Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 1

Khó khăn

 Trên thực tế, qua quá trình giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy:

a. Về phía giáo viên:

 Nhìn chung các đồng chí luôn nhận thức đúng đắn vai trò của việc rèn luyện chữ viết, tích cực nghiên cứu nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vận dụng linh hoạt các phương pháp vào bài dạy phù hợp với đăc trưng môn học, phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình.

– Trong tiết dạy giáo viên đã quan tâm tới ĐDDH và sử dụng bộ chữ mẫu có hiệu quả.

– Một số giáo viên chưa có biện pháp rèn chữ viết cụ thể, chưa giúp học sinh nắm được các nét cơ bản, dòng kẻ Bước quan sát, nhận xét mẫu chưa tỉ mỉ, chi tiết ( do HS trả lời miệng còn lúng túng nên GV sợ mất thời gian).

– Cách viết mẫu ở bảng lớp của giáo viên chưa chính xác ( khoảng cách giữa các con chữ, nét chữ chưa đều, các nét nối chưa đúng, chưa theo ý muốn)

– Việc động viên, khen ngợi còn hạn chế.

– Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại và thuyết trình. Số học sinh trong lớp đông, thời gian có hạn nên giáo viên không có điều kiện kèm cặp tỉ mỉ cho mọi đối tượng học sinh.

b. Về phía học sinh:

- Học sinh lớp 1 phần lớn là 6 tuổi. Ở độ tuổi này cơ và xương bàn tay của trẻ đang ở độ phát triển nên cử động của các ngón tay còn vụng về chóng mệt mỏi. Các em cầm bút chặt, các cơ tay căng nên rất khó di chuyển. Nên dường như các em viết bằng toàn thân như gồng mình, mím môi. chứ không phải chỉ viết bằng tay. Có em không biết cầm bút hoặc cầm bút không đúng, chưa xác định được dòng kẻ, viết không đúng cỡ chữ và mẫu chữ.

- Sự chú ý và khả năng tập trung của các em còn chưa cao, các thao tác trí tuệ của các em chưa hoàn chỉnh, tư duy phát triển chưa đều. Do đó trong quá trình dạy tập viết, phân tích chữ mẫu giáo viên phải phân tích ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học là chính nên thời gian đầu các em ít tập trung và sự chú ý không cao, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết và đôi khi còn nghịch bút.

- Trẻ tiếp thu hình ảnh của chữ viết qua mặt nhìn. Trong thời gian đầu, các em khó nhận ra đúng hình dạng của mẫu chữ. Chỉ sau một số lần luyện tập, nhắc đi nhắc lại tuỳ theo khả năng từng em thì các em mới chép lại đúng mẫu. Vì vậy trong quá trình dạy tập viết tôi thường quan tâm đến tốc độ viết và số lượng bài viết vừa sức với các em.

- Một số em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ; chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và giữa các chữ.

- Các nét nối giữa các con chữ như: ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi chưa được đẹp, dấu thanh viết chưa đúng vị trí.

- Học sinh ở đây chủ yếu là con nông dân nên một số em chưa được ba mẹ dành nhiều thời gian cho việc học.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hướng dẫn cách trình bày bảng sao cho khi viết không phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời gian và tránh được thao tác thừa khi viết bảng. 
- Bút viết
+ Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì loại mềm để dễ viết và dễ tẩy xóa. Trong những tuần đầu bút chì của các em nên được gọt cẩn thận, đầu bút không quá nhọn dễ gãy hoặc dày quá viết nét sẽ bị to.
+ Giai đoạn viết bút mực: Hướng dẫn phụ huynh chọn mua các loại bút có nét nhỏ, ít tắc mực khi viết.
2.2.2. Rèn các kĩ năng cơ bản 
Giáo viên hướng dẫn kĩ từng động tác, từng kĩ năng:
- Tư thế ngồi viết: Một tư thế ngồi đúng chuẩn không chỉ giúp điều chỉnh về vóc dáng, hình thành thói quen tập trung hơn mà còn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh. Yêu cầu các em ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm. Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, chân chụm lại để phía trước cho thoải mái. 
- Cách để vở: Vở để hoàn toàn trên mặt bàn, để mở không gập đôi, hơi nghiêng lên trên về bên phải khoảng 15 độ.
- Cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Bút tiếp xúc ở 3 đầu ngón tay, tạo với mặt giấy một góc 45 độ, cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay trong quá trình viết. 
Đối với những tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đến một số tật sau này rất khó chữa chẳng hạn như: căng cứng, mỏi cơ gân bàn tay, viết nhanh mỏi, ra nhiều mồ hôi tay, không thể viết lâu được.
Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đúng viết nhanh và ít mỏi tay. 
2.2.3. Rèn thói quen giữ vở cẩn thận và trình bày vở 
- Ngay từ đầu phải rèn cho các em thói quen giữ vở cẩn thận, có thể mới đầu các em còn vụng về thậm chí là làm rách vở do tẩy xóa hoặc vẽ bậy vào vở... nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ và chấp nhận một số sai sót còn mắc phải. Sau một thời gian được rèn luyện các em sẽ có thói quen tốt với việc giữ gìn sách vở. Vở phải sạch, không bỏ vở, xé trang, ghi chép bài đầy đủ. Vở của học sinh nên chọn cùng một loại giấy trắng, dày dặn... Nhắc nhở các em không tẩy xóa tùy tiện, không làm quăn mép vở. Viết bài xong phải cất vở ngay ngắn, gọn gàng.
- Khi học sinh chuyển viết bút mực, giáo viên thường xuyên nhắc nhở để các em nhớ và trình bày vở đúng, sạch, đẹp tránh dây mực ra vở. 
2.2.4. Xác định vị trí các đường kẻ, điểm dừng bút, điểm đặt bút
- Qua thực tế dạy học cũng như kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy việc cho học sinh nắm chắc và xác định đúng vị trí các đường kẻ là vô cùng quan trọng. 
- Nhiều em do không nắm được vị trí các đường kẻ ngang dẫn đến việc đặt bút sai vị trí nên viết chữ sai độ cao hoặc chưa xác định đúng đường kẻ dọc nên độ rộng chữ viết chưa đúng, nhất là cỡ chữ nhỡ các em hay viết các nét rộng 1 ô li hoặc 2 ô li... 
- Đây là bước khởi đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho các em viết chữ đúng mẫu, đẹp và nhanh. Cho nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ phần này.
- Giáo viên kẻ bảng theo ô li trong vở như sau, giới thiệu quy ước đơn vị chữ và các đường kẻ một cách chi tiết, chậm rãi cho học sinh nắm thật chắc: 
 ô li
 1 2 3 4 5
ĐKN5
ĐKN4
ĐKN3
ĐKN2
ĐKN1
ĐK
dọc
+ Đường kẻ ngang (ĐKN):1,2,3,4,5
+ Đường kẻ dọc: 1,2,3,4,5
+ Ô giới hạn giữa hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc là 1 ô li hay 1 đơn vị chữ
- Điểm đặt bút: Là vị trí bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 
- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của con chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 
Ví dụ: Khi hướng dẫn viết chữ ghi âm /d/ cỡ nhỡ, giáo viên nêu quy trình viết như sau: Chữ ghi âm / d/ gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược. 
Nét 1: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3, viết nét cong kín. 
Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, lia bút lên đường kẻ ngang 5 viết tiếp nét móc ngược, dừng bút ngay đường kẻ ngang 2. 
2.2.5. Dạy các nét cơ bản 
- Để trong quá trình rèn chữ viết được thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết chữ được đúng và đẹp theo mẫu, giáo viên cần quy định thống nhất với học sinh cách gọi tên các nét cơ bản vì các nét này cấu tạo nên hệ thống các chữ cái. 
Ví dụ: Chữ c (gồm 1 nét cong trái), chữ g (gồm 1 nét cong kín và 1 nét khuyết dưới), chữ t( gồm 1 nét xiên, 1 nét móc ngược và 1 nét ngang)...
- Sau đây là tên gọi các nét cơ bản mà tôi quy định chung cho lớp: 
2.2.6. Rèn viết theo từng nhóm chữ
a. Luyện viết chữ thường
- Hệ thống chữ cái Tiếng Việt có cấu tạo từ các nét cơ bản cho nên một số chữ sẽ có đặc điểm tương tự nhau về nét.
- Giáo viên có thể dựa vào đặc điểm trên để phân loại chữ viết thành các nhóm chữ có cấu tạo gần giống nhau. Rèn viết đúng, viết đẹp nhóm này thì mới chuyển sang rèn nhóm chữ khác, nhằm giúp học sinh rèn thật tỉ mỉ và chi tiết từng nhóm chữ. Việc viết đúng, đẹp một chữ đại diện trong nhóm thì viết các chữ còn lại trong nhóm đó đối với các em trở nên dễ dàng hơn.
- Tôi thường thực hiện việc này vào những giờ tăng tiết buổi chiều để có thể đảm bảo thời gian và hiệu quả.
- Tôi thường phân chia các nhóm chữ viết thường như sau : 
+ Nhóm 1: Gồm các chữ: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, c, e, ê, x
• Nhóm này có cấu tạo cơ bản chung là nét cong.
• Lỗi hay mắc phải: Ở nhóm này, các em hay viết sai chữ o như quá rộng (2 ô li) hoặc quá hẹp (1 ô li), chữ o méo mó; chữ e, ê thì lưng hơi thẳng tạo cảm giác như đó là chữ l thu nhỏ
• Biện pháp khắc phục: Giáo viên cần tập trung rèn cho học sinh viết đúng chữ o để làm cơ sở viết đúng các chữ khác trong nhóm.
+ Nhóm 2: Gồm các chữ: l, b, h, k, y, g
• Cấu tạo chung của nhóm chữ này là nét khuyết
• Lỗi hay mắc phải: Các em thường viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo.
• Biện pháp khắc phục: Trước hết, giáo viên cần rèn cho học sinh viết nét thẳng thật đúng, thật ngay ngắn ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết. Tiếp theo cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chấm nhỏ (ngay đường kẻ ngang 3), rồi rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm sau đó mới đưa bút lên để viết tiếp nét khuyết trên; tương tự đối với nét khuyết dưới giáo viên cũng hướng dẫn cho các em khi viết phải đi qua điểm giao nhau ( ngay đường kẻ ngang 1) thì mới viết đúng nhằm đạt mục tiêu viết được nhóm chữ số 2 này thật thẳng và thật ngay ngắn mà không bị cong vẹo.
+ Nhóm 3: Gồm các chữ là i, u, ư, t, m, n, v, p
• Nhóm chữ này có cấu tạo chung là nét móc
• Lỗi hay mắc phải: Nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường bị choãi chân ra nhất là các chữ có nét móc 2 đầu m, n, p.
• Biện pháp khắc phục: Trọng tâm rèn luyện là các nét móc: nét móc xuôi, nét móc hai đầu sao cho thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ.
+ Nhóm 4: Gồm chữ ǟ, s
• Nhóm chữ này có cấu tạo chung là nét xoắn
• Lỗi hay mắc phải: Nét xoắn thường nằm dưới đường kẻ ngang 3 làm cho chữ viết chưa đúng độ cao.
• Biện pháp khắc phục: Lưu ý các em từ điểm đặt bút đưa nét xiên lên ngay đường kẻ ngang 3 rồi mới tạo nét xoắn.
b. Luyện viết chữ số
Các chữ số cũng có cấu tạo nét tương đồng với nhau nên để học sinh viết đẹp, đúng giáo viên cũng nên chia nhóm để luyện.
+ Chữ số nhóm 1: là các chữ số bao gồm các nét thẳng như 1, 4, 7
+ Chữ số nhóm 2: 2, 3, 5 là các chữ số kết hợp giữa nét thẳng và nét cong 
+ Chữ số nhóm 3: là các chữ số gồm các nét cong như 0, 6, 8, 9
c. Luyện viết chữ hoa
Để viết đẹp chữ cái viết hoa, ngoài việc chúng ta cần nắm được quy trình viết từng chữ cái thì chúng ta có thể chia bảng chữ cái viết hoa thành các nhóm chữ có nét đồng dạng để luyện viết, chẳng hạn như sau:
+ Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M 
+ Nhóm 2: P, R, B, D, Đ
+ Nhóm 3: C, G, S, L, E, Ê, T
+ Nhóm 4: I, K, V, H
+ Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q 
+ Nhóm 6: U, Ư, Y, X
2.2.7. Rèn một số kĩ thuật viết chữ 
a. Kĩ thuật viết liền mạch
- Đây là một trong những kĩ thuật viết cực kì quan trọng không thể thiếu trong việc rèn viết chữ đẹp cho học sinh. 
- Trong một chữ các con chữ được nối liền với nhau theo một trật tự nhất định gọi là nối liền mạch.
- Khi nối các con chữ với nhau sẽ gặp các trường hợp sau:
+ Nối thuận lợi: Điểm dừng bút của con chữ trước trùng với điểm đặt bút của con chữ sau. Khi viết ta viết liền mạch các con chữ với nhau.
Ví dụ: it, ui, ni, an...Trong chữ it điểm dừng bút của con chữ i trùng với điểm đặt bút của con chữ t.
+ Nối không thuận lợi: Điểm dừng bút của con chữ trước không trùng với điểm đặt bút của con chữ sau. Do đó khi viết cần tạo ra nét nối để đảm bảo sự liền mạch.
Ví dụ:
* Nối từ nét cong sang nét móc, nét xiên: Ψ, Ϊ, Σ, Ρ,...Hướng dẫn các em từ điểm dừng bút con chữ o lia bút sang bên phải tạo nét xoắn, kéo dài nét xoắn nối vào nét móc của chữ n, m... hoặc nét xiên của chữ i, t...
* Nối từ nét cong sang nét cong: Ξ, Ο,...Tương tự như nối o với n, ta tạo thêm nét xoắn của chữ o, kéo dài nét xoắn sang phải rồi lia bút đến điểm đặt bút của chữ a, c... để viết tiếp.
b. Viết đúng khoảng cách
Qua các giờ tập viết giáo viên giúp học sinh nhận thấy rằng: 
Khoảng cách giữa hai chữ là một thân con chữ o.
Ví dụ: Khi hướng dẫn viết từ: rầm rập ( bài Vần: /âm/, /âp/, Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục) GV nêu câu hỏi: 
+ Khoảng cách giữa chữ rầm và rập là bao nhiêu? 
Thông thường thì nếu điểm dừng bút của chữ (cỡ chữ nhỡ) đứng trước đúng đường kẻ dọc thì điểm đặt bút chữ sau sẽ ở giữa ô bên và ngược lại ví dụ như: rầm rập, màu nâu,... ngoại trừ một số trường hợp chữ sau bắt đầu là con chữ có nét cong như: da dẻ, chả cá,...
Điểm dừng bút chữ 1: giữa ô
Điểm dừng bút chữ 1: ngay đường kẻ
ǟầm ǟập màu nâu 
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Điểm đặt bút chữ 2: giữa ô
Điểm đặt bút chữ 2: ngay đường kẻ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
c. Cách ghi dấu thanh
- Hướng dẫn cách ghi dấu thanh: Khi viết dấu các chữ có dấu thanh quy trình viết liền mạch bằng cách lia bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau.
- Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới con chữ. Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá.
Ví dụ: Bài Vần: /uê/	
Khi hướng dẫn viết từ: trí tuệ, giáo viên nêu câu hỏi: 
Nhận xét vị trí thanh nặng (.) và thanh sắc ( ) trong các chữ trí tuệ? (thanh sắc viết trên con chữ i, thanh nặng viết dưới con chữ ê). 
2.2.8. Giáo viên viết mẫu 
	Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu. Vì chữ viết của giáo viên là những “khuôn vàng thước ngọc” cho các em học sinh noi theo.
- Việc viết mẫu của giáo viên luôn được xem là phương tiện trực quan quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp, cũng như giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. 
- Giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ, nhằm tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. Đồng thời vừa giảng giải, vừa phân tích cho học sinh như: phải đưa bút như thế nào cho chuẩn xác, thứ tự các nét viết ra sao
 - Bên cạnh đó, việc trình bày bảng cũng là một yếu tố mà giáo viên cần quan tâm vì đó là con đường ngắn nhất, là tấm gương giúp học sinh noi theo những gì giáo viên hướng dẫn. Tóm lại, mỗi giáo viên vì học sinh của mình mà phấn đấu khổ công rèn luyện viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng và ngay ngắn đồng thời đó chính là tiêu chí mà mọi giáo viên đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học, trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học và thật đẹp mắt.
2.2.9. Hướng dẫn học sinh luyện viết
- Luyện viết trên bảng con, bảng lớp
+ Giáo viên cho một, hai em luyện viết trên bảng lớp, còn cả lớp thì viết bảng con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên cũng có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.
+ Giáo viên chữa lỗi sai bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh, vì như thế học sinh sẽ rất khó nhận ra chỗ sai của mình để chữa lại cho đúng.
- Luyện viết bài vào vở
+ Giáo viên cần đặt ra yêu cầu học sinh viết những chữ gì? Câu gì? Cỡ chữ như thế nào? Viết mấy dòng?
+ Trước khi cho học sinh viết bài, giáo viên cũng nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút đúng. Đồng thời, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ.
+ Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên tiến hành theo dõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu. Mặt khác, đối với các em còn chậm giáo viên cũng có thể cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên để các em quen dần.
Cũng như các tiết học khác, giáo viên nên linh động sử dụng nhiều phương pháp dạy học hơn nữa như sử dụng hình ảnh trực quan, phương pháp trò chơi...và nhận xét, tuyên dương, sửa sai cho học sinh để khuyến khích động viên học sinh kịp thời.
2.2.10. Giáo viên phối hợp với phụ huynh và tổ chức phong trào thi đua
- Học sinh tiểu học có một đặc điểm là nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên, vì vậy việc rèn luyện viết chữ đúng, đẹp cần được làm thường xuyên, liên tục nên luyện thêm tại nhà cũng là một phương án hợp lí. Chính vì vậy, giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về cách thức thực hiện sao cho đúng cách nhất để giúp các em ngày càng hoàn thiện chữ viết hơn. Tôi đã tạo một nhóm trò chuyện trên Facebook dành cho tất cả phụ huynh học sinh trong lớp cùng tham gia, trao đổi thông tin và tương tác học tập giữa các em. Em nào viết đẹp, giữ vở sạch, tôi đưa hình ảnh lên để phụ huynh xem, từ đó khuyến khích các phụ huynh và học sinh khác có sự cố gắng thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Ngoài ra, giáo viên cũng có thể bồi dưỡng lòng say mê và quyết tâm rèn chữ viết cho học sinh thông qua những phong trào thi đua theo tuần và kết hợp với động viên tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến độ về chữ viết, học sinh viết đẹp giữ vở sạch...
2.3. Kết quả mà sáng kiến kinh nghiệm mang lại
- “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1” là đề tài mà tôi đã ấp ủ bấy lâu nay mới thực hiện được. Mặc dù năm nay mới thực hiện đề tài, song các năm vừa qua tôi đã mạnh dạn áp dụng thử và đã mang lại kết quả ngoài mong đợi của bản thân. Tôi sẽ chia sẻ, vận dụng các biện pháp này trong luyện viết chữ cho các em học sinh vào năm học này và các năm tiếp theo.
- Sau khi thực hiện các biện pháp trên chất lượng chữ viết trong lớp tôi được nâng lên đáng kể. Học sinh có chữ viết còn chưa đúng mẫu và năng lực tiếp thu còn hạn chế có thể vận dụng một vài biện pháp để hoàn thiện chữ viết hơn, viết chữ ngay ngắn, đúng hơn còn học sinh có năng lực tốt có thể vận dụng tốt để viết chữ chuẩn, đều, đẹp và thậm chí một số em có thể viết được nét thanh nét đậm.
- Học sinh đã có được ý thức, niềm say mê và yêu thích chữ viết hơn.
- Tôi cũng đã vận dụng các biện pháp nêu trên khi luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp mình để tham gia giao lưu viết chữ đẹp trong Ngày hội học sinh Tiểu học cấp trường trong những năm vừa qua đã đạt nhiều giải cao. Cụ thể: Năm học 2016 – 2017, em Lê Trần Phương Anh đạt giải nhất Khối 1 cấp trường. Năm học 2018 - 2019 vừa qua, lớp tôi chủ nhiệm có em Hồ Triệu Vy đạt giải nhất Khối 1 cấp trường và em Mai Phương Vy đạt giải nhì Khối 1 cấp trường.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến
3.1.1. Ý nghĩa của sáng kiến	
Như vậy, dạy rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1 là một việc làm quan trọng và là yêu cầu cấp thiết trong giảng dạy nói chung và dạy học môn Tiếng Việt nói riêng. Việc rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 1 là góp phần quan trọng trong việc dạy học môn Tiếng Việt 1 – CGD và các môn học khác.. Đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1” đã chỉ ra được thực trạng về việc rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 1 và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt . Đề tài này giúp cho người đọc nói chung và những người trực tiếp giảng dạy lớp 1 hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cần thiết của việc rèn chữ cho học sinh. Qua đây, tôi đã đưa ra các giải pháp để họ có thể tham khảo và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc “luyện nét chữ, rèn nết người” cho học sinh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
3.1.2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến
	Sáng kiến này được áp dụng trong việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1B - Trường Tiểu học Văn Thủy của bản thân tôi và có thể được nhân rộng ở các lớp trong trường.
3.2 . Kiến nghị, đề xuất
 	Việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng , để nâng cao hơn nữa chất lượng rèn chữ cho học sinh lớp 1 tôi có một số kiến nghị sau:
a. Đối với giáo viên:
- Phải viết chữ mẫu đúng quy trình, đúng quy định của ngành.
- Giáo viên nên hướng dẫn học sinh và thực hiện mẫu theo phương pháp trực quan để các em có hướng quan sát, theo dõi và viết lại để hoàn thành các bài tập viết. Nhất thiết chữ mẫu phải được viết trên dòng kẻ li và được viết rõ ràng trên bảng lớn để học sinh quan sát.	
- Cần phải rèn đọc chuẩn, rèn chữ viết của mình, thường xuyên tự học hỏi, rèn luyện mình để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Tích cực học hỏi đồng nghiệp cũng như đọc các tài liệu nhằm phục vụ cho việc rèn chữ..
- Điều quan trọng hơn nữa là người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi, sáng tạo và có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm cao, say mê với công việc, tận tụy với học sinh.
- Trong quá trình dạy học giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Đồng thời giáo viên cần phải có các phương pháp, biện pháp dạy học linh hoạt sáng tạo theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, đa dạng hóa cách thức truyền đạt trong mỗi tiết dạy. Có các hình thức khuyến khích , động viên kịp thời sự tiến bộ của học sinh để học sinh phấn khởi học tập.
- Tạo mối liên hệ giữa gia đình và giáo vên thường xuyên để cùng có biện pháp giáo dục học sinh. 
	 Hiện nay, trên thế giới nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng đang tích cực đẩy lùi dịch Covid 19. Tất cả mọi người dân Việt Nam đang thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ và Nhà nước là cách li toàn xã hội.Theo đó, dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục cũng như sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi cùng tất cả các giáo viên đang tìm mọi biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các em học tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch để các em có thể củng cố kiến thức như: in bài luyện viết cho học sinh; lập nhóm trò chuyện trên Facebook để trao đổi thông tin và cùng học tập, liên lạc với phụ huynh qua facebook, zalo, điện thoại để nhắc nhở các em học bài,viết bài và sửa lỗi kịp thời cho các em..
b. Đối với học sinh
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Biết lắng nghe nhận xét của cô, của bạn để tự sửa chữa, khắc phục nhược điểm của mình. Mạnh dạn góp ý, sửa sai giúp đỡ bạn trong học tập cũng như trong rèn chữ.
c. Đối với nhà trường và các cấp quản lí
- Bàn ghế phải phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi.
- Phòng học đủ ánh sáng cho học sinh viết bài trong những ngày mùa đông rét, trời tối.
- Cần tổ chức các cuộc thi trong các buổi ngoại khóa dưới những hình thức khác nhau để rèn cho học sinh các kĩ năng: nghe- đọc- nói- viết..
- Vấn đề viết đúng, viết đẹp Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tới các trường nhưng để giáo viên và học sinh thực hiện tốt, theo tôi Phòng Giáo dục nên có biện pháp cụ thể về rèn chữ như cho tập huấn các giáo viên cốt cán ở các trường.
d. Đối với phụ huynh học sinh
- Kết hợp với nhà trường cụ thể là giáo viên chủ nhiệm để rèn kĩ năng viết cũng như các kĩ năng khác cho con em mình.
- Bản thân phụ huynh cũng cần phải tự rèn cách đọc, cách nói chuẩn, cách viết chuẩn.
Trên đây là phần trình bày những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các biện pháp áp dụng trong luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1. Phần trình bày chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ và góp ý từ phía lãnh đạo và cấp trên để việc rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_chu.doc
Sáng Kiến Liên Quan