SKKN Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 qua hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành

Lí luận về dạy học gắn với trải nghiệm

* Trải nghiệm

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Trải có nghĩa là “đã từng qua,từng biết,từng

chịu đựng”, còn nghiệm cónghĩalà“kinh qua thực tế nhận thấy điều đó đúng”. Như

vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp thamgia hoạt động và

rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn dải theo hai

nghĩa. Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắcxúc

cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri

thức, ý thức ) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹptrải nghiệm

“ là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện đang diễn ra đốivới cá nhân

được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ

cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân”.

* Sáng tạo

Khái niệm sáng tạo được sử dụng đồng nghĩa với nhiều thuật ngữ khác như:

sự sáng tạo, tư duy hay óc sáng tạo Các thuật ngữ này đều có liên quan đến một

thuật ngữ gốc Latin “Crear” và mang một nghĩa chung là “sự sản xuất,tạo ra, sinh

ra một cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại”.

Ngoài ra, sáng tạo cũng được hiểu “là tạo ra những giá trị mới về vậtchất

hoặc tinh thần. Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào

cái đã có. Có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học, nghệ thuật, sản

xuất – kĩ thuật, kinh tế, chính trị ”

Như vậy, dù quan niệm như thế nào thì sáng tạo chính là việc tạo ra cái mới.

Sáng tạo là tiềm năng có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng

hoàn cảnh sống cụ thể. Mỗi người khi tạo ra cái mới cho cá nhân, thì sáng tạo đó

được xem xét trên bình diện cá nhân, còn tạo ra cái mới liên quan đến cả một nền

văn hóa thì sáng tạo đó được xét trên bình diện xã hội.

* Hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Theo nghĩa rộng hoạt động giáo dục là “những hoạt động có chủ đích, cókế

hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những

cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện

mục tiêu giáo dục”. Hoạt động giáo dục này bao gồm: hoạt độngdạy học và hoạt

động giáo dục theo nghĩa hẹp.

Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động có

chủđích, có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài13

giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo nghĩa

hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý xã hội.

Hoạt động dạy học là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạtđộng

học của người học nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm

của xã hội loài người để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách người học.

pdf55 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 qua hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghề truyền 
thống đang bị mai một như nghề làm 
trống da ở Mỹ Thành, nghề làm bánh đa 
ở Nam Thành 
Hoạt động 3: Xây dựng ý tưởng bố 
cục nội dung của sản phẩm 
Giáo viên: 
+ Đưa ra các dạng sơ đồ tư duy 
+ Hướng dẫn cách viết bài thuyết trình. 
Cho xem một băng đĩa, hình ảnh tư 
- Sưu tầm được các tài liệu,văn bản 
về các làng nghề truyền thống ttiêu 
biểu của quê hương Yên Thành. 
- Thống nhất thông tin để lập được sơ 
đồ tư duy về nội dung giới thiệu về 
các làng nghề truyền thống trên quê 
hương Yên Thành. 
- Chọn được các làng nghề truyền 
thống để giới thiệu 
+ Nghề làm hương trầm ở Phúc 
thành 
+ Nghề gói bánh chưng ở Hợp Thành 
+ Nghề đan mây tre ở Long Thành 
38 
liệugiới thiệu các làng nghề mà các em 
đã tiến hành trải nghiệm. 
+ Tư vấn trong việc lựa chọn bạn thuyết 
trình 
+ Đảm bảo các thành viên trong nhóm 
đều có một nhiệm vụ cụ thể. 
Học sinh 
+ Lựa chọn hình thức, cách trình bày bài 
thuyết trình của nhóm 
+ Phân công nhiệm vụ các thành viên 
trong nhóm: chuẩn bị nội dung, phương 
tiện cho việc giới thiệu. 
Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm 
Giáo viên: 
Công bố thời gian, địa điểm cụ thể để 
các em báo cáo sản phẩm 
+ Thời gian: buổi chiều 
+ Tại phòng học. 
+ Mời ban chuyên môn đến dự 
Học sinh: 
+ Báo cáo bằng hình ảnh hoặc sơ đồ tư 
duy (qua giấy A0 hoặc qua trình chiếu 
PowerPoint). 
+ Đại diện nhóm thuyết trình. 
+ Tiến hành nội dung giới thiệu về một 
làng nghề truyền thống đã trải nghiệm 
của nhóm mình. 
Hoạt động 5: Đánh giá sản phẩm, quá 
trình hoạt động 
Giáo viên: 
+ Đưa ra tiêu chí đánh giá cá nhân trong 
nhóm ở các mức độ đóng góp vào nhiệm 
vụ học tập chung: rất tích cực, tích cực, 
chưa tích cực. 
+ Đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ hoàn 
thành nhiệm vụ được giao của nhóm: 
- Xây dựng được dạng sơ đồ tư duy 
đảm bảo cái nhìn khái quát về nội 
dung và ý nghĩa, giá trị của các làng 
nghề trên quê hương Yên Thành và 
các giải pháp bảo vệ, phát huy làng 
nghề truyền thống. 
- HS tiến hành làm phiếu học tập 
dưới dạng một bài báo cáo bằng 
tranh ảnh hoặc sơ đồ 
- Tiến hành chuẩn bị bài giới thiệu. 
Công bố sản phẩm hoàn chỉnh: 
+ Bài thuyết trình về ấn tượng sâu 
sắc nhất sau hoạt động trải nghiệm 
+ Bài giới thiệu về các làng nghề 
truyền thống trên địa bàn huyện Yên 
Thành. 
+ Bản thuyết trình về các giải pháp 
lưu giữ và phát huy các giá trị của 
làng nghề truyền thống của huyện 
nhà. 
+ Định hướng nghề nghiệp của bản 
thân 
- Đảm bảo sự đánh giá công, bằng, 
khách quan, có tác dụng thúc đẩy 
động cơ học tập của học sinh. 
39 
Xuất sắc, tốt, hoàn thành, chưa hoàn 
thành. 
+ Kết hợp đánh giá của học sinh đưa ra 
những nhận xét về toàn bộ quá trình hoạt 
động học tập của chính các em. 
Học sinh: 
+ Dưới sự điều hành của nhóm trưởng, 
các thành viên trong nhóm tự đánh giá 
bản thân và đánh giá lẫn nhau. 
+ Các nhóm đánh giá lẫn nhau về mức 
độ hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
VI. Củng cố 
HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Sưu tầm một số nghề truyền thống có giá trị kinh tế xã hội lớn hiện 
nay. Trình bày vài nét sơ lược về nghềđó? 
Câu 2: Phân tích những điều kiện thuận lợi của Yên Thành trong phát huy 
nghề truyền thống theo hướng phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch làng 
nghề? 
Câu 3: Những việc làm cụ thể của em góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát huy 
nghề truyền thống của em ở Yên Thành, nơi có một số nghề truyền thống đang bị 
mai một như: nghề làm nồi đất, nghề mây tre đan, nghề rèn? 
Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ của em về nghề truyền thống ở nước ta? 
Câu 5: Sưu tầm các câu chuyện hay về nghề truyền thống? 
VII. Mở rộng 
- GV yêu cầu mỗi học sinh viết về một nghề truyền thống mà em yêu thích, 
về tình hình và các giải pháp phát triển của nghề đó. 
- Nêu những định hướng nghề nghiệp của bản thân và những việc làm cụ thể 
cho định hướng đó? 
40 
3.6.Bài kiểm tra thực nghiệm: 
Đề kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm mục đích kiểm nghiệm tính hiệu quả của 
việc áp dụng các biện pháp đã nêu trên. Đề tài được tiến hành thực nghiệm ở 
Trường Yên Thành 3,trên cả các lớp thực nghiệm 12A2, 12A4 và các lớp đối chứng 
12 A3, 12 A5, Trường THPT Yên Thành 3, các lớp có trình độ tương đương nhau: 
3.6.1. Bài kiểm tra mức độ nhận thức: 
Gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất: 
Câu 1: Nghề truyền thống là gì? 
A. Nghề thủ công 
B. Nghề xây dựng 
C. Là nghề tiểu thủ công được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong 
lịch sử. 
D. Là những nghề có giá trị kinh tế - xã hội lớn. 
Câu 2: Làng nghề truyền thống là gì? 
A. Là những làng mà ở đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề có 
tính chuyên sâu cao. 
B. Là những làng có nền văn hóa truyền thống đặc thù. 
C. Là những làng có nhiều lễ hội truyền thống. 
D. Là những làng mà mỗi người dân sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau. 
Câu 3: Trong các sản phẩm sau, sản phẩm nào của nghề truyền thống? 
A. Thuyền thúng Phú Yên, máy tính, nồi đất. 
B. Muối Tuyết Diêm, Tranh đông Hồ, tranh khảm trai. 
C. Bánh kẹo Hải Hà, gốm Bát Tràng, đồ mĩ nghệ. 
D. Nước mắm, lụa, quần áo thể thao. 
Câu 4: Trong các sản phẩm sau, sản phẩm nào không phải của nghề 
truyền thống? 
A. Trống đồng Đông Sơn C. Lụa Hà Đông 
B. Gốm Trù Sơn - Đô Lương D. Dày dép Bistit 
Câu 5: Làng nghề truyền thống còn được gọi là: 
A. Làng nghề Việt Nam C. Làng nghề thủ công 
B. Làng nghề cổ truyền D. Cả A, B, C. 
Câu 6: Thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống hiện nay là: 
41 
A. Nhiều nghề phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số nghề 
có dấu hiệu bị mai một. 
B. Hầu hết các nghề truyền thống đã bị mai một 
C. Hầu hết không phát triển và nhiều nghề đã bị mai một. 
D. Nhiều nghề bị mai một, một số có giá trị kinh tế - xã hội lớn. 
Câu 7: Giải pháp quan trọng nhất trong các giải pháp lưu giữ và phát 
huy giá trị nghề truyền thống ở nước ta: 
A. Chú trọng phát triển du lịch làng nghề 
B. Cần có chính sách hổ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các 
nghề truyền thống phát triển bền vững. 
C. Tăng cường áp dụng khoa học kỷ thuật vào nghề truyền thống. 
D. Xử lí tình trạng ô nhiễm làng nghề. 
Câu 8: Sản phẩm nghề truyền thống nào nổi tiếng ở Nghệ An? 
A. Lụa Hà Đông, tương Nam Đàn, gốm Đô Lương. 
B. Nước mắm Diễn Châu, tương Nam Đàn, gốm Đô Lương. 
C. Tương Nam Đàn, gốm Đô Lương, tranh Đông Hồ. 
D. Nước mắm Diễn Châu, tương Nam Đàn, thuyền thúng. 
Câu 9: Có thể phân chia nghề truyền thống theo những nhóm nào? 
A. Nghề trồng trọt, nghề thủ công, nghề điện, nghề chế biến. 
B. Nghề trồng trọt, nghề thủ công, nghề điện dân dụng, nghề tin học 
C. Nghề trồng trọt, nghề thủ công, nghề cơ khí, nghề chế biến. 
D. Nghề trồng trọt, nghề thủ công, dệt vải, nghề chế biến. 
Câu 10: Sản phẩm nghề truyền thống có đặc điểm là: 
A. Có tính hàng hóa 
B. Có tính nghệ thuật 
C. Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 
D. Vừa có tính hàng hóa vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn 
hóa dân tộc. 
3.6.2. Bài kiểm tra mức độ hứng thú của học sinh trong tiết học và định hướng 
nghề nghiệp: 
 Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tích vào một trong ba ô vuông sau: 
Câu 1: Em hãy cho biết mức độ hứng thú của tiết học về nghề truyền 
thống: 
42 
 Rất hứng thú, sôi nổi 
 Không hứng thú 
 Tiết học bình thường 
Câu 2: Em hãy cho biết tình cảm của mình với nghề truyền thống: 
 Yêu thích 
 Không yêu thích 
  Bình thường như những nghề khác 
Câu 3: Trong định hướng nghề nghiệp của mình, em có chọn nghề 
truyền thống không? 
 Sẽ lựa chọn một trong các nghề truyền thống 
 Không lựa chọn nghề truyền thống 
 Chưa định hướng được nghề nào. 
3.7. Kết quả ứng dụng 
3.7.1. Đối với giáo viên: 
Tổ chức trải nghiệm các làng nghề truyền thống để hướng nghiệp cho học 
sinh còn giúp giáo viên nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nghề truyền thống. 
Ngoài ra còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho 
GV trong việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, góp phần phát triển đội ngũ 
giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến 
thức liên môn, đáp ứng yêu cầu cho việc đổi mới chương trình sách giáo khoa. Từ 
đó luôn nghiêm túc có ý thức trách nhiệm cao trong việc nghiên cứu,vận dụng 
những phương pháp mới để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung. 
Qua đó giáo viên có một kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với nhưng đòi 
hỏi ngày càng cao của dạy học toàn diện hiện nay, phù hợp với xu hướng quốc tế 
trong cải cách phương pháp dạy học (PPDH) ở nhà trường phổ thông: Chuyển từ 
học tập trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, 
trải nghiệm sáng tạo... (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương 
(khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục) đã chỉ rõ. Mỗi giáo viên cần tích 
cực dạy học theo hướng áp dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực 
tiễn và các bộ môn khác nhằm nâng cao chất lượng dạy học và hướng nghiệp cho 
học sinh. 
Thực tế cho thấy vận dụng kiến thức về nghề truyền thống để giáo dục 
hướng nghiệp cho học sinh là một hướng đi mới và hiệu quả. Kích thích giáo viên 
tư duy và không ngừng trao dồi kiến thức để góp phần định hướng nghề nghiệp có 
hiệu quả cho học sinh. 
3.7.2. Đối với học sinh: 
43 
 - Ngay lúc chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm học sinh đã thấy hứng thú vì 
được làm việc nhóm, được tự nhóm thu thập, xử lí thông tin, lựa chọn thông tin và 
hình ảnh cho dự án của nhóm về những vấn đề rất gần gủi với đời sống của gia 
đình mình. Trong tiết học, học sinh hoạt động tích cực, hiệu quả hoạt động nhóm 
cao vì không những tự mình trình bày kết quả hoạt động của nhóm mà còn được 
trải nghiệm trong việc định hướng lựa chọn công việc của mình. Đây là định 
hướng quan trọng cho việc chọn nghề gì cho bản thân. Vấn đề mà các em quan tâm 
nhất hiện nay. 
- Sau khi giáo viên phát và thu phiếu điều tra, lập bảng thống kê về ba mức 
độ nhận thức để rút kinh nghiệm cho việc vận dụng dạy học ở lần sau, đồng thời 
điều tra về hứng thú học tập, mức độ yêu thích và lựa chọn nghề truyền thống của 
học sinh sau buổi trải nghiệm về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện yên 
thành. 
(1) Điều tra mức độ nhận thức của học sinh 
Lớp 
Số 
lượng 
học 
sinh 
Điểm 
dưới 5 
Từ 5 
đến 
6 điểm 
Từ 7 
đến 
8 điểm 
Trên 
8 điểm 
Kết luận 
12A4-Thực 
nghiệm 
38 HS 0 3 HS 14 HS 21 HS 
92% đạt điểm 
khá trở lên 
125-Đối 
chứng 
33HS 3HS 2HS 13 HS 5 HS 
55% đạt điểm 
khá trở lên 
Nhận xét: 
So sánh kết quả về mức độ nhận thức về nghề truyền thống giữa lớp thực 
nghiệm và lớp đối chứng tôi thu được kết quả như sau: 
+ Đạt điểm từ 0 - 5: ở lớp thực nghiệm là 0/38 chiếm 0%, thấp hơn so với 
nhóm đối chứng 3/33 chiếm 10%. 
+ Đạt điểm từ 5 - 6: ở nhóm thực nghiệm 3/38 chiếm 8%, thấp hơn so với 
nhóm đối chứng 12/33 chiếm 36%. 
+ Đạt điểm từ 7 - 8: ở nhóm thực nghiệm 14/38 chiếm 36%, cao hơn so với 
nhóm đối chứng 13/33 chiếm 39%. 
+ Đạt điểm từ 9 - 10: ở nhóm thực nghiệm 21/38 chiếm 56%, cao hơn so với 
nhóm đối chứng 5/33 chiếm 15%. 
Sau khi áp dụng đề tài, qua bài kiểm tra mức độ nhận thức tôi nhận thấy học 
sinh ở nhóm thực nghiệm đạt cao hơn nhiều so với nhóm chưa áp dụng đề tài. Thể 
hiện rõ ở nhóm học sinh thực nghiệm không có học sinh có điểm từ 0 – 5 điểm 
44 
nhưng nhóm đối chứng lại có 3 học sinh. Ngược lại điểm 9 – 10, nhóm thực 
nghiệm lại cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng (16 học sinh). 
(2)Kết quả điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh: 
Nhóm đối 
tượng 
Số 
lượng 
học 
sinh 
Tiết học sôi 
nổi, hứng 
thú 
Tiết học 
không 
hứng thú 
Tiết học bình thường 
12A4-Thực 
nghiệm 
38 HS 32 HS – 84% 2 HS – 5% 4 HS – 11% 
12A3-Đối 
chứng 
40 HS 19 HS– 47% 6 HS – 15% 15 HS – 38% 
Nhận xét: Hứng thú là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của tiết 
học, đặc biệt là tiết có tính hướng nghiệp. Bảng trên cho thấy sau khi áp dụng đề 
tài nghiên cứu số lượng học sinh: 
+ Cảm thấy hứng thú với tiết học ở nhóm thực nghiệm là 32/38 chiếm 84%, 
cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng 19/40 chiếm 47%. 
+ Cảm thấy không hứng thú với tiết học thì ngược lại, nhóm thực nghiệm chỉ 
có 2/38 chiếm 5% ít hơn nhóm đối chứng có 6/40 chiếm 15%. 
=> Khi áp dụng đề tài tiết học trải qua nhẹ nhành, vui tươi và rất sôi nổi vì 
học sinh đã hiểu được giá trị của nghề truyền thống và có những định hướng nghề 
nghiệp cho tương lai. 
(3) Điều tra mức độ mức độ lựa chọn nghề truyền thống của học sinh: 
Nhóm đối 
tượng 
Số lượng 
học sinh 
Sẽ lựa chọn 
một trong các 
nghề truyền 
thống 
Không lựa 
chọn nghề 
truyền thống 
(nghề khác) 
Chưa định 
hướng được 
nghề nào 
12A4-Thực 
nghiệm 
38 hs 13 hs – 34% 13 hs – 34% 12 hs – 32% 
12A5 - Đối 
chứng 
40 hs 6 hs – 15% 19 hs – 47% 15 hs – 38% 
Nhận xét: 
So sánh kết quả lựa chọn nghề truyền thống giữa hai nhóm nhận thấy số học 
sinh: 
45 
+ Chọn nghề truyền thống: ở nhóm thực nghiệm là 13/38 chiếm 34%, cao 
hơn so với nhóm đối chứng 6/40 chiếm 15%. 
+ Chưa định lựa chọn nghề nào: ở nhóm thực nghiệm 12/38 chiếm 32%, 
thấp hơn so với nhóm đối chứng 15/38 chiếm 38% 
Như vậy khi áp dụng đề tài nghiên cứu, không những số học sinh chọn nhóm 
nghề truyền thống cao hơn mà số học sinh đã định hướng được nghề nghiệp cũng 
nhiều hơn so với nhóm đối chứng. 
Qua điều tra khảo sát tôi thấy hướng nghiệp cho học sinh thông qua trải 
nghiệm làng nghề truyền thống là rất cần thiết. Kết quả học tập của học sinh được 
nâng cao, tiết học cũng trở nên hứng thú, sôi nổi hơn. Học sinh thêm yêu quý, trân 
trọng và có những việc làm cụ thể để gìn giữ và phát huy nghề truyền thống ở địa 
phương. 
So sánh với các lớp trong tiết dạy chưa được vận dụng sáng kiến này thì 
những lớp được vận dụng sáng kiến có kết quả bài kiểm tra cao hơn nhiều. Trong 
đó học sinh đã thấy được giá trị của nghề truyền thống, đã đưa ra được các giải 
pháp phát triển nghề truyền thống ở địa phương. Và góp phần vào việc lựa chọn 
nghề nghiệp phù hợp cho học sinh để phát huy năng lực bản thân và phát triển quê 
hương đất nước 
46 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Kết luận chung 
Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành giảng dạy, kết quả khảo sát đã cho 
thấy những biện pháp trên đây đã phát huy tác dụng to lớn. Trước hết, nó đã giúp 
cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp trở nên bớt khô cứng, họcsinh thích thú hơn. 
Đồng thời, nắm kiến thức về các làng nghề truyền thống của huyện nhà là một 
kênh thông tin quan trọng và bổ ích giúp các em có định hướng tốt hơn cho nghề 
nghiệp của bản thân trong tương lai. Đặc biệt, việc đưa các làng nghề truyên thống 
vào dạy học tích hợp giáo dục hướng nghiệp theo phương án như trên đã tạo ra 
hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục học sinh về ý thức bảo tồn các làng nghề 
truyền thống– một nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo các cấp, các 
ngành thực hiện gần đây. 
2. Đóng góp của đề tài 
2.1. Tính mới 
Sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học tối ưu theo hướng phát 
huy tính tích cực chủ động của học sinh. 
 Sáng kiến đã tích hợp những nét cơ bản về nghề truyền thống giúp học 
sinh có những hiểu biết về giá trị, thực trạng và giải pháp để phát triển nghề truyền 
thống ở địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó góp phần gìn giữ và 
phát huy nghề truyền thống. Đồng thời có thêm lựa chọn để định hướng nghề 
nghiệp cho tương lai. 
Cho thấy sự khả thi và cần thiết của việc khai thác các làng nghề truyền 
thống vào dạy học địa lí nhất là các nội dung có tích hợp giáo dục hướng nghiệp 
hoặc chủ đề địa lí địa phương, địa lí du lịch 
2.2. Tính khoa học 
 Sáng kiến đã dựa trên những cơ sở lí luận, dựa trên tình hình thực tiễn của 
việc khai thác các làng nghề truyền thống trên địa bàn cả nước nói chung, của tỉnh 
Nghệ An, huyện Yên Thành và của trường trung học phổ thôngYên Thành 3 nói 
riêng để đưa ra những giải pháp phù hợp giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã 
học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, để từ đó rèn luyện được các kĩ năng, năng 
lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. 
2.3. Tính hiệu quả 
2.3.1. Phạm vi ứng dụng: Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các chương 
trình GDHN của trường trung học phổ thông. Các tiết dạy ở các môn khi có mục 
đích gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như môn địa lí khi dạy phần địa lí 
địa phương, phần lao động việc làm, trong môn lịch sử lớp 10 khi dạy phần kinh 
tế xã hội Việt Nam hay môn Công dân khi học về văn hóa 
2.3.2. Đối tượng ứng dụng: 
47 
 Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy môn địa lí ở trường trung 
học phổ thông, các chương trình GDHN, có thể làm tư liệu tham khảo trong dạy 
học địa lí, lịch sử địa phương ở các vùng, miền trên cả nước. 
2.3.3. Khả năng mở rộng của đề tài: Đề tài nghiên cứucó khả năng mở rộng 
để: 
- Tích hợp vào trong nhiều môn học như công dân khi học về văn hóa môn 
công nghệ lớp 10,vào môn lịch sử, môn giáo dục công dân.. 
- Tích hợp trong các buổi ngoại khóa về văn hóa truyền thống của dân tộc. 
- Làm chủ đề cho hoạt động trải nghiệm về nghề truyền thống. 
- Tích hợp trong buổi hướng nghiệp giới thiệu ngành nghề. 
3. Kiến nghị 
 - Nhà trường cần tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 
hướng nghiệp, cung cấp nhiều tài liệu hướng nghiệp cho giáo viên chủ nhiệm để 
hướng nghiệp thường xuyên và hiệu quả hơn. 
 - Thành lập tổ hướng nghiệp của trường có phòng hướng nghiệp và các 
trang thiết bị cần thiết cho các buổi hướng nghiệp. 
 - Kết hợp chặt chẽ với địa phương, tạo điều kiện cho học sinh tham quan 
các mô hình kinh doanh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tiễn. 
 - Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm hướng nghiệp với 
đồng nghiệp các trường THPT trong địa bàn để trao đổi học hỏi, lẫn nhau, nâng 
cao chất lượng hướng nghiệp. 
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học giáo dục hướng nghiệp gắn với trải 
nghiệm các làng nghề thống của bản thân. Với năng lực có hạn, kinh nghiệm của 
tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự chia sẻ; góp ý chân thành của 
các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của tôi 
được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi 
hoàn thành sáng kiến này. Rất mong được sự đóng góp, tham gia ý kiến để khắc 
phục những khuyết điểm và hạn chế để đề tài của tôi được hoàn thiện và thực sự 
hữu ích hơn. 
Yên Thành, ngày 20 tháng 03 năm 2021 
 Người viết 
Đặng Thị Nghĩa 
48 
PHỤ LỤC 
Một số hình ảnh trong tiết học thực nghiệm 
Nhóm ảnh 1: HS tích cực chuẩn bị cho bài học 
49 
Nhóm ảnh 2: học sinh trình bày báo cáo về 
50 
Nhóm ảnh 3: Hoạt đông giáo dục hướng nghiệp tại trường 
THPT Yên Thành 3 
51 
Nhóm ảnh 4: Thực trạng và biện pháp giữ gìn nghề truyền thống 
52 
53 
54 
Nhóm ảnh 5: phiếu thu thập thông tin và bài thu hoạch của học sinh 
55 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD& ĐT,Tài liệu bồi dưỡng giáo viên chu kỳ 1,2,3–Nxb Giáo dục 
2. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh, Tổ 
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông, NXB giáo dục 2006. 
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2015). Tài liệu tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà 
trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. 
4.Tài liệu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo THCS- NXB giáo dục Việt 
Nam -2017 
5.Tài liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2014- Bộ GD-ĐT. 
6. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 – NXB Giáo dục 
7. Hoàng Ngọc Oanh, Địa lí tự nhiên địa cương 1, nhà xuất bản sư phạm 
8. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Tài liệu dung cho các 
trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, Hà Nội, 1995. 
9. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình 
dạy học, nhà xuất bản Hà Nội, 1995 
10. Lời kể của một số nhân chứng 
11. Nguyễn Văn Khôi, (2014), Sách giáo viên Công nghệ 10, Nxb Giáo dục. 
12. Một số trang web: 
- www.nghetruyenthongVietNam.net 
- www.nghetruyenthongNgheAn.com 
 - www.nghetruyenthongYenThanh.com.vn 
. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_huong_nghiep_cho_hoc_sinh_lop_12_qua_hoat_dong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan