Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm của phó hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

I. TÊN ĐỀ TÀI:

Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của phó hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông

 II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Người Việt Nam có câu: “tư tưởng không thông đeo bình tông không nổi” để nói lên tầm quan trọng của tư tưởng đối với công việc. Một khi tư tưởng không thông suốt, không thoáng đạt thì việc dù nhỏ đến đâu cũng không thể làm nổi. Mà tư tưởng con người lại bị các hiện tượng tâm lý chi phối. Các hiện tượng tâm lý của con người diễn ra đa dạng, phức tạp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người.

doc14 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 3438 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm của phó hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đã phạm rất nhiều lỗi lầm như :
	+ Tôi chưa xây dựng được quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể, khoa học cho các quan hệ ngang ( giữa các cá nhân, bộ phận cùng cấp) và các quan hệ dọc (giữa lãnh đạo với các cá nhân dưới quyền). Do đó, quan hệ làm việc trục trặc, chồng chéo, cản trở nhau, khó làm việc và mất nhiều thời gian của giáo viên. 
	+ Thiếu khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt, khoa học để đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề có hiệu quả. Thường làm việc một cách tuỳ hứng, không có kế hoạch từ trước nên công việc thường hay thụ động, xáo trộn, dồn dập vào một số thời điểm nhất định.
	+ Bố trí công việc của giáo viên không phù hợp với khả năng và không chú ý đến nguyện vọng của giáo viên. Bố trí cán bộ quản lý các tổ chuyên môn theo tình cảm riêng chứ không căn cứ vào năng lực, phẩm chất của họ nên họ không được sự ủng hộ của giáo viên.
	+ Nhận xét, đánh giá về giáo viên theo cảm tính chứ không chịu khó quan sát, tìm hiểu. Vì vậy, thường đánh giá không đúng với năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của họ.
	+ Phong cách lãnh đạo quan liêu, độc đoán, thiếu dân chủ không cho giáo viên có ý kiến góp ý nên không phát huy được sức mạnh của tập thể.
	+ Đối xử với giáo viên thiếu công bằng, thiếu sự tôn trọng giáo viên, không hoà đồng, không sâu sát, hay phê bình chỉ trích mà không bao giờ khen ngợi giáo viên.
	+ Khi xem xét khuyết điểm của giáo viên, tôi thường có thái độ thờ ơ, bàng quan, thiếu sự độ lượng, nhân ái, thiếu khả năng hiểu và đồng cảm với người khác, không quan tâm đến việc chăm lo cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần cho giáo viên.
	Vì vậy, trong tập thể sư phạm trường tôi rất hay xảy ra xung đột. Nhiều cuộc chiến tranh nổ ra mãnh liệt chỉ vì thực chất nó đã cháy âm ỉ trong lòng từ rất lâu mà tôi không biết. 
	* Về phía giáo viên: Như đã nói ở trên, giáo viên trong trường tôi từ khắp nơi quy tụ lại. Nên họ ít có sự gắn bó, thông cảm, không có sự đùm bọc lẫn nhau. Hơn nữa tuổi đời còn rất trẻ, nên kinh nghiệm sống còn non kém, dễ bốc đồng, dẫn đến mâu thuẫn. Điều cơ bản là vì độ tin cậy lẫn nhau không cao nên những mâu thuẫn không được giải toả kịp thời nên nó có tiềm ẩn, âm thầm cứ có cơ hội là bùng phát mãnh liệt. Nếu như họ sống trong tập thể có tình cảm hơn, hay phó hiệu trưởng sâu sát, nhạy bén hơn thì sẽ giảm thiểu được xung đột và khi có sự xung đột thì sẽ được giải quyết ngay trong thời kỳ ủ bệnh thì hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều.
	* Về hoàn cảnh kinh tế: Do các thầy các cô đều mới ra trường, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên mọi suy nghĩ, sinh hoạt đều chưa thoáng đạt. Rất dễ mất lòng nhau vì những chuyện hết sức nhỏ nhặt.
	3. Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tập thể sư phạm trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông:
	 Bầu không khí tâm lí của tập thể có ý nghĩa vô cùng to lớn đến trạng thái sức khoẻ, tinh thần và năng suất lao động của từng cá nhân và hiệu suất lao động của tập thể, vì vậy quan tâm chăm lo xây dựng bầu không khí tâm lí lành mạnh trong tập thể lao động là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lí. Vì vậy, tôi đề xuất một số biện pháp sau :
	a. Phó hiệu trưởng cần quan tâm cải thiện điều kiện sống và làm việc của tập thể sư phạm:
 Vì tâm trạng tập thể phụ thuộc điều kiện khách quan bên ngoài tập thể và điều kiện chủ quan bên trong tập thể. Trong đó, có điều kiện sống và làm việc. Nên ngay từ đầu năm học này, tôi tập trung cải thiện điều kiện sống và làm việc của tập thể như: làm nhà để xe, làm nhà nghỉ cho giáo viên, trang trí nhà trường xanh, sạch, đẹp; tổ chức điều kiện lao động đạt yêu cầu thẩm mĩ ... để tạo ra những “xúc cảm thẩm mĩ” tích cực cho cán bộ, giáo viên; nhờ đó mà làm xuất hiện trạng thái thư giãn thoải mái, sảng khoái, dễ chịu ... là tiền đề cho tâm trạng vui vẻ, phấn khởi của mọi người. Vì thế, mọi người phấn chấn hẳn lên, trên gương mặt ai cũng rạng ngời niềm tin vào triển vọng phát triển tốt đẹp của cá nhân mình và của tập thể. Chính những quan tâm thiết thực của tôi về vật chất khiến cho mọi người ham thích phấn đấu vươn lên.
	b. Phó hiệu trưởng cần quan tâm đến các mối quan hệ trong nhà trường:
 - Tôi nhận ra rằng: bầu không khí tâm lí của tập thể sư phạm nảy sinh từ các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể. Trong đó, có các quan hệ chính thức, nên tôi đã thay đổi phương thức làm việc; không làm việc một cách tuỳ hứng như trước nữa mà tôi xây dựng cho được một bộ máy tổ chức có hiệu lực: Xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận; xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc thật chặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp như một thể thống nhất, không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau ...
 - Tôi thường xuyên quan tâm theo dõi trình độ phát triển của tập thể để duy trì nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lí các mối quan hệ chính thức trong tập thể và xây dựng phương thức quản lí phù hợp với trình độ phát triển của tập thể. xây dựng các mối quan hệ chính thức phối hợp và trực thuộc một cách hợp lí, khoa học nhằm đảm bảo tính nhất thể của hệ thống, yếu tố quyết định sự tồn tại của một tập thể. Một mặt, duy trì nghiêm kỉ luật, trật tự, kỉ cương, qui định đã đề ra; mặt khác phải luôn luôn theo dõi sự tương xứng phù hợp giữa những qui chế đó vơí trình độù phát triển của tập thể và hoàn cảnh môi truờng để kịp thời điều chỉnh hợp lí. Bởi vì, mỗi cá nhân trong tập thể luôn luôn biến đổi, phát triển làm cho trình độ phát triển của tập thể cũng biến đổi theo. Trong lúc đó, các qui chế làm việc một khi đã được hình thành thì có tính bảo thủ tương đối, nghĩa là nó chậm được thay đổi kịp với trình độ phát triển của tập thể hoặc với sự biến đổi của môi trường. Lúc đó qui chế trở thành chướng ngại kìm hãm sự phát triển của cá nhân và tập thể. Vì vậy, tôi phải xác định được tập thể sư phạm mà mình quản lí đang ở giai đoạn phát triển nào, những điều kiện chủ quan bên trong và môi trường khách quan bên ngoài đang tác động như thế nào đến nhà trường. Trên cơ sở đó, điều chỉnh qui chế hoạt động của nhà trường và xây dựng phong cách quản lí phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm.
	- Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học, thiết thực, đảm bảo nhịp điệu lao động ổn định theo một kế hoạch đã định, tránh gây những xáo trộn trong hoạt động, phá vỡ động hình lao động của tập thể.
	- Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh, phân tích đánh giá nó một cách khách quan, đầy lí trí nhưng khi giải quyết phải thấu tình đạt lí nhằm làm cho đối tượng “tâm phục khẩu phục”, từ việc áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục đến các biện pháp hành chính cưỡng chế để giải quyết ngay các mâu thuẫn không để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể.
 	- Đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi người.
 	- Duy trì nghiêm pháp chế của tập thể, xếp người đúng việc, xử lí nghiêm 
minh những vi phạm qui chế của tập thể.
 	- Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực, tư tưởng cán bộ, giáo viên một cách công bằng, khoa học và hết sức thận trọng.
	- Thực hiện dân chủ hoá các hoạt động của tập thể sư phạm, thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên tham gia vào các quyết định quản lí. Điều này tác động mạnh vào tâm lí con người, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và do đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tích cực hoạt động của họ.
	- Công khai hoá mọi hoạt động của bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là của tôi - phó hiệu trưởng nhà trường. Nhờ vậy, mà đã tạo ra sự cảm thông của tập thể đối với những khó khăn phức tạp của người lãnh đạo trong khi giải quyết các nhiệm vụ của tập thể, họ sẽ hiến kế cho lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, tạo nên sự gần gũi lãnh đạo – tập thể. Họ thấy được lãnh đạo của mình là người công minh và do đó uy tín của người lãnh đạo được nâng cao. 
	Từ khi tôi áp dụng những biện pháp trên thì bầu không khí tâm lý sư phạm của trường tôi đã được cải thiện rõ rệt. Mọi người cởi mở với nhau hơn, vui vẻ hơn; mối quan hệ giữa tôi và cán bộ giáo viên trong trường hoà đồng, vui vẻ hơn hẳn. Chúng tôi cùng nhau quyết tâm xây dựng nhà trường thành một khối đoàn kết, nhất trí cao.
	c. Phó hiệu trưởng cần quan tâm đến việc hoàn thiện bản thân:
 -	Để có một nhà trường mạnh, phát triển toàn diện, đạt các mục tiêu đề ra thì điều quan trọng phải có một người phó hiệu trưởng giỏi. Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Tất cả mọi việc tốt hay xấu đều xuất phát từ công tác cán bộ. Cán bộ nào phong trào ấy”. Đoàn tàu nào muốn chạy nhanh phải dựa vào đầu tàu. Người phó hiệu trưởng giỏi là người cầm lái vững, đưa con tàu chạy vững chắc, chạy đúng hướng, vượt qua những phong ba bão táp để đến đích.
 	Qua 12 năm làm công tác trong ngành giáo dục, từ lúc là giáo viên, phó chủ tịch rồi chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, rồi làm phó hiệu trưởng tôi thấy rất rõ điều đó, rất thấm thía và tâm đắc những câu nói ấy. Vì thế, tôi không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lí của người lãnh đạo để đạt được yêu cầu vừa là thủ trưởng và vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm.
	+ Phấn đấu rèn luyện mình thành người có tâm, có tầm, có tài:
* Có tâm: - Chuyên tâm với công việc: “vừa hồng vừa chuyên”
 - Quan hệ ứng xử nhân văn, nhân đạo, có tình có lí.
* Có tầm: - Việc sắp xảy ra, có triệu chứng xấu: ngăn được
	 - Việc đang xảy ra gặp trục trặc: cứu được
 - Việc hỏng mà: vớt được
	* Có tài : - Chưa có việc, biết việc sắp đến
 - Mới có việc, tiên liệu việc xảy ra như thế nào?
 - Định việc mà dự đoán được kết quả ra sao.
Đây là việc làm khó nhưng tôi nghĩ nếu tôi quyết tâm rèn luyện thì chắc chắn sẽ có ngày đạt được. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian mà thôi.
+ Rèn luyện và thực hiện tốt các yêu cầu khi đưa ra các quyết định quản lý:
Mỗi khi đưa ra một quyết định gì tôi thường suy nghĩ thật kỹ những nội dung sau:
- Tại sao phải làm cái đó và để làm gì? (mục đích)
- Tại sao làm với người đó mà không làm với người khác? (đối tượng)
	- Tại sao làm ở chỗ đó mà không làm ở chỗ khác? (địa điểm)
- Tại sao làm đúng vào lúc đó mà không làm lúc khác? (thời gian)
- Tại sao làm như thế này mà không làm cách khác? (phương pháp)
Khi đưa ra quyết định quản lý, tôi luôn chú ý kết hợp cả lí và tình. Vì người Việt Nam nói riêng và người châu á nói chung là những người sống theo quan điểm “duy tình” ( khác với người phương Tây “duy lý”). Nên chúng ta thường có quan niệm rằng:“Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”. Nhưng điều cốt lõi là phải: “Thấu tình đạt lí”. Tuy nhiên, khi giải quyết các vấn đề, quyết định các vấn đề tôi luôn nhớ điều then chốt là: Cơ sở pháp lí là cái van an toàn cho mọi quyết định quản lí.
* Theo lời khuyên của những người đi trước, tôi luôn phấn đấu rèn luyện 10 bí quyết trong quản lí:
- Điều tra nghiên cứu kĩ trước khi ra quyết định
- Chọn giải pháp tối ưu
- Tổ chức tốt mọi hoạt động trong nhà trường, năng động, sáng tạo
- Xây dựng nhà trường như một cộng đồng sinh sống, vui buồn, hoạn nạn có nhau
- Đối nhân xử thế khéo léo, tế nhị trong nhà trường và cộng đồng
- Làm đều – học đều – không đánh trống bỏ dùi
- Biết sử dụng quỹ thời gian và điều độ trong cuộc sống
- Khiêm tốn, giản dị, nghe nhiều, nghĩ nhiều
- Phát huy tính tích cực của mọi cán bộ, giáo viên trong mọi hoạt động
- Sáu biết: Biết mình- biết người- biết đủ- biết dừng- biết biến- biết thời
Những nội dung mà tôi đề ra và quyết tâm thực hiện thật chẳng dễ chút nào nhưng vì nó rất quan trọng nên tôi đã không ngừng phấn đấu. Dù tôi chưa thật sự hoàn thiện bản thân nhưng với những thay đổi trong cách quản lý đã làm cho mọi người tin tưởng hơn ở tương lai, phấn khởi làm việc hơn. 
+ Rèn luyện về trình độ chuyên môn:
Phó hiệu trưởng phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng hoặc càng giỏi càng tốt. Giỏi cả về phương pháp bộ môn theo chuyên ngành đào tạo, thông qua đào tạo bồi dưỡng ở các loại hình và qua thực tế. Thực tế, nếu người phó hiệu trưởng có trình độ chuyên môn giỏi thì thu phục được giáo viên, nhà trường rất mạnh, họ nể phục, uy tín càng cao. Vì vậy, tôi dành nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên môn, nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy mới để nắm được bao quát nội dung chương trình và phương pháp đặc trưng của từng môn học trong cả cấp học. Nhờ đó, mà khi dự giờ tôi có khả năng phân tích, đánh giá giờ dạy vững vàng nhằm giúp giáo viên nâng cao và hoàn thiện trình độ chuyên môn của mình. Mặt khác, khi dự giờ tôi góp ý với giáo viên với một thái độ hoà nhã, vui vẻ, nhẹ nhàng chỉ cho họ thấy những sai sót, giúp họ tháo gỡ những vướng mắc cho họ. Nên bây giờ giáo viên rất thích được tôi dự giờ, nhận xét tiết dạy cho họ.
	+ Rèn luyện về khả năng tổ chức:
- Chỉ năng lực phối hợp tốt mối quan hệ hợp tác giữa người với người. Là người luôn chú ý trong giao tiếp cá nhân với tập thể và nắm được những điểm có lợi cho công việc hay không. Vì vậy, người phó hiệu trưởng giỏi phải là người có khả năng nhìn thấy trước được chiều hướng pháp triển của nhà trường trong tương lai gần và tương lai xa trên cơ sở biết phân tích quan hệ giữa thực trạng của nhà trường với những đòi hỏi mà ngành và xã hội đặt ra cho nhà trường. Đồng thời biết tạo ra bầu không khí vui vẻ, dân chủ, khiến cho cấp dưới dám nói thẳng ra mà không sợ bị trù úm. Phải là người nhạy cảm, có thể phán đoán được động cơ và nhu cầu của người khác, có thể áp dụng những biện pháp cần thiết mà tránh được những ảnh hưởng không có lợi cho tập thể hoặc lãnh đạo. Khả năng bao quát và quản lí một cách toàn diện.
- Người phó hiệu trưởng trong nhà trường không thể tự mình làm tất cả các công việc. Do vậy, phải biết lựa chọn, tổ chức, sắp xếp các công việc hợp lý cho từng cán bộ. Mỗi công việc đảm nhận phải có độ khó và độ rộng về nghiệp vụ nhất định. Mức độ khó tức là có sự thử thách mới khiến nhân viên phát huy hết khả năng.
- Luôn xác định mục tiêu rõ ràng cho công việc. Nêu bật mục tiêu chủ yếu và mục tiêu thứ yếu. Đặt kế hoạch công tác rành mạch, chính xác. Xếp đặt trật tự hoàn thành công việc. Bố trí từng công việc: Thời gian? Người phụ trách? Người thực hiện?
- Luôn tôn trọng trật tự công việc, nắm vững vật tự có sẵn trong tay, làm lần lượt từng việc một, không làm một cách tuỳ tiện, tuỳ hứng. Làm mọi việc đúng kế hoạch. Khi ra mệnh lệnh bao giờ cũng phải định thời gian hoàn thành.
- Lựa chọn người giúp việc phù hợp, sắp đặt người vào đúng vị trí. Giao việc đều cho mọi người, không sa vào sự vụ.
- Ra mệnh lệnh ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu. Hướng dẫn cách làm nhiều hơn là mệnh lệnh. Kêu gọi thi đua, tạo ra một nếp kỉ luật tự giác.
- Kiểm tra công việc và theo dõi để không lãng phí lao động, thời gian, tiền của, vật tư, thiết bị. Tiết kiệm thời gian, luôn nhớ đến trách nhiệm. Hãy học tập, hãy duy trì nền nếp tự kiểm tra của mình.
	- Trong quá trình sử dụng cái tài của người khác, tôi biết chấp nhận cái hạn chế, điểm yếu của họ và cũng không tìm cách chỉnh đốn họ.
- Hoàn toàn không nên gây sức ép hay áp lực bắt người khác phải làm việc, nên sử dụng biện pháp khéo léo khiến họ phải tự giác làm việc. 
- Trong cuộc sống, tôi luôn quan tâm đến cấp dưới, thường xuyên nghĩ đến sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, hạnh phúc của cấp dưới, nên họ hết lòng yêu mến, nể phục, kính trọng và sẵn sàng cống hiến cho công việc. Từ khi, có được sự thay đổi lớn lao ấy trong tập thể sư phạm nhà trường, tôi đã có trong tay những người đáng tin cậy, có năng lực thật sự và tôi thấy mình như được chắp cánh, uy tín sự nghiệp càng trở nên vững chắc hơn.
Vì xác định được tầm quan trọng về khả năng tổ chức như vậy nên tôi đã tập trung nghiên cứu xác định nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong năm học này, trong giai đoạn hiện nay rồi chọn người giao việc sao cho thật đúng người, đúng việc. Từ khi tôi sắp xếp lại đúng người đúng việc cho từng thành viên trong nhà trường thì mọi người phấn khởi hẳn, không khí làm việc trong trường vui tươi, nhộn nhịp khác hẳn mọi khi. Ai cũng hào hứng làm việc và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
C/ PHẦN KẾT LUẬN
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
Qua việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐăkR’lâp, tỉnh Đắk Nông, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Phó hiệu trưởng muốn quản lý tốt nhà trường cần phải không ngừng hoàn thiện bản thân mình, nâng cao năng lực chuyên môn và phong cách lãnh đạo, phó hiệu trưởng phải có kế hoạch hoá mọi hoạt động của nhà trường, đảm bảo sự ổn định và phát triển của trường trong từng năm học. Xây dựng nền nếp, quy chế làm việc rõ ràng, dân chủ. Bảo đảm thông tin hai chiều kịp thời, đầy đủ, chính xác. Thường xuyên cải tiến công tác quản lý để nâng cao hiệu quả chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường. 
- Xây dựng cơ cấu tổ chức và phân công lao động hợp lý. Xác định đúng đắn trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công việc. Tạo điều kiện làm việc tối ưu cho mọi thành viên trong nhà trường, bộ mặt nhà trường luôn sạch đẹp, ngăn nắp, tạo cảnh quan môi trường sư phạm tươi mát, s đẹp gây hứng thú làm việc cho giáo viên.
- Phó hiệu trưởng cần quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để giáo viên an tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tạo không khí làm việc thoải mái, ấm áp thân tình, mặt khác động viên khích lệ toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hỗ trợ lẫn nhau, hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng cùng hoàn thành tốt công việc được giao.
- Muốn quản lý nhà trường tốt người phó hiệu trưởng cần phải hoàn thiện bản thân mình để thành người có tâm, có tầm, có tài và biết xử lý công việc một cách thông minh nhạy bén và thấu tình đạt lý để mọi người “tâm phục, khẩu phục”. Từ cách đối xử đắc nhân tâm đầy thiện chí của phó hiệu trưởng đối với cán bộ, giáo viên sẽ làm cho mọi người yêu mến nhau hơn, biết cảm thông, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống và giúp nhau hoàn thành tốt công việc được giao.
- Phó hiệu trưởng cần phải tin tưởng vào sự nỗ lực lao động của từng thành viên, đặt họ vào đúng vị trí, đúng lúc, đúng thời điểm để họ có thể phát huy hết sở trường phục vụ tốt cho công việc giáo dục trong nhà trường, bên cạnh đó cần thường xuyên kiểm tra, động viên, nhắc nhở đôn đốc để các thành viên luôn luôn thực hiện tốt các công tác được giao. Phó hiệu trưởng cần khéo léo dùng người như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo léo sửa chữa chỗ xấu của họ”.
2. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
Để phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi đối tượng đều được hưởng thụ thành quả giáo dục ngày càng cao, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách phát triển xã hội hoá giáo dục nhưng trong thực tế những thủ tục hành chính vẫn còn rất phiền hà, phức tạp. 
	Mặc dù Nhà nước ta đã có những chính sách khuyến khích giáo viên đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Song chế độ đãi ngộ chưa tương xứng, làm cho họ chưa thực sự bám trường, bám lớp, yên tâm công tác lâu dài. Chính vì thế cần tăng cường hơn nữa chế độ đãi ngộ cho giáo viên đang công tác ở những vùng khó khăn, nhằm giúp họ ổn dịnh cuộc sống, có sự gắn bó lâu dài với sự nghiệp giáo dục ở những nơi này, góp phần “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, thu hẹp dần khoảng cách về kinh tế, văn hoá, trí tuệ giữa các vùng miền trong cả nước.
Phải đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về phẩm chất đạo đức cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí trường học để họ có phương cách quản lí khoa học, đúng đắn, hợp tình, hợp lí, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ thông hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1/ Giáo trình tâm lý học, Nguyễn Thị Hoài, giảng viên trường ĐH Tây Nguyên.
2/ Giáo trình tâm lý học quản lý, nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
3/ Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông ( Tập 1, 2, 3 ), nhóm tác giả trường Cán bộ quản lý giáo dục & đào tạo II.
	4/ Một vài vấn đề tâm lý học trong quản lý trường học, Thạc sĩ Hoàng Minh Hùng, giảng viên trường Cán bộ quản lý giáo dục & đào tạo II.
**************

File đính kèm:

  • docSKKN HOÀN THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ SƯ PHẠM- BÙI ĐỨC DUY.doc
Sáng Kiến Liên Quan