Bản thân tôi đã nhìn thấy nhiệm vụ cao cả của mình trong việc làm này và làm thế nào cho hiệu quả nhất? Đó là câu hỏi tôi và không ít giáo viên phải suy nghĩ trăn trở. Từ đó, tôi đã xác định được nhiệm vụ cơ bản của mình trong việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh như sau:

- Tôi đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự sáng tạo, tích cực của học sinh, phải biết khai thác, phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống đời thường.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục cho các em cho thích hợp tuân theo một số quan điểm như: giúp các em phát triển đồng đều các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và nhằm phát huy tích tích cực hình thành năng lực, phẩm chất.

- Giúp các em có mối liên hệ mật thiết với những người bạn trong lớp, trong trường; các em biết chia sẻ chăm sóc lẫn nhau, các em cần phải học cách ứng xử, biết lắng nghe và trình bày vấn đề. Cần trang bị cho học sinh sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp giao tiếp, thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để kịp thời nắm tình hình phát triển năng lực, phẩm chất của các em ở mọi lúc mọi nơi.

 Đối với những em có ý thức tự quản, tự phục vụ chưa cao. Tôi đã giáo dục năng lực tự phục vụ, tự quản; giao tiếp và hợp tác trong hoạt động học tập như: hoạt động học nhóm, cô giáo giao việc cho nhóm các em tự biết giao việc cho nhau, từng thành viên trong nhóm nhận nhiệm vụ của mình.

Qua đây, tôi dạy cho học sinh kĩ năng học tập hợp tác, học sinh có kĩ năng hợp tác là những em đã hiểu rõ những tri thức về kĩ năng hợp tác và các em đã biết vận dụng kĩ năng hợp tác một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo và hiệu quả vào quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cần phải rèn cho các em thói quen biết hợp tác với những người xung quanh, với bạn bè để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; cá nhân trong nhóm học tập phải biết phối hợp, chỉa sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung.

 

docx19 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 1 trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .........
 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC HÌNH 
THÀNH NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 
 1”
 Người thực hiện: .
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: .
 SKKN thuộc lĩnh vực: Khác
 1.MỞ ĐẦU
 1.1 . Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết: mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người nhằm 
phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, có thẩm mĩ, có nhân 
cách tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc hình thành nhân 
cách, năng lực, phẩm chất của công dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - 
hiện đại hóa nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để đảm bảo được điều đó, 
phải đổi mới cách tiếp cận các yếu tố của quá trình dạy học như: mục tiêu dạy 
học, chương trình dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức 
dạy học, kiểm tra đánh giá và các hình thức dạy học khác. Trong giai đoạn hiện 
nay, nhiệm vụ hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh đang trở nên cấp 
bách và cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học lại càng phải quan tâm 
và coi trọng, bởi nó là một nhân tố phát triển nhân cách, là gốc rễ để phát triển 
tài và đức của mỗi con người. Việc hình thành năng lực, phẩm chất, kĩ năng 
sống cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt đối với học 
sinh lớp 1, đó là lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang “ Như búp trên cành” “ Như tờ giấy 
trắng”. 
 Với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, việc hình 
thành các năng lực, phẩm chất phải được áp dụng bằng các phương pháp trải 
nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, vận dụng kiến thức 
trong cuộc sống hàng ngày. Điều này được thể hiện qua việc chăm học, chăm 
làm, tích cực hoạt động giáo dục, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực 
kỉ luật Giáo viên sẽ tổ chức, quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học 
sinh hàng ngày, hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển 
năng lực, phẩm chất của học sinh.
 Bản thân tôi là người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm cách nào để 
giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực và phẩm chất. Trong 
những năm vừa qua, khi thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30 
và thông tư 22, bản thân tôi đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng các phương pháp kĩ 
thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học từ khâu thiết kế bài học cho đến 
việc lựa chọn các phương pháp phù hợp vào giảng dạy. Việc đổi mới phương 
pháp, hình thức tổ chức dạy học nêu trên, bước đầu đã hình thành các năng lực, 
phẩm chất cần thiết của học sinh như: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự 
trọng, tự tin, chăm học chăm làm, Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá theo 
thông tư 30 và thông tư 22, nhất là hai nội dung năng lực, phẩm chất; tôi thường 
gặp nhiều vướng mắc và khó khăn như: khó khăn trong các bước thực hiện, khó 
khăn trong việc xác định các biểu hiện chính, giúp việc nhận xét về năng lực và 
phẩm chất của học sinh; khó khăn trong việc đưa ra nhận định, cách ghi nhật kí 
đánh giá đối với học sinh. Là một giáo viên Tiểu học có tuổi đời 25 năm trong 
nghề, đã trực tiếp giảng dạy nhiều khối lớp, tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để 
giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực, phẩm chất. Chính vì lẽ đó 
tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số giải 
pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 
trong trường Tiểu học”.
 2 Vì vậy, dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học hiện 
nay vừa là mục tiêu giáo dục, vừa là nội dung giáo dục đồng thời cũng là 
phương pháp giáo dục. Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất có một ưu thế 
vượt trội trong việc hình thành và phát triển nhân cách bởi nó hướng cho người 
học đi vào hoạt động cá nhân ( hoạt động trong giờ, ngoài giờ, hoạt động giao 
tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm), mà các hoạt động sống, 
hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Trong các 
hoạt động dạy của nhà trường Tiểu học hiện nay, chúng ta luôn quan tâm tới 
việc hình thành năng lực, phẩm chất. Để thực hiện những mục tiêu giáo dục con 
người, thì giáo viên phải xác định nhiệm vụ của mình. Như vậy, vấn đề giáo dục 
học sinh thành những người phát triển toàn diện chủ yếu là các thầy cô giáo và 
chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 
1C. Qua thực tế giảng dạy tôi đã khảo sát giữa học kì 1, đánh giá năng lực, phẩm 
chất của học sinh trong lớp chủ nhiệm như sau: 
 STT Năng lực Sĩ số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
 HS lớp HS đạt % HS % HS %
 ở mức xếp CCG
 tốt Đạt (C)
 (T) (Đ)
 1 Tự phục vụ, 
 tự quản
 30 8 27 19 63 3 10
 2 Hợp tác, giao 
 tiếp
 30 10 33 17 60 2 7
 3 Tự học, 
 GQVĐ
 30 12 40 17 57 1 3
 Số
 HS Số HS 
 Sĩ số Tỉ Số HS 
 đạt ở xếp Tỉ lệ Tỉ lệ
 STT Phẩm chất HS lệ CCG
 mức Đạt % %
 Lớp % (C)
 tốt (Đ)
 (T)
 Chăm học, chăm 
 làm, tích cực 
 4 Mặt khác, một bộ phận không nhỏ giáo viên chỉ chú trọng việc dạy kiến 
thức mà không chú trọng đến việc rèn luyện để hình thành năng lực, phẩm chất 
cho học sinh. Để nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 
chủ nhiệm tôi đã đưa ra và áp dụng một số giải pháp sau.
 2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm 
chất cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu 
 2.3.1.* Nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng trong việc 
hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1.
 Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy: hầu như tất cả giáo viên dạy lớp 
1 chỉ chú trọng vào việc rèn chữ, luyện đọc, rèn kĩ năng tính toán cho học sinh là 
chủ yếu. Còn việc hình thành các năng lực, phẩm chất chưa thực sự được quan 
tâm. Nếu ngay ở đầu cấp mà chúng ta không hình thành những năng lực, phẩm 
chất chủ yếu cho học sinh thì lên các lớp trên học sinh chỉ là những con rô bốt 
làm việc một cách máy móc và khô khan. Tôi đã xác định được tầm quan trọng 
của mình trong việc nâng cao hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 
tôi chủ nhiệm đó là: Tôi thực hiện tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phát 
huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh trong giao tiếp, phải biết khai thác, phát 
huy tính tích cực tự giác, tự giải quyết vấn đề ở mỗi em học sinh thông qua các 
tiết học, giờ học ngoại khóa. Tạo cho các em môi trường học tập thoải mái, tự 
tin trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Chính vì lẽ đó, việc nâng cao nhận thức cho 
bản thân tôi về việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 là rất 
quan trọng.
 *Xác định nhiệm vụ cơ bản và trách nhiệm của bản thân giáo viên trong 
việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh
 Bản thân tôi đã nhìn thấy nhiệm vụ cao cả của mình trong việc làm này và 
làm thế nào cho hiệu quả nhất? Đó là câu hỏi tôi và không ít giáo viên phải suy 
nghĩ trăn trở. Từ đó, tôi đã xác định được nhiệm vụ cơ bản của mình trong việc 
hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh như sau: 
 - Tôi đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự 
sáng tạo, tích cực của học sinh, phải biết khai thác, phát huy năng khiếu, tiềm 
năng sáng tạo ở mỗi học sinh vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo 
dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống 
của cuộc sống đời thường.
 - Thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục cho các em cho 
thích hợp tuân theo một số quan điểm như: giúp các em phát triển đồng đều các 
lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và nhằm phát huy tích 
tích cực hình thành năng lực, phẩm chất. 
 - Giúp các em có mối liên hệ mật thiết với những người bạn trong lớp, 
trong trường; các em biết chia sẻ chăm sóc lẫn nhau, các em cần phải học cách 
ứng xử, biết lắng nghe và trình bày vấn đề. Cần trang bị cho học sinh sự tự tin, 
thoải mái trong mọi trường hợp giao tiếp, thường xuyên liên lạc với phụ huynh 
 6 học tập của con hàng ngày ở nhà, cùng với những biểu hiện của đức tính trung 
thực, ngay thẳng trong sinh hoạt gia đình, thì các em sẽ không thể có hành vi “ 
gian lận” trong học tập, trong các lần kiểm tra tại lớp. Chính vì tôi đã làm tốt 
việc này nên hiện nay ở lớp tôi chủ nhiệm các em rất ngoan, chăm chỉ học tập, 
trung thực trong học tập, biết nhận lỗi và sửa lỗiMặc dù các em mới chuyển từ 
hoạt động vui chơi ( ở Mầm non ) sang hoạt động học tập ( ở Tiểu học) nhưng 
các em đã quen dần với các hoạt động học tập có nề nếp tự phục vụ: biết tự soạn 
sách vở đi học theo thời khóa biểu, biết sắp xếp ngăn bàn nơi ngồi của mình gọn 
gàng ngăn nắp, biết tự chọn cho mình bộ quần áo đẹp mỗi buổi đến trường. 
 2.3.3. Phân loại đối tượng học sinh trong lớp, đưa ra các giải pháp giáo 
dục học sinh.
 Căn cứ vào tình hình chung của lớp sau một thời gian học tập, tôi đã tiến 
hành phân đối tượng học sinh trong lớp để biết có bao nhiêu học sinh đạt mức 
hoàn thành tốt, bao nhiêu em ở mức đạt và bao nhiêu học sinh cần cố gắng về 
năng lực, phẩm chất. Để từ đó có biện pháp giáo dục các em, nâng cao trình độ 
đồng đều trong lớp.
 + Đối với những em còn chậm tiến bộ (đạt mức Cần cố gắng) thì xếp những 
em này ngồi ra đầu bàn, gần với em học hoàn thành tốt các môn học. Đặc biệt 
cần phát triển tư duy, nâng cao kiến thức bồi dưỡng năng lực học tập tốt cho học 
sinh. Nhất là học sinh lớp 1, giờ các em mới làm quen với môi trường mới, 
nhiều em thao tác chậm, không có khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề được. 
Bản thân tôi đã lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể là: 
 - Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó, để học sinh có thể trả lời được. Tôi 
đã kịp thời khen, cho các bạn vỗ tay khen bạn, với học sinh lớp 1 các em rất 
thích được khen. Từ đó phát huy được năng lực tự giác, tự tin trong giao tiếp, 
các em sẽ phát huy tính tích cực trong học tập, thích giơ tay phát biểu bài. 
Thường xuyên kiểm tra các em chậm chạp, rụt rè trong quá trình dạy trên lên 
lớp. Tích cực rèn các kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp cơ bản cho những em 
này như: biết chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi... 
Tôi thường xuyên cho học sinh hoạt động lồng ghép hoặc hoạt động ngoài giờ 
lên lớp, múa hát sân trường, tạo cơ hội giao tiếp cho các em.
 + Đối với hoc sinh có ý thức tự quản, tự phục vụ chưa cao. Tôi phải thường 
xuyên gặp gỡ phụ huynh trao đổi về tình hình học tập, sinh hoạt ở lớp cũng như 
ở nhà của các em. Đặc điểm của học sinh lớp một là mau nhớ, nhanh quên nên 
việc rèn luyện cho các em cần được làm thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi 
nơi. Vì thế, ngay đầu năm học, tôi đã đề cao công tác hình thành năng lực, phẩm 
chất cho các em. Học sinh lớp 1 chưa quen với môi trường mới nên tôi luôn tạo 
cho các em tập nhiều thao tác mạnh dạn khi giao tiếp như: học sinh được luyện 
nói nhiều, thực hành giao tiếp, đóng vai,Rèn cho các em kĩ năng sống như: tự 
vệ sinh cá nhân, tự buộc tóc, tự soạn sách vởKĩ năng giải quyết mâu thuẫn. 
Đây cũng là một trong những kĩ năng quan trọng trong việc hình thành phẩm 
chất cho học sinh giúp các em học sinh tránh được sự mất đoàn kết, các em biết 
thương yêu bạn bè, kính trọng người lớn tuổi và thầy cô giáo. 
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_viec_hinh_thanh_nang_luc.docx
Sáng Kiến Liên Quan