Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

Thực trạng giảng dạy phân môn tập đọc nói chung và việc rèn đọc diễn cảm nói riêng ở trường.

 a. Việc giảng dạy của giáo viên .

 Nhìn chung, giáo viên đã nhận thức được vị trí vai trò của phân môn tập đọc, đặc biệt là trang bị những kiến thức ngôn ngữ để các em có điều kiện thuận lợi vận dụng trong thực tập và giao tiếp góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 Song thực tế giảng dạy phân môn này nhất là việc rèn đọc diễn cảm còn có những bất cập cần phải quan tâm khắc phục: Nhiều giáo viên chỉ chú ý trong giờ tập đọc phải dạy đúng tiến trình và có bao nhiêu em đựơc đọc ( càng nhiều càng tốt ) mà chưa quan tâm đến chất lượng đọc. Bên cạnh đó cần nhắc đến sự hạn chế trong việc nắm kiến thức bài kĩ năng đọc diễn cảm của giáo viên dẫn đến tình trạng rèn đọc diễn cảm ở mức chung chung, không rõ ràng, cụ thể gây cản trở đến việc nhận thức của học sinh .

 b. Việc đọc diễn cảm của học sinh.

 Đa số ở mức độ học thuộc ( không kể đến một số em còn đọc ngọng, đọc ê a) hoặc đọc chỉ đúng, đọc đều đều đọc không có ý thức.

 Qua khảo sát kết quả đầu năm cho thấy chất lượng đọc của học sinh lớp 5 của tôi phụ trách như sau:

 - Số học sinh đọc ngọng : 5 em

 - Số học sinh đọc rời rạc : 7 em

 - Số học sinh đọc đúng : 13 em

 - Số học sinh đọc diễn cảm : 8 em

 Qua tìm hiểu thực tế và khảo sát chất lượng, tôi rút ra được nguyên nhân làm cho các em chưa thể được lưu loát văn bản:

 - Do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên chưa hiểu hết nghĩa của từ trong văn bản dẫn đến ngắt nghỉ tùy tiện và đọc lặp từ hoặc vấp nhiều.

 - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng môn học chưa đúng nên chưa có ý thức tự rèn luyện.

 Một số em đọc văn bản lưu loát nhưng chưa biết đọc diễn cảm thì nguyên nhân là:

 - Các em chưa cảm nhận được ý nghĩa nội dung nghệ thuật của văn bản đọc.

 - Điều kiện để bộc lộ khả năng của học sinh còn ít nên chưa phát huy hết khả năng của mình.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức cao hơn: Nắm và vận dung được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật ,tính cách ... để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
 - Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa. 
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng giảng dạy phân môn tập đọc nói chung và việc rèn đọc diễn cảm nói riêng ở trường. 
	a. Việc giảng dạy của giáo viên .
 Nhìn chung, giáo viên đã nhận thức được vị trí vai trò của phân môn tập đọc, đặc biệt là trang bị những kiến thức ngôn ngữ để các em có điều kiện thuận lợi vận dụng trong thực tập và giao tiếp góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
	Song thực tế giảng dạy phân môn này nhất là việc rèn đọc diễn cảm còn có những bất cập cần phải quan tâm khắc phục: Nhiều giáo viên chỉ chú ý trong giờ tập đọc phải dạy đúng tiến trình và có bao nhiêu em đựơc đọc ( càng nhiều càng tốt ) mà chưa quan tâm đến chất lượng đọc. Bên cạnh đó cần nhắc đến sự hạn chế trong việc nắm kiến thức bài kĩ năng đọc diễn cảm của giáo viên dẫn đến tình trạng rèn đọc diễn cảm ở mức chung chung, không rõ ràng, cụ thể gây cản trở đến việc nhận thức của học sinh .
 b. Việc đọc diễn cảm của học sinh. 
 Đa số ở mức độ học thuộc ( không kể đến một số em còn đọc ngọng, đọc ê a) hoặc đọc chỉ đúng, đọc đều đều đọc không có ý thức.
 Qua khảo sát kết quả đầu năm cho thấy chất lượng đọc của học sinh lớp 5 của tôi phụ trách như sau: 
	- Số học sinh đọc ngọng : 5 em
	- Số học sinh đọc rời rạc : 7 em
	- Số học sinh đọc đúng : 13 em
	- Số học sinh đọc diễn cảm : 8 em
 Qua tìm hiểu thực tế và khảo sát chất lượng, tôi rút ra được nguyên nhân làm cho các em chưa thể được lưu loát văn bản:
 - Do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên chưa hiểu hết nghĩa của từ trong văn bản dẫn đến ngắt nghỉ tùy tiện và đọc lặp từ hoặc vấp nhiều. 
 - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng môn học chưa đúng nên chưa có ý thức tự rèn luyện.
 Một số em đọc văn bản lưu loát nhưng chưa biết đọc diễn cảm thì nguyên nhân là: 
 - Các em chưa cảm nhận được ý nghĩa nội dung nghệ thuật của văn bản đọc.
 - Điều kiện để bộc lộ khả năng của học sinh còn ít nên chưa phát huy hết khả năng của mình.
 2. Một số biện pháp đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 
 Qua nghiên cứu sách giáo khoa và từ thực trạng dạy học phân môn tập đọc ở trường, tôi đã suy nghĩ tìm tòi các biện pháp để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm như sau: 
 2.1 . Chuẩn bị tốt bài giờ trước đọc.
 * Đối với giáo viên : 
 Phân môn tập đọc là sự tổng hợp các kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp mỗi bài tập đọc là một mảng thực tế cuộc sống giáo viên cần nắm chắc nội dung, hiểu từng từ trong bài để hướng dẫn học sinh nắm bắt bài một cách dễ dàng. Đối với mỗi bài văn, bài thơ, giáo viên phải tìm hiểu kĩ hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của mỗi bài văn bài thơ ấy để hiểu rõ mạch cảm xúc của tác giả, từ đó chuẩn bị cho mình giọng đọc đúng và diễn cảm phù hợp .
 * Đối với học sinh 
	Mỗi bài tập đọc, phải yêu cầu các em phải chuẩn bị kỹ ở nhà nội dung cần tìm hiểu. Đọc nhiều lần để tìm cách đọc phù hợp, trả lời câu hỏi cuối bài ra một quyển vở soạn bài, lập tìm dàn ý và rút ra nội dung chính của bài. Việc chuẩn bị kỹ ở nhà giúp học sinh tìm ra cách đọc sáng tạo cho mình hoặc là cơ sở để các em tiếp thu bài giảng, hưóng dẫn đọc diễn cảm của giáo viên một cách tốt nhất.
 2.2. Sử dụng trực quan bằng giọng đọc diễn cảm của giáo viên
- Sử dụng đồ dùng trực quan rất phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, có tác dụng kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Vì vậy, đồ dùng trực quan là phương tiện quan trọng góp phần vào thành công của tiết dạy. Trong giờ tập đọc, giọng đọc của giáo viên là một giáo cụ trực quan vô cùng quan trọng, là chiếc chìa khoá mở ra cho các em những hiểu biết về kho tàng văn học thơ ca. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giọng đọc mẫu nên khi ta đọc diễn cảm cho học sinh, người giáo viên phải chú trọng đến việc chuẩn bị giọng đọc mẫu của mình trước khi lên lớp sao cho phù hợp với nội dung bài đọc .
	Tóm lại, giọng đọc mẫu của giáo viên được coi là một trong những đồ dùng trực quan vô cùng quan trọng , nêu một biểu tượng mẫu về giọng đọc để học sinh cố gắng đạt tới. Phần đọc mẫu có thể đọc cả bài hoặc một khổ thơ, một đoạn, một câu, một dòng ... miễn sao đạt hiệu quả tốt nhất. Muốn vậy, mỗi giáo viên phải luôn trau dồi và rèn luyện cho mình một giọng đọc diễn cảm tốt nhất. 
2.3. Rèn đọc đúng cho học sinh
	Học sinh có kĩ năng đọc đúng thì mới có thể tiến tới đọc diễn cảm được. Bởi vậy, điều trước tiên là phải rèn cho học sinh đọc đúng. Một trong những yêu cầu quan trọng của việc đọc đúng là phải phát âm đúng, chuẩn về ngữ âm và đảm bảo về tốc độ. Phát âm không chuẩn hoặc đọc quá nhanh , quá chậm sẽ không thể hiện được cái hay, cái đẹp cũng như phong cách của tác phẩm.
	Để rèn đọc đúng cho học sinh, trong quá trình rèn đọc, phải chú ý nghe các em đọc, đồng thời yêu cầu lớp cùng theo dõi và nhận xét cách đọc, phát âm của bạn để tìm ra chỗ sai, từ đó hướng dẫn các em chỉnh sửa. Ngay từ nhữn ngày đầu nhận lớp giáo viên phải thống kê tất cả các lõi mà họ sinh mình mắc phải ở các lớp dưới ( kể cả tiếng phương ngữ) để có phương án rèn đọc cho học sinh.
	Ví dụ : Có em còn đọc " mùa xuân" thành "mùa xoanh ", hoặc " "đất nước/ đách nước", thì giáo viên phải yêu cầu học sinh phát âm lại nhiều lần, nếu em đó phát âm vẫn sai thì dùng bạn đọc đúng phát âm để em đó nghe và chỉnh lại cách đọc của mình.
 Mặt khác để việc rèn phát âm chuẩn và có thể" thanh toán ngọng " đối với học sinh trong lớp, giáo viên phải luôn chú ý sửa ngọng cho các em trong tất cả các giờ học cũng như lúc vui chơi, phải phối hợp với các lực lượng khác như: Gia đình, bạn bè, xã hội...để cung tham gia vào luyện giọng cho các em. Đồng thời giúp các em thấy được tác hại của sự nhầm lẫn giữa phụ âm d/gi, giữa vần " uân " với " oanh.. 
	Cứ như vậy, trong giờ tập đọc, phải thường xuyên sửa kịp thời những lỗi phát âm lẫn, giúp học sinh nhớ và tự giác sửa ngọng đạt hiệu quả .
 2.4. Rèn luyện cách ngắt, nghỉ, thể hiện giọng đọc
	Sau khi học sinh đã biết đọc đúng, để tiến tới đọc diễn cảm, tôi hướng dẫn và cho học sinh tập luyện ngắt, nghỉ, thể hiện giọng đọc( nhấn mạnh, ngân dài ) phù hợp với nội dung từng bài. Ngay từ những tuần đầu, phải cho học sinh làm quen với các kí hiệu đọc :
	- Dấu nghỉ hơi : // ( ghi sau từ cần nghỉ )
	- Dấu ngắt hơi : / ( ghi sau từ cần ngắt )
	- Dấu nhấn mạnh : - ( gạch dưới từ cần nhấn )
	- Dấu kéo dài : ( ghi dưới từ cần kéo dài )
	- Dấu lên cao giọng : ( ghi bên phải từ cần lên cao giọng )
	- Dấu hạ thấp giọng : ( ghi bên phải từ cần hạ giọng )
Nên chia các bài đọc thành hai dạng chính : Thơ, văn xuôi và rèn đọc phù hợp với từng giọng .
 a. Đối với các bài văn xuôi
	Hướng dẫn học sinh phân biệt từng thể loại : Văn tả, văn kể chuyện, văn đối thoại, từ đó có biện pháp cụ thể với từng thể loại .
	Khi đọc thể loại văn tả, giáo viên nên gợi ý để các em phát hiện ra những từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh, nhấn giọng ở những từ ngữ đó để thể hiện nội dung, tình cảm và ngắt nghỉ theo đúng cụm từ.
 Ví dụ : " Dưới mặt đất, / nước mưa vẫn róc rách, / lăn tăn,/ luồn lỏi,/ chảy thành hàng ngàn vạn dòng mỏng manh,/ buốt lạnh. "	
 Bài : Phong cảnh Đền Hùng ( Đoàn Minh Tuấn - TV 5 - Tập 2)
 Cần cho học sinh ngắt hơi ở câu: 
 " Dãy Tam Đảo như bức tường xanh/ sừng sững chắn ngang bên phải/ đỡ lấy mây trời cuồn cuộn."........."Trước mặt là ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba con sông lớn/ tháng năm mãi miết đắp bồi phù sacho đồng bằng xanh mát."	
	Khi đọc thể loại văn kể chuyện, giọng đọc cần phù hợp với tình tiết diễn biến của câu chuyện, thể hiện những cử chỉ, hành động của nhân vật trong truyện qua nét mặt, ánh mắt, động tác để diễn tả nội dung bài đọc cho sinh động hấp dẫn người nghe 
	Đối với những bài văn xuôi giàu kịch tính có tính chất đối thoại thì tổ chức cho các em đọc theo kiểu phân vai nhân vật để thể hiện nội dung bài đọc .
	b. Đối với thể loại thơ :
	Đặc trưng cơ bản để phân biệt văn xuôi với thể loại thơ chính là nhịp thơ. Đó là sự tổ chức của ngôn ngữ thơ ca tạo nên nhạc điệu riêng cho mỗi bài. Vì vậy, để đọc diễn cảm tốt các bài thơ, học sinh phải biết ngắt nhịp thơ sao cho đúng. Việc ngắt nhịp thơ lại không theo một công thức, một khuôn mẫu nào cả mà chỉ ngắt nhịp làm sao cho khi đọc lên câu thơ ấy hay hơn, có hình ảnh hơn và thể hiện được ý tưởng mà tác giả gửi gắm trong đó. Thơ có nhịp ngắt 2/2/2 thể hiện sự dồn dập, nhịp ngắt dài 4/4 thể hiện sự sâu lắng, trầm tĩnh. Song ở mỗi bài thơ, mỗi thể loại thơ lại có cách ngắt nhịp khác nhau. Với thể thơ lục bát, cách ngắt nhịp phổ biến là 2/4, , 2/4/2,( 2/2/4 ) đôi khi lại là nhịp 3/3, 4/4 hoặc 3/3/2 với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật thì lại ngắt theo nhịp 3/4 hoặc 4/3 còn thể thơ 4 tiếng thì phổ biến ngắt theo nhịp 2/2.
	Khi hướng dẫn học sinh đọc, chú ý khai thác nội dung bài, nêu câu hỏi để học sinh tìm ra những từ ngữ gợi tả tâm trạng, cảm xúc của tác giả, những từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh từ đó tìm ra cách đọc phù hợp.	
 Ví dụ: Khi học bài " Hạt gạo làng ta " ( Trần Đăng Khoa)
	Khi tìm hiểu khổ thơ đầu, tôi hỏi : ở khổ thơ1, tác giả nêu hạt gạo quê hương thơm ngon là nhờ đâu? Khi đọc khổ thơ này cần đọc như thế nào ? vì sao phải đọc như vậy? ( nhấn mạnh điệp từ " có " cho thấy các chất làm nên hạt gạo quê hương. Cuối các dòng 2,4,6 đọc vắt luôn sang dòng sau làm câu thơ liền mạch, gợi hình ảnh hơn ...) Sau đó, yêu cầu học sinh dùng kí hiệu để thể hiện cách đọc. 	
 	Ví dụ: Bài Đất nước - ( Nguyễn Đình Thi)
 Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ như sau: 
 Mùa thu nay/ khác rồi
 Tôi đứng vui nghe /giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre/ phấp phới
 Trời thu/ thay áo mới
 Trong biếc/ nói cười thiết tha.
 Có những bài nên để cho các em tự tìm hiểu cách đọc nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em.
 2.5. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài:
 Như đã đề cập trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đọc của học sinh chưa tốt là do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế dẫn đến chưa thông hiểu một số từ ngữ nói riêng và nội dung của văn bản nói chung. Vì vậy, bên cạnh dạy tốt môn Luyện từ và câu thì giúp học sinh hiểu đầy đủ nội dung bài học là việc làm không thể bỏ qua trong quá trình dạy tập đọc. 
 Trong giờ dạy tập đọc, ngoài việc khai thác nội dung bài học dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa, thì giáo viên cần phải cố gắng tìm thêm những câu hỏi phù hợp giúp các em tìm tòi, phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. Từ đó, các em sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn nội dung, ý nghĩa của tác phẩm cũng như tình cảm của tác giả chứa đựng trong từng câu, chữ của bài đọc.
 Ví dụ: Khi dạy bài Mùa thảo quả ( Ma Văn Kháng)
 Thông qua việc tìm hiểu từ ngữ: Ngọt lịm, thơm nồng, đỏ chon chót...giáo viên giúp cho học sinh hình dung được mùi hương, mùi thơm rất đặc biệt và vẻ đẹp của thảo quả khi vào mùa chín rộ.
 Nhưng để học sinh thấy hết được vẻ đẹp đặc biệt đó giáo viên cần giúp học sinh hiểu thêm như: Đoạn cuối bài tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ...
 ( So sánh - những chùm thảo quả đỏ chon chót như lửa chứa nắng.
 Nhân hóa - rừng say ngây và ấm nóng
 Từ đó học sinh thấy được, bằng nghệ thuật nhân hóa và so sánh hương thơm và màu sắc của thảo quả được miêu tả một cách cụ thể mà sinh động và thật đặc biệt, làm cho người đọc như thấy mình đang lạc vào rừng thảo quả chín. 
 2.6. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
 Như đã nói trên, các em đọc tương đối lưu loát các văn bản, các tác phẩm song do vốn sống và hiểu biết của các em còn hạn chế, do chưa được trải nghiệm thực tế cuộc sống các em khó có thể diễn đạt đầy đủ, thành công một tác phẩm văn học. Hoặc nếu như các có có gần gũi thực tế nhiều đi chăng nữa thì các em chưa đủ khả năng để diễn đạt hết giá trị của tác phẩm đó.
 Lớn lên ở thôn quê, năm nào các em cũng được ngắm đồng quê mình vào mùa gặt. Nhưng các em đâu có thấy được vẻ đẹp trù phú, ấm no, thanh bình mà nhộn nhịp của " Quang cảnh làng mạc ngày mùa" của nhà văn Ma Văn Kháng. 
 Tác giả tả màu vàng với nhiều sắc độ khác nhau: " vàng xuộm của cánh đồng lúa chín, vàng hoe của nắng trời mùa thu, vàng lịm của những quả xoan chín mọng, vàng mượt của những chú chó, chú gà béo tốt."..
 Tất cả những điều đó được vỡ òa khi các em tiếp nhận qua lời giảng, giọng đọc của thầy cô và từ đó các em đọc hay, diễn tả hết cái hay cái đẹp của tác phẩm đó và cảm thấy làng quên mình vào mùa gặt mới đẹp làm sao.
 Như vậy, để rèn luyện cho học sinh cách ngắt nhịp thơ đúng nhất, hay nhất, người giáo viên cần phải giúp các em hiểu rõ nội dung và dụng ý nghệ thuật mà tác giả sử dụng cũng như tình cảm mà tác giả gửi gắm trong từng từ, từng dòng thơ, khổ thơ để thể hiện giọng đọc phù hợp, truyền cảm xúc tới người nghe. Việc thể hiện sắc thái mỗi khổ thơ, bài thơ sẽ giúp học sinh tiến gần tới đọc diễn cảm .
 Tóm lại: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh không thể thiếu việc hướng dẫn cách ngắt, nghỉ thể hiện giọng đọc phù hợp với từng thể loại, từng bài đọc. Thực hiện tốt biện pháp này là cơ sở thúc đẩy quá trình rèn đọc diễn cảm đạt chất lượng và hiệu quả tốt 
 2.7. Rèn đọc diễn cảm thông qua nhóm học tập và hoạt động tập thể .
	Trong các loại hình giáo dục học sinh, có lẽ loại hình giáo dục bằng tập thể có tác dụng cuốn hút, hấp dẫn hơn cả vì ở đó các em được cùng nhau tham gia, trao đổi thảo luận, cùng nhau học tập, vui chơi cùng nhau tiến bộ .
	Ngay từ đầu năm học, phải chú ý xây dựng tập thể lớp vững mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đoàn kết bạn bè tương thân, tương ái, biết thi đua giúp đỡ nhau trong học tập. Để rèn đọc diễn cảm cho các em, trong các giờ tập đọc phải tố chức cho các em thành nhiều nhóm học tập. Số lượng mỗi nhóm tùy theo tính chất của bài tập đọc và trong mỗi nhóm phải có đủ các đối tượng: Giỏi -khá - Trung bình. Nhóm trưởng là những em học giỏi ( hoặc khá ), đọc tương đối tốt , có nhiệm vụ điều khiển hoạt động nhóm, thống nhất ý kiến chung. Để gây hứng thú cũng như nâng cao chất lượng học nhóm giáo viên phải đưa ra tiêu chuẩn thi đua: Sau mỗi tuần điểm đọc của tổ nào cao nhất thì tổ đó giành phần thắng và ngoài việc giữ danh hiệu này cho hết tuần, tổ đó có quyền đề nghị các tổ còn lại thực hiện theo yêu cầu của mình ( hát, đọc thơ, làm một số động tác vui, khoẻ... )
 Ví dụ : Giao bài tập ở tuần 3 thì tiến hành thi đọc vào giờ sinh hoạt của tuần 4. Bài tập thi đọc diễn cảm dưới dạng phiếu học tập.
 Trong quá trình thi đọc, để khách quan, phải cho các em tự bầu ban giám khảo để đánh giá, giáo viên chỉ là người tổ chức và điều hành và là người quyết định cuối cùng. Chính việc các em tự đánh giá lẫn nhau là cơ hội để các em kiểm tra kĩ năng nghe - đọc của mình, từ đó rút kinh nghiệm điều chỉnh bản thân. Đồng thời nhờ đó mà giáo viên nắm bắt được trình độ, khả năng đọc diễn cảm của các em để có biện pháp tương ứng.
 Ngoài việc tổ chức cho các em thi đọc theo nhóm mỗi tuần1lần thì cứ sau 3 tháng, nên tổ chức " Hội thi đọc thơ " để bình chọn "người đọc thơ hay nhất ". Phải gắn việc tổ chức hội thi theo từng đợt thi đua lớn như: 20/11, 8 /3, 15/5 ...mỗi đợt khoảng 5 - 10 em tham gia dưới hình thức hái hoa dân chủ, mỗi bông hoa được chép sẵn một khổ thơ (1 đoạn thơ ) và các em phải đọc diễn cảm khổ thơ (đoạn thơ) đó.
2.8. Rèn đọc diễn cảm thông qua một số trò chơi
	Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học là: Học mà chơi, chơi mà học nên cuối các giờ tập đọc, nên tổ chức cho các em chơi : 
 " Đọc thơ "," thi đọc tiếp sức " để gây hứng thú học tập .
Ví dụ : Khi dạy bài " Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông đà ".
	Tổ chức cho các em chơi trò chơi " Đọc thơ truyền điện ", khi các em đã nhớ được nội dung bài thơ. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử một nhóm 4 em lên chơi. Đại diện của hai nhóm sẽ " Bóc thăm" để giành quyền đọc trước, sau đó đại diện của nhóm đọc trước (N 1) sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài đọc rồi chỉ định thật nhanh ( " Truyền điện ") một bạn bất kì của đội kia (N 2). Bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp câu thơ thứ hai của bài. Nếu đọc đúng và trôi chảy thì sẽ được chỉ định một bạn của nhóm kia ( N 1 ) đọc tiếp câu thứ ba.... cứ như vậy cho đến hết bài .
	Học sinh N 1 :Trên sông Đà 
	Học sinh N 2 : Một đêm trăng chơi vơi
	Học sinh N 1 :Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca 
	Học sinh N 2 : Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ................
 2.9. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học 
	Để học sinh đọc diễn cảm tốt, tiếp thu bài một cách hứng thú, sáng tạo người giáo viên phải luôn đa dạng hoá các loại hình học tập, tuỳ theo nội dung cụ thể của từng bài, từng phần mà chọn hình thức dạy tương ứng. Ví dụ: 
	- Rèn đọc cá nhân: Đây là hình thức đọc chủ yếu trong giờ tập đọc với các mức độ phù hợp với khả năng đọc của học sinh. Đối với các em đọc khá thì thường để các em tự đọc, tự nêu cách đọc và có thể đọc mẫu thay giáo viên, còn đối với học sinh trung bình, nên yêu cầu các em đọc câu ngắn và nêu cách đọc : Ngắt, nghỉ, nhấn giọng ... nếu chưa chuẩn thì giáo viên sửa chữa bổ sung, và yêu cầu các em đọc lại ngay với những cố gắng. Phải luôn luôn động viên, khích lệ các em dù chỉ là tiến bộ nhỏ nhất để các em để các em tự tin vươn lên.
	- Rèn đọc theo nhóm.
Đối với những bài đọc có nội dung giàu kịch tính, có tính chất đối thoại theo kiểu phân vai, tiếp sức ... phân các em theo nhóm gồm cả ba đối tượng HTT,HT, CHT. Các em cùng đọc, tìm cách đọc hay, thi đọc theo nhóm .
	Sau khi phân loại học sinh từ đầu năm, giáo viên phải xây dựng các đôi bạn cùng tiến, có thể ở gần nhà nhau để cùng nhắc nhở, giúp đỡ nhau trong học tập ở lớp cũng như ở nhà .
 * Kết quả qua các đợt khảo sát:
 - Số học sinh đọc ngọng : 1 em
	 - Số học sinh đọc rời rạc : 3 em
	 - Số học sinh đọc đúng : 14 em
	 - Số học sinh đọc diễn cảm: 15 em
III. PHẦN KẾT LUẬN
 1. Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của đề tài:
Qua một năm triển khai vận dụng phương pháp luyện đọc diễn cảm vào dạy học, thời gian chưa nhiều nhưng đã có những sự thay đổi rõ rệt trong cách dạy và cách học. Để vận dụng tốt những mặt tích cực vào dạy học, người giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
- GV nên dành thời gian để nắm bắt, phân loại đối tượng, kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn KT, KN đã có của HS.
- GV phải nghiên cứu kĩ bài dạy, chuẩn bị các tình huống sư phạm có thể xãy ra, từ đó chuẩn bị các đồ dùng dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
- Quan tâm đúng lúc đến học sinh đọc diễn cảm còn hạn chế và phát triển tư duy cho học sinh đọc lưu loát, diễn cảm.
Tóm lại: Qua áp dụng một số biện pháp trên vào thực tế lớp mình phụ trách, tôi nhận thấy đề tài này có tính khả thi, có khả năng vận dụng vào thực tế và mang tính cần thiết giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, giảm bớt sự phụ thuộc vào thầy, cô giáo. Qua báo cáo nội dung sáng kiến này chuyên môn trường cũng đã trao đổi thảo luận và thống nhất sẽ đưa vào áp dụng cho các lớp trong năm học tới. Với hiệu quả đạt được khi vận dụng cách luyện đọc diễn cảm vào quá trình dạy học cho HS lớp 5, tôi mong muốn những biện pháp trên sẽ được nhân rộng cho các trường học trong huyện, để thu hút các em học sinh, các bậc phụ huynh cùng các thầy, cô giáo hưởng ứng tích cực, đảm bảo theo mong muốn của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay
2. Đề xuất – kiến nghị:
- Nhà trường cần tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên mụn cấp trường, cấp cụm để trao đổi kinh nghiệm về cách dạy luyện đọc diễn cảm cho học sinh.
Đề tài " Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 " là đề tài khá phức tạp. Trong quá trình thực hiện, tôi gặp không ít khó khăn và lúng túng. Đặc biệt trong việc tìm ra các từ quan trọng của bài đọc. Vì vậy, đây chỉ là những kết quả bước đầu của việc nghiên cứu. Tôi rất mong nhận đựơc những ý kiến ủng hộ, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để rút kinh nghiệm và đưa ra những kết luận xác đáng, giàu sức thuyết phục hơn và được đánh giá cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan