SKKN Một số biện pháp dạy học các dạng bài của phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4, trường Tiểu học Chấn Hưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

7.1.1. Cơ sở lí luận:

Nhận thức được tầm quan trọng của môn Tiếng Việt với học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Môn học trang bị nền tảng cở sở cho sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức và nhân cách. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng. Nó giúp diễn những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan khó thể hiện được. Luyện từ và câu là một phân môn chiếm thời lượng dạy học lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Phân môn cung cấp hệ thống từ ngữ, kiến thức ngữ pháp, hành văn làm trang bị cho việc học tập cũng như cuộc sống về sau.

7.1.2. Cơ sở thực tiễn:

 Để việc dạy học các dạng bài Luyện từ và câu lớp 4 có hiệu quả đặt là vấn đề rất được giáo viên quan tâm. Thực tế dạy học, tôi cũng như các đồng nghiệp đã gặp phải không ít những khó khăn. Việc cung cấp vốn từ cho học sinh, việc hướng dẫn làm các bài tập Luyện từ và câu mang tính khuôn mẫu, học sinh ghi nhớ một cách máy móc và thiếu sáng tạo. Học sinh cũng học một theo cách ghi nhớ máy móc mà thiếu sự vận dụng linh hoạt sáng tạo. Do đó, việc tìm các biện pháp nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh trong giờ Luyện từ và câu là vấn đề rất được quan tâm của cả giáo viên và các cấp quản lí.

 Trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu, đặc biệt các nội dung phức tạp về từ đơn, từ ghép, các kiểu từ ghép.chỉ ra rất nhiều hạn chế. Về nội dung và thời lượng dạy học còn ít. Học sinh không nắm vững kiến thức dẫn đến chán học và hiệu quả không cao. Từ thực tế đó cho thấy, việc tìm ra các biện pháp hiệu quả trong dạy học các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 là rất quan trọng và cần thiết.

 Trên đây là những lí do thúc đẩy tôi suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi để đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả giảng dạy giờ học phân môn Luyện từ và câu của lớp tôi nói chung và trường Tiểu học Chấn Hưng nơi tôi công tác nói riêng.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học các dạng bài của phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4, trường Tiểu học Chấn Hưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đoàn kết.
	Cùng với vốn từ ngữ được cung cấp trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm và đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp. 
	+ Nhóm 1: Nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân nghĩa,
	+ Nhóm 2: Gian ác, ác độc, ac đức, ác nhân, thất đức,
	+ Nhóm 3: Đoàn kết, gắn bó, gắn kết, giúp đỡ, 
	+ Nhóm 4: Chia lìa, chia rẽ, chia ly, chia tay, 
Dạng bài tập tìm từ ghép, từ láy
	Ví dụ: Tìm các từ láy, từ ghép chứa các tiếng cho trước sau đây:
	+ Tươi
	+ Lạnh
	+ Mơ
	Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Học sinh trao đổi cùng tìm từ theo yêu cầu bài và khái niệm từ đã học. 
Từ
Từ láy
Từ ghép
Tươi
Tươi cười, tươi tốt
Tươi tắn, tươi tươi
Lạnh
Lạnh buốt, lạnh giá
Lành lạnh, lạnh lùng
Mơ
Mơ mộng, mộng mơ
Mơ màng, lơ mơ
	Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh làm cá nhân đặt câu với một trong các từ tìm được :
+ Em tươi cười chào mọi người.
+ Mùa đông, trời lạnh giá.
+ Nam ngồi mơ màng trong lớp.
* Hướng dẫn học sinh so sánh từ láy, từ ghép:
	 Giáo viên củng cố cho học sinh, giúp học sinh nắm chắc khái niệm đã học. 
+ Từ luôn luôn phải có nghĩa và nó là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên câu. 
+ Từ láy, từ ghép đều là từ có nghĩa (từ phức). Từ láy là những từ phối hợp những tiếng có phụ âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và giống nhau. 
+ Từ ghép là từ được tạo nên bằng cách ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Dựa vào sự khác nhau về cách tạo từ trên mà học sinh phân biệt từ ghép và từ láy.
	Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ:
	+ Từ ghép: bàn ghế, nhà cửa, hoa quả, quần áo,
	+ Từ láy: lề mề, nho nhỏ, lạnh lùng,
Dạng bài về tính từ, động từ, danh từ
Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 còn có nội dung quan trọng và chiếm một thời lượng khá lớn đó là nội dung về từ loại. Nội dung gồm một số kiến thức sau:
+ Danh từ chung và danh từ riêng;
+ Động từ;
+ Tính từ.
	Ví dụ 1: Viết tên 2 bạn nam và 2 bạn nữ trong lớp em. Tên các bạn là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nêu miệng tên các bạn cùng lớp. Học sinh viết lại tên các bạn vào vở rồi quan sát tên vừa viết. Nhận xét về cách viết để trả lời câu hỏi của bài tập.
+ Tên 2 bạn nam: Trần Văn Hoàng; Lê Nam Khánh Hưng
+ Tên 2 bạn nữ: Nguyễn Thị Trà My; Bùi Hồng Ngọc
Tên của các bạn là danh từ riêng vì đó là tên riêng của một người. Tên đó được viết hoa.
	Ví dụ 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong các câu thơ sau:
	Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
	Đây là bài tập giúp học sinh ôn tập lại khái niệm từ loại. Học sinh tìm từ loại theo yêu cầu.
+ Giáo viên cho học sinh nêu lại khái niệm đã học về Danh từ, động từ, tính từ.
+ Cho học sinh chia tách danh giới từ
Cảnh/ rừng/ Việt Bắc/ thật/ là/ hay/
Vượn/ hót/ chim/ kêu/ suốt/ cả/ ngày/
+ Tìm các từ và phân loại theo yêu cầu.
Kết quả như sau:
Danh từ: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày
Động từ: hót, kêu
Tính từ: hay, suốt
Khi học sinh quen với các bước làm của dạng bài này thì với các bài tương tự các em sẽ làm nhanh và chính xác hơn.
Các dạng bài tập về câu (các kiểu câu, câu theo mục đích nói).
Dạng bài tập về phân loại các kiểu câu cũng là dạng bài chiếm thời lượng khá lớn trong phân môn. Học sinh được học về khái niệm các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến). Dấu hiệu nhận biết các câu, ý nghĩa của mỗi loại câu và cách đặt câu sao cho đảm bảo nội dung, hình thức và ý nghĩa.
a) Câu kể.
Câu kể là câu được sử dụng phổ biến nhất. Câu kể được dùng để kể, miêu tả sự vật, sự việc. Câu kể được viết hoa chữ đầu câu và kết thúc câu bằng dấu chấm.
Có ba kiểu câu kể, gồm: 
+ Câu kể kiểu Ai làm gì ?
+ Câu kể kiểu Ai là gì ?
+ Câu kể kiểu Ai thế nào ?
Ví dụ 1: Đặt một vài câu kể để:
a) Kể một số việc em làm ở trường.
b) Tả chiếc áo em đang mặc đến lớp.
c) Nói lên suy nghĩ của em về mẹ.
d) Cảm xức của em khi được nhận món quà em thích.
Giáo viên cho học sinh xác định yêu cầu bài. Xác định xem ứng với mỗi nội dung thì sẽ chọn viết kiểu câu kể nào và lựa chọn những nội dung gì cho phù hợp. Kể về những việc làm chính ở lớp, miêu tả cảm xúc thì chọn cảm xúc gì ?
Cho học sinh làm bài cá nhân và nối tiếp trình bày ý kiến.
Ở lớp, em thường làm trực nhật.
Em mặc một chiếc áo màu xanh rất đẹp.
Em yêu quý và biết ơn mẹ suốt đời.
Em rất hạnh phúc khi mẹ tặng cho em chiếc áo mới.
Ví dụ 2: Khi muốn mượn bạn quyển sách, em có thể chọn những cách nói nào dưới đây?
	a) Cho mượn quyển sách.
	b) Bạn cho mình mượn quyển sách chút nhé !
	c) Hùng có thể cho mình mượn quyển sách này được không ?
	Giáo viên cho học sinh liên hệ cá nhân, lựa chọn và nêu lí do mình chọn cách nói đó. Ví dụ: Học sinh chọn cách nói c (Hùng có thể cho mình mượn quyển sách này được không ?) vì cách nói vừa đủ nội dung lại đảm bảo phép lịch sự trong giao tiếp.
	Giáo viên nhấn mạnh ý nghĩa của việc sử dụng câu trong cuộc sống hàng ngày đảm bảo phù hợp cả về nội dung và phép lịch sự.
b) Câu hỏi:
	Câu hỏi là kiểu câu quan trọng và được sử dụng phổ biến trong sách cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Đối với việc giữ lịch sự khi đặt câu hỏi và phù hợp với nội dung cần hỏi.
Ví dụ: Đặt câu hỏi với mỗi nội dung sau cho phù hợp.
- Hỏi bạn giờ đi học nhóm;
- Hỏi mượn bạn chiếc bút;
- Hỏi nhờ chị mở giúp của sổ;
- Hỏi để thay lời chào.
	Dạng bài tập này củng cố khắc sâu cho học sinh về cách đặt câu hỏi có nội dung yêu cầu trước. Học sinh cần chú ý đặt những câu hỏi đảm bảo lịch sự, tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
	Giáo viên khắc sâu cho học sinh dấu hiệu nhận biết câu hỏi, gồm :
+ Nội dung câu hỏi về một điều chưa biết;
+ Câu kết thúc bởi dấu chấm hỏi;
+ Trong câu có các từ để hỏi (từ nghi vấn): ai, gì, nào, sao, phải không, ở đâu , 
	 Học sinh sẽ gặp nhiều sai lầm trong việc đặt thành các kiểu câu khác không phải câu hỏi. nội dung câu cũng có thể không đúng yêu cầu bài.
- Hỏi bạn giờ đi học nhóm :
+ Mấy giờ chúng ta bắt đầu học nhóm ?
- Hỏi mượn bạn chiếc bút :
+ Cậu có thể cho tớ mượn chiếc bút này không ?
- Hỏi nhờ chị mở giúp của sổ :
+ Chị có thể mở giúp em chiếc cửa sổ không ạ ?
- Hỏi để chào :
+ Bác đi làm về rồi à ?
Sau khi học sinh học xong nội dung này, giáo viên chú ý cho học sinh liên hệ thực tế và đặt câu trong các tình huống cụ thể.
Câu khiến
Dạng bài tập này củng cố khắc sâu cho học sinh về khái niệm câu khiến cách đặt câu khiến có nội dung yêu cầu trước. Học sinh cần chú ý đặt những câu khiến phù hợp yêu cầu bài.
Giáo viên khắc sâu cho học sinh dấu hiệu nhận biết câu khiến, gồm :
+ Nội dung câu hỏi về việc nêu yêu cầu đề nghị hay mong muốn của người nói với người nghe, người viết với người đọc;
+ Câu kết thúc bởi dấu chấm hoặc chấm than;
+ Trong câu có các từ để cầu khiến: hãy, đừng, chớ, nên, phải, làm ơn, 
Ví dụ 1: Chuyển các câu kể thành câu khiến cho phù hợp:
- Lan học bài.
- Hùng làm trực nhật.
- Hoa chăm chỉ.
- Hoa luôn cố gằng học tập.
Với bài tập này trước hết tôi cho học sinh phân tích mẫu với 1 câu. Ví dụ: Hoa chăm chỉ.
Cho học sinh nhận xét, so sánh mẫu so với câu ban đầu. Thêm vào các từ cầu khiến chỉ mức độ khác nhau để viết thành các câu khiến khác nhau nhưng với nội dung không thay đổi. Thay dấu kết thúc câu.
	- Hoa chăm chỉ đi ! 	
	- Hoa phải chăm chỉ !	
	- Mong Hoa hãy chăm chỉ ! 	
	Giáo viên cho học sinh so sánh các câu, nhận xét và rút ra kết luận: Muốn đặt câu khiến có thể dùng một trong các cách sau: Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ... và cuối câu dùng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.).
Ví dụ 2: Em hãy đặt câu khiến theo mỗi yêu cầu dưới đây :
	a. Câu khiến có hãy, (đừng, chớ) ở trước động từ.
	b. Câu khiến có đi hoặc nào ở cuối câu.
	c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
Giáo viên lưu ý học sinh đặt và viết các câu khiến đùng nội dung và yêu cầu về sự có mặt của các từ cầu khiến. Học sinh làm bài cá nhân để trao đổi và nhận xét kết quả.
	a. Nam hãy đọc bài cho cả lớp nghe.
	b. Cậu hãy giữu trật tự nào !
	c. Mong Hoa chăm chỉ học tập hơn !
d) Câu cảm: (câu cảm thán)
	Giáo viên khắc sâu cho học sinh nội dung cần nắm được về câu cảm. Học sinh hiểu: 
+ Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói hoặc người viết với người đọc, người nghe.
+ Trong câu cảm thường có các từ cảm thán: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật...
+ Khi viết câu cảm cuối câu có dấu chấm than (!).
Phần luyện tập, học sinh sẽ làm các bài tập vận dụng kiến thức và một số các bài tập có nội dung phát triển do giáo viên trực tiếp biên soạn.
	Ví dụ 1: Đặt câu cảm cho các tình huống sau:
	a. Giờ học toán, chỉ có bạn Minh làm được bài toán cô giao. Em đặt câu thán phục bạn học giỏi.
	b. Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn cũ đã chuyển trường khác bỗng nhiên tới chúc mừng em mà không báo trước. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng của em về sự có mặt của bạn đó.
	Học sinh sẽ làm bài các nhân sau đó cùng trao đổi trong nhóm để so sánh kết quả và thống nhất nội dung. Ví dụ: 
	a. - Ôi, Minh học giỏi quá !
	- Chà, Minh giỏi thật đấy !
	b. - Ôi, cậu làm tớ bất ngờ quá !
	- Mình rất vui vì sự có mặt bất ngờ của bạn !
	Tôi cho học sinh suy nghĩ tìm thêm các câu khiến gắn với những tình huống các em đã gặp trong cuộc sống. Từ những ví dụ cụ thể đó, học sinh sẽ hiểu và nắm vững bài học hơn và các em thể hiện rõ hứng thú trong giờ học hơn trước.
	Ví dụ 2: Mỗi câu cảm sau đây bộ lộ cảm xúc gì ? 
	a) Ôi, mưa to chưa kìa !
	b) Trời, vườn hoa đẹp quá !
	c) Ôi ! Bạn hoa Thông minh thật !
	d) Chà, com nè này thông minh thật !
* Dạng bài xác định các thành phần câu, thêm thành phần cho câu
Đây cũng là một nội dung quan trọng của phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Mặc dù phần này học sinh được học về cuối năm học và thời lượng cũng không được nhiều nhưng nội dung kiến thức được đánh giá là khá khó với học sinh.
Các dạng bài chủ yếu của phần này gồm :
	- Tìm các câu kể trong đoạn văn;
	- Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu (nếu có);
	- Thêm trạng ngữ cho câu.
	- Phân biệt một số loại trạng ngữ.
	Ví dụ 1: Xác định các thành phần cấu tạo của mỗi câu sau:
a) Lan là học sinh lớp 4E.
b) Buổi sáng, hoa trong vườn nở rộ.
c) Vì rét, những khóm lan trong chậu sắt lại.
	Theo tôi, để học sinh có thể xác định đúng các thành phần cấu tạo của câu kể thì phải cho học sinh ôn tập và nắm vững các kiểu câu kể đã học (Ai làm gì ? Ai là gì ? Ai thế nào ?) và biết đặt câu hỏi phụ để tìm ra bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai, cái gì, con gì ? và bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì, là gì, thế nào ? Mặt khác học sinh cũng đặt câu hỏi để tìm và phân loại các trạng ngữ là thành phần phụ trong câu (nếu có).
	Khi biết đặt câu hỏi và tìm đúng câu trả nời thì học sinh cũng sẽ tìm được các thành phần câu chính xác.
a) Lan/ là học sinh lớp 4E.
 CN VN
b) Buổi sáng,/ hoa trong vườn/ nở rộ.
 TN CN VN
c) Vì rét,/ những khóm lan trong chậu/ sắt lại.
 TN CN VN
Ví dụ 2: Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm:
	a).............., xe cộ đi lại tấp nập.
	b).............., chúng em được nghỉ học.
	c)..............., bố mẹ thưởng cho em một chiếc xe đạp mới.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu xem nội dung thành phần chính của câu (CN và VN) nói về nội dung gì ? Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì để phù hợp với nội dung thành phần chính của câu. Từ đó học sinh sẽ tìm được trạng ngữ thích hợp cho mỗi vị trí.
- Ở đâu xe cộ đi lại tấp nập ?	
a) Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập.
- Khi nào chúng em được nghỉ học ?	
b) Cuối tuần, chúng em được nghỉ học.
- Vì sao bố mẹ thưởng cho em một chiếc xe đạp mới ?
c) Vì kết quả học tập tốt, bố mẹ thưởng cho em một chiếc xe đạp mới.
	7.3. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian gần một năm học áp dụng các biện pháp được đưa ra trong sáng kiến, tôi đã tiến hành đánh giá kết quả đạt được bằng cách cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm làm một bài khảo sát phân môn Luyện từ và câu. Đồng thời tôi chọn một lớp đối chứng không sử dụng các biện pháp dạy học nêu trong sáng kiến cùng làm bài kiểm tra đó. Hai giáo viên cùng chấm độc lập bài của cả hai lớp. Tổng hợp kết quả tôi nhận được như sau:
Tổng số lớp 4E có 32 em.
 Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12
37,5
12
37,5
8
25
0
0
Tổng số lớp 4A có 35 em.
 Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
14,3
12
34,3
11
31,4
7
20
Kết quả thu được cho thấy việc dạy học phân môn Luyện từ và câu cho lớp 4E trường Tiểu học Chấn Hưng khi sử dụng các biện pháp được đưa ra trong sáng kiến đã mang lại hiệu quả tích cực. Kết quả cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Tôi càng tin tưởng vào việc vận dụng biện pháp nêu trong sáng kiến để tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 có hiệu quả. Những biện pháp tôi đưa ra đã mang lại ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh.
7.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 Việc sử dụng các biện pháp giảng dạy cho giáo viên và học tập cho học sinh đã được chứng minh về hiệu quả. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho đối tượng giáo viên và học sinh lớp 4. Học sinh lớp 5 cũng có thể áp dụng để nâng cao kết quả học tập.
Sau thời gian áp dụng sáng kiến vào trong thực tế giảng dạy của nhà trường và lớp đối chứng, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng sáng kiến vào trong thực tế là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5 nói riêng. 
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Theo ý kiến chủ quan của riêng tôi, để áp dụng hiệu quả sáng kiến này vào thực tế giảng dạy có hiệu quả thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
 - Giáo viên giảng dạy phải nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức các dạng bài của phân môn Luyện từ và câu, xác định được mục đích và yêu cầu về kiến thức kĩ năng cần đạt trong từng bài ở từng nội dung dạy học.
 - Dạy học phải nghiên cứu và phân đối tượng, chia lớp nhỏ có đủ các đối tượng, chú ý đến đặc điểm nhận thức của mỗi nhóm, mỗi đối tượng học sinh, hình thành cho HS thói quen đọc và xác định yêu cầu bài tập.
 - Giáo viên cần chú ý tạo điều kiện cho các em được trình bày ý kiến của mình, tạo niềm tin cho các em giúp các em có sự nổ lực cố gắng vươn lên trong quá trình học tập.
- Với đối tượng học sinh gặp khó khăn về nhận thức (họ sinh khuyết tật, nhận thức chậm) thì giáo viên lại càng cần dành sự chý ý động viên giúp học sinh không tự ti, hòa nhập với các hoạt động học tập của lớp.
- Đối với HS khá giỏi, GV yêu cầu HS suy luận lô-gic hơn về nhưng dạng toán này nhưng khuyết tổng hoặc khuyết hiệu.
- Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực đổi mới các phương pháp dạy học, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sử dụng thành thạo các máy móc trang thiết bị dạy học hiện đại.
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm về cơ sở vật chất như tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, trang thiết bị máy móc cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn, khuyến khích động viên giáo viên áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới một cách hiệu quả.
 10. Đánh giá lợi ích thu được thu được do áp dụng sáng kiến
Qua thực tế một năm áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và thăm dò ý kiến của học sinh, tôi nhận thấy các em rất hứng thú, tự tin trong các giờ học Luyện từ và câu. Kết quả học tập bộ môn được nâng cao rõ rệt. Kết quả cụ thể được minh chứng qua kết quả khảo sát với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đã chỉ ra ở phần Kết quả đạt được (7.3).
	10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 
Từ kết quả thu được ở trên, bản thân tôi đã có cở sở khoa học chắc chắn để khẳng định sáng kiến mà tôi nghiên cứu và vận dụng là thiết thực, hiệu quả. 
Những biện pháp nêu trong sáng kiến được áp dụng sẽ giúp cho học sinh có một phương pháp học tập hiệu quả hơn. Các em không chỉ được nắm được kiến thức mà còn có được kĩ năng chiếm lĩnh kiến thức. Với các dạng bài khác nhau học sinh đã chủ động tìm hiểu, tư duy, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả hơn và kết quả học tập được nâng cao hơn.
Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các sáng kiến linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của các giáo viên và Ban giám hiệu
Sau thời gian áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế giảng dạy, tôi thu thập ý kiến đánh giá nhận xét của các giáo viên trực tiếp áp dụng sáng kiến và ý kiến nhận xét của Ban giám hiệu. Kết quả đánh giá thể hiện qua các nội dung :
- Sáng kiến có hình thức trình bày khoa học, nội dung lo-gic chặt chẽ.
- Sáng kiến có nội dung sáng tạo, dễ hiểu và dễ tiếp thu và vận dụng vào giảng dạy thực tế trên lớp.
- Sáng kiến được áp dụng đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong phương pháp dạy và học của cả giáo viên và học sinh. Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong nhà trường, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Nguyễn Phú Thọ
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp dạy học các dạng bài của phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, trường Tiểu học Chấn Hưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
2
Nguyễn Thùy Linh
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp dạy học các dạng bài của phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, trường Tiểu học Chấn Hưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
3
Nguyễn Thị Tính
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp dạy học các dạng bài của phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, trường Tiểu học Chấn Hưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
4
Nguyễn Thị Huệ
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp dạy học các dạng bài của phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, trường Tiểu học Chấn Hưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
 	Với kết quả tích cực thu được từ việc áp dụng sáng kiến này, tôi mong được các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp tiểu học có thể ứng dụng sáng kiến vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Hơn nữa tôi mong muốn sáng kiến được các bạn đồng nghiệp quan tâm, mở rộng nghiên cứu và áp dụng để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Vì thời gian tiến hành nghiên cứu không nhiều và năng lực cá nhân còn hạn chế nên sáng kiến không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến bổ sung, nhận xét, đánh giá mang tính xây dựng để sáng kiến ngày càng hoàn thiện và được áp dụng một cách hiệu quả hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chấn Hưng, ngày tháng 2 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
Chấn Hưng, ngày tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: học sinh
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
PPDH: Phương pháp dạy học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Giáo khoa Tiếng Việt 4 – NXB Giáo Dục năm 2005;
Sách Giáo viên Tiếng Việt 4 – NXB Giáo Dục năm 2005;
Vở Bài tập Tiếng Việt 4 - NXB Giáo Dục năm 2005;
Tiếng Việt nâng cao lớp 4 - NXB Giáo Dục năm 2015;
Bài tập Luyện từ và câu lớp 4 - NXB Giáo Dục năm 2016;
Tâm lí học dạy học của Nguyễn Minh Tâm – NXB Hà Nội năm 2006;
Tạp chí Văn Tuổi Thơ;
 8. Mạng Internet: violet.vn; giaovien.net;tailieu.vn; ...
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
Lời giới thiệu
3
Tên sáng kiến kinh nghiệm
3
Tác giả sáng kiến
3
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
4
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
4
Thời gian sáng kiến được áp dụng
4
Mô tả bản chất của sáng kiến
4
Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
4
Nội dung Sáng kiến
5
 Thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu
5
 Một số dạng bài cơ bản
7
 Biện pháp thực hiện 
7
 Kết quả đạt được 
15
 Khả năng áp dụng của sáng kiến
16
 Thông tin bảo mật
16
 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
16
Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến
17
Danh sách tổ chức, cá nhân áp dụng sáng kiến
18
Phụ lục của đề tài 
20
Tài liệu tham khảo
20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_cac_dang_bai_cua_phan_mon_luye.doc
Sáng Kiến Liên Quan