Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh Tiểu học hoạt động nhóm có hiệu quả trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch

Những nội dung lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

 Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức lớp học mà trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ phát huy được tính tập thể, phối hợp cùng suy nghĩ, cùng làm việc, tranh luận để có cùng hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

 Mục tiêu của môn mĩ thuật ở tiểu học là cung cấp cho học sinh một số kiến thức ban đầu về mĩ thuật, giúp các em tạo ra cái đẹp bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm riêng .Nhìn chung bài vẽ của các em chưa có sự sáng tạo, hầu hết các em thường làm theo sự hướng dẫn của giáo viên hoặc bắt chướt những sản phẩm mà giáo viên giới thiệu. Để phát huy tính sáng tạo trong sản phẩm của mình đòi hỏi học sinh phải đưa ra ý tưởng, tích hợp ý kiến của nhiều cá nhân trong nhóm để tạo ra cái riêng cho sản phẩm của nhóm mình. Việc học nhóm tạo điều kiện cho các em thoải mái hơn, mạnh dạn hơn, tạo cảm giác gần gũi thân thiện, em nào cũng được bày tỏ ý kiến của riêng mình, các em sẽ thích thú hơn tạo không khí thoải mái trong giờ học.

 Hoạt động nhóm sẽ giúp cho từng cá nhân có ý thức trách nhiệm hơn, các em sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm trưởng giao phó, hình thức này nhằm chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công, hợp tác với tập thể cộng đồng.

Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

 Thực tế cho thấy mỗi tiết mĩ thuật nếu tổ chức được nhiều hình thức cho học sinh tham gia bài học thì các em sẽ hứng thú hơn, trong các hình thức đó thì hình thức tổ chức hoạt động nhóm là rất quan trọng. Tuy nhiên không nhất thiết bài nào cũng phải tổ chức hoạt động nhóm mà tùy vào yêu cầu để áp dụng thì hoạt động nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn.

 Nhưng với diện tích phòng học chật hẹp như hiện nay thì không gian để tổ chức hoạt động nhóm còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó thời gian cho một tiết học có giới hạn mà giáo viên phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị đồ dùng và thiết kế nhiệm vụ cho nhóm. Do đó nhiều giáo viên còn ngại thực hiện hình thức này, nếu có thì chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

 Hơn nữa, hoạt động này nếu giáo viên tổ chức không khéo thì học sinh sẽ thụ động, những em yếu ngại tham gia hoạt động, giao hết nhiệm vụ cho những bạn khá giỏi hoặc nhóm trưởng không giao nhiệm vụ cho những bạn yếu sợ ảnh hưởng đến bài của nhóm, do đó những học sinh yếu ngày càng yếu hơn

 Và một vấn đề cấp bách khó giải quyết đó là khi tham gia hoạt động nhóm các em rất ồn (vì ngồi đối diện rất dễ nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học).Và một khó khăn lớn phải kể đến đó là việc đánh giá học sinh, làm thế nào để đảm bảo tính công bằng, chính xác, đúng năng lực của từng học sinh trong quá trình hoạt động nhóm. Thực tế cho thấy cách đánh giá của giáo viên còn quá sơ sài, chỉ dựa trên sản phẩm của nhóm mà không chú ý gì đến thái độ của các em trong suốt quá trình học tập.

 Chính vì những điều đó mà tôi luôn trăn trở, băn khoăn và tự nhủ mình phải tìm ra giải pháp làm thế nào để hoạt động nhóm đạt hiệu quả khi học môn mĩ thuật ở tiểu học theo phương pháp Đan Mạch.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh Tiểu học hoạt động nhóm có hiệu quả trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó thời gian cho một tiết học có giới hạn mà giáo viên phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị đồ dùng và thiết kế nhiệm vụ cho nhóm. Do đó nhiều giáo viên còn ngại thực hiện hình thức này, nếu có thì chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. 
 	Hơn nữa, hoạt động này nếu giáo viên tổ chức không khéo thì học sinh sẽ thụ động, những em yếu ngại tham gia hoạt động, giao hết nhiệm vụ cho những bạn khá giỏi hoặc nhóm trưởng không giao nhiệm vụ cho những bạn yếu sợ ảnh hưởng đến bài của nhóm, do đó những học sinh yếu ngày càng yếu hơn
 	 Và một vấn đề cấp bách khó giải quyết đó là khi tham gia hoạt động nhóm các em rất ồn (vì ngồi đối diện rất dễ nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học).Và một khó khăn lớn phải kể đến đó là việc đánh giá học sinh, làm thế nào để đảm bảo tính công bằng, chính xác, đúng năng lực của từng học sinh trong quá trình hoạt động nhóm. Thực tế cho thấy cách đánh giá của giáo viên còn quá sơ sài, chỉ dựa trên sản phẩm của nhóm mà không chú ý gì đến thái độ của các em trong suốt quá trình học tập.
 Chính vì những điều đó mà tôi luôn trăn trở, băn khoăn và tự nhủ mình phải tìm ra giải pháp làm thế nào để hoạt động nhóm đạt hiệu quả khi học môn mĩ thuật ở tiểu học theo phương pháp Đan Mạch.
 	Qua quá trình khảo sát tình hình học tập của hai lớp 5D và 5E trước khi thực hiện giải pháp, tôi có kết quả như sau:
LỚP
SĨ SỐ HS
HS BIẾT THAM GIA HĐ NHÓM
HS CHƯA BIẾT THAM GIA HĐ NHÓM
SL
%
SL
%
5D
29
18
62
11
38
5E
26
17
65
9
35
2.3 Mô tả phân tích các giải pháp của đề tài:
 	 Nếu tổ chức hoạt động nhóm một cách hợp lí, sinh động sẽ đem lại hiệu quả rất cao trong dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch. Vậy làm sao để có thể vượt qua khó khăn như đã nêu trên, làm thế nào để học sinh tích cực tham gia hoạt động mang lại hiệu quả cho giờ học. Để làm được điều đó tôi đưa ra một số giải pháp sau:
 	* Giải pháp 1: Phân chia nhóm học sinh hợp lí.
 	- Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau, vì vậy để tổ chức phân chia nhóm đễ dàng và hợp lí thì người giáo viên phải tiếp cận tìm hiểu tâm lí, sở thích và năng lực của từng học sinh.
 	 - Một công việc cũng không kém phần quan trọng trong việc tổ chức hoạt động nhóm đó là bầu nhóm trưởng (nhóm trưởng phải là người năng động, năng lực cũng phải nổi trội hơn so với các bạn trong nhóm). Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều hành và giao công việc cho các bạn trong nhóm, giáo viên có thể bồi dưỡng thêm một số kĩ năng cơ bản cho nhóm trưởng.
 	- Giáo viên nên linh hoạt trong cách phân nhóm (có thể nhóm 2, nhóm 4 hoặc nhóm 6 ) sao cho phù hợp với điều kiện lớp học và qui trình học.
Hoạt động nhóm ở sân trường. 
Hoạt động nhóm trong lớp học.
Hình ảnh hoạt động nhóm.
* Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả, đúng theo quy trình.
 	 - Trong giảng dạy mĩ thuật theo phương pháp mới, các quy trình yêu cầu phải tổ chức hoạt động nhóm đó là: Vẽ cùng nhau, xây dựng mô hình từ vật tìm được, xây dựng cốt truyện.....
 	- Giáo viên có thể hỗ trợ nhóm kịp thời với những câu hỏi mang tính chất gợi mở để học sinh chủ động liên kết trong nhóm với nhau và hỗ trợ nhau.
 	- Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc để đảm bảo cho học sinh hiểu rõ vấn đề, có thể hỏi thêm những câu hỏi phụ để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa.
- Các vấn đề đưa ra cho học sinh hợp tác nhóm có thể là phiếu học tập hoặc những câu hỏi trực tiếp.
 	- Đối với những nhóm còn lúng túng, chưa thực hiện được nhiệm vụ, giáo viên đến gần cùng tham gia gợi ý thêm. Giáo viên phải bao quát tất cả các nhóm, đặc biệt cần chú ý quan tâm đến hoạt động của các học sinh yếu trong nhóm vì ở nhóm nào cũng có đối tượng yếu cần giúp đỡ và đối tượng giỏi cần nâng cao kiến thức.
- Yêu cầu học sinh khi làm việc nhóm phải thực hiện đúng những qui định sau:
+ Tất cả thành viên trong nhóm phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Biết lắng nghe ý kiến của bạn, không được làm theo ý mình.
 + Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân và nhắc nhở các bạn trong nhóm trao đổi vừa đủ nghe, không làm ảnh hưởng đến các lớp khác.
 	- Để tạo thêm không khí cho tiết học giáo viên có thể tổ chức trò chơi hoặc văn nghệ giữa tiết giúp giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, thêm phần hứng thú cho môn học.
 	- Giáo viên quan sát tổng quát cả lớp, nếu có vấn đề khó khăn cần giải quyết giáo viên có thể cho cả lớp dừng lại để tập trung chú ý lắng nghe giáo viên hướng dẫn thêm.
Ví dụ: Các bước tiến hành tổ chức hoạt động nhóm ở qui trình xây dựng mô hình từ vật tìm được (Chủ đề: Trang phục em yêu thích – Mĩ thuật lớp 5) như sau:
+ Bước 1: Chia nhóm
Vì trường đã có phòng học riêng , một số lớp được học mỗi tháng một buổi nên từ đầu tôi đã chia nhóm. Mỗi lớp có khoảng 30 đến 32 học sinh nên tôi đã chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm có khoảng 5 đến 6 học sinh. Vì thế cứ đến lịch là các em ngồi ngay vào nhóm mà giáo viên đã chia.
Đối với các lớp học tại lớp mỗi tuần một tiết do vận dụng dạy theo phương pháp mới nên giáo viên chủ nhiệm cũng đã cho các em ngồi theo nhóm. Ví thế ít mất thời gian cho khâu này.
+ Bước 2: Giao nhiệm vụ
Giáo viên nêu yêu cầu của chủ đề và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
Đối với chủ đề này giáo viên cần nêu rõ: Mỗi cá nhân tự tạo một trang phục theo ý thích bằng các chất liệu tìm được và trưng bày sản phẩm cá nhân theo nhóm, sau đó tập hợp tất cả các sản phẩm của nhóm sắp xếp thành cửa hàng thời trang giới thiệu những sản phẩm thời trang của nhóm mình.
+ Bước 3: Làm việc nhóm
Các nhóm tiến hành làm việc theo nhóm.
Giáo viên tham gia quản lí và định hướng làm việc cùng các nhóm, hỗ trợ cho các nhóm khi cần thiết.
+ Bước 4: Trình bày kết quả
Đại diện nhóm trưng bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác đóng góp ý kiến và tham gia tranh luận. các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm bạn để làm rõ vấn đề.
Bước 5: Tổng kết
Giáo viên tổng kết và rút ra kết luận, khích lệ tinh thần học tập của học sinh, tuyên dương những nhóm hoạt động tốt, động viên những nhóm còn lại cố gắng hơn.
Học sinh xây dựng mô hình từ vật tìm được
Học sinh tạo dáng người từ dây thép,giấy bồi và vải vụn.
 	* Giải pháp 3: Tổ chức trò chơi để gây hứng thú cho học sinh.
 	Tùy theo từng chủ đề hoặc từng bài mà chúng ta lựa chọn trò chơi cho phù hợp.
 	Trò chơi có thể tổ chức vào đầu tiết học để giới thiệu bài, có thể tổ chức ở giữa chủ đề để giảm căng thẳng mệt mỏi hoặc tổ chức vào cuối chủ đề để củng cố kiến thức cho học sinh.
 	Trò chơi đưa ra phải ngắn gọn (từ 1 đến 2 phút) để không làm mất thời gian cho các hoạt động khác nhưng phải có hiệu quả (trò chơi có liên quan đến chủ đề đang học và phục vụ cho mục đích học tập. Trò chơi mặc dù quan trọng nhưng không lạm dụng quá nhiều trong giờ dạy, nên tập trung vào nội dung trọng tâm mà tổ chức trò chơi.
 	Ví dụ 1: Tổ chức trò chơi cho chủ đề “Chúng em với thế giới động vật”- Mĩ thuật lớp 4 ở đầu tiết học để giới thiệu chủ đề.
 	- Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại một số con vật quen thuộc.
 - Chuẩn bị: Một số bài hát về con vật.
 	 - Cách chơi: Các nhóm thi đua, mỗi nhóm hát một đoạn hoặc một câu trong bài hát có tên con vật, hát xoay vòng nếu trong thời gian 5 giây nếu nhóm nào không tìm được bài hát thì trò chơi kết thúc.
 	 Ví dụ 2: Tổ chức trò chơi cho chủ đề “Chân dung tự họa”- Mĩ thuật lớp 5 ở giữa tiết học.
- Mục tiêu: Giúp học sinh giảm căng thẳng, mệt mỏi.
 	 Nhận ra những trạng thái cảm xúc của khuôn mặt.
 	- Chuẩn bị: Một số bài hát, đoạn nhạc thể hiện tâm trạng vui, buồn, bất ngờ, lo sợ
 	 - Cách chơi: Giáo viên mời một sinh lên bảng sau đó bật nhạc ( có thể một đoạn nhạc) thể hiện tâm trạng vui, buồnYêu cầu học sinh thể hiện khuôn mặt đúng theo tâm trạng đoạn nhạc, giáo viên luôn thay đổi đoạn nhạc để học sinh thay đổi biểu cảm khuôn mặt. Cả lớp vỗ tay cổ vũ cho bạn.
 	 Qua trò chơi này học sinh sẽ có thêm cảm hứng để vẽ chân dung, bài vẽ của các em thể hiện nhiều trạng thái biểu cảm hơn.
 	Ví dụ 3: Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh nhận phần thưởng” cho chủ đề “ Những con vật ngộ nghĩnh”- Mĩ thuật lớp 4 vào cuối tiết học nhằm củng cố kiến thức cho học sinh.
 	Với trò chơi này giáo viên sử dụng hình thức chơi tiếp sức.
 	Giáo viên vẽ lên bảng khoảng 12 vòng tròn, chia lớp thành 3 nhóm ( mỗi nhóm vẽ tiếp sức 4 vòng tròn thành 4 con vật đơn giản khác nhau), cả lớp cổ vũ.
 	 Nhóm nào vẽ xong nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc.
* Giải pháp 4: Đánh giá học sinh công bằng, khách quan.
 	 - Đây là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên được thực hiện ở các tiết cuối của mỗi chủ đề (hoạt động trưng bày sản phẩm). Giáo viên không chỉ dựa trên sản phẩm của nhóm mà cần phải đánh giá xuyên suốt quá trình hoạt động của học sinh. Sản phẩm của nhóm thể hiện qua quá trình trao đổi, trình bày ý kiến và năng lực hợp tác của từng thành viên nên việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm không nên qua loa, đại khái mà phải thực hiện theo các tiêu chí sau:
 	+Sự phân công của nhóm.
 	+Tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm.
 	+ Thời gian hoàn thành sản phẩm.
 	+ Kĩ năng trình bày trước lớp.
- Bên cạnh việc tuyên dương những học sinh tích cực, chăm chỉ. Giáo viên cũng cần nghiêm khắc nhắc nhở những học sinh chưa tập trung, hay nói chuyện riêng Đặc biệt giáo viên cũng cần tuyên dương những học sinh có sự nổi trội đột xuất để tạo động lực cho các em ở những hoạt động sau.
- Việc đánh giá học sinh cũng phải dựa theo Thông tư 22/2014: Khả năng kết hợp với bạn, khả năng giao tiếp, tính tích cực sáng tạo.
 	Chính vì vậy giáo viên cần coi trọng khâu đánh giá hoạt động nhóm của học sinh trong các giờ học để đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, đạt được mục tiêu giáo dục của môn mĩ thuật trong trường tiểu học.
 	 Tóm lại: Bất cứ hình thức dạy học nào cũng phải tuân theo quy trình để giúp giáo viên tránh những lúng túng trong khi hướng dẫn học sinh, đảm bảo tính khoa học trong tổ chức dạy học. Giáo viên phải biết căn cứ vào tình hình thực tế lớp học để có kế hoạch dạy học cho phù hợp.
 	 2.4. Kết quả đạt được:
 	 Sau khi trải nghiệm phương pháp mới và vận dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ thuật tôi thấy chất lượng học kì 1 của các em đã được nâng lên rõ rệt so với những năm trước. 
 	- Học sinh đã được vẽ cùng nhau, các nhóm tư duy cùng nhau suy nghĩ, cùng thảo luận gây hứng thú học tập tạo sản phẩm phong phú, đa dạng hơn.
- Nề nếp lớp học ổn định hơn do các em đã hình thành thói quen làm việc theo nhóm.
- Giáo viên không còn mất nhiều thời gian cho việc giữ trật tự lớp.
- Học sinh thích thú và tích cực tham gia các hoạt động chung, không còn tình trạng ỷ lại hoặc làm việc riêng trong giờ học, biết hợp tác và chia sẻ với các thành viên trong nhóm.
- Học sinh được rèn nhiều kĩ năng : Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy, được bổ sung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau. 
 	 Qua khảo sát cuối kì 1 (sau khi thực hiện giải pháp) tôi thấy tình hình học tập của hai lớp 5D và 5E có sự tiến bộ rõ rệt, số học sinh biết tham gia hoạt động nhóm tăng hơn so với đầu năm, cụ thể như sau: 
LỚP
SĨ SỐ HS
HS BIẾT THAM GIA HĐ NHÓM
HS CHƯA BIẾT THAM GIA HĐ NHÓM
SL
%
SL
%
5D
29
27
93
2
7
5E
26
24
92
2
8
 So với phương pháp truyền thống thì phương pháp mới phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, tiết học thoải mái sinh động hơn, học sinh vừa học vừa chơi, vừa sáng tạo nên đa phần học sinh rất thích thú và mong chờ đến giờ học mĩ thuật. Qua hình thức học tập nhóm theo phương pháp Đan Mạch đã giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp, kĩ năng trình bày sản phẩm trước đám đông, học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về thời gian hoặc sợ mình làm không được. Đặc biệt những học sinh cá biệt ít quam tâm đến việc học trở nên hứng thú hơn, đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình.
 Với hình thức học tập này còn mang lại niềm vui cho các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, hàng ngày chứng kiến con em mình tìm thấy niềm vui, sự sáng tạo, lòng đam mê trong từng sản phẩm do tự tay các em làm ra.
 Sau đây là một số sản phẩm tham gia hoạt động nhóm của trường Tiểu học số 2 Hoài Tân.
Sản phẩm từ hoạt động vẽ theo nhạc.
Sản phẩm được làm từ những nếp gấp giấy.
Qua thực hiện các giải pháp trên tôi thấy đa số học sinh trường tôi rất thích giờ học mĩ thuật, bài vẽ của các em có sự tiến bộ rõ rệt
 Cụ thể: Qua đợt thi vẽ tranh cấp trường cho học sinh từ khối 1 đến khối 5 nhân dịp 26-3, tôi thấy bài vẽ của các em có tiến bộ hơn nhiều so với những năm trước.
 Sản phẩm dự thi cấp trường của học sinh trường Tiểu học số 2 Hoài Tân năm học 2017-2018.
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến:
Như vậy, việc tổ chức dạy học theo nhóm đối với môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch nếu tổ chức có hiệu quả thì kết quả đem lại rất cao. Học sinh được học tập thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, các em có cơ hội diễn đạt ý kiến của mình, có cơ hội học hỏi ở các bạn kĩ năng diễn đạt ý kiến giúp học sinh mạnh dạn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học các môn học khác và giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống dễ dàng hơn.
 	 Để đạt được những điều nói trên, là người giáo viên đặc biệt là giáo viên mĩ thuật chúng ta cần phải:
+ Kiên trì, chịu khó nghiên cứu bài dạy một cách chu đáo.
 	+ Phải nắm vững nội dung yêu cầu, nhiệm vụ của từng tiết dạy cụ thể, nắm được đặc điểm tâm sinh lí của của học sinh cũng như khả năng tư duy, sáng tạo của từng học sinh.
 	+ Phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh thần học hỏi cao để luôn luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
 	+ Tăng cường làm đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan...
3.2. Các đề xuất khuyến nghị:
 	- Để cho bộ môn mĩ thuật ngày càng trở nên hấp dẫn hơn và chiếm vị trí quan trọng trong nhận thức của mỗi học sinh, tôi có một số khuyến nghị sau:
 	- Đối với nhà trường cần có phòng tranh riêng để giáo viên trưng bày những sản phẩm mà các em làm được qua các chủ đề để học sinh cùng quan sát tạo phấn khích cho các em cảm thấy thích thú hơn khi học mĩ thuật.
 	- Cần tổ chức thêm các buổi hoạt động ngoại khóa để học sinh có cơ hội tiếp cận với thiên nhiên. Thay đổi địa điểm học tập cũng là một hình thức gây hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể cho các em vẽ ngoài trời, ở sân trường hoặc địa điểm thích hợp.
 	 - Phòng giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn, luyện tập về chuyên môn nghiệp vụ để giáo viên có điều kiện học hỏi kiến thức mới, đồng thời trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy cho nhau.
 	- Nhà trường cung cấp đầy đủ phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, và những cơ sở vật chất tốt nhất cho việc học và dạy.
 	- Đối với giáo viên phải có lòng say mê nhiệt tình với nghề, 
- Đối với học sinh thì thường xuyên trải nghiệm thực tế cuộc sống và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
Nếu hoạt động nhóm được tổ chức hợp lí và thường xuyên trong từng tiết học mĩ thuật thì hiệu quả môn học ngày càng được nâng cao, học sinh thêm yêu thích môn học.
 Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi đưa ra để cùng bàn luận và tham khảo. Tôi rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để việc dạy học mĩ thuật ở tiểu học theo phương pháp Đan Mạch đạt kết quả cao. 
 Tôi xin cam đoan rằng, đề tài trên là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm sáng kiến về toàn bộ nội dung đề tài của mình.
 Hoài Tân, ngày 10 tháng 4 năm 2018 
 	Người viết
 	 Nguyễn Thị Thúy Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu – Tác giả
Nhà xuất bản
1
Phương pháp giảng dạy mỹ thuật
Đại học Huế
Nhà xuất bản giáo dục
2
Tài liệu giảng dạy cấp tiểu học.
Sách dạy- học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch từ lớp 1 đến lớp 5.
Nhà xuất bản giáo dục
3
Trải nghiệm từ học sinh, từ cuộc sống và từ thực tế giảng dạy.
Tranh ảnh sưu tầm
4
Tham khảo trên mạng Internet, thư viện trường, các kênh thông tin đại chúng, 
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
1
1. Đặt vấn đề
1
2
1.1 Lý do chọn đề tài: Lý luận, thực tiễn
1
3
1.2 Xác định mục đích nghiên cứu
2
4
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm
2
6
1.5 Phương pháp nghiên cứu
3
7
1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
3
8
2. Nội dung:
4
9
2.1. Những nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
4
10
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4
11
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp 
5
12
2.4. Kết quả đạt được 
11
13
3. Kết luận và khuyến nghị:
17
14
3.1. Những kết luận, đánh giá cơ bản (ND, ý nghĩa, hiệu quả).
17
15
3.2. Các đề xuất, khuyến nghị:
18
16
Tài liệu tham khảo 
19
Đánh giá xét duyệt của Tổ chuyên môn
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp trường
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng xét duyệt sáng kiến phòng GD&ĐT
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_h.doc
  • docxTÓM TẮT SK- NGuyễn Thị Thúy Hằng (1).docx
Sáng Kiến Liên Quan