SKKN Giải pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống để phát huy tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Văn Nho huyện Bá Thước

Kĩ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi, biến động của cuộc sống. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kĩ năng sống.

+ Giáo dục kĩ năng sống là trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp.

+ Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.

+ Kĩ năng sống giúp học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.

+ Kĩ năng sống giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.

+ Kĩ năng sống tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội. Đối với học sinh Tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. [1]

Trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen các yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những việc gì nên làm và không nên làm. Do đó, tùy theo từng cấp học, bậc học các em học sinh trước khi ra trường cần được trang bị những kiến thức, hiểu biết xã hội, những kĩ năng cần thiết để bước vào cuộc sống và trở thành công dân tốt phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. [2]

Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của học sinh tại trường. [3]

Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng được thực hiện dạy lồng ghép trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thông qua hoạt động giao tiếp, các kĩ năng của học sinh được bộc lộ, hình thành, phát triển.

 

doc27 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống để phát huy tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Văn Nho huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khác biệt cơ bản của việc giáo dục kĩ năng sống với các môn học khác (như môn Đạo đức).
	Như vậy: từ sự so sánh trên giáo viên cần hiểu dạy các môn học phải thực hiện song hành từ cung cấp kiến thức đến kĩ năng, thái độ hành vi còn việc giáo dục kĩ năng sống chủ yếu là rèn kĩ năng thông qua hoạt động thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm.
	Hai là: Giáo viên phải nắm được Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức ở tiểu học nói chung, ở các môn học khác trong chương trình lớp 5 nói riêng.
 + Đối với môn Đạo đức : Giáo dục cho học sinh bước đầu biết sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực biến nhận thức thành hành vi chuẩn mực thể hiện thông qua kĩ năng sống.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐẠO ĐỨC
Con ngoan
Trò giỏi
Công dân tốt
- Bước đầu trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
- Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
-Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
- Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường.
- Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.
- Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc tập thể.
- Biết sống tích cực, chủ động.
 - Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 Thông qua môn Đạo đức, kiến thức được hình thành trên cơ sở từ việc quan sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó rút ra bài học. Từ bài học đó các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình và xã hội và môi trường tự nhiên. Chỉ khác hơn là giáo viên cố gắng trong phạm vi có thể khi soạn và giảng từng phần của bài học phải tạo một điểm nhấn cụ thể, rõ ràng, nhằm khắc sâu những kĩ năng sống đã có sẵn trong từng bài học và những kĩ năng sống chúng ta lồng ghép trong quá trình soạn giảng.
+ Đối với môn Tiếng Việt: Môn Tiếng Việt là một trong những môn học ở cấp tiểu học đặt ra mục tiêu và khả năng giáo dục kĩ năng sống khá cao, bởi vì:
- Số lượng phân môn nhiều 
- Thời gian dành cho môn học chiếm tỉ lệ cao.
- Hầu hết các bài học đều có thể tích hợp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh ở những mức độ nhất định. Đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư; Giới thiệu địa phương; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, thuyết trình tranh luận... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân giáo viên chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò 
bó áp đặt. 
Đặc biệt; trong phân môn Kể chuyện và Tập đọc, việc rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin rất nhiều. Thông qua việc học kể một câu chuyện trước lớp; học sinh phải nắm được nội dung câu chuyện, cách kể để biểu lộ được cảm xúc, tạo sự hấp dẫn cho người nghe; có như vậy thì học sinh mới thể hiện câu chuyện một cách tự nhiên, có hiệu quả được.
Hoặc đối với phân môn Tập đọc; khi học sinh được luyện đọc hay, đọc diễn cảm, trước lớp thì các em cũng sẽ thường xuyên thích đọc, thích được thể hiện trước bạn bè và thầy cô.
+ Đối với môn Âm nhạc: Là môn học có đặc thù riêng, có nhiều điều kiện thuận lợi để rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho các em. Cần chỉ đạo giáo viên sử dụng các học sinh có năng khiếu làm gương cho các bạn còn hay thẹn thùng, e dè. Thường xuyên động viên, tạo cơ hội để cả lớp được phát huy tinh thần học tập tích cực, sôi nổi, sự thoải mái, tự tin khi thực hành ở từng tiết học.
+ Đối với các môn học còn lại: Môn học nào cũng liên quan đến giao tiếp. Giáo viên phải chủ động tạo tình huống để rèn kĩ năng cho học sinh. 
	Ba là: Giáo viên phải nắm được các nội dung cụ thể liên quan đến giáo dục kĩ năng sống, tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp xuất hiện ở môn Đạo đức ở lớp 5.
	Là một môn học được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học. Môn đạo đức nhằm giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Dạy học môn Đạo đức kết hợp hài hoà giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình thành kĩ năng , hành vi cho học sinh.
	Bản thân môn đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến các kĩ năng như: 
	 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử ( với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh)
	- Kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân
	- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi
( Trong các tình huống đạo đức ở gia đình, nhà trường và xã hội)
	- Kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân
	- Kĩ năng tự phục vụ
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở gia đình, nhà trường, cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức,...
	Khả năng giáo dục kĩ năng sống của môn đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. Thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, hoạt động nhóm, ... ...đã tạo được cho học sinh có cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
 	Cần làm cho giáo viên hiểu rõ: Đạo đức là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
2.3.5 . Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá phân loại hạnh kiểm của học sinh theo thông tư 22; rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh bằng chính cái tâm của người thầy.
Căn cứ vào việc thực hiện các nhiệm vụ của học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo,học sinh tự đánh giá bản thân cũng như tạo cơ hội, điều kiện để các em được nhìn nhận, đánh giá bạn một cách khách quan. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người theo dõi sự đánh giá lẫn nhau của học sinh. Sau khi có được kết quả từ phía học sinh, cộng với sự đánh giá của bản thân; giáo viên phân loại hạnh kiểm của học sinh một cách chuẩn xác, từ đó giúp các em biết phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại để ngày càng tiến bộ. 
Tăng cường động viên, khích lệ học sinh dù là tiến bộ nhỏ nhất:
	Ông cha ta đã nói: “ Một miếng giữa đàng, bằng một sàng xó bếp”. Câu nói đó thật có lí, có tình, phản ánh đúng tâm lí con người. Hơn nữa đối với những học sinh còn rụt rè, nhút nhát lại càng cần được động viên, khích lệ kịp thời. Điều này vô cùng quan trọng, nếu giáo viên biết để ý đến dù là những tiến bộ rất nhỏ của học sinh. Nó sẽ có hiệu ứng tức thời do tâm lí học sinh Tiểu học thích được khen. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải có lời khen hợp lí theo từng hoàn cảnh, tránh lạm dụng kẻo vô hình dung lại ảnh hưởng đến mục đích khen của mình.
Giáo viên phải thực sự có tâm, xem học sinh như con của mình để có sự gần gũi, thấu hiểu, thông cảm với học sinh trong từng trường hợp cụ thể. Có như vậy thì học sinh cũng mới thực sự gửi gắm niềm tin vào thầy cô và các em sẵn lòng bộc bạch những điều cần thổ lộ. Từ đó những tình huống dù khó đến mấy cũng dễ dàng được tháo gỡ và đây cũng chính là tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn bày tỏ những điều mình muốn nói.
2.3.6. Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
	- Chỉ đạo đoàn đội tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
	- Phối hợp các đoàn thể trong nhà trường, tổ khối, tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa. Tham quan các di tích lịch sử ở địa phương như: Miếu thờ Hà Văn Nho, viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồng Tâm,... Khi tổ chức cho các em đi tham quan, ngoài việc đi theo tập thể lớp, phân theo nhóm học sinh khoảng 5- 6 em để các em có thể, quan tâm, hợp tác, quán xuyến lẫn nhau khi đến những nơi đông người. Ngoài ra, cần nhắc nhở các em mang theo một quyển sổ nhỏ, bút viết để có thể ghi chép những gì mà các em thu thập được qua chuyến tham quan. Sau đó tổ chức cho các em trình bày cảm nghĩ, những cảm nhận của bản thân sau chuyến tham quan, trải nghiệm để các em tăng cường được rèn kĩ năng thuyết trình trước đám đông.
- Chỉ đạo tổng phụ trách tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
 - Duy trì sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được học, được hơi như: Chủ đề Ngày rằm trung thu (Tháng 8), an toàn giao thông (Tháng 9),Chào mừng ngày 20/11(Tháng 11), tiếp bước cha anh (Tháng 12), Ngày tết quê em (Tháng 1), Việt Nam Tổ quốc em (Tháng 2), bằng các hình thức như thi Rung chuông vàng, Đối mặt, hái hoa dân chủ; ... 
- Phối hợp với Chương trình phát triển vùng tổ chức các cuộc thi về an toàn trường học nhằm phát huy kĩ năng giao tiếp cho học sinh tại trường.
 Thông qua các hoạt động này, các em được trải nghiệm thực tế rất nhiều. Chính vì vậy các em phát triển được nhiều kĩ năng như; mạnh dạn, tự tin, tự khám phá, kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: .
 	 - Ngoài ra, trong các tiết hoạt động tập thể, chúng ta cần tổ chức cho học sinh đọc và thi đọc sách tại phòng thư viện nhà trường. Thông qua đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu, khám phá, tư duy và tăng thêm sự hiểu biết,Từ đó giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, sự cảm thông, .
2.3.7. Giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công
Với biện pháp này, tôi yêu cầu giáo viên thực hiện được những việc như sau:
- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Chi đội. 
Trong những tiết học này, giáo viên nên để cho học sinh tự đánh giá, sau đó đến tổ trưởng, các trưởng ban, Chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp,... với cách làm như vậy, các em mạnh dạn bộc lộ mình, tự tin khi đứng trước tập thể, biết tự đánh giá tổ, cá nhân, .đồng thời nâng cao tính trung thực, thẳng thắn mà chân thành cho học sinh.
- Trong từng giờ lên lớp và cuộc sống, cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. 
- Ngoài ra, cần phối hợp nhà trường, với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục kĩ năng sống cho các em. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của các em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
2.3.8 . Giáo viên cần cụ thể hóa nội dung của những kĩ năng cơ bản cần giáo dục cho học sinh
- Kĩ năng sống tự tin : Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. 
- Kĩ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. 
- Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khơi gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được [4]. 
- Kĩ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh . Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nếu các em cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chứng kiến nào đó, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẵn sàng học mọi thứ. 
2.4. Hiệu quả đạt được:
 Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ học sinh đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc chỉ đạo dạy các kĩ năng sống cơ bản thể hiện trong bảng sau:
Lớp
Số HS
Thời gian
Thể hiện thái độ bình tĩnh, tự tin
Thể hiện thái độ không
bình tĩnh, thiếu tự tin
5A
Lớp đối chứng
SL
TL(%)
SL
TL(%)
30
Đầu năm học
9em
30
21 em
70
30
Cuối năm học
 14 em
46,6
16em
53,4
5B
Lớp thực nghiệm
31
Đầu năm học
8 em
25,8
23 em
74,2
31
Cuối năm học
18 em
58,1
13 em
41,9
Với kết quả đạt được như trên, chúng ta thấy rõ rằng: với lớp thực nghiệm, mức độ tiến bộ tốt; học sinh có thái độ bình tĩnh, tự tin khi thuyết trình cuối năm tăng lên 32,3 %; trong khi đó, lớp đối chứng chỉ tăng được 16,6 %. học sinh tiến bộ không những về kiến thức mà các em có hứng thú học tập và cũng trở nên vui vẻ, nhanh nhẹn, cởi mở, khéo léo, mạnh dạn tự tin: Có kĩ năng hợp tác tốt trong hoạt động và trong giao tiếp. Như vậy kĩ năng sống của các em được rèn luyện, đáp ứng đúng mục tiêu: Giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ bậc học đầu tiên mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra. 
3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận
Rèn kĩ năng giao tiếp, tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh là một trong những cách đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức dạy học được nhiều người quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giúp cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên (cẩn thận khi làm việc; về sự nhanh nhẹn, khéo léo khi hoạt động, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp); giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
 	 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bằng các biện pháp nêu trên thì học sinh thực sự có các kĩ năng sống trong cuộc sống như tự tin, mạnh dạn, ....
Đề tài này, tôi đã áp dụng trong quá trình chỉ đạo giảng dạy và Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Văn Nho và đồng thời chỉ đạo cho các giáo viên trong tổ khối cùng thực hiện đã đạt được hiệu quả tương đối tốt.
+ Những bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá trình thực hiện đề tài:
Với những kết quả đạt được, bản thân tôi mong muốn gửi các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh học sinh những thông điệp mang tính thuyết phục với một số điều cần làm và cần tránh nhằm giúp các bạn đồng nghiệp, cha mẹ các em những điều cơ bản để rèn kĩ năng sống như sau:
- Một số điều người lớn cần làm giúp các em rèn luyện kĩ năng sống:
 Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và các em thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.
Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng không cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho các em thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục. Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của các em. 
- Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kĩ năng sống:
Không hạ thấp các em : Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ.
Không doạ nạt : Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của các em tốt hơn.
Không bắt các em hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với các em vì nếu các em cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở các em sẽ phát triển cảm giác hối lỗi. 
Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức: Vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em.
Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em: Vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức của học sinh.
Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận của não bộ. 
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thì việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng sống của học sinh, vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết. Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kĩ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong các chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ.
3.2. Kiến nghị, đề xuất: 
 Nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học được đồng bộ hoá ở nhà trường, bản thân tôi có một số ý kiến như sau:
Nhà trường, hàng năm vẫn duy trì tốt việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: Tham quan, hoạt động tập thể tại trường,... cho học sinh.
Đối với Sở giáo dục, phòng giáo dục, chương trình Phát triển vùng Bá Thước cần bổ sung thêm:
 + Một số băng hình giảng giáo dục kĩ năng sống cho HS lớp 5. 
 + Tăng cường tổ chức những buổi chuyên đề khoa học cho cán bộ giáo viên về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để các trường được học hỏi thêm kinh nghiệm.
 Trên đây là một vài biện pháp có thể coi là kinh nghiệm của bản thân tôi trong thời gian qua. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Bản thân tôi mong muốn nhận được sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được tốt hơn và vận dụng thực tiễn trong thời gian tới sao cho có hiệu quả áp dụng, đáp ứng mục tiêu mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
 Văn Nho, ngày 20 tháng 5 năm 2019 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết
 Trương Văn Long
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số
TT
Tên sách
Nhà xuất bản
1
Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học - Lớp 5
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
2
Một số kỹ năng giao tiếp của học sinh tiểu học
Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Một số giải pháp chỉ đạo soạn và dạy lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường ở trường Tiểu học Thiết Ống II
Cấp tỉnh
B
2008-2009
“Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 tại trường Tiểu học Lũng Cao II”.
Cấp huyện
C
2011-2012
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyện môn khối 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học
Cấp huyện
C
2013-2014
 3.
Một số biện pháp quản lý với việc nâng cao chất lượng dạy và học của trường tiểu học Văn Nho
Cấp huyện
C
2014-2015
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN NHO PHỐI HỢP VỚI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA CÁC CUỘC THI VÀ KHI ĐÃ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHỐI HỢP VỚI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG TRIỀN THÔNG VỀ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN
CUỘC THI VẬN DỤNG KĨ NĂNG SỐNG GIÁ TRỊ SỐNG
HÌNH ẢNH HỌC SINH TRONG MỘT TIẾT HỌC

File đính kèm:

  • docSKKN Quan ly_12768409.doc
Sáng Kiến Liên Quan