Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 học môn khoa học

I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ xưa, ông cha ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đúng vậy, lễ nghĩa bao giờ cũng đi đầu trong việc quan sát, nhìn nhận và đánh giá một con người trong giao tiếp. Tuy nhiên việc giao tiếp đó có thành công không, có hiệu quả không lại còn liên quan đến một vấn đề khác đó là văn hóa. Trình độ văn hóa giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói : “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thành người vô dụng”. Chính vì lẽ đó mà việc giáo dục con người phải song song hai mặt.

 Đúng vậy, để việc giáo dục con người trở thành người toàn diện hai mặt là việc làm không dễ. Ngay trong thời điểm này đây, trọng trách của nhà trường, của người giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp phải phát huy hết năng lực của mình, phải làm sao cho học sinh thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, và như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất vì nó tạo ra những con người sáng tạo”.

 

doc21 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 10404 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 học môn khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y bệnh qua đường tiêu hóa. 
Trò chơi « Ai chọn thức ăn hợp lí  ? » – Các em áp dụng kiến thức đã học vào việc chọn thức hàng ngày. 
Bài 31. Không khí có những tính chất gì ? – trang 64. 
Trò chơi « Thi thổi bóng » – Giúp HS phát hiện không khí không có hình dạng nhất định. 
Bài 33, 34 - Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I - Trang 68.
Hoạt động 1. Trò chơi « Ai nhanh, ai đúng ? » 
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : tháp dinh dưỡng; một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí; vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
*Tiến hành : 
— Bước 1. Chia nhóm – Hướng dẫn cách chơi, luận chơi. 
— Bước 2. Phát hình vẽ «Tháp dinh dưỡng cân đối» chưa hoàn thiện cho các nhóm thi đua hoàn thành.
— Bước 3. Các nhóm thi đua trình bày sản phẩm trước lớp. 
— Bước 4. Tôi chuẩn bị một số phiếu ghi các câu hỏi ở SGK/69 và soạn thêm một số câu hỏi khác tùy theo yêu cầu ôn tập cho HS. Các nhóm sẽ ngẫu nhiên bốc thăm trả lời câu hỏi.
Kết thúc : Nếu nhóm nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. 
Hoạt động 2. Triển lãm tranh 
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Phát huy tính tích cực trong học tập. Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp trước tập thể. 
*Tiến hành :
— Bước 1. Chia nhóm – Hướng dẫn cách chơi, luận chơi. 
— Bước 2. 
-Nhóm trưởng tổng hợp những tranh ảnh, tư liệu của nhóm để trình bày theo chủ đề. 
-Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm. 
-Thống nhất với ban giám khảo về tiêu chí đánh giá của các nhóm. (Mỗi nhóm cử 1 bạn tham gia làm ban giám khảo).
— Bước 3. Các nhóm tham quan khu triển lãm của các nhóm bạn.
-Mỗi thành viên của nhóm phải chia nhau mỗi người một phần trình bày, ban giám khảo sẽ đưa ra câu hỏi. 
-Đánh giá, nhận xét. 
...
Đúng vậy, để dạy tốt môn khoa học, bên cạnh việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập trực quan thì người giáo viên cần phải biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như : Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp nhóm; ... trong ñoù phương pháp trò chơi học tập cũng góp một phần hiệu quả không nhỏ trong việc dạy học cho học sinh. Phương pháp này nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học. Trò chơi học tập không chỉ là một « công cụ » dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Nó tạo cảm giác thoải mái, tự tin, sự sáng tạo, nhanh trí, óc tư duy, tưởng tượng của học sinh... Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự hơn, kỷ luật hơn. Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể trong sự phân công với tinh thần hợp tác, giao lưu. 
Giải pháp 3. Tổ chức cho học sinh thực hành-thí nghiệm 
Chúng ta đều biết, học sinh tiểu học cần phải được các thầy giáo, cô giáo trang bị kiến thức về kĩ năng sống, vốn hiểu biết về tự nhiên-xã hội thông qua các môn học. Thực hành-thí nghiệm là một hoạt động giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Vì vậy việc thực hành-thí nghiệm giúp các em ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giúp các em rèn luyện kĩ năng thực hành, những đức tính cần cù, chịu khó, đoàn kết và hợp tác. Bên cạnh đó, khi tự tay làm thí nghiệm, tận mắt nhìn thấy những gì mình « làm ra », các em sẽ tin tưởng hơn vào kiến thức mà mình đã học, tin vào khả năng thực sự của mình, hãnh diện với mọi người rằng mình « đã làm được » và mình « sẽ làm được »,... Trong quá trình làm thí nghiệm, việc tạo cơ hội cho học sinh tham gia luyện tập kiến thức và phát triển kĩ năng giao tiếp là rất quan trọng. 
Các tiết dạy thực hành-thí nghiệm chủ yếu dùng để dạy các bài về sự vật, hiện tượng, các quá trình diễn ra trong thế giới tự nhiên nhằm giúp học sinh có hiểu biết về nguyên nhân các hiện tượng, tính quy luật của các hiện tượng, ... 
Để dạy học theo phương pháp thực hành-thí nghiệm, thông thường cần tuân theo các bước sau :
-Xác định mục đích của thí nghiệm.
-Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
-Tiến hành thí nghiệm.
-Phân tích kết quả và kết luận. 
*Ví dụ : Khi dạy “Bài 20 : Nước có những tính chất gì ?” 
 Thí nghiệm 1: Phân biệt nước với các chất lỏng khác. 
— Bước 1. Xác định mục đích của thí nghiệm.
 Học sinh làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước như : màu sắc, mùi, vị. 
— Bước 2. Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ. 
+Yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa đã chuẩn bị ra quan sát và làm theo yêu cầu đã ghi ở SGK/tr42. 
 +GV có thể chuẩn bị thêm cho các nhóm nhiều cốc đựng chất lỏng hơn. Chẳng hạn : 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng nước muối, 1 cốc đựng nước có pha ít dấu bạc hà, 1 cốc đựng nước chè. 
-Yêu cầu HS trao đổi ý 1 và 2 theo yêu cầu quan sát trong SGK. 
— Bước 3. Tiến hành thí nghiệm.
-Nhóm trưởng điều khiển quan sát và trả lời các câu hỏi. 
-Thống nhất ý kiến ghi vào bảng nhóm. 
— Bước 4. Phân tích kết quả và kết luận. 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-GV gọi một số HS nói về những tính chất của nước được phát hiện trong thí nghiệm này. 
-Kết luận : ... nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 
Lưu ý giáo dục : ... nếu không biết chắc một chất nào đó có độc hay không, tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm. 
Thí nghiệm 2 : Phát hiện hình dạng của nước 
— Bước 1. Xác định mục đích của thí nghiệm.
Học sinh biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu về hình dạng của nước. 
— Bước 2. Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận. 
+Yêu cầu các nhóm đem chai, lọ có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa để lên bàn. 
+Yêu cầu quan sát 1 cái chai hoặc cốcàđặt chai hoặc cốc đó ở vị trí khác nhau (nằm ngang hoặc nằm dọc). 
+Kết luận : ... chai, cốc có hình dạng nhất định.
-Tiến hành thí nghiệm. 
+ Các nhóm thảo luận đưa ra dự đoán về hình dạng của nước. 
— Bước 3. Tiến hành thí nghiệm.
-Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán thí nghiệm của nhóm mình. 
-Ghi nhanh kết quả thí nghiệm lên bảng báo cáo của nhóm. 
-Vài nhóm trình bày cách tiến hành thí nghiệm. 
— Bước 4. Phân tích kết quả và kết luận. 
-Thống nhất, đối chiếu dự đoán thí nghiệm với kết quả thí nghiệm. 
-Rút ra kết luận về hình dạng của nước : nước không có hình dạng nhất định. 
Hoặc một số ví dụ khác như : 
Bài 25 - Nước bị ô nhiễm – trang 52. 
*Thí nghiệm : 
— Bước 1. Xác định mục đích của thí nghiệm.
 Học sinh phân biệt được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm. 
— Bước 2. Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ. 
-Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm. 
-Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em (HS không mở SGK). 
-Thư kí tổng hợp ghi vào bảng nhóm.
Tiêu chuẩn đánh giá 
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch 
1. Màu 
...
...
2. Mùi 
...
...
3. ... 
...
...
— Bước 3. Tiến hành thí nghiệm.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn tiến hành lọc nước. 
-GV kiểm tra và hướng dẫn thêm cho các em trong quá trình tiến hành làm thí nghiệm.
-Thống nhất ý kiến ghi vào bảng nhóm. 
— Bước 4. Phân tích kết quả và kết luận. 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-GV yêu cầu các nhóm mở SGK/tr 53 đối chiếu kết quả. Nếu nhóm nào ra kết quả khác, GV yêu cầu các em tìm nguyên nhân, xem tiến trình làm việc của nhóm bị nhầm lẫn ở đâu... 
-GV gọi một số HS nói về những đặc điểm của nước sạch và nước không sạch được phát hiện trong thí nghiệm này. 
-Kết luận : (Như mục Bạn cần biết SGK/tr 53) 
Bài 30 - Làm thế nào để biết có không khí ? – trang 62. 
Các em sẽ làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở khắp nơi cả trong những chỗ trống của mọi vật. 
Bài 31 - Không khí có những tính chất gì ? – trang 64. 
*Mục tiêu : 
-HS làm thí nghiệm để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. 
-Nêu được ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. 
*Cách tiến hành :
-Chia nhóm.
-Yêu cầu HS đọc mục Quan sát trang 65 SGK.
-Mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ giãn ra, nén lại để nói về tính chất của không khí qua thí nghiệm này. 
-GV hỏi-lớp trả lời tiếp 2 câu hỏi SGK.
-Thực hành, thí nghiệm : bơm hơi quả bóng, bơm hơi bánh xe đạp (nếu có).
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-Kết luận: không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. 
Một số bài dạy khác như : 
Bài 32 - Không khí gồm những thành phần nào ? – trang 66. (HS làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.)
Bài 35 - Không khí cần cho sự cháy – trang 70. (Các em sẽ dự đoán và làm thí nghiệm chứng minh càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xy để duy trì sự cháy được lâu hơn; muốn sự cháy diễn ra lâu hơn thì không khí phải được lưu thông.) 
Bài 41 - Âm thanh – trang 82. (Làm thí nghiệm chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.) 
Bài 45 - Ánh sáng – trang 90. (Các em sẽ cùng làm thí nghiệm chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng, chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt và phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng.) 
Bài 46 - Bóng tối – trang 92. (HS dự đoán và làm thí nghiệm để biết được vị trí, hình dạng của bóng tối, bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng, ). 
Bài 50 - Nóng, lạnh và nhiệt độ - trang 100. (Biết đo nhiệt độ cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.) 
Bài 52 - Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt – trang 104. (Sau thí nghiệm các em sẽ lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, các chất cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi. Biết được những vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém.)
Trước đây, từ những nhận thức của các em học sinh không đồng đều nên tình trạng một số học sinh khó khăn trong học tập thì quá trình đàm thoại để lĩnh hội kiến thức làm cho các em không đủ tự tin để có thể tham gia trả lời câu hỏi, thậm chí có em còn nản lòng, chán học.
Bằng hình thức tổ chức này, tôi thấy các em đã mạnh dạn hơn, chủ động hơn khi trình bày những gì mình quan sát được từ cuộc sống xung quanh. Tôi có thể dễ dàng kiểm tra được việc nắm bắt bài học của các em, sự tự tin, mạng dạn trong giao tiếp đến đâu, để từ đó tôi có sự điều chỉnh phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học của mình cho phù hợp hơn trong những giờ dạy học môn Khoa học.
Tóm lại : Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới, từ hoàn cảnh cụ thể của xã hội, của giáo dục nhà trường, của gia đình, vị trí của giáo viên trong công tác giáo dục ở trường học có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Vấn đề luôn đặt ra là giáo viên phải thực hiện tốt công tác giáo dục và cần xác định một cơ chế hoạt động về quyền hạn, trách nhiệm cho phù hợp với thực tế, phải có năng lực của một nhà sư phạm. Vì vậy buộc giáo viên phải tự hoàn thiện mình trước khi hoàn thiện cho học sinh. 
Từ một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 học môn Khoa học mà tôi đã thực hiện trên, tôi thấy ý thức, thái độ học của các em sôi nổi, hào hứng, tích cực và mạnh dạn hơn đầu năm học rất nhiều. Hình thành được cho các em thói quen học tập, tự học và tự điều chỉnh phương pháp học của mình, biết xây dựng nề nếp hoạt động nhóm, thi đua chuẩn bị bài và tự giác phát biểu xây dựng bài rất chu đáo. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Qua nhiều năm thực hiện các biện pháp như đã trình bày vào thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy giờ học Khoa học được các em đón nhận rất hồ hởi. Nhiều tiết học đã trở thành sân chơi lí thú. Thông qua việc chuẩn bị bài, các hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm, quan sát tranh ảnh,... kiến thức bài học được các em tiếp nhận một cách rất tự nhiên, hiệu quả. 
	Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc tạo hứng thú cho các em khi tham gia học môn Khoa học, những hình thức phương pháp tổ chức như trên đã dần dần hình thành ở các em tính năng động, mạnh dạn trước tập thể. Các em biết phối hợp nhau trong các hoạt động nhóm, biết quan sát môi trường xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Từ thái độ học tập tích cực đối với môn Khoa học, giờ đây đã tác động rất lớn đến các môn học khác. Các em biết tự nhận thức những mặt mạnh, mặt yếu của mình, cũng như về vị trí của mình trong tập thể, có khả năng sử dụng các kĩ năng sống khác một cách có hiệu quả. 
Học sinh khó khăn theo thống kê đầu năm đã giảm, các em là học sinh lười học có nhiều tiến bộ. Nhiều năm liền không có học sinh lưu ban, các em hoàn thành Chương trình lớp học 100%. Không có học sinh bỏ học. 
 	V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 học môn Khoa học, tôi rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn như sau : 
1. Cần phải hướng dẫn kĩ cho học sinh việc chuẩn bị bài ở nhà và đồ dùng học tập thật chu đáo trước khi đến lớp. Giáo viên phải sưu tầm hình ảnh, tư liệu về tự nhiên-xã hội để làm cơ sở so sánh, chứng minh áp dụng cho từng bài giảng. Nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy để có đồ dùng dạy học đúng yêu cầu, đúng trọng tâm.
2. Tổ chức dạy học dưới dạng các trò chơi học tập-Gameshow để thay đổi hình thức dạy học truyền thống thầy hỏi-trò trả lời khi kiểm tra bài cũ, truyền thụ kiến thức mới hay củng cố bài Thiết kế bài dạy phải chú ý đến đối tượng học sinh, phù hợp với từng phương pháp dạy học, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em trong một số tình huống thường gặp.
3. Phải cho học sinh thực hành, thí nghiệm, thảo luận nhóm,  để tự tìm ra kiến thức trước khi giáo viên diễn giải, minh chứng. Phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh (không gò ép, áp đặt) cần gợi ý, động viên để các em tự tin vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của mình. Sử dụng kĩ năng sống vốn có của mình để giải quyết một số sự cố có thể xảy ra trong quả trình thực hành-thí nghiệm. 
4. Giáo viên phải yêu nghề, yêu quý học sinh, cải tiến phương pháp và nhiệt tình giảng dạy. Luôn động viên, khuyến khích các em học tập, khen chê rõ ràng, không kì thị học sinh. Chú trọng đến đối tượng học sinh khó khăn. Bồi dưỡng nâng cao cho học sinh năng khiếu. Phải tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn gây hứng thú học tập cho các em. Thường xuyên kiểm tra đánh giá cho các em bằng nhận xét. 
Khoa học là một môn học không có công thức, không có đáp số cụ thể giống như học Toán, học Tiếng Việt mà nó là môn học khá trừu tượng. Tuy nhiên lại rất gần gũi và rất cần thiết trong cuộc sống. 
Với Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 học môn Khoa học, mà tôi vừa trình bày, tôi hi vọng rằng các đồng nghiệp có thể vận dụng tốt vào công tác giảng dạy tại lớp mình, tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực, chủ động. Giúp các em có hứng thú khi đến trường, khi tham gia các hoạt động học tập cũng như sinh hoạt ngoại khóa, đồng thời giúp các em có kĩ năng sống tốt hơn trong các tình huống bất thường có thể xảy ra. 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
	1.Tài liệu tập huấn công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học (Hoàng Đức Minh, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Vân Hương, Trần Thị Ngọc Bích) - Hà Nội, tháng 10 năm 2013. 
	2.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo các cấp học (
Ÿ Module TH 1, 2, 3 : Một số vấn đề về tâm lí dạy học ở tiểu học (Nguyễn Kế Hào).
Ÿ Module TH 12, 13, 15 : Kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục-dạy học theo hướng dạy học tích cực ở học sinh tiểu học (Trần Thị Hiền Lương-Phùng Như Thuy-Lưu Thu Thủy).
Ÿ Module TH 17 : Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học (Quản Hà Hưng).
Ÿ Module TH 34, 35 : Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học (Hà Nhật Thăng).
Ÿ Module TH 39, 40 : Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học (Lưu Thu Thủy).
3. Thông tư :
Ÿ Số 30/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. 
Ÿ Số 22/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Luật Giáo dục.
	5.Tạo hứng thú cho học sinh học tập-Nguồn internet. 
	6. Hình ảnh minh họa-Chụp từ thực tế sau các tiết dạy tại lớp học. 
 Người thực hiện
	 Trần Thị Ngọc
Bài 12. Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
 Trò chơi : « Bác sĩ »
Bài 15. Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ? 
 Trò chơi : « Mẹ ơi, con... sốt ! »
Bài 35. Không khí cần cho sự cháy 
Các em sẽ dự đoán và làm thí nghiệm chứng minh càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xy để duy trì sự cháy.
Bài 45 . Ánh sáng 
Các em cùng làm thí nghiệm chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng, 
Bài 46. Bóng tối
HS dự đoán 
và 
làm thí nghiệm
để biết 
 vị trí, 
hình dạng 
của bóng tối.
Bài 25. Nước bị ô nhiễm 
Học sinh làm thí nghiệm 
để phân biệt 
 đặc điểm chính 
của nước sạch 
và 
nước bị ô nhiễm.
Bài 31. Không khí có những tính chất gì ?
Trò chơi : « Thi thổi bóng » 
BM04-NXĐGSKKN
UBND THỊ XÃ LONG KHÁNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Lê Văn Tám
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân Thanh, ngày 06 tháng 4 năm 2017 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2016-2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 
 học môn khoa học 
Họ và tên tác giả: Trần Thị Ngọc 	 Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Lĩnh vực: 
- Quản lý giáo dục 	1	- Phương pháp dạy học bộ môn: S
- Phương pháp giáo dục 	1	- Lĩnh vực khác: 1
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: 
 	 Tại đơn vị 1 	 Trong Ngành 1
1.Tính mới 
-Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn1
-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn	1
2.Hiệu quả 
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 1
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 1
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 	1
3.Khả năng áp dụng 
-Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 	 Tốt 1	 Khá 1 Đạt 1
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: 	Tốt 1	Khá 1 	Đạt 1
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 	Tốt 1	Khá 1	Đạt 1
 NGƯỜI THỰC HIỆN XÁC NHẬN THỦ TRƯỞNG 
 CỦA TỔ CM ĐƠN VỊ
 Trần Thị Ngọc Bùi Thị Minh 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khoa_hoc_lop_4.doc
Sáng Kiến Liên Quan