Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 Trung học phổ thông
1.1.1. Định nghĩa
Là các bài tập yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoặc kĩ năng đã học vào việc giải quyết nhiệm vụ mới, từ đó cung cấp kiến thức mới (hoặc củng cố kiến thức cũ), rèn luyện kĩ năng Địa lí, phát triển khả năng tư duy, năng lực hoạt động độc lập, đồng thời rèn luyện và hình thành các phẩm chất khác của HS.
Ví dụ: Tìm các dẫn chứng để khẳng định giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay.
1.1.2. Vai trò của bài tập Địa lí trong dạy học
Bài tập Địa lí là một bộ phận, một khâu của tiết học Địa lí nhằm giúp HS củng cố, chính xác hóa, mở rộng kiến thức đã học. Bài tập Địa lí góp phần rèn luyện và phát triển các kĩ năng Địa lí cho HS: phân tích, tổng hợp, so sánh; khả năng vẽ các bản đồ, biểu đồ, đồ thị. Bài tập Địa lí còn giúp HS hoàn thành những kĩ năng cần thiết để tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV.
Đồng thời bài tập còn là nguồn thông tin ngược trở lại về tình trạng kiến thức, kỹ năng Địa lí. của HS đối với GV. Qua đó GV có phương án điều chỉnh lại nội dung, phương pháp dạy học.
Việc thực hiện các bài tập Địa lí một cách thường xuyên, có hệ thống sẽ rèn luyện cho HS thói quen, ý thức học tập bộ môn.
am trang Thực vật và động vật, hãy kể tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên của nước ta. * Ý nghĩa của bài tập: - Kiến thức: HS biết tên các vườn quốc gia theo ba miền tự nhiên của nước ta. - Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Thực vật và động vật, xác định được vị trí các vườn quốc gia của nước ta. Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Trang Atlat sử dụng chủ yếu: trang Khí hậu (trang 9). Bài 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, hãy nhận xét về hướng di chuyển và tần suất của bão vào Việt Nam. Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão. * Ý nghĩa của bài tập: - Kiến thức: HS biết được hướng di chuyển và tần suất của bão vào Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão. - Kĩ năng: HS đọc hiểu bản đồ Khí hậu, xác định các đối tượng địa lí và rút ra nhận xét. 2.3. Một số định hướng sử dụng 2.3.1. Sử dụng hệ thống bài tập trong giờ lên lớp HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam được sử dụng để giúp HS rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat, củng cố, đào sâu kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn, qua đó cũng góp phần giáo dục HS. Thời gian của một giờ lên lớp là tương đối ngắn so với nhu cầu học tập của HS, vì vậy mà GV cần phải lựa chọn những bài tập cơ bản nhất, bám sát nội dung bài học. Để sử dụng HTBT một cách có hiệu quả trong một giờ dạy học, GV cần lựa chọn bài tập trong HTBT khi soạn giáo án. Ví dụ : Khi dạy bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng ta không nên sử dụng bài tập sau đây: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các miền tự nhiên, hãy phân tích lát cắt A – B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình từ đó rút ra những đặc điểm chính của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Do bài tập này phức tạp và không phải cung cấp kiến thức cơ bản vì vậy GV nên dành cho những HS khá, giỏi về làm ở nhà. Qua việc sử dụng HTBT với Allat Địa lí Việt Nam trong quá trình dạy học Địa lí lớp 12 THPT tôi nhận thấy HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam có thể sử dụng được trong các loại tiết học sau : - Tiết học lí thuyết. - Tiết học ôn tập, tổng kết. - Tiết học kiểm tra. Sau đây tôi xin đưa ra một số gợi ý cụ thể về hướng sử dụng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam trong các tiết học nói trên. 2.3.1.1. Sử dụng khi dạy tiết học lí thuyết HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam có thể sử dụng trong tất cả các bước của quá trình dạy học một tiết học lí thuyết. a. Bài tập kiểm tra kiến thức cũ Hình thức kiểm tra kiến thức cũ có thể là kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút. GV nên chọn bài tập liên quan đến kiến thức cơ bản của bài học kế trước (khoảng từ 1 đến 2 câu) để giúp HS tái hiện kiến thức cũ trước khi học bài mới. Ví dụ : Bước kiểm tra bài cũ của Bài 11“Thiên nhiên phân hóa đa dạng” GV có thể sử dụng bài tập sau: “Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu và kiến thức đã học làm rõ tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta”. b. Bài tập vận dụng khi giảng bài mới Đây là bước quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, thời lượng một tiết học là có hạn vì vậy GV cần phải dựa vào mục tiêu bài học mà lựa chọn những bài tập bám sát nội dung bài học để đặt ra các câu hỏi cho HS. Ví dụ : Khi giảng bài mới của Bài 6 “Đất nước nhiều đồi núi” GV có thể sử dụng các bài tập 1,2,3,4,5 trong số các bài tập xây dựng cho bài này. c. Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức Bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam cũng có thể dùng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức vào cuối tiết học. GV cần lựa chọn những bài tập có tính khái quát hóa cao nội dung kiến thức bài học để dạy phần củng cố. Ví dụ : Khi dạy phần củng cố của Bài 2 “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ” GV có thể sử dụng bài tập sau: “Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hành chính và nội dung SGK, hãy trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta”. 2.3.1.2. Sử dụng khi dạy tiết học ôn tập, củng cố Các bài tập sử dụng trong tiết học ôn tập thường phải có tính khái quát cao, hướng đến những nội dung quan trọng nhất của chương trình, giúp HS hệ thống hoá, so sánh các vấn đề với nhau theo những mô hình nào đó. Một số bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam không chỉ góp phần rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho HS mà còn có thể đạt được yêu cầu trên vì vậy GV có thể lựa chọn bài tập thích hợp để sử dụng. Ví dụ: Khi ôn tập phần Địa lí tự nhiên GV có thể sử dụng các bài tập sau đây: - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính và nội dung SGK, hãy trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta. - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, trang Các miền tự nhiên và kiến thức ở SGK, trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta. - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, trang Các miền tự nhiên và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta;... 2.3.1.3. Sử dụng khi dạy tiết học kiểm tra Khi xây dựng ma trận câu hỏi cho một đề kiểm tra (một tiết, học kì) GV nên sử dụng ít nhất một bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho HS. Như vậy giúp cho HS không bỡ ngỡ khi làm bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam nếu kì thi Tốt nghiệp THPT có môn Địa lí. 2.3.2. Sử dụng hệ thống bài tập ngoài giờ lên lớp Do thời gian mỗi giờ lên lớp là có hạn, nên GV cần hướng dẫn cho HS cách sử dụng HTBT để HS tự rèn luyện thêm ở nhà. Ở cấp học THPT hiện nay đang đề cao tinh thần tự học, tự học phải chiếm vị trí quan trọng trong quá trình học tập của HS. Vì vậy, có thể nói phần lớn các bài tập trong HTBT mà GV xây dựng phải được HS giải quyết ở nhà. Cụ thể sau mỗi bài học GV sử dụng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam đã được xây dựng để ra bài tập về nhà cho HS. Tùy theo đối tượng HS mà GV lựa chọn bài tập nào, số lượng bao nhiêu. Ví dụ : Sau khi dạy xong bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng GV sử dụng THBT với Atlat Địa lí Việt Nam đã được xây dựng để ra bài tập về nhà cho HS theo cách sau: - Đối với HS trung bình GV chỉ nên ra các bài tập ở mức độ đơn giản như bài tập 2, 4, 5 (bài tập dành cho bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng). - Đối với HS khá, giỏi GV có thể giao cho các em về nhà làm tất cả các bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam dành cho bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Đồng thời GV nên hướng dẫn cho HS cách làm đối với các bài tập khó như bài tập sau đây: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh kết hợp với kiến thức đã học, hãy rút ra những nhận xét và giải thích về đặc điểm của nhiệt độ nước ta? 2.4. Thiết kế bài dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT có sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế – xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới. 2. Kỹ năng Xác định được trên Atlat, bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 3. Thái độ Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ các nước Đông Nam á - Atlat Địa lí Việt Nam - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật biển quốc tế năm 1982. III. Hoạt động dạy và học Khởi động: GV sử dụng bản đồ và các mẫu biad (ghi toạ độ điểm cực). - Hãy gắn toạ độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí? - Nước nào có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia? GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí nước ta. Hình thức: Cả lớp GV đặt câu hỏi: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. GV gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ: - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với nước nào trên đất liền và trên biển. (GV yêu cầu HS xem trang Việt Nam trong Đông Nam Á trong trang Hành chính để trả lời câu hỏi này) - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, xác định các điểm cực trên đất liền của nước ta, từ đó cho biết lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ số mấy. Một HS đọc trên Atlat trang Hành chính (trang 4+5) để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Xác định phạm vi lãnh thổ của nước ta. Hình thức: Cả lớp - GV đặt câu hỏi: Cho biết phạm vi lãnh thổ nuớc ta gồm những bộ phận nào? * Tìm hiểu vùng đất - Đặc điểm vùng đất? - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia? - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, hãy kể tên một số đảo, quần đảo của nước ta. - Xác định trên Atlat trang Hành chính các tỉnh giáp biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam. + HS trình bày dựa vào SKG và Atlat. + GV chuẩn xác kiến thức. * Tìm hiểu vùng biển - Cách 1: Đối với HS khá, giỏi: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK kết hợp quan sát sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế, xác định giới hạn của các vùng biển ở nước ta. + Một HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. + Một HS trả lời, các HS khác đánh giá phần trình bày của bạn. - Cách 2: Đối với HS trung bình yếu: GV vừa vẽ, vừa thuyết trình về các vùng biển ở nước ta sau đó yêu cầu HS trình bày lại giới hạn của vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Hoạt động 3: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng nước ta. Hình thức: nhóm Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Nhóm 1, 2, 3: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí tới tự nhiên nước ta. - GV gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản. - Nhóm 4, 5, 6: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng nước ta. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý kiến đúng của mỗi nhóm. - GV đặt câu hỏi: Trình bày những khó khăn của vị trí địa lí tới kinh tế – xã hội nước ta. - Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. (Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa biển Đông chung với nhiều nước . Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn liền với vị trí chiến lược của nước ta. Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới). 1. Vị trí địa lí - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Hệ tọa độ địa lí: + Vĩ độ: 23023’B - 8034’B (kể cả đảo 23023’B - 6050’B) + Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ (kể cả đảo 1010Đ - 117020’Đ) - Lãnh thổ nằm trong múi giờ số 7. 2. Phạm vi lãnh thổ a. Vùng đất - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2. - Biên giới: + Phía bắc: giáp Trung Quốc (1400 km). + Phía tây: giáp Lào (2100 km), Campuchia (1100 km). - Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng). b. Vùng biển - Diện tích: khoảng 1 triệu km2 - Vùng biển bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. c. Vùng trời Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí a. Ý nghĩa về tự nhiên - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Có nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật quý giá. - Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên - Có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng - Về kinh tế: + Nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. + Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển cho các nước Lào, Thái Lan, Campuchia. - Về văn hóa- xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước. - Về chính trị quốc phòng: là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. IV. Đánh giá 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính và nội dung SGK, hãy trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta. 2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta. V. Hoạt động nối tiếp GV yêu cầu HS về nhà làm các bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam dành cho Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đã được tác giả xây dựng trong sáng kiến này. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Thực nghiệm lấy ý kiến của giáo viên và học sinh 3.1.1. Phương pháp thực nghiệm - Lấy ý kiến đánh giá của GV: Cho GV dạy lớp 12 trường THPT Trường Chinh xem HTBT đã được tác giả xây dựng sau đó xin ý kiến đánh giá của các GV nói trên bằng cách trả lời phiếu thăm dò. - Lấy ý kiến đánh giá của HS: Cho HS làm thử HTBT do tác giả xây dựng sau đó lấy ý kiến đánh giá của các em thông qua việc trả lời phiếu thăm dò. 3.1.2. Kết quả thực nghiệm * Đối với việc lấy ý kiến đánh giá của GV Đa số các GV đều cho rằng HTBT do tác giả xây dựng là khá tốt và có thể sử dụng trong quá trình dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT. * Đối với việc lấy ý kiến đánh giá của HS Hầu hết HS trả lời HTBT do tác giả xây dựng có chất lượng khá tốt, rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức các em. Giúp các em nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat, dễ dàng tiếp thu kiến thức bài học, tạo hứng thú học tập bộ môn. 3.2. Thực nghiệm giảng dạy 3.2.1. Phương pháp thực nghiệm - Lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) được cùng một GV thực nghiệm dạy với hai phương pháp khác nhau. + Lớp TN giáo viên dạy theo giáo án sử dụng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam như đề tài đã đề xuất. + Lớp ĐC được GV tiến hành dạy bình thường. - Sau khi dạy xong cả hai lớp TN và ĐC được đánh giá bằng bài kiểm tra 45 phút nhằm đánh giá mức độ tiến bộ của HS. 3.2.2. Kết quả thực nghiệm * Thống kê kết quả kiểm tra tôi lập bảng thống kê điểm số như sau: Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra Nhóm Tổng số HS Điểm số (Xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 123 0 0 4 11 20 37 24 13 9 5 0 TN 122 0 0 0 6 14 26 36 17 11 10 2 Từ bảng trên tôi vẽ được biểu đồ thống kê điểm số. * Đối với các lớp ĐC - Ở mỗi bài học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT GV không sử dụng bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam do tác giả xây dựng. Vì vậy việc ghi nhớ kiến thức của HS gặp nhiều khó khăn. Khả năng tự học ở nhà của HS chưa được bồi dưỡng đúng mức. - Điểm bài kiểm tra ở các lớp đối chứng thấp hơn các lớp thực nghiệm. * Đối với các lớp TN - Tiến trình dạy học diễn ra khá sinh động. Nội dung HTBT phù hợp tương đối tốt với đối tượng HS, tạo được nhu cầu, hứng thú học tập cho HS, vì vậy phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của HS. Cụ thể, HS tích cực tham gia vào các hoạt động học nhóm, độc lập suy nghĩ và có tinh thần hợp tác tốt giữa các thành viên của nhóm trong việc thảo luận giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. - Thông qua việc giải các bài tập trong HTBT, HS không chỉ hiểu được kiến thức mà còn rèn luyện được các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam Biểu hiện ở đây là kết quả vận dụng kiến thức để giải các bài tập của nhiều HS khá nhanh, chặt chẽ và chính xác. - Với việc sử dụng HTBT phù hợp tương đối với đối tượng HS, năng lực tự học, tự nghiên cứu cũng được phát triển đáng kể, tạo được niềm vui trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập ở nhà. - Điểm bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được của đề tài - Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí ở trường THPT. - Từ kết quả thu được khi nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK và các tài liệu tham khảo liên quan, tác giả đã xây dựng được HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam cho dạy học phần “Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT”. Ngoài ra, tác giả đã đề xuất được quy trình xây dựng và hướng dẫn sử dụng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT. Đó là những đóng góp quan trọng nhất trong đề tài này. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Kết quả TN sư phạm cho phép khẳng định rằng, giả thuyết khoa học do tác giả nêu ra là hoàn toàn đúng đắn. Việc xây dựng và sử dụng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 THPT sẽ làm tăng hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT. Việc xây dựng và sử dụng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 ở các trường THPT là hoàn toàn khả thi và có thể triển khai rộng rãi. - Đề tài đã được tác giả Võ Hồng Tuyến An sử dụng làm đề tài luận văn Thạc sĩ Giáo dục học cùng tên và đã được Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn Thạc sĩ trường ĐHSP Huế tháng 10 năm 2011 đánh giá cao. Ngoài ra đề tài còn được đăng trên tạp chí Thiết bị Giáo dục số 75, xuất bản tháng 11 năm 2011. 2. Hạn chế của đề tài Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn một số hạn chế: - Đề tài chỉ tiến hành điều tra thực trạng xây dựng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam và tiến hành thực nghiệm ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Đề tài mới chỉ xây dựng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam cho phần “Địa lí tự nhiên” và với SKG Địa lí 12 chương trình cơ bản. - Số lượng và chất lượng bài tập cho mỗi bài học còn hạn chế. 3. Một số đề xuất, kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy việc xây dựng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí ở lớp 12 nói riêng và trường phổ thông nói chung. Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn Địa lí và khả năng áp dụng của đề tài, tác giả xin có một số ý kiến đề xuất như sau: - GV nên sử dụng Atlat thường xuyên trong các giờ dạy học Địa lí lớp 12, chú trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat của HS. - GV nên dành thời gian xây dựng cho mình HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam và đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học Địa lí lớp 12 THPT. - GV phối hợp với gia đình chú trọng hơn đến việc bồi dưỡng khả năng tự học của HS thông qua việc làm bài tập ở nhà. 4. Hướng mở rộng của đề tài Xây dựng HTBT với Atlat Địa lí Việt Nam cho toàn bộ chương trình Địa lí lớp 12, lớp 9 và phần Địa lí Việt Nam của lớp 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Lâm Quang Dốc, Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Tiến, Lã Thị Loan (2008), Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam theo hướng dạy học tích cực, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 3. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2007), Lí luận dạy học Địa lí, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 4. Phạm Thị Sen (Chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Địa lí, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Phạm Thị Sen (Chủ biên) (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 6. Lê Thông (Chủ biên) (2008), Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Đại học quốc gia TPHCM, TPHCM. 7. Lê Thông (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Lê Thông (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Lê Thông, Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2008), Bài tập Địa lí 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 11. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Đức Vũ (2006), Phương tiện dạy học Địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
File đính kèm:
- SANG_KIEN_Vo_Hong_Tuyen_An_1.doc