SKKN Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh qua Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Địa lí 12 THPT

Đi kèm với thiệt hại tính mạng là thiệt hại vật chất. Các vùng từ tỉnh Quảng

Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam bắt đầu với ngập lụt ở

206 xã, phường, độ ngập sâu từ 0,3 – 3 m, nặng nhất là Quảng Trị 81 xã, Thừa

Thiên Huế 54 xã, phường với tổng số hộ bị ngập là 109.034 hộ; thời điểm cao nhất

trong đợt lũ thứ nhất ngày 13 với 212 xã, phường, 135.329 hộ bị ngập lụt. Các

tuyến quốc lộ có 93 điểm bị sạt lở và 19 điểm bị ngập. Sạt lở kèm nước sông dâng

cao gây tắc giao thông.

Hư hỏng nhà cửa, hoa maù và các loại tài sản khác: Có hơn 56.000 căn nhà

tốc mái, chủ yếu ở Quảng Ngãi với hơn 53.000 nhà. Gần 150.000 ngôi nhà bị ngập,

sập đổ, hư hỏng. Gần 4.500 ha lúa, hoa màu bị ngập, vùi lấp, hơn 2.100 ha thủy

sản bị thiệt hại, hơn 151.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, nhiều nơi bị

chia cắt, nhiều khu vực dân cư bị cô lập trong đợt lũ thứ nhất.

Mất điện: Bão cùng mưa lớn gây lũ lụt tại bảy tỉnh, thành phố miền Trung,

Tây Nguyên khiến hơn 913.000 gia đình của 369 xã, phường trong khu vực bị mất

điện.

Sạt lở đất/đá: Phía Tây thành phố Huế tập trung các vị trí thủy điện Rào

Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2, Trạm quản lý bảo vệ rừng 67. Tổng số người

chết và mất tích trong các vụ sạt lở đất ở miền trung do sạt lở lên đến 33 người.

Bên cảnh những hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của thiên tai thì ô nhiễm môi

trường cũng đang là vấn đề gây nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con

người, ảnh hưởng đến sản xuất và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Những hậu quả xấu đến sức khỏe con người

Theo một số nghiên cứu, trẻ em chiếm tỷ lệ cao bị mắc bệnh hen suyễn khi

sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao, đặc biệt là ô nhiễm khói bụi. Khằng định

thêm tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người 1 trạm trưởng y tế tại 1

xã trong nước đã đưa ra những con số đáng giật mình với 297 ca tử vong trên địa

bàn xã chỉ tính từ năm 2015 đến tháng 5 năm 2020. Đáng quan ngại trong số tử12

vong này là, số ca ung thư đã lên tới 28% với 39/83 ca về đường hô hấp (chiếm

gần 50%). Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, ung thư phát

sinh có đến 75- 80% nguyên nhân là có liên quan đến môi trường.

Ô nhiễm môi trường cũng gây hậu quả lớn đối với hệ sinh thái

Việc hủy hoại môi trường sống của các sinh vật thủy sinh do thải các chất

thải từ các nhà máy ra biển hay việc làm chết các sinh vật đất do sử dụng thuốc trừ

sâu, hay sinh vật sống trong rừng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng đang là vấn đề

đáng báo động.

Một vài con số minh chứng : Đến năm 2017, Việt Nam đã xác định 1.211

loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa và đề xuất đưa vào Sách

đỏ Việt Nam thời gian tới, gồm 600 loài thực vật và 611 loài động vật (tăng 329

loài so với Sách đỏ Việt Nam 2007, gồm 136 loài thực vật và 193 loài động vật);

khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt

chủng

Nghiêm trọng hơn ô nhiễm môi trường còn làm gia tăng hạn hán, xâm nhập

mặn và ảnh hưởng của thiên tai

Thống kê của Tổng cục Phòng chống Thiên tai trong 10 năm qua, Việt Nam

có hơn 3.600 người chết và mất tích do thiên tai, gây thiệt hại khoảng 288.000 tỷ

đồng. Trung bình mỗi năm, thiên tai làm cho Việt Nam mất đi từ 1,0 - 1,5% GDP.

pdf41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh qua Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Địa lí 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Tổng 
hợp 
TN 212 6,13 26,89 42,45 24,53 
ĐC 208 14,90 40,39 34,13 10,58 
6.13
14.9
26.89
40.39
42.45
34.13
24.53
10.58
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
%
Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi
Thực nghiệm
Đối chứng
Đồ thị 1. Biểu diễn kết quả xếp loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra 
29 
ĐỀ KHẢO SÁT 
 Phần 1: Tự luận ( Kiểm tra giữa kì ) 
1) Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì ? Vì sao ? 
2) Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp 
phòng chống bão. 
3) Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt ở nước ta. Vì sao ? Cần làm gì để giảm nhẹ 
tác hại do ngập lụt. 
4) Nêu các vùng hay xảy ra lũ quét ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do 
lũ quét. 
5) Nêu các vùng hay xảy ra hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do 
hạn hán ? 
6) Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào ? 
7) Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và 
môi trường. 
 Phần 2: Trắc nghiệm ( kiểm tra thường xuyên ). 
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí VN: mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời 
gian nào? 
A. Từ tháng V đến tháng X. B. Từ tháng VI đến tháng IX. 
C. Từ tháng VI đến tháng XII. D. Từ tháng VIII đến tháng VII. 
Câu 2. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng: 
A. tháng VIII B. tháng IX C. tháng X D. tháng XI. 
Câu 3. Biện pháp phòng tránh bão hiệu quả nhất là 
A. củng cố đê chắn sóng ven biển. 
B. phát triển các vùng ven biển. 
C. dự báo chính xác về quá trình hình thành, hướng di chuyển và cường độ bão. 
D. có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khi bão đang hoạt động. 
Câu 4. Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bảo là 
A. ven biển đồng bằng sông Hồng. B. ven biển Trung Bộ. 
C.ven biển Nam Trung Bộ. D. ven biển Nam Bộ. 
Câu 5. Ngập úng ít gây hậu quả nghiêm trọng ở Trung Bộ vì 
A. diện tích đồng bằng nhỏ. B. không có nhiều sông 
C. địa hình dốc ra biển và không có đê. D. lượng mưa trung bình năm nhỏ. 
30 
Câu 6. Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào tháng nào? 
A. tháng IX- X B. tháng X- XI C. tháng VI- IX D. tháng VII- X 
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 9, từ Thanh Hóa đến Quảng trị bão hoạt 
động vào thời gian 
A. tháng VI-X B. tháng VIII-X C. tháng VII-X D. háng VIII- 
XI 
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 9 từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi bão hoạt 
động vào thời gian 
A. tháng VII-X B. tháng IX-X C. tháng IX-XI D. tháng VIII- XI 
Câu 9. Vùng thường xảy ra lũ quét là: 
A. vùng núi phía Bắc B. Đồng bằng sông Hồng 
C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ 
Câu 10. Lũ quét là loại thiên tai bất thường vì. 
 A. không dự báo dễ dàng trước khi xảy ra. 
 B. thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh. 
 C. lượng mưa lớn trong thời gian ngắn. 
 D. lượng cát bùn nhiều. 
Câu 11. Lũ quét ở miền Bắc thường xảy ra vào các tháng: 
 A. tháng IV – VIII. B. tháng V – IX. 
C. tháng VI – X. D. tháng VII – XI. 
Câu 12. Lũ quét xảy ra ở các tỉnh Duyên hải miền Trung vào các tháng: 
A. tháng V – VII. B. tháng VII – IX. 
C. tháng VIII – X. D. tháng X – XII. 
Câu 13. Ở miền Bắc tại các thung lũng khuất gió (Sơn La, Bắc Giang) mùa khô 
kéo dài: 
A. 2 - 3 tháng B. 3 - 4 tháng 
C. 4 - 5 tháng D. 5 - 6 tháng 
Câu 14. Ở đồng bằng Nam Bộ mùa khô kéo dài: 
A. 6-7 tháng B. 3- 4 tháng C. 4- 5 tháng D. 5- 6 tháng 
Câu 15. Mùa khô kéo dài 6- 7 tháng ở: 
A. Đồng bằng Nam Bộ B. Tây Nguyên 
C. vùng ven biển cực Nam Trung Bộ D. Bắc Trung Bộ 
31 
Câu 16. Lượng thiếu hụt nước vào mùa khô không nhiều ở: 
 A. miền Bắc. B. Nam Bộ. 
 C. vùng Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên 
Câu 17. Nơi khô hạn kéo dài đến 4- 5 tháng là: 
A. các thung lũng khuất gió (Sơn La, Bắc Giang) B. Bắc Trung Bộ 
C. các vùng thấp của Tây Nguyên D. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ 
Câu 18. Phương hướng phòng chống khô hạn lâu dài 
A. xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí. B. thay đổi cơ cấu giống cây 
trồng. 
C. áp dụng biện pháp kĩ thuật canh tác tiên tiến. D. thay đổi cơ cấu mùa vụ 
hợp lí. 
Câu 19. Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn các vùng khác vì 
A. lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn. 
B. lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn. 
C. do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước. 
D. mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn. 
Câu 20. Vì sao miền Trung lũ quét trễ hơn ở miền Bắc? 
A. mùa mưa muộn. B. mưa nhiều. 
C. địa hình hẹp ngang. D. mùa mưa sớm. 
 Hết. 
ĐÁP ÁN 
 Phần 1: Tự luận 
1) Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì ? Vì sao ? 
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: 
 + Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sự gia tăng bão 
lụt, hạn hán 
Ví dụ: Phá rừng  đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng 
chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng 
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: 
 + Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ 
chưa qua xử lý. 
 + Ô nhiễm không khí: ở các điểm dân cư, khu công nghiệp do khí thải của các 
nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông đi lạivượt quá mức tiêu chuẩn cho 
phép. 
32 
 + Ô nhiễm đất: do nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản 
xuất nông nghiệp. 
2) Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp 
phòng chống bão. 
a/ Hoạt động của bão ở Việt Nam: 
- Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10. 
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. 
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng 
của bão. 
- Trung bình mổi năm có 8 trận bão. 
b/ Hậu quả của bão: 
- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều 
dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển. 
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa 
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh. 
c/ Biện pháp phòng chống bão: 
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão. 
- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền. 
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển. 
- Sơ tán dân khi có bão mạnh. 
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi. 
3) Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt ở nước ta. Vì sao ? Cần làm gì để giảm 
nhẹ tác hại do ngập lụt. 
Vùng đồng bằng nước ta hay xảy ra ngập lụt. 
- Đồng bằng sông Hồng ngập lụt nghiêm trọng là do diện mưa bão rộng, lũ 
tập trung trên các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc, mức 
độ đô thị hóa cao cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng. 
- Đồng bằng sông Cửu Long ngập lụt không chỉ do mưa lũ gây ra mà còn do 
triều cường. 
- Ở Trung Bộ ngập lụt mạnh vào tháng 9, 10 là do mưa bão, nước biển dâng 
và lũ nguồn về. 
* Biện pháp giảm nhẹ tác hại: xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi 
33 
4) Nêu các vùng hay xảy ra lũ quét ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại 
do lũ quét. 
Lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình 
chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có 
mưa lớn. 
Xảy ra vào tháng 06 - 10 ở miền Bắc và tháng 10 - 12 ở miền Trung. 
*Biện pháp giảm nhẹ tác hại: 
- Trồng rừng, quản lý và sử dụng đất đai hợp lý. 
- Canh tác hiệu quả trên đất dốc. 
- Quy hoạch các điểm dân cư. 
5) Nêu các vùng hay xảy ra hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại 
do hạn hán ? 
- Miền Bắc: tại các thung lũng khuất gió như: Yên Châu, sông Mã (Sơn La), Lục 
Ngạn (Bắc Giang), mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. 
- Miền Nam: thời kỳ khô hạn kéo dài 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và Tây 
Nguyên. 
- Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ mùa khô kéo dài 6 - 7 tháng. 
*Biện pháp giảm nhẹ tác hại: xây dựng các công trình thuỷ lợi hợp lý 
6) Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào ? 
Động đất thường xảy ra ở các đứt gẫy sâu. Tây Bắc nước ta là khu vực có 
hoạt động động đất mạnh nhất, sau đến khu vực Đông Bắc. Khu vực Trung Bộ ít 
hơn, còn Nam Bộ biểu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển 
Nam Trung Bộ. 
7) Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài 
nguyên và môi trường. 
- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý 
nghĩa quyết định đến đời sống con người. 
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng, các loài hoang 
dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài. 
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc 
sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. 
- Đảm bảo chất lượng moi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người. 
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng 
hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. 
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường. 
34 
 Phần 2: Trắc nghiệm 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 
Đáp án C B C B C A B C 
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 
Đáp án A A C B C C C A 
Câu 17 18 19 20 
Đáp án C A C A 
CHƯƠNG III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 
- Để kiểm tra tính khả thi của đề tài tôi đã hướng dẫn một số giáo viên ở các trường 
lân cận tiến hành thực nghiệm đề tài. 
Cụ thể: Thầy Trần Văn Phương – Trường THPT Quỳnh lưu 1 Và Thầy Lê 
Trọng Thêm – Trường THPT Hoàng Mai . 
Các Thầy đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp thuộc khối 12 sau đó lựa 
chọn một số học sinh ở các lớp đã thực nghiệm và 1 số học sinh lớp đối chứng ( 
không áp dụng đề tài) làm bài kiểm tra khảo sát ở trên (đề khảo sát do tôi cung 
cấp) 
Kết quả thu được như sau: 
1.Kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm . 
Bảng 5. Thống kê kết quả ở các lớp thực nghiệm tại 2 trường THPT Quỳnh lưu 1 
và Trường THPT Hoàng Mai ( khi thực hiện đề tài) 
Tên trường 
Tổng 
số HS 
Yếu – kém (0- 4đ) Trung bình (5 - 6đ) Khá - giỏi (7 - 10đ) 
SL (%) SL (%) SL (%) 
THPT 
Quỳnh lưu1 
82 11 13,41 26 31,7 45 54,87 
THPT 
Hoàng Mai 
85 10 11,76 31 36,47 44 51,76 
2. Kết quả so sánh . 
Lấy ngẫu nhiên 15 bài của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả 2 trường để 
phân tích điểm số thu được kết quả sau: 
35 
Bảng 6. So sánh điểm số . 
Nhóm TN 5 9 7 8 9 6 8 7 9 9 8 5 8 9 
Nhóm ĐC 4 6 7 8 5 7 6 5 9 6 5 7 8 4 
Biểu đồ so sánh kết quả 
 Kết luận về thực nghiệm 
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy 
mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp 
dạy học phần nào được được khẳng định. Nếu trong quá trình dạy học địa lí ở 
trường THPT , giáo viên quan tâm, giúp học sinhhình thành được các kỉ năng thì 
sẽ hình thành và rèn luyện được ý thức , trách nhiệm với thực tiễn, tìm ra các biện 
pháp để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Đồng thời góp phần quan trọng vào 
việc nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục toàn 
diện của trường THPT. 
36 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy : Các nhiệm vụ học tập khi được giao 
cho học sinh thì các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề. Kiến thức không bị 
dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu 
được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Mức độ đạt được 
của các em sau phần học không chỉ là hiểu, biết, vận dụng mà còn biết phân tích, 
tổng hợp, đánh giá. Góp phần thực hiện được mục tiêu GD-ĐT những con người 
tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng 
lặp gây nhàm chán cho người học, còn giúp học sinh có khả năng tổng hợp lượng 
kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của giáo viên. 
Ngoài ra việc nghiên cứu đề tài còn giúp tôi rút ra được những ưu điểm sau: 
a. Đối với giáo viên: 
- Có thời gian để kiểm tra lại kiến thức của học sinh, quản lí học sinh học tập 
tốt hơn. 
- Thuận lợi trong việc củng cố lại kiến thức, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, 
phát huy năng lực bản thân và có hướng phấn đấu trong quá trình dạy học. 
- Có thể lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp. 
- Thực hiện được mục tiêu đổi mới trong dạy học, thực hiện tốt vai trò là 
người điều khiển, hướng dẫn hoạt động học của học sinh đặc biệt là khơi dậy trong 
mỗi học sinh sống có tinh thần, trách nhiệm với cộng đồng. 
- Với các bước thực hiện linh hoạt, bài học trở nên nhẹ nhàng, gây hứng thú 
cho học sinh mà lượng thông tin thu thập được lại tương đối nhiều 
- Dễ dàng phát hiện và phân loại học sinh để điều chỉnh bài giảng cho phù 
hợp với đối tượng học sinh 
b. Đối với học sinh: 
- Học sinh có hứng thú hơn trong học tập, phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ. 
- Học sinh tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng 
địa lí. 
- Kiến thức được khắc sâu, khả năng ghi nhớ được lâu hơn, tự tin, chủ động 
trong khi làm bài kiểm cũng như bài thi tốt nghiệp THPT . 
 Trên cơ sở đó nhen nhóm dần cho học sinh lòng yêu nước, sống có trách nhiệm 
với gia đình, làng xóm, quê hương , biết cách bảo vệ bản thân, gia đình và quê 
hương khi gặp thiên tai xảy ra, đồng thời mỗi học sinh sẽ trở thành những tuyên 
truyền viên xuất sắc trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và 
phòng chống thiên tai. 
37 
2. KIẾN NGHỊ 
 Từ việc thực hiện đề tài, chúng tôi mạnh dạn trình bày kiến nghị đề xuất: 
2.1. Đối với Sở Giáo Dục đào tạo Nghệ An: 
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho HS đang từng 
bước được hoạch định trong chương trình vào SGK mới, vì vậy cần tăng cường bồi 
dưỡng giáo viên. Tổ chức tập huấn, nhất là tập huấn ở cơ sở trường học để GV có 
cơ hội cọ xát, trao đổi và tiếp cận cụ thể nhất về các phương pháp dạy học mới, 
hướng dạy học phát triển năng lực.Từ đó, GV có ý thức tích cực trong giảng dạy, 
đổi mới, xây dựng giáo án...nhằm phát huy các năng lực ở người dạy và nhờ thế 
khai thác được triệt để các năng lực cần hình thành cho HS trong bối cảnh mới. 
2.2. Đối với Ban giám hiệu 
- Trang bị thêm cơ sở vật chất: máy chiếu, thiết bị để đáp ứng cho quá 
trình dạy học 
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, câu 
lạc bộ để học sinh có thêm nhiều cơ hội vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Có 
nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của giáo viên và học sinh 
2.3. Đối với giáo viên 
- Trong các giờ học cần tăng cường cho học sinh các hoạt động giáo dục kỉ 
năng, liên hệ với cuộc sống hàng ngày và thực tiễn tại quê hương đất nước, để các 
em thấy được thực trạng của vấn đề và ý nghĩa của các hoạt động thực tiễn . 
- Cần thay đổi phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá năng lực người 
học theo hướng gắn với các hoạt động trải nghiệm, các vấn đề của thực tiễn đời 
sống. 
2.4. Đối với học sinh 
- Tích cực tham gia các tiết học ngoại khóa, các yêu cầu học tập mà giáo 
viên tổ chức. 
- Thường xuyên có ý thức liên hệ các vấn đề được nghiên cứu trong dạy học 
địa lí với thực tiễn, từ đó có thêm động lực và hứng thú đối với môn học. 
- Tăng cường hoạt động nhóm, trao đổi với bạn học để học hỏi cái hay, cái 
tốt của bạn. 
 Đối với tôi, mặc dù đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về vấn đề này nhưng 
quả thật khi đặt bút để viết nên đề tài tôi mới cảm nhận được sự khó khăn, phức tạp 
của vấn đề. Tôi chỉ mong góp một ý kiến nhỏ của mình tích luỹ được trong quá 
trình giảng dạy ở trường phổ thông. Với tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn 
đóng góp cho công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học. 
Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, hạn chế rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý và đồng 
cảm của đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. 
38 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), tài liệu tập huấn giáo viên về ứng phó với biến 
đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong giáo dục trung học, Tài liệu tập huấn. 
2. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học tích cực. NXB Giáo dục. 
3. Giáo dục môi trường thế giới.(ĐHSP Hà Nội) 
4. Địa lí đại cương Việt Nam tập 1,2 (ĐHSP Hà Nội) 
5. Sách giáo khoa Địa lí Lớp 12 NXB giáo dục 
6. Sách giáo khoa Địa lí Lớp 10 NXB giáo dục 
7. Mạng internet. 
39 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BCHTW Ban chấp hành trung ương 
HS Học sinh 
THPT Trung học phổ thông 
KNS Kỷ năng sống 
TH Thực nghiệm 
ĐC Đối chứng 
GD - ĐT Giáo dục đào tạo 
SGK Sách giáo khoa 
GV Giáo viên 
40 
MỤC LỤC 
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................. 1 
I. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 
1. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................. 2 
2. Phạm vi nghiên cứu . ................................................................................... 2 
III. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................ 2 
IV. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2 
V. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................... 3 
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 4 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....... 4 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 4 
1. Giáo dục kỹ năng sống (KNS) là gì?................................................................4 
2. Vai trò của giáo dục kỉ năng sống trong dạy học địa lí THPT.........4 
3. Sự cần thiết phải giáo dục kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi 
trường và phòng chống thiên tai cho học sinh ở trường học phổ thông...4 
3.1. Các khái niệm liên quan 5 
3.2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai. 
3.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai...6 
3.4. Hậu quả của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai.7 
4. Các phương pháp giáo dục kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi 
trường và phòng chống thiên tai cho học sinh trong môn địa lí 12 THPT .8 
II. CƠ SỬ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. ..............................................................9 
1. Thực trạng về hậu quả của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng 
thiên tai trên thế giới và tại việt nam9 
1.1. Trên thế giới...9 
1.2. Ở Việt Nam và địa phương10 
2. Thực trạng dạy học giáo dục kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi 
trường và phòng chống thiên tai trong trường học phổ thông..14 
2.1. Khảo sát thực trạng........................................................................................14 
2.2. Những khó khăn trong việc giáo dục kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo 
vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong trường học15 
CHƯƠNG II : GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................16 
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN..16 
1. Nhận diện về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên 
tai qua các tài liệu và phương tiện thông tin.16 
 A. MỤC TIÊU.....................................................................................................16 
 B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH...16 
41 
 C.TIẾN HÀNH TRIỂN KHAI17 
 D. SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM SAU 1 TUẦN TÌM HIỂU 21 
 E. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN.22 
2. Rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống với tiêu đề: “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng 
phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và hành động của em” ..22 
3.Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về cách phòng chống thiên tai , ứng phó với 
biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường tại lớp học...25 
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC VẬN DỤNG..28 
CHƯƠNG III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN..34 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 36 
1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 36 
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_ky_nang_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_bao_ve_mo.pdf
Sáng Kiến Liên Quan