Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp phát huy tính tích cực hoá hoạt động trí tuệ của học sinh trong giải toán có lời văn Lớp 1

1. Mục tiêu:

Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức trong chương trình môn Toán lớp 1 (số và phép tính, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn). Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 nằm trong mục tiêu chung dạy học môn Toán lớp 1. Khi xem xét riêng mục tiêu cụ thể của dạy học toán có lời văn cần đặt trong mối liên hệ với các mạch kiến thức khác mà cốt lõi là mạch kiến thức số học.

- Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn (cấu tạo các tác phẩm của bài toán)

- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ, trong đó có bài toán về “thêm”, “bớt” một số đơn vị (viết được bài giải bao gồm: câu lời giải, phép tính và đáp số)

Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt (phân tích vấn đề (bài toán), giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết )

2. Nội dung:

Giai đoạn 1, giai đoạn “chuẩn bị học giải toán có lời văn”. Giai đoạn này học trong học kỳ 1 lớp 1, học sinh được làm quen với các tình huống của bài toán được diễn tả qua các tranh vẽ. Yêu cầu chỉ ở mức độ học sinh quan sát tranh, phân tích nội dung của tranh, từ đó nên được bài toán (đề toán) rồi viết được phép tính giải (chưa đòi hỏi học sinh trình bày bài giải hoàn chỉnh). Hình thức của loại bài tập này là “Viết phép tính thích hợp” (viết phép tính vào 5 ô)

Giai đoạn 2, giai đoạn “chính thức học giải toán có lời văn”. Giai đoạn này học trong học kỳ 2 lớp 1, học sinh được biết thế nào là một bài toán có lời văn (cấu tạo bài toán gồm hai phần: giải thiết (bài toán cho gì?) và kết luận (bài toán hỏi gì?). Từ đó học sinh biết cách giải và trình bày bài giải bài toán (gồm có: câu lời

giải, phép tính giải và đáp số). Trong đó, học sinh biết giải các bài toán đơn về ‘thêm”, “bớt” một số đơn vị.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp phát huy tính tích cực hoá hoạt động trí tuệ của học sinh trong giải toán có lời văn Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giải toán có lời văn là một bộ phận của chương trình toán lớp 1 nói riêng và toán tiểu học nói chung. Nó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó là: Bước đầu giúp các em biết diễn đạt bằng lời, tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng trình bày bài giải, rèn đức tính chăm chỉ, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú học toán nhằm làm cơ sở vững chắc cho việc đổi mới về giáo dục toán học và các môn học khác. Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đầu thế kỷ 21.
Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng đó cho nên nội dung này, vừa có tính kế thừa vừa đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Chương trình bỏ hai loại toán đơn “nhiều hơn”, “ít hơn” mà chuyển dần từ các bài tập phát hiện ra vấn đề từ qua tranh vẽ. Sau đó mới đưa vào những bài toàn có lời văn với các thuật ngữ “thêm”, “tất cả”, “bớt”, “còn lại” nhằm rèn luyện kỹ năng tính toán, trình bày. Như vậy chương trình giải toán lớp 1 mới đảm bảo toàn diện, tổng hợp và chú trọng đến khâu thực hành. Để đáp ứng với yêu cầu đó, vai trò dạy và học phải định rõ: Đó là “Thầy là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo. Trò chủ động, tích cực khám phá, sáng tạo, tự chiếm lĩnh tri thức”. Muốn vậy trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải lựa chọn, sử dụng các hình thức tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn phù hợp với nội dung từng bài nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI: 
Đề tài chỉ nghiên cứu những biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động trí tuệ học sinh trong việc dạy học toán có lời văn ở lớp 1 Trường tiểu học Mỹ Thuỷ.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng: 
- Các hình thức dạy học và PPDH nhằm phát huy tính tích cực hoạt động trí tuệ học sinh
- Thực trạng dạy học phát huy tính tích cực.
- Học sinh lớp 1B trường Tiểu học Mỹ Thuỷ
2. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp nghiên cứu, điều tra.
B. NỘI DUNG:
1. Mục tiêu: 
Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức trong chương trình môn Toán lớp 1 (số và phép tính, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn). Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 nằm trong mục tiêu chung dạy học môn Toán lớp 1. Khi xem xét riêng mục tiêu cụ thể của dạy học toán có lời văn cần đặt trong mối liên hệ với các mạch kiến thức khác mà cốt lõi là mạch kiến thức số học.
- Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn (cấu tạo các tác phẩm của bài toán)
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ, trong đó có bài toán về “thêm”, “bớt” một số đơn vị (viết được bài giải bao gồm: câu lời giải, phép tính và đáp số)
Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt (phân tích vấn đề (bài toán), giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết)
2. Nội dung:
Giai đoạn 1, giai đoạn “chuẩn bị học giải toán có lời văn”. Giai đoạn này học trong học kỳ 1 lớp 1, học sinh được làm quen với các tình huống của bài toán được diễn tả qua các tranh vẽ. Yêu cầu chỉ ở mức độ học sinh quan sát tranh, phân tích nội dung của tranh, từ đó nên được bài toán (đề toán) rồi viết được phép tính giải (chưa đòi hỏi học sinh trình bày bài giải hoàn chỉnh). Hình thức của loại bài tập này là “Viết phép tính thích hợp” (viết phép tính vào 5 ô)
Giai đoạn 2, giai đoạn “chính thức học giải toán có lời văn”. Giai đoạn này học trong học kỳ 2 lớp 1, học sinh được biết thế nào là một bài toán có lời văn (cấu tạo bài toán gồm hai phần: giải thiết (bài toán cho gì?) và kết luận (bài toán hỏi gì?). Từ đó học sinh biết cách giải và trình bày bài giải bài toán (gồm có: câu lời 
giải, phép tính giải và đáp số). Trong đó, học sinh biết giải các bài toán đơn về ‘thêm”, “bớt” một số đơn vị.
3. Thực trạng: 
Trong năm qua, bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy lớp 1 đã tích cực thử nghiệm, vận dụng những hình thức dạy học mới nên chất lượng môn toán bước đầu ổn định và ngày một nâng cao. Nhưng nhìn tổng thể ở trường trong thời gian đầu rải rác các lớp không ít em còn lúng túng trong việc chuyển từ quan sát đến hình thành phép tính. Trong diễn đạt, trình bày, tính toán. Đặc biệt là ở các lớp trên kỹ năng giải toán còn yếu. Nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại trên là do giáo viên chưa thật chú trọng đúng mức đến việc phát huy tính tích cực hoá học tập của học sinh ở các khâu: quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá để hiểu tường tận những thuật ngữ toán học thường bị che lấp bởi những ngôn ngữ thông thường để hình thành nên phép tính. Giáo viên hiểu chưa thật sâu mục đích, nội dung bài dạy nên dạy dàn trải, thiếu trọng tâm, ít khắc sâu. Để khắc phục tình trạng trên, điều được mọi người quan tâm hiện nay là phải làm thế nào để dạy tốt “Bài toán có lời văn ở lớp 1”. Vì thế trong bản kinh nghiệm nhỏ này, tôi xin đề cập đến “Những biện pháp phát huy tính tích cực hoá hoạt động trí tuệ của học sinh trong giải toán có lời văn”
C. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp 1: “Chuẩn bị đồ dùng dạy học”
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp đầu cấp nhận thức của các em đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy các bài toán có lời văn ở lớp 1 luôn có tranh kênh hình đi kèm cho nên để thực hiện các thao tác dạy toán có lời văn, việc làm đầu tiên và thường xuyên đó là chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho bài dạy như tranh kênh hình ở các bài toán cần phóng to, đủ độ lớn, rõ ràng, màu sắc tươi sáng để học sinh dễ thích nghi quan sát. bảng phụ, bảng ghim nến cần thiết. Dự định bố trí trình bày ở đâu cho phù hợp.
2. Biện pháp 2: Chú trọng khâu chuẩn bị cho việc học giải toán.
Ở học kỳ 1 từ bài “phép cộng trong phạm vi 3” trở về sau, cuối mỗi bài học đều có một bài ghi lệnh “Viết phép tính thích hợp”
Nội dung là một tranh kênh hình kèm theo giải ô trống để học sinh điền phép tính vào. Đây là dạng bài nhằm làm cơ sở, tiền đề hay còn gọi là bước chuẩn bị để các em học giải toán có lời văn ở học kỳ 2. Chính vì vậy, giáo viên cần có biện pháp tích cực để các em học tốt dạng toán này. Các thao tác cần thể hiện là:
Hướng dẫn học sinh xem tranh gồm những kênh hình ở sách giáo khoa hay tranh phóng to ở bảng để tập phát biểu bài toán bằng lời, tập nêu câu trả lời rồi điền phép tính thích hợp vào dãy ô trống ở dưới kênh hình.
Để dạy tốt dạng toán này, chúng tôi nghĩ cũng phải tuỳ tình hình thực tế ở lớp học mà đề ra hình thức dạy học cho thích hợp (có thể dạy toàn lớp, cá nhân hoặc theo nhóm) nhưng thông thường ở lớp tôi thường sử dụng phối kết hợp cả 3 hình thức trên là chủ yếu. Bởi lẽ sử dụng hình thức theo nhóm 2 để trong một thời điểm nhiều em được hoạt động và các em tự kiểm tra đánh giá được lẫn nhau. Sau khi các em đã thảo luận thì có thể cử đại diện nhóm trả lời hoặc cũng có thể giáo viên chỉ định học sinh lên trình bày, dựa vào tranh phóng to ở bảng lớp để tham gia nhận xét, bổ sung dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
Ví dụ: Hướng dẫn bài 4 (trang 147) viết phép tính vào ô trống
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lệnh của bài “Viết phép tính”
Giáo viên giao việc: Xem tranh kênh hình sách giáo khoa và làm những việc sau:
- Dựa vào kênh hình phát biểu bài toán bằng lời
- Nêu cầu trả lời
- Ghi phép tính tương ứng với bài toán vào ô trống
Giáo viên lệnh cho học sinh làm việc theo nhóm 2 (mỗi bạn nói một lần) hoặc một bạn phát biểu bài toán, một bạn nên câu trả lời và đọc phép tính.
Bước 2: Giáo viên gọi học sinh phát biểu trước toàn lớp (dựa vào tranh phóng to) và lớp theo dõi, đánh giá bổ sung
Bước 3: Giáo viên khẳng định kết quả, tuyên dương nhắc nhở
Lưu ý: ở dạng bài tập này, có một số bài có nhiều tình huống để nêu đề toán và phép tính nên giáo viên cần chú ý cho học sinh nêu tình huống trong tranh.
Mặt khác, đây cũng là dạng bài làm cơ sở ban đầu cho việc học bài toán có lời văn nên giáo viên có thể hỏi thêm: Vì sao mà em viết phép tính đó? Để khắc sâu các thuật ngữ toán học bị che khuất mà bản thân nó hình thành nên phép tính như ‘bay đến”, ‘chạy đến”, “xin vào”, “bỏ vào” “và”, “tất cả” có nghĩa là “thêm” ta làm phép tính cộng.
“Chạy đi”, “bay đi”, “bỏ đi”, “cho bạn”, “hái đi” có nghĩa là “bớt” ta làm phép tính trừ.
3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh làm quen với các bài toán có lời văn
Ở sách toán 1 hiện nay, có điểm mới là sự sắp xếp chương trình rất phù hợp từ những bài toán “chuẩn bị cho việc học giải toán” có tính kế thừa và phát triển hết sức chặt chẽ, logic (như trình bày ở biện pháp trên) tác giả chưa vội hình thành kỹ năng giải toán mà nâng dần một bước “lững” bằng cách cho học sinh làm quen với các bài toán có lời văn (SGK toán 1 trang 115 đến 116). Vì thế người giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung SGK để tìm hiểu ý đồ của tác giả mà đề ra yêu cầu cho phù hợp. Ở phần này, mục đích thường có hai phần chính, những cái đã cho (đã biết) là các số gắn với các tin cần tìm. Cho nên giáo viên cho học sinh tập nhận biết các thành tố nói trên thông qua những bài dạng như sau:
Nhìn tranh vẽ, viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
Ví dụ 1: “Có. bạn, có thêm. bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Ví dụ 2: “Có 1 gà mẹ và 7 gà con. Hỏi?”
Ví dụ 3: Có. Con chim đậu trên cành, có thêm con chim bay tới. Hỏi?”
Từ mục đích yêu cầu của nó như vậy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh rèn luyện các thao tác cơ bản như sau:
Thao tác 1: Đọc yêu cầu bài
Thao tác 2: Quan sát tranh vẽ để thực hiện đúng yêu cầu của mỗi bài, viết (nêu) vào chỗ chấm
Thao tác 3: Nhận biết các thành phần của bài toán (cho biết, phải tìm?) và nêu hướng giải.
Ví dụ: Đối với bài 1 (trang 115 SGK toán 1)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
Bài toán: Có. Bạn, thêm.. bạn đang tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lệnh (yêu cầu) của bài
Học sinh nêu “Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán”
Thao tác 2: Giáo viên giao việc cho học sinh (cá nhân)
Quan sát kĩ tranh (SGK) rồi viết (nêu) số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài toán vừa điền và nhận xét bạn điền đúng (sai) bổ sung (nếu cần)
Thao tác 3: Sau khi học sinh điền đầy đủ các dự kiện, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các thành phần của bài toán bằng những câu hỏi dẫn dắt:
- Bài toán cho biết gì? “có một bạn thêm ba bạn nữa”
- Bài toán hỏi gì? “hỏi tất cả có bao nhiêu bạn”
- Theo em câu hỏi này ra phải làm gì? “Tìm xem tất cả có bao nhiêu bạn?”
Sau khi học sinh thực hành những bài còn lại, giáo viên có thể hỏi thêm những câu hỏi ngắn gọn để khắc sâu thành hai phần và cách trình bày bài toán có lời văn, tổ chức trò chơi thi lập đề tài.
Ví dụ: Trong các câu hỏi của mỗi bài toán đều có từ gì đứng ở đầu câu? “hỏi”. Cuối mỗi câu hỏi ta phải ghi dấu gì? (nếu học sinh không trả lời được giáo viên nói rõ cho học sinh biết”, (cuối câu hỏi phải ghi dấu chấm hỏi?).
4. Biện pháp 4: Rèn luyện kĩ năng giải các bài tcán đơn về “thêm”, “bớt” một số đơn vị.
Trên cơ sở học sinh đã nắm khá chắc các thành phần bài toán, hiểu được một số thuật ngữ toán học cần thiết giáo viên tiếp tục rèn kĩ năng giải toán cho các em. Mục đích của việc rèn kĩ năng này bao gồm những việc sau:
+ Rèn kĩ năng tìm hiểu bài toán.
+ Rèn kĩ năng tìm cách giải bài toán
+ Rèn kỹ năng trình bày
* Về quy trình khâu tìm hiểu bài toán
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi đọc kỹ đề toán
Giáo viên thường dẫn dắt học sinh tìm hiểu với hệ thống câu hỏi như sau:
+ “Bài toán cho biết gì?”
+ “Bài toán hỏi gì?”
Sau khi học sinh nêu và nhắc lại, giáo viên ghi tóm tắt bài toán lên bảng và nói với học sinh ta có thể tóm tắt bài toán như sau:
- Học sinh nhắc lại tóm tắt (vài em)
Lưu ý: Để việc tìm hiểu của các em có kết quả cao, giáo viên cần khắc sâu một số từ khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới vỏ ngôn ngữ thông thường, như “bay đi”, “bán đi”, “cắt đi”, “rụng bớt”
Nếu những từ nào mà học sinh chưa hiểu thì giáo viên cần giải thích để các em hiểu.
* Tìm cách giải bài toán:
Để giải bài toán, giáo viên cần tập hợp cho học sinh thói quen biết tìm được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Bởi vậy giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh suy nghĩ giải các bài toán thông qua các câu hỏi gợi ý như:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Làm như thế nào hoặc làm phép tính gì?
Các câu hỏi này giúp học sinh phát hiện ra các dữ kiện toán học thường bị che lấp bởi các tình huống thực tế trong bài toán. Đồng thời giúp học sinh phát triển khả năng phân tích đề toán, định hướng giải quyết vấn đề trong quá trình giải toán.
Các bài toán đơn ở lớp 1 chủ yếu là những bài thể hiện ý nghĩa cụ thể của các phép tính cộng, trừ. Mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm khá tường minh. Vì vậy, giáo viên chỉ cần cho học sinh nắm vững ý nghĩa của các phép tính này (“Phép cộng” tức là “thêm vào”, “gộp”, “tất cả”)
“Phép trừ” tức là “bớt đi”, “tìm phần còn lại” mới có thể “chuyển dịch” từ tình huống thực tế sang ngôn ngữ và ký hiệu toán học, lúc nào học sinh sẽ dễ dàng lựa chọn phép tính thích hợp.
Bên cạnh việc rèn kỹ năng tìm cách giải, giáo viên cũng cần chú trọng đến khâu rèn kỹ năng đặt lời giải cho bài toán. Ở đây giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải (trả lời) thích hợp. Câu trả lời thường ở dạng khẳng định, thông báo.
+ Ví dụ: Học sinh có thể nêu lời giải như:
- “Nhà An có tất cả là”
- “Nhà An có”
- “Số gà có tất cả”
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh chọn câu trả lời thích hợp nhất.
“Nhà An có tất cả là”
* Kỹ năng trình bày bài giải
Học kỳ 1, học sinh chỉ cần điền các phép tính vào ô trống, không cần viết câu lời giải hoặc đáp số. Học kỳ 2, bước đầu bài toán đã viết sẵn câu lời giải, học sinh chỉ điền phép tính và đáp số (đối với bài mẫu). Dần dần yêu cầu học sinh viết bài giải gồm đầy đủ cả câu lời giải, phép tính, đáp số và tóm tắt (nếu cần thiết). Xem qua thì đây là khâu đơn giản nhất trong quy trình giải toán. Những không 
phải thế mà giáo viên dễ dàng bỏ qua mà phải uốn nắn để tập thói quen ngay từ những buổi đầu cho các em. Đó là quy ước
Giải
Dòng 1: Ghi câu lời giải: ()
Dòng 2: Ghi phép tính: ()
Dòng 3: Đáp số: ()
Lưu ý: Cuối phép tính ghi tên đơn vị trong dấu ngoặc đơn.
Đáp số ghi tên đơn vị, không có dấu ngoặc đơn
Ngoài ra, giáo viên cần nhắc học sinh viết số, chữ đẹp, trình bày sạch sẽ.
Tóm lại: Để rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 phải qua nhiều thao tác. Song giáo viên cần hiểu rõ những điểm mấu chốt cần khắc sâu cho học sinh, không nên dàn trải. Có như vậy mới sớm định hình chắc chắc các kỹ năng cho các em.
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả đạt được:
Với những kỹ thuật đã được xác lập, được thể hiện qua quá trình giảng dạy đã kích thích tính tích cực, tự giác, say sưa hứng thú học tập, tiết học nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao.
- Các kỹ năng học toán giải có lời văn nói riêng, học môn toán nói chung đã ngày một trở thành kỹ xảo hơn. 
Năng lực tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới của các em được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là làm cơ sở vững chắc cho việc học toán ở các lớp trên.
* Kết quả năm học 2009 - 2010:
TSHS
Chất lượng từng kỹ năng
Tìm hiểu bài toán
Tìm cách giải bài toán
Kỹ năng trình bài bài toán
SL
%
SL
%
SL
%
23
23
100
23
100
23
100
2. Bµi häc kinh nghiÖm:
Tõ nh÷ng biÖn ph¸p ®· thùc hiÖn trªn. Qua nh÷ng n¨m thùc tÕ gi¶ng d¹y líp 1, rót ra mét sè bµi häc kinh nghiÖm nh­ sau:
1. CÇn chuÈn bÞ chu ®¸o ®å dïng d¹y häc
2. CÇn coi träng kh©u chuÈn bÞ cho viÖc häc “Gi¶i to¸n cã lêi v¨n”
3. §Þnh râ kiÕn thøc c¬ b¶n cÇn kh¾c s©u trong c¸c néi dung cña quy tr×nh gi¶i to¸n.
E. KẾT LUẬN
Vấn đề cách dạy “Giải toán có lời văn ở lớp 1 theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh” tuy chưa bao trùm toàn bộ chương trình nhưng nó có thể coi là hạt nhân, là cơ sở cần thiết giúp cho việc dạy học toán thuận tiện và đạt hiệu quả.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi tích luỹ được trong những năm dạy học tiểu học. Phạm vi của đề tài còn bó hẹp trong khuôn khổ kinh nghiệm của một cá nhân nên chắc rằng sẽ còn nhiều hạn chế. Kính mong các đồng nghiệp có ý kiến đóng góp và bổ sung để đề tài hoàn thiện hơn.
	Mỹ Thuỷ, ngày 30 tháng 4 năm 2010
	XÁC NHẬN CỦA	NGƯỜI VIẾT
	HĐKH NHÀ TRƯỜNG
	Nguyễn Thị Bích Thuận

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc.doc
Sáng Kiến Liên Quan