SKKN Một số giải pháp chỉ đạo hiệu quả phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường Tiểu học

Cơ sở thực tiễn

 Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia là một bước đột phá quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là cơ sở vất chất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở nhiều nhà trường, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ song chưa thực sự đảm bảo xanh, sạch, đẹp, bàn ghế chưa đúng kích cỡ, việc tổ chức cho học sinh bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, trường, lớp, vệ sinh cá nhân còn hạn chế, việc đổi mới phương pháp dạy học trong một bộ phận giáo viên còn chậm, quan hệ thầy trò chưa thật sự thân thiện, đây đó còn xảy ra hiện tượng bạo lực học đường, việc rèn kỹ năng sống cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, việc tổ chức các hoạt động vui chơi chưa được nhiều, việc giáo dục truyền thống chưa được quan tâm thường xuyên

 Thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" sẽ giải quyết được các hạn chế trên.

Cùng với những trải nghiệm trong những năm làm công tác quản lý giáo dục và với trách nhiệm công tác được giao, chúng tôi luôn nỗ lực cố gắng, mạnh dạn đổi mới, chủ động tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, huy động nguồn lực với mong muốn tạo ra nhiều sân chơi đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ trong môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo hiệu quả phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoạt động khác nhau để tạo sân chơi cho HS, tạo cơ hội cho HS được tham gia các hoạt động tập thể, được thể hiện, được bộc lộ năng khiếu của mình, được giao lưu với bạn bè, thầy cô. Chẳng hạn: 
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực để chào mừng các ngày lễ trong năm. (03/02; 08/3; 26/3; 19/5; 20/11; 22/12)
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi, được các em nhiệt tình hưởng ứng như: Nhảy dây, kéo co, Nhảy bao. Cô Tấm nhặt thóc
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ để rèn kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, chống tai nạn giao thông, phòng chống đuối nước
- Nâng cao chất lượng hoạt động Đội của nhà trường.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh ở các tiết sinh hoạt tập thể lớp, sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng. Nhà trường chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, các môn của Hội khỏe Phù Đổng cấp trường như Bóng đá mini, cầu lông, bật xa tại chỗ, chạy 30 m 
Đặc biệt, phối hợp vận dụng nhiều hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ chào cờ đầu tuần. Sau phần nhận xét đánh giá nề nếp của Liên đội; nhận xét đánh giá và chỉ đạo của Ban giám hiệu sẽ là nội dung tổ chức trò chơi, giao lưu văn nghệ, đố vui, giới thiệu sách mới, sách hay  đây là điểm mới nhằm làm giảm bớt sự căng cứng và mệt mỏi của những giờ sinh hoạt chào cờ thứ hai đầu tuần.
Bên cạnh đó, nhà trường đã chỉ đạo tổ chức nhiều các hoạt động có ý nghĩa cho HS như: Tổ chức Đêm hội trăng rằm cho HS, tổ chức các hoạt động của thư viện như thư viên ngoài trời, thư viện lớp học, thư viện cầu thang ..
( Có ảnh minh họa ở phần phụ lục đính kèm)
3. 5. Giải pháp thứ năm: Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện trong nhà trường.
	Xác định rõ vấn đề; Việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chỉ thành công khi nhà trường xây dựng được các mối quan hệ thân thiện trong môi trường sư phạm của nhà trường. Do vậy ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo để tập trung xây dựng các mối quan hệ thân thiện đó;
	3. 5.1. Xây dựng mỗi quan hệ GV và HS.
Sự thân thiện của các GV và HS là khâu then chốt và thể hiện qua việc GV:
+ Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Có vậy mới phát huy được tính tự giác tích cực của HS.
+ Công tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm trong việc chăm sóc các em( em có hoàn cảnh khó khăn thì chăm sóc nhiều hơn), việc đánh giá ghi điểm cho học sinh phải công bằng , khách quan , với lương tâm và thiên chức nhà giáo.
+Trong quá trình tổ chức các hoạt động phải thân thiện với mọi đối tượng trẻ để các em tự tin tham gia tất cả các hoạt động. Người GV phải thực sự tôn trọng trẻ, yêu thương và gần gũi các em. Đối với trẻ có tính nhút nhát, rụt rè GV luôn gần gũi, động viên, quan tâm, tạo điều kiện để trẻ em tham gia vào tất cả các hoạt động học mà chơi chơi mà học.
	3. 5.2. Xây dựng mối quan hệ HS và HS.
 	Nhà trường thường nhắc nhở GV phải giáo dục HS, tạo thói quen các em phải xưng hô sao cho đúng là bạn bè, không nói năng tĩu tục, không dùng vũ lực với bạn, luôn giữ thái độ nhẹ nhàng thân tình, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như lúc vui chơi, không chia bè phái trong lớp , đoàn kết thân ái với bạn bè Năm học 2014- 2015, nhà trường linh hoạt áp dụng mô hình VNEN trong công tác tự quản và hoạt động nhóm của HS, do vậy tạo được mối quan hệ thân thiết, cởi mở giữa HS với HS.
	3.5.3. Xây dựng mỗi quan hệ GV và GV.
	Trong trường, chúng tôi luôn tạo không khí vui vẻ, giúp mọi người phấn khởi bắt đầu một ngày làm việc mới, quan hệ thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu có điều gì không bằng lòng với đồng nghiệp cần thẳng thắn góp ý trong cuộc họp hoặc nói riêng, góp ý chân tình và sẵn sàng nhận lời góp ý của đồng nghiệp để bản thân ngày một hoàn thiện mình.
	3.5.4. Xây dựng mỗi quan hệ GV và PH
	Nhà trường chỉ đạo giáo viên, đặc biệt là GV chủ nhiệm lớp thường xuyên liên lạc qua điện thoại hoặc gặp gỡ với phụ huynh. Qua đó có sự trao đổi thông tin 2 chiều, tạo mối quan hệ gần gũi, cởi mở giữa nhà trường (GV) với phụ huynh. Chúng tôi nhắc nhở GV: không đổ lỗi cho phụ huynh về việc con em họ học yếu mà nên có sự trao đổi giữa thầy – cô với phụ huynh để có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh. Đề nghị phụ huynh thường xuyên quan tâm đến con em nhiều hơn: Như nhắc nhở, kiểm tra bài vở của các em... 
	Do vậy, trong nhiều năm qua, trường chúng tôi luôn có sự phối hợp chặt chẽ, gắn kết sâu sắc giữa phụ huynh và giáo viên, giữa phụ huynh và nhà trường. Phụ huynh học sinh luôn có sự phối hợp và hỗ trợ đắc lực cho mọi hoạt động của nhà trường.
	3. 6. Giải pháp thứ sáu: Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phát huy tốt vai trò của người GV phụ trách lớp.
	Xác định rõ: Mỗi giáo viên chủ nhiệm là một anh, chị phụ trách, vai trò của GV chủ nhiệm rất quan trọng trong việc thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, tạo mối quan hệ thân thiết, cởi mở trong tập thể lớp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi lớp. Do vậy, chúng tôi chỉ đạo GV phải thực hiện tốt các nội dung sau:
 	- GV luôn gần gũi, thương yêu HS tạo mọi điều kiện để các em ham thích đến trường. Đối với trẻ học còn yếu GV cần xóa bỏ ấn tượng cho là các em là HS yếu mà luôn động viên, tuyên dương kịp thời các em khi các em làm bài đúng, phát biểu tốt. Người GV luôn phải kiên nhẫn với HS, luôn phải biết tự kìm chế mình, không cho phép mình được nổi nóng ở bất cứ mọi nơi. Rất cẩn trọng trong việc đánh giá HS. Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung. Đánh giá với mục đích giúp đỡ HS phát triển tốt hơn. Tránh việc so sánh HS với nhau. Luôn nhìn nhận, khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào, dù là nhỏ nhất và của những HS học chậm nhất.
 	- Luôn tạo không khí vui tươi trong giờ học, lồng ghép các trò chơi vào giờ học để tạo sự hứng thú học tập cho các em.
 	- Tổ chức các hoạt động của lớp để tất cả các HS đều được tham gia. 
 	- Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể trong tuần và các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt sao theo chủ điểm để các em có cơ hội tham gia góp ý, tham gia vào các hoạt động của lớp. Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời nói.
 	- Qua giao tiếp sinh hoạt tập thể rèn kĩ năng ứng xử một cách hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, rèn cho các em thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Dạy học sinh tự tin trước đám đông.
 	- GVcần tìm hiểu hoàn cảnh, tính tình của HS, dành thời gian để lắng nghe các câu chuyện của các em từ đó giáo viên sẽ có biện pháp giáo dục đúng đắn.
 	- Trong quá trình thực hiện các hoạt động, yêu cầu giáo viên cần tôn trọng sự phát sự phát triển tự nhiên, đặc điểm tâm lí lứa tuổi, đặc điểm cá nhân (năng lực, khó khăn: trong giao tiếp, ngôn ngữ.) Giáo viên cần xét năng lực thực tế của học sinh để các em tự tin tham gia vào các hoạt động một cách nhiệt tình say mê.Tạo điều kiện cho các em học sinh, nhất là những em chậm chạp trong học tập nhưng có thể lực và ham thích hoạt động lao động thể thao như bóng đá, vvđể các em phát huy được khả năng, cơ hội gần gũi, xóa đi mặc cảm, tạo niềm vui khi đến trường. GV cần tuyên dương để động viên các em cố gắng hơn trong học tập và các hoạt động khác.
Đặc biệt, các năm học gần đây, GV chủ nhiệm mỗi lớp đều tổ chức sinh nhật cho học sinh trong lớp, tạo không khí phấn khởi cho học sinh, lôi cuốn các em hứng thú đến trường.
( Có ảnh minh họa ở phần phụ lục đính kèm)
3.7. Giải pháp thứ bảy: Chỉ đạo rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
	Để thực hiện nội dung này, trong hai năm học gần đây, nhà trường đã triển khai dạy kĩ năng sống cho học sinh. Nội dung dạy kĩ năng sống được nhà trường xây dựng và phổ biến tới giáo viên. Bên cạnh việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục chính khóa, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần (chào cờ) chúng tôi yêu cầu giáo viên trực tuần giảm nhẹ việc đánh giá, nhận xét phê bình và giành thời gian hợp lý để học sinh xử lý các tình huống mà giáo viên trực tuần đưa ra ( có thể là hoạt cảnh, tình huống giáo dục cụ thể, tình huống giao thông...) 
 Ví dụ : 
 + Trên đường đi học về, em nhìn thấy mấy bạn đi phía bên trái đường. Em sẽ xử lý như thế nào?
 + Trong lúc chào cờ, em thấy mấy bạn bên cạnh nói chuyện riêng. Em sẽ xử lý như thế nào?
 + Giờ ra chơi, em cùng các bạn vào thư viện đọc sách. Đọc xong một số bạn vứt ngay ở mặt bàn, không để vào nơi quy định. Nếu gặp tình huống đó em sẽ làm gì ?
 Học sinh được tự do đưa ra các cách xử lý, sau đó giáo viên trực tuần có trách nhiệm phân tích các cách xử lý và thống nhất cách xử lý đúng nhất, qua đó giáo dục cho học sinh nếu gặp tình huống đó thì nên sử lý như thế nào. ( Việc làm này là một quy định bắt buộc trong nội quy nhà trường, nếu vì lý do nào đó mà không tổ chức được buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, thì giáo viên phải thực hiện nội dung này trong giờ ra chơi).
3. 8. Giải pháp thứ tám: Tăng cường công tác giáo dục truyền thống.
 - Triển khai thực hiện nghiêm túc giảng dạy chương trình môn đạo đức, tăng cường hướng dẫn học sinh thực hành, tạo những cơ hội, tình huống cần thiết để học sinh có cơ hội bộc lộ hành vi của mình trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn các em những hành vi chuẩn mực.
- Cụ thể hoá 5 điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm gần gũi, phù hợp với mỗi lứa tuổi học sinh thông qua những hoạt động tự nhiên, nhẹ nhàng, cởi mở.
- Tiếp tục tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường, quê hương dưới nhiều hình thức phong phú giúp các em có được những tình cảm tốt đẹp với quê hương, đất nước và mái trường. 
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, lấy gương người tốt việc tốt trong trường, lớp, sách, báo để giáo dục nhân cách học sinh.
- Thực hiện tốt việc giảng dạy về an toàn giao thông, thực hiện văn hoá giao thông.
- Nhà trường tổ chức giới thiệu cho học sinh những di sản văn hoá của đất nước thông quan nhiều hình thức:
+ Tổ chức đăng ký chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hoá tại địa phương, tổ chức đưa các hoạt động có ý nghĩa về giáo dục truyền thống cho HS. (như viếng nghĩa trang Liệt sĩ , tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng...)
( Có ảnh minh họa ở phần phụ lục đính kèm)
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
	Qua một thời gian triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường chúng tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ đó là.
	4.1. Về nhận thức.
Về cơ bản, đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường đã có sự hiểu biết cơ bản về mô hình trường học thân thiện. Mô hình trường học thân thiện gắn liền với 05 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia. Từ đó, mọi người có quan điểm, thái độ, hành động đúng đắn đối với trách nhiệm của mình.
	4.2. Về cơ sở vật chất và khuôn viên, cảnh quan nhà trường.
	- Nhà trường đã xây dựng được trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Toµn bé khu«n viªn, líp häc, s©n ch¬i, khu vÖ sinh, v­ên hoa, s©n thÓ thao ®­îc ®æi míi vµ ®­îc ®¸nh gi¸ lµ mét ®¬n vÞ cã c¶nh quan s­ ph¹m xanh, s¹ch, ®Ñp .
	- 100% số lớp được trang trí đảm bảo lớp học thân thiện, đẹp, sáng tạo, có tác dụng thiết thực, mang tính giáo dục cao. 100% các lớp có cây xanh, cây cảnh. Điều đó tạo cho các em học sinh thực sự gắn bó thân thiết với lớp học của mình, đúng như khẩu hiệu "Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em"
4.3. Về kết quả dạy và học đạt được.
Trước và sau khi áp dụng đề tài thì chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh còn nhiều hạn chế, học sinh giỏi tỉnh, huyện ít. Lớp học không được trang trí. Cảnh quan trường không được khang trang, không có tranh ảnh tư liệu trang trí ngoài trời, không có tư liệu công bố chất lượng năm học trước. Hoạt động tập thể lớp cũng như hoạt động ngoại khóa chưa sôi nổi, còn gò ép, chưa thân thiện. Việc tổ chức sinh nhật cho học sinh không được nhân rộng. Nhà trường chưa tích cực phát động phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, chưa làm rõ về nội dung "Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em". Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường và ngoài địa phương chưa thu hút được ở diện rộng.
- Qua một thời gian thực hiện, bám sát vào chỉ đạo các nội dung của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", nhà trường đã đạt được nhiều thành tích nổi bật đáng khích lệ sau:
* Cụ thể:
 - Việc đổi mới cách dạy và học có hiệu quả hơn, giáo viên tận tình, thân thiện, gần gũi với học sinh hơn. Học sinh tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được thầy cô, bạn bè chia sẻ kịp thời. Chất lượng học tập qua các lần kiểm tra định kì luôn đạt cao hơn các năm học trước.
- Thành tích của đội ngũ cán bộ, giáo viên được duy trì và phát huy. 
- Công tác xã hội hoá giáo dục được phụ huynh quan tâm ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần. 
 - Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã trở thành nề nếp và được cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Qua đó học sinh được làm quen và có cách xử lý đúng với các tình huống các em gặp phải trong cuộc sống.
 - Các hoạt động ngoài giờ đi vào nề nếp được các cấp đánh giá cao.
- Tham gia các phòng trào do ngành tổ chức đều đạt giải.
* Kết quả đạt được:
Có thể khẳng định rằng: Làm tốt phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã tạo cho nhà trường một diện mạo mới, một không khí mới thực sự dân chủ, gắn bó. Đó là những điều kiện cần thiết để đưa nhà trường đứng vững trong sự phát triển giáo dục toàn diện. Trong nhiều năm liền trường liên tục đạt danh hiệu là Tập thể lao động tiên tiến. Chi bộ 5 năm liền liên tục đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, 5 năm liền được Đảng bộ khen Chi bộ vững mạnh xuất sắc. Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh xuất sắc. Trường có nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp. Góp phần đưa phong trào giáo dục của xã tiến lên tầm cao mới.
Hưởng ứng các phong trào thi đua và đặc biệt là phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực":
+ Đối với lớp học: Đã có 16/16 lớp trang trí lớp học với tổng số. 85 bảng biểu, tranh ảnh, cây xanh mini các loại. Có 15/15 lớp tổ chức sinh nhật hàng tháng cho học sinh. Hơn 300 em biết chơi một số trò chơi dân gian.
+ Đối với nhà trường: Có tổng số 30 cây xanh và cây bóng mát. 48 bảng biểu các loại được trang trí ngoài trời và hành lang. 50 m2 vải bạt được in các Triều đại vua, các danh nhân, hình ảnh hoạt động của Bác Hồ qua các thời kỳ.thể hiện được tính thân thiện và giáo dục học sinh trong nhà trường.
Công tác xã hội hóa: Phụ huynh học sinh đã ủng hộ 47 triệu đồng để xây dựng bờ ao và tường bao sau trường. Ủng hộ 12 triệu để nhà trường xây dựng nội dung trang trí trường lớp. Nhà trường đã tổ chức được nhiều lần cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian. Kẻ được 15 bàn chơi ô ăn quan ở sân trường cho học sinh vui chơi
	Trường được UBND Tỉnh công nhận Trường Chuẩn Quốc gia mức độ I, được UBND huyện công nhận là cơ quan đơn vị văn hoá. 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	1. Bài học kinh nghiệm.
	Qua quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở đơn vị bản thân tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
	- Tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trước hết người quản lý phải thật sự quan tâm đầy đủ, hiểu đúng mức mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của phong trào.
	- Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải có tâm quyết trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công.
	- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông.
	- Đội ngũ Cán bộ, giáo viên và nhân viên không ngừng học tập nâng cao nhận thực chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em đến trường thật sự là một ngày vui.
	- Phát huy tốt vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, xem đây là lực lượng tiên phong đi đầu trong việc triển khai nội dung 1,3,4 và 5 của phong trào thi đua.
	- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục về vật chất lẫn tinh thần trong phụ huynh và toàn thể xã hội. Phải huy động được sức người, sức của từ nhiều nguồn khác nhau như ngân sách cấp trên, ngân sách xã, sự đóng gióp ủng hộ của cha mẹ học sinh, sự ủng hộ của các nhà hảo tâm. 
	- Việc tổ chức thực hiện là một khâu quan trọng nhất quyết định đến thành công hay không của phong trào vì vậy khi tổ chức thực hiện ban chỉ đạo phải có tinh thần quyết tâm cao, luôn giám sát, uốn nắn kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện chưa đúng so với yêu cầu. 
	- Tổ chức sơ, tổng kết "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Đồng thời qua sơ, tổng kết phong trào phải biểu dương, đề nghị về trên khen thưởng những cá nhân, tổ khối thực hiện tốt phong trào. 
	2. Kết luận.
 	 Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là một bước đột phá của ngành Giáo dục & Đào tạo. Thực hiện tốt phong trào này sẽ giúp cho các nhà trường có có một bộ mặt mới, cảnh quan sư phạm đẹp, việc tổ chức dạy và học thân thiện và hiệu quả hơn, học sinh năng động hơn, quan hệ thầy trò thân thiện hơn, học sinh được tham gia nhiều hoạt động giúp các em vui hơn, yêu trường lớp hơn, việc giáo dục văn hoá truyền thống được quan tâm hơn, chất lượng giáo dục toàn diện cũng được nâng cao hơn. 
3. Khuyến nghị.
	- Các cấp lãnh đạo tiếp tục đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ tổ chức các hoạt trong nội dung phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
	- Phòng Giáo dục và Đào tạo điều kiện cho các trường tham quan mô hình xây dựng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong huyện, ngoài huyện và ngoài tỉnh.
	Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra từ việc chỉ đạo phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đề tôi nghiên cứu và áp dụng trong 3 năm gần đây đã có những thành công lớn trong việc chỉ đạo tại đơn vị. Tôi rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đạt được kết quả cao trong những năm tới. 
	Xin trân thành cảm ơn!
 Ngày 06 tháng 3 năm 2015
tµi liÖu tham kh¶o
	1. Sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực 2008 - 2013
	2. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với cấp Tiểu học.
môc lôc
Nội dung
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4
1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN
4
1.1. Cơ sở lí luận.
4
1.2. Cơ sở thực tiễn.
5
1.3.. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
6
1.4.. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
7
1.5. Phương pháp nghiên cứu
7
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
7
2.1. Thuận lợi
7
2.2. Khó khăn
7
3. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN PHONG TRÀO "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC.
8
3.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền
8
3.2. Phát động sâu rộng phong trào xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp qua việc trang trí trường và lớp học tới toàn thể cán bộ giáo viện và học sinh
8
3.3. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục toàn diện. Bước đầu âp dụng công tác tự quản với học sinh theo mô hình trường học Việt Nam kiểu mới VNEN.
12
3.4. Chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động tập thể phong phú, lành mạnh để tạo nhiều sân chơi cho học sinh tham gia
14
3.5. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện trong nhà trường
15
3.6. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hhát huy tốt vai trò của người giáo viên phụ trách lớp
16
3.7. Chỉ đạo rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
18
3.8. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống
19
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
19
4.1. Về nhận thức
19
4.2. Về cơ sở vật chất và khuôn viên, cảnh quan nhà trường
20
4.3. Về kết quả dạy và học đạt được
20
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
23

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_hieu_qua_phong_trao_xay_dung_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan