Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể trong giờ sinh hoạt lớp

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN” đó là câu nói mà ai cũng có thể thấy

đƣợc ở bất cứ trƣờng học nào nhƣng các nhà giáo có thật sự quan tâm đến việc

giáo dục đạo đức, lễ nghĩa hay không, học sinh đã đƣợc “học lễ” nhƣ thế nào

khi mà đi đến đâu chúng ta đều nghe những nhà giáo dục tiến bộ than phiền

rằng: “Tình hình đạo đức của học sinh, thanh niên có nhiều hiện tƣợng không

bình thƣờng, tạo ra những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội và giữa các thế hệ, vị

trí và uy tín của ngƣời thầy sa sút đi nhiều”. Cả xã hội đã và đang gióng lên hồi

chuông báo động về tình trạng xuống dốc đạo đức trong học sinh và việc chú

trọng giáo dục đạo đức cho học sinh lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết. Cung

cấp cho học sinh những tri thức đạo đức (hiểu biết về đạo đức, về thái độ phải

có, về nhiệm vụ, về bổn phận phải làm .) là một khâu quan trọng trong việc

giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng. Thông qua các giờ học đạo đức, giờ sinh

hoạt lớp, học sinh sẽ đƣợc trang bị những tri thức về đạo đức một cách khái quát

và hệ thống. Vốn tri thức này có tác dụng quan trọng ở chỗ giúp học sinh có cơ

sở đúng đắn để nhận ra và phân biệt giữa hiện tƣợng đạo đức và hiêïn tƣợng phi

đạo đức biểu hiện muôn hình vạn trạng xung quanh mình hàng ngày và từ đó

giúp các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình. Ngoài ra

cũng cần phải nói một cách dứt khoát, việc giáo dục đạo đức cho học sinh

không phải chỉ là nhiêïm vụ của môn giáo dục công dân. Đó là những nhiệm vụ

của tất cả các bộ môn văn hóa khác ở trƣờng phổ thông, nhất là phổ thông trung

học và ngƣời giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

chính là giáo viên chủ nhiệm. Nhƣ chúng ta đã biết “Tuổi thanh niên” là “thế

giới thứ ba” theo nghĩa đen của từ này, là sự tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi

ngƣời lớn, lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của con

ngƣời. Vị trí đặc biệt này đƣợc phản ánh bằng những tên gọi khác nhau của nó:

“thời kì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị” . Những

tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá

trình phát triển của con ngƣời.

pdf12 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3185 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể trong giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc 
sinh có tác phong, có thái độ học tập không đúng mà nhƣ thế thì chƣa phải là 
giáo dục đạo đức thật sự cho học sinh. 
*Ngoài ra ngay cả giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp cũng chƣa 
thật sự đặt nặng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua tìm hiểu một số giờ 
sinh hoạt lớp ở các lớp khác tôi nhận thấy rằng một số lớp có những khoảng thời 
gian chết mà cả thầy và trò đều không biết làm gì, một số lớp khác thì giáo viên 
chủ nhiệm dành quá nhiều thời gian cho việc khiển trách, phê bình học sinh. 
Vậy tại sao ta không tận dụng thời gian này để đƣa vào những câu chuyện vừa 
vui, hấp dẫn lại có giá trị giáo dục cao? 
3. Số liệu thống kê 
* Có quan điểm cho rằng chỉ cần giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh nhƣ 
thế nào mà cả lớp đều chấp hành tốt nội qui nhà trƣờng thì giáo viên chủ nhiệm 
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh của mình. Nhƣng tôi lại cho rằng 
đó chỉ là điều kiện cần thôi chứ chƣa đủ để đánh giá một giáo viên đã hoàn 
thành tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh hay chƣa bởi vì giáo dục đạo 
đức là giúp hoàn thiện một nhân cách, có thể các em chỉ nhận thấy rằng các em 
bị buộc phải tuân theo nội qui nhà trƣờng mà các em chƣa hình thành đƣợc tính 
tự giác trong hành vi đạo đức của mình. Cái đạo đức sâu kín của ngƣời học thấm 
đƣợm sự vâng lời hơn là sự tự lập. 
* Ngoài ra chúng ta cũng thƣờng nghe nói rằng giờ sinh hoạt lớp là “giờ phán 
xét” trong đó giáo viên chủ nhiệm nhƣ là một vị quan tòa còn học sinh vi phạm 
nội qui đƣợc xem nhƣ là những tội đồ và những tội đồ này phải hứng chịu mọi 
sự kết tội mà không đƣợc quyền phản kháng. Và giáo viên chủ nhiệm, những “vị 
quan tòa” nghĩ rằng mình đã hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học 
sinh. 
* Thật ra những điều này chƣa thật sự giúp đỡ nhiều cho học sinh trong việc 
hoàn thiện nhân cách. Cách giáo dục trên không mang lại kết quả nhiều, có khi 
còn phản tác dụng. Và qua đó ta cũng thấy rằng giáo dục đạo đức cho học sinh 
 5 
không phải là điều đơn giản bởi vì “sai lầm của nhà giáo dục sẽ làm hỏng cả một 
thế hệ”. Vậy thì giáo viên chủ nhiệm nên giáo dục đạo đức cho học sinh nhƣ thế 
nào đặc biệt là trong giờ sinh hoạt lớp? 
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
1/ Cơ sở lý luận 
 Để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả điều quan trọng 
không thể bỏ qua là ta phải nắm đƣợc đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để có thể 
đƣa ra những phƣơng pháp giáo dục thích hợp. Một số nhà khoa học có những 
quan điểm nhƣ sau: 
 - Con ngƣời không phải là một bình nƣớc cần đƣợc đổ đầy mà là một 
ngọn đèn cần đƣợc thắp sáng” – K. Gibran 
 - “Phần đông cho rằng nhân cách không thể thay đổi đƣợc.. Nghĩ thế là 
sai. Ta luôn luôn thay đổi. Ngày hôm nay ta không giống hôm qua vì trong thời 
gian đó có rất nhiều tế bào trong thân thể ta đã chết và đƣợc thay thế bằng những 
tế bào mới. Sức khỏe, tƣ tƣởng, ý muốn, cảm xúc của ta đều thay đổi mà nhân 
cách của ta tùy thuộc những cái đó, thì làm sao không thay đổi đƣợc? ” – 
Gordon Byron 
 - “Cách tốt nhất để sửa lỗi cho mình là hãy nhìn vào lỗi của ngƣời khác và 
nếu mình không muốn ngƣời ta làm đối với mình thì mình đừng bao giờ hành 
động nhƣ vậy vì chắc chắn sẽ có ngƣời không muốn mình làm điều đó” 
2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
 2.1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông 
a/ Sự phát triển của tự ý thức 
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân 
cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển tâm lý của 
tuổi thanh niên. Quá trình này rất phong phú và phức tạp nhƣng có thể kể một số 
đặc điểm cơ bản: 
o Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên là một quá trình lâu 
dài, trải qua những mức độ khác nhau, ở tuổi thanh niên quá trình phát triển tự ý 
thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính đặc thù riêng. 
o Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự ý 
thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Các em hay ghi 
nhật ký, so sánh mình với nhân vật mà họ coi là thần tƣợng, là tấm gƣơng. 
o Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại 
Nhƣ thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tƣơng lai 
(Tôi cần phải trở thành ngƣời nhƣ thế nào, cần làm gì để tốt hơn) 
o Thanh niên còn có khả năng đánh giá sâu sắc về những phẩm 
chất, mặt mạnh, mặt yếu của những ngƣời cùng sống và của chính mình. Tuy 
nhiên thanh niên thƣờng có xu hƣớng cƣờng điệu trong khi tự đánh giá. Hoặc là 
các em đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc là đánh 
giá quá cao nhân cách mình - tỏ ra tự cao, coi thƣờng ngƣời khác. 
 6 
Chúng ta phải thừa nhận rằng thanh niên mới lớn có thể có sai lầm khi 
tự đánh giá. Nhƣng vấn đề cơ bản là, việc tự phân tích có mục đích là một dấu 
hiệu cần thiết của một nhân cách đang trƣởng thành và là tiền đề của sự tự giáo 
dục có mục đích. Do vậy, khi sự tự đánh giá đã đƣợc suy nghĩ thận trọng thì dù 
có sai lầm, thì chúng ta vẫn phải có thái độ nghiêm túc khi lắng nghe các em 
phát biểu, không đƣợc chế diễu ý kiến tự đánh giá của họ. Cần phải giúp đỡ 
thanh niên một cách khéo léo để họ hình thành đƣợc một biểu tƣợng khách quan 
về nhân cách của mình. 
b/ Giao tiếp và đời sống tình cảm 
Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. 
Điều quan trọng đối với các em là đƣợc sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là 
cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. 
Ở lứa tuổi này quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan 
hệ với ngƣời lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn. Cùng với sự trƣởng thành nhiều mặt 
quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng đƣợc thay thế bằng quan 
hệ bình đẳng, tự lập. 
Trong công tác giáo dục cần chú ý đến ảnh hƣởng của nhóm, hội tự 
phát ngoài nhà trƣờng. Ta cũng không thể loại trừ đƣợc các nhóm tự phát và các 
đặc tính của chúng. Nhƣng có thể tránh đƣợc hậu quả xấu của nhóm bằng cách 
tổ chức hoạt động của các tập thể thật phong phú, sinh động khiến cho các 
hoạt động đó phát huy tính tích cực của thanh niên mới lớn. 
Đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn rất phong phú và nhiều vẻ. 
Đặc điểm đó đƣợc thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em. Tình bạn của 
thanh niên mới lớn rất bền vững. Tình bạn ở tuổi này có thể vƣợt qua đƣợc mọi 
thử thách và có thể kéo dài suốt cuộc đời. 
 2.2. Tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh sao cho sinh động, lôi cuốn và thật 
sự có hiệu quả 
 Qua tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông tôi nhận 
thấy rằng những câu chuyện kể có ý nghĩa giáo dục trong giờ sinh hoạt lớp là 
một trong những phƣơng pháp giáo dục đạo đức khá hay, nó hấp dẫn đƣợc mọi 
đối tƣợng và học sinh thật sự hứng thú với những câu chuyện này. Trong giờ 
sinh hoạt lớp hàng tuần ở lớp tôi ngoài phần “kiểm điểm tuần qua, phƣơng 
hƣớng tuần tới”, tôi thƣờng dành khoảng 5 đến 10 phút cho việc giáo dục đạo 
đức cho học sinh. Những câu chuyện này có thể là những bài văn hay đƣợc đăng 
tải trên báo, những câu chuyện ngƣời thực việc thực trong mục “chuyện đời tự 
kể”, những câu chuyện rất ngắn trong mục “cửa sổ tâm hồn” hay “những câu 
chuyện làm thay đổi cuộc sống” trên các trang báo ra hàng ngày hay trên bất cứ 
các tạp chí mà tôi tình cờ đọc đƣợc, những câu chuyện mà trƣớc đây tôi đã từng 
đƣợc nghe các thầy cô của tôi kể. Ngoài ra tôi còn chọn lọc một số câu chuyện 
hay, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong loạt tác phẩm “Hạt giống tâm hồn” của 
nhà xuất bản TPHCM. Có thể nói đây là một kho tàng những câu chuyện mang 
 7 
đầy tính giáo dục, tính hƣớng thiện. Hoặc có khi chỉ là một câu hỏi tình huống 
đặt ra để các em tìm cách giải quyết. 
 Chẳng hạn nhƣ trong giờ sinh hoạt lớp vừa rồi tôi đã dƣa ra một tình 
huống đánh rơi một chiếc giày khi vừa bƣớc lên xe khách hay xe lửa đang bắt 
đầu lăn bánh mà không thể dừng lại đƣợc. Nếu đặt mình trong tình huống đó thì 
các em sẽ làm gì? Tôi cho các tổ thảo luận với nhau để xem tổ nào có cách giải 
quyết hay nhất và đã chƣa có câu trả lời nào trùng khớp với cách giải quyết 
trong câu chuyện mà tôi đã dọc cho các em nghe: 
“CHIẾC GIÀY ĐÁNH RƠI CỦA GANDHI” 
Có lần trong lúc vội bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một 
chiếc giày xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa đã lăn 
bánh. Ông Gandhi bèn cởi ngay chiếc giày còn lại và ném xa xuống đường 
ray gần nơi chỗ chiếc giày đã rớt, trước sự ngạc nhiên của mọi người trên xe. 
 Một hành khách không kìm được thắc mắc đã lên tiếng hỏi ông tại sao 
lại làm như vậy. 
 Gandhi đáp: 
 -Một người nghèo nào đó tìm thấy chiếc giày trên đường ray thì họ sẽ 
tìm thấy chiếc thứ hai và như vậy họ sẽ có đủ cả đôi để dùng. 
Tôi cũng đọc cho các em nghe lời trích dẫn ở đầu câu chuyện “Nghịch cảnh và 
khó khăn giống như tấm nệm, khi ở trên chúng bạn cảm thấy khoan khoái và 
êm ái – còn khi ở dưới, bạn sẽ bị chúng làm cho ngộp thở” 
 Sau khi nghe xong câu chuyện tất cả các em đã rất bất ngờ với cách giải 
quyết này, thật sự ngay cả ngƣời lớn chúng ta cũng chƣa thể có đƣợc cách giải 
quyết nhƣ thế và câu chuyện này đã để lại một ấn tƣợng rất tốt cho những ai đã 
đƣợc nghe qua, đƣợc đọc qua. 
 Tôi còn nhớ có lần tôi bắt gặp các em học sinh nam trong lớp vẽ lên 
cánh tay cho nhau những hình thù trông giống nhƣ những hình xăm và trong tiết 
sinh hoạt tuần đó tôi đã đọc cho các em nghe câu chuyện “Vết xăm” đƣợc đăng 
trên mục chuyện đời tự kể trên báo Tuổi Trẻ cách đây không lâu. Sau lần đó thì 
cho đến bay giờ tôi chƣa bao giờ nhìn thấy lại những hình vẽ nhƣ thế trong lớp 
nữa. 
 Một lần thấy hai học sinh ngồi cạnh nhau cãi nhau một việc gì đó, giận 
nhau và xin tôi đổi chỗ ngồi khác. Để giáo dục cho các em cách cƣ xử đúng mực 
trong mối quan hệ bạn bè tôi đã đọc cho các em nghe câu chuyện “Trắng hay 
đen” 
 “Thời còn học sơ cấp, tôi cãi nhau với một đứa bạn trong lớp. Tôi 
không nhớ rõ chúng tôi cãi nhau vì việc gì nhưng tôi sẽ không bao giờ quên 
được bài học ngày hôm ấy. 
 Tôi tin rằng tôi đúng và nó sai, còn nó lại cho rằng tôi sai còn nó đúng. 
Thầy gọi chúng tôi lại bàn giáo viên, mỗi đứa một phía đối diện. Giữa bàn là 
một vật rất lớn được phủ khăn lại. Sau khi thầy gỡ bỏ khăn phủ, tôi có thể 
trông thật rõ ràng chúng màu đen. Thầy hỏi chúng tôi vật ấy màu gì? 
 -Màu trắng - bạn tôi đáp. 
 8 
Tôi không thể tin được làm sao vật ấy lại màu trắng trong khi rõ ràng vật ấy 
màu đen. Thế là một trận cãi nhau nữa bùng nổ, lần này là về màu sắc của 
vật kia. Thầy bảo chúng tôi đổi chỗ cho nhau rồi hãy cho biết nó có màu gì. 
 -Màu trắng - tôi đáp 
 Hoá ra vì màu ở hai phía khối cầu khác nhau, từ hướng nhìn của bạn 
là màu trắng, còn hướng tôi lại đen. 
 Hôm ấy thầy đã dạy chúng tôi một bài học quan trọng. Muốn hiểu sự 
việc nột cách thấu đáo, chúng ta hãy đứng trên đôi giày của người khác và 
quan sát bằng đôi mắt của họ.” 
 Câu chuyện này sẽ thật sự có ấn tƣợng hơn nếu tôi đóng vai trò nhƣ ngƣời 
thầy giáo trong truyện nhƣng vì những lí do khách quan tôi đã không thể thực 
hiện đƣợc nên chỉ đọc cho các em nghe mà thôi. Qua câu chuyện tôi đã nhân 
đƣợc một kết quả nho nhỏ đó là hai học sinh ấy không còn xin đổi chỗ ngồi nữa 
và đã làm lành với nhau nhƣ trƣớc đây. 
 2.3. Tận dụng tính trẻ trung năng động của học sinh để có đƣợc những câu 
chuyện bổ ích, thú vị 
Ngoài những câu chuyện do giáo viên chủ nhiệm kêå, tôi cũng cho các em 
học sinh tự tìm những câu chuyện có tính giáo dục trên sách báo, hay đƣợc nghe 
ngƣời khác kể lại để kể lại cho cả lớp nghe và tôi cho thi đua theo tổ, các học 
sinh trong tổ sẽ cử một đại diện kể một câu chuyện cho cả lớp cùng nghe và cuối 
cùng sẽ bình chọn câu chuyện có nội dung hay nhất, có ý nghĩa giáo dục nhất, tổ 
nào có câu chuyện đƣợc bình chọn sẽ đƣợc cộng điểm vào điểm thi đua của tổ. 
Với hình thức này theo tôi nhận thấy thì tác dụng giáo dục rất cao, các em sẽ 
biết tìm đọc những câu chuyện hay, các em sẽ biết rút ra những ý nghĩa giáo dục 
trong câu chuyện mà mình đã đọc, một thói quen rất tốt cho việc học văn, và các 
em rất hứng thú với việc làm này, cả lớp sẽ tham gia một cách rất hăng hái, rất 
nhiệt tình. 
 2.4. Vai trò của trƣởng ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo 
đức cho học sinh theo hình thức này 
 Một số trƣởng ban đại diện cha mẹ học sinh cũng rất hay kể chuyện cho 
các em học sinh trong lớp nghe. Những câu chuyện họ kể rất thật, rất sinh động 
có khi là kể về chính bản thân họ, về những ngƣời thân, những ngƣời sống xung 
quanh cho nên có tác dụng rất lớn trong việc tác động đến tình cảm, tâm lí của 
các em học sinh. Nguồn chuyện kể của họ thâït phong phú do họ có đƣợc từ 
kinh nghiệm sống. Phong cách kể chuyện cũng rất khác lạ với cách kể chuyện 
của giáo viên chủ nhiệm nên sẽ tạo nên sự mới lạ, lôi cuốn. Là giáo viên chủ 
nhiệm, chúng ta nên tìm hiểu để khai thác nguồn chuyện kể quý báu này. 
 2.5. Tìm hƣớng giải quyết những vấn đề gây khó khăn trong việc giáo dục đạo 
đức cho học sinh theo cách này 
 a/ Vấn đề thời gian 
 9 
 Trong đa số các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm mất rất nhiều thời 
gian trong việc xử lý những học sinh vi phạm nội qui nhất là những lớp có nhiều 
học sinh chƣa có ý thức học tập và rèn luyện và nhƣ vậy giáo viên chủ nhiệm sẽ 
không có đủ thời gian cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh, trong trƣờng hợp 
này thì giáo viên chủ nhiệm nên chọn những câu chuyện thật ngắn, có thể chỉ là 
những câu hỏi cho các em về nhà tự tìm cách trả lời hay nhất cho câu hỏi đó. 
Một số câu chuyện trong quyển “Hạt giống tâm hồn” rất ngắn, chỉ mất khoảng 
hai hay ba phút để đọc hay kể cho học sinh nghe nhƣng ý nghĩa giáo dục lai rất 
cao. Giáo viên chủ nhiệm phải thu xếp để đảm bảo mỗi tuần hay mỗi tháng đều 
có một câu chuyện kể để tạo thói quen cho học sinh, tuỳ theo lƣợng thời gian ít 
nhiều mà kể những câu chuyện ngắn hay dài cho phù hợp. 
 b/ Vấn đề về nguồn chuyện kể 
 Nhƣ tôi đã trình bày ở trên, muốn có những câu chuyện hay, thực tế, sống 
động đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải mất thời gian đọc sách báo và những câu 
chuyện hay này không thể có đƣợc trong một, hai ngày; một, vài tuần mà đó là 
một quá trình tích luỹ lâu dài cho nên đa số giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp khó 
khăn trong vấn đề này, nếu nhƣ thế thì tại sao chúng ta không để các em học 
sinh tự tìm kiếm và kể cho nhau nghe. Đây cũng là một giải pháp hay vì nhƣ thế 
sẽ tạo thói quen đọc sách cho học sinh và cũng vừa phát huy đƣợc tính tích cực 
của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lại không phải mất nhiều thời gian trong việc 
tìm kiếm tƣ liệu. 
 c/ Vấn đề về sức hấp dẫn của những câu chuyện 
 Một số giáo viên sẽ cho rằng học sinh sẽ không thích nghe bởi vì hình 
thức kể chuyện này nghe có vẻ “sến”. Thật sự nếu giáo viên chủ nhiệm thực 
hiện không khéo, không dành thời gian đầu tƣ cho câu chuyện thì việc giáo dục 
theo cách này sẽ không thu hút và không mang lại kết quả cao, cho nên câu 
chuyện có hay, có lôi cuốn hấp dẫn hay không đều do giáo viên chủ nhiệm quyết 
định, giáo viên phải chọn ra những câu chuyện vừa vui, vừa phù hợp với lứa tuổi 
thì học sinh mới hứng thú và việc chọn lựa này mất rất nhiều thời gian. Tôi cũng 
xin nói thật rằng ý tƣởng này tôi có đƣợc từ khi còn là học sinh lớp 12 nhƣng để 
thực hiện đƣợc tôi đã phải mất rất nhiều năm để tích lũy để chọn lựa những câu 
chuyện hay và tôi chỉ mới thực hiện đƣợc trong thời gian gần đây. Bởi vì khi ta 
muốn thực hiện một việc gì có chất lƣợng, có kết quả cao nhất thì bắt buộc 
chúng ta phải đầu tƣ thời gian, công sức cho công việc đó. 
IV. KẾT QUẢ THU ĐƢỢC 
 Nội dung của đề tài này đã đƣợc chính tác giả của đề tài thực hiện ở những 
lớp chủ nhiệm của mình qua các năm học 2008 – 2009 ở lớp 11b1, năm học 
2009 – 2010 ở lớp 12b6 và năm học 2010 – 2011 ở lớp 12b4 và đã đem lại 
những kết quả khá khả quan. Cụ thể là sau một học kì nhận lớp chủ nhiệm (sau 
học kỳ I), hạnh kiểm cũng nhƣ thái độ ứng xử của tất cả học sinh ở các lớp nói 
trên đã thay đổi theo chiều hƣớng tốt hơn ở một mức độ rõ rệt. 
 10 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 Chúng ta không thể giáo dục học sinh một cách rập khuôn, mà tùy theo 
những hoàn cảnh cụ thể để tác động đúng cách, phù hợp với từng tình huống, 
từng lứa tuổi. Đặc biệt là phải hiểu rõ đƣợc tâm, sinh lý của đối tƣợng cần giáo 
dục mới có thể mong đem lại kết quả cao trong công tác giáo dục đạo đức. Vì 
“hiểu ngƣời, hiểu ta thì trăm trận trăm thắng. Hiểu ta mà không hiểu ngƣời thì 
trăm trận trăm thua”. Cho dù đó là một mặt trận trên chiến trƣờng hay mặt trận 
trong lĩnh vực giáo dục hay một mặt trận nào khác nữa thì điều trên vẫn hoàn 
toàn đúng. 
VI. KẾT LUẬN: 
 Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc giáo dục đạo 
đức cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp. Khi thực hiện đề tài này tôi rất băn 
khoăn bởi vì kết quả của việc giáo dục đạo đức theo hình thức này đôi khi không 
thể nhận thấy ngay đƣợc. Nhƣng tôi chắc chắn một điều rằng chính những câu 
chuyện kể của thầy giáo cũ của tôi đã giúp cho tôi trở thành một ngƣời nhƣ bây 
giờ, luôn ghi nhớ những câu chuyện thú vị đầy cảm động, luôn thực hiện theo 
những gì mà thầy tôi muốn gửi gắm qua những câu chuyện kể, những gì mà thầy 
tôi muốn giáo dục cho tôi để hoàn thiện bản thân để sống tốt đẹp hơn và để 
truyền đạt lại cho những học trò của tôi bây giờ. Nhấn mạnh về ý nghĩa này 
K.D.Usinxki đã vạch ra rằng: “Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân 
cách ngƣời giáo dục, bởi vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách 
của con ngƣời mà có. Không một điều lệ, chƣơng trình, không một cơ quan giáo 
dục, không một sách giáo khoa, một lời khuyên răn nào, một hình phạt, một 
khen thƣởng nào có thể thay thế ảnh hƣởng cá nhân ngƣời thầy giáo đối với học 
sinh” 
 Đó là tất cả những gì tôi muốn thể hiện qua đề tài này. Tuy nhiên, không 
thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài, mong quý thầy cô, các bạn đồng 
nghiệp cùng đóng góp bổ sung ý kiến để đề tài này đƣợc hoàn chỉnh hơn và có 
thể áp dụng đƣợc ở tất cả các lớp. 
 Định Quán, năm 2011 
 Ngƣời viết 
 Võ Đức Hiệu 
 11 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
   
1. TÂM LÍ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC – JEAN PIAGET 
- Nhà xuất bản Giáo Dục 
2. TÂM LÍ HỌC TRÍ KHÔN – JEAN PIAGET 
- Nhà xuất bản Giáo Dục 
3. TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƢƠNG – KIM THỊ DUNG – NGUYỄN ÁNH HỒNG 
 - Trƣờng Đại học Tổng hợp TPHCM 
4. TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÍ HỌC SƢ PHẠM – PGS LÊ VĂN 
HỒNG (chủ biên) 
 - Trƣờng Đại học Sƣ phạm TPHCM 
5. BỘ SÁCH “HẠT GIỐNG TÂM HỒN” – NHIỀU TÁC GIẢ 
 - Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh 
 12 
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Đơn vị: Trƣờng THPT Phú Ngọc Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc 
 Định Quán ngày tháng 05 năm 2011 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học 2010 – 2011 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể 
trong giờ sinh hoạt lớp 
Họ tên tác giả: Võ Đức Hiệu. Đơn vị tổ: Tổ Ngoại ngữ 
Lĩnh vực: 
Quản lý giáo dục  Phƣơng pháp dạy học bộ môn  
Phƣơng pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  
1. Tính mới 
- Có giải pháp hoàn toàn mới  
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  
2. Hiệu quả 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong ngành có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
tại đơn vị có hiệu quả  
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp đƣợc các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chính 
sách: 
Tốt  Khá  Đạt  
- Đƣa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực 
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  
- Đã đƣợc áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu 
quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ 
 (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_thong_qua_cac_cau_chuyen_ke_trong_gio_sinh_hoat_lop_2116.pdf
Sáng Kiến Liên Quan