Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề “Virut” Sinh học 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh
Một số vấn đề về dạy học chủ đề
1.2.2.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức nội dung bài học, chủ đề có sự giao thoa tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (nghĩa là con đường dạy học những nội dung từ một số đơn vị, môn học, bài học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng chủ đề dạy học hiện nay có thể là trong một môn học hay chủ đề liên môn.
Ưu điểm của dạy học chủ đề: Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên; Hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện kỹ năng tiến trình khoa suy luận, áp dung thực tiễn; Thống nhất giữa tổ chức dạy học từ một phần trong chương trình học với vận dụng thông qua gắn liền lí thuyết với thực hành; Kiến thức trong dạy học chủ đề thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau; Trình độ có thể đạt được ở mức độ cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng giải quyết các vấn đề có liên quan; Kết thúc một chủ đề học sinh có được một tổng thể kiến thức mới, tinh giản chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa, khơi dậy niềm say mê khoa học; Kiến thức gần gũi với thực tiễn hơn do học sinh phải cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề; Rèn luyện các năng lực giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm tự tin ki trình bày báo cáo.
1.2.2.2. Các bước xây dựng chủ đề dạy học
Để xây dựng một chủ đề dạy học đảm bảo tính khoa học và đáp ứng mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề
Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề
Bước 3: Xây dựng bảng mô tả
Bước 4: Biên soạn câu hỏi bài tập
Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề
Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề
Thiết kế tiến trình dạy học: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi sáng tạo. Với mỗi hoạt động cần có mục đích, nhiệm vụ học tập của học sinh, cách thức tiến hành.
học và hậu quả là khôn lường, mang lại đại họa cho cả quốc gia” (Trích báo Dân trí - dantri.com.vn) . Hãy vào vai một chuyên gia y tế để chia sẻ chung sức cùng đất nước chống đại dich covid 19? (Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận .. Sản phẩm: Tranh ảnh, Word, poster, video ...) (1) Đại diện nhóm trình bày sản phẩm làm việc nhóm (Kịch bản của nhóm vào vai chuyên gia y tế hướng dẫn phòng chống dịch – Xem phụ lục) (2) HS các nhóm khác quan sát, lắng nghe, hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin. (3) Sau khi nhóm báo cáo xong , GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi chất vấn, đàm thoại (4) HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời (5) GV nhận xét về bài báo cáo của nhóm được báo cáo về: Nội dung; Hình thức; Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn. (Đáp án phiếu học tập đinh hướng Xem phụ lục 2 - (mục 2). Nhóm 3,4 : tìm hiểu chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. Yêu cầu về sản phẩm nhóm 3,4: - Các giai đoạn nhân lên của Virut trong tế bào chủ. - Khái niệm HIV, AIDS; Phân tích được các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS; Tóm tắt được các con đường lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa HIV. - Bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền các tác nhân gây bệnh. - Khái niệm miễn dịch, phân biệt được các loại miễn dịch (miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch) Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Vì sao không dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh do virut? Câu 2: Vì sao cho đến hiện tại vẫn chưa sản xuất được vacxin phòng bệnh AIDS? Câu 3: Vì sao bệnh do virut lây lan thường lây lan nhanh và luôn có nhiều biến thể? Câu 4: Bài tập tình huống: Bạn Hà có bố mẹ mất do bị HIV, bố bạn là cảnh sát hình sự, bị nhiễm HIV khi thực hiện chuyên án triệt phá đường dây buôn bán ma tuy xuyên biên giới. Nhưng Hà không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên các bạn ở lớp vẫn xa lánh Hà. Nếu là Hà em có cảm xúc như thế nào? Nếu em là bạn học cùng Hà em sẽ làm gì? (Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận . , sản phẩm: PowerPoint, word, kịch bản chương trình HIV/AIDS . (1) HS các nhóm khác lắng nghe báo cáo và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin (Kịch bản : Câu chuyện cuối tuần “Bạn biết gì về HIV/AIDS”; Xem phụ lục 2-mục 3). (2) GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi chất vấn, và cùng nhau đối thoại. (3) HS nhóm 3,4 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời. (4) GV nhận xét về bài báo cáo của nhóm 3,4 về: Nội dung; Hình thức; Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn. (Đáp án phiếu học tập đinh hướng - Xem phụ lục 2 –mục 2 ). Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập và vận dụng 1. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học giải quyết bài tập và giải thích các vấn đề của thực tiễn. - Phát huy cách làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo và các năng lực được hình hành trong quá trình học tập để học phần khác, môn khác. - Hình thành được kỹ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết. - Góp phần rèn luyện các kỹ năng bộ môn. - Thời gian: Tuần 3 - tiết 3 2. Nhiệm vụ của học sinh, giáo viên + Nhiệm vụ của học sinh - Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. - Hoàn thành các bài tập dựa vào kiến thức và kỹ năng đã có. + Nhiệm vụ của giáo viên - Thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với năng lực học sinh. - Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm - Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh 3. Cách thức tiến hành hoạt động Bước 1: Giáo viên khởi động tấn công não bằng trò chơi “Nhìn hành động đoán con đường” giữa 2 đội (Tìm hiểu con đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV/AIDS; Đội đưa ra câu hỏi không diễn đạt bằng lời mà diễn đạt bằng hành động, cử chỉ để đội bạn trả lời sau 5 giây); (Trò chơi “Nhìn hình đoán con đường”) Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các bài tập thực tiễn, thực hành kiến thức và phát huy các năng lực của hs mà GV đã giao nhiệm vụ từ tiết trước. Bước 3: GV theo dõi hoạt động của HS và hỗ trợ kịp thời nếu nhận định thấy cần thiết. HS hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 4: GV phát cho HS phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm. Bước 5. Thu hồi lại phiếu nhận xét đánh giá của học sinh và GV Bước 6. Tổng hợp kết quả Bước 7. Thông báo kết quả, khen thưởng, cho điểm các nhóm có sản phẩm tốt và trình bày báo cáo tốt. Hoạt đông 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Học sinh tự tìm hiểu tài liệu trên mạng và các phương tiện thông tin đại chúng để hoàn thiện kiến thức. - Trao đổi giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, học sinh và gia đình, xã hội để có hệ thống kiến thức hoàn thiện hơn. + Vì sao xung quanh chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh nhưng chúng ta vẫn sống khỏe mạnh? + Cơ sở khoa học của việc tiêm vacxin phòng bệnh? + Tìm hiểu các ứng dụng của virut trong thực tiễn (Chế tạo thuốc trừ sâu diệt trừ sâu hai; Tạo vacxin để phòng trừ các bệnh do virut gây ra; Làm vector chuyển gen; Sử dụng enzim phiên mã ngược trong kĩ thuật di truyền; sản xuất interpheron. CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Thực nghiệm sư phạm dạy học chủ đê “Virut” 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Qua thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả và khả năng thực thi của việc áp dụng PPĐV trong hoạt động dạy học chủ đề nhằm bồi dưỡng và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh. 3.1.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm - Tiến hành dạy thử nghiệm chủ đề (3 tiết - Bài 29,30,31,32 – Tiết PPCT: 31, 32, 33) - Dạy học theo chủ đề: Virut - Chọn ngẫu nhiên: Lớp 10B1, 10B8 làm lớp thực nghiệm (TN); Lớp 10B3, 10B7 làm lớp đối chứng (ĐC); - Địa điểm: Trường THPT nơi tác giả công tác, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. - Giáo án tiết thử nghiệm (Xem ở mục 2.2 - Chương 2) 3.1.3. Kết quả thực nghiệm. 3.1.3.1. Kết quả qua kiểm tra đánh giá Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm, giáo viên đã tiến hành kiểm tra đánh giá (bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc sử dụng công cụ Google forms tùy điều kiện học sinh từng lớp), thăm dò ý kiến của GV và HS. - Bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá (Xem phụ lục phụ lục 2. mục 2 ). - Kết quả kiểm tra, thu được như sau: Bảng 3.1: Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm Xi trở xuống Lớp Sĩ số Phương án Điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phân phối kết quả kiểm tra 10B1 40 TN 0 0 0 2 8 8 9 6 5 2 10B8 39 TN 0 0 0 1 8 10 7 8 3 2 10B3 38 ĐC 0 2 3 7 10 7 5 4 0 0 10B7 39 ĐC 0 3 5 12 8 5 3 3 0 0 Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống 10B1 40 TN 0.0 0.0 0.0 5.00 20.00 20.00 22.50 15.00 12.50 5.00 10B8 39 TN 0.0 0.0 0.0 2.56 20.51 25.64 17.95 20.51 7.69 5.13 10B3 38 ĐC 0.0 5.26 7.89 18.42 26.32 18.42 13.16 10.53 0.0 0.0 10B4 39 ĐC 0.0 7.69 12.82 30.76 20.51 12.82 7.69 7.69 0.0 0.0 3.2. Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm dạy học chủ đề Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn học sinh lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm sau: + Tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. + Tỷ lệ % học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi của lớp thực nghiệm là cao hơn so với lớp đối chứng. + Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm được nâng cao và luôn cao hơn lớp đối chứng. + Kết quả của toàn khối 10 sau khi dạy học tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát huy năng sáng tạo cho học sinh khi áp dụng PPĐV trong dạy học chủ đề Virut tỉ lệ giỏi chiếm gần 22%; khá 48,5%; tỉ lệ điểm yếu chỉ chiếm 3,9%. + Kết quả thực nghiệm ở các trường THPT tại huyện tác giả công tác, đã cho thấy kết quả rất khả quan. Để kiểm chứng thêm tính khả thi của đề tài, GV dạy thử nghiệm và cũng thu được kết quả rất khả quan. 3.3. Nhận xét, đánh giá của Thầy (cô) và học sinh. a) Nhận xét, đánh giá của Thầy (cô) Một số GV khi dự giờ thực nghiệm đều cho rằng: HS nắm bắt tri thức rất nhanh và đặc biệt là rất hào hứng tham gia giờ học. Những tình huống trong các tiểu phẩm mà học sinh dàn dựng và tư liệu mà GV cung cấp đã chuẩn bị cho tiết học không chỉ phát huy được năng lực sáng tạo của HS mà còn phát huy được các năng lực khác của bản thân như: năng lực giao tiếp, năng lực làm việc nhóm điều đó không chỉ có ý nghĩa là nâng cao kết quả học tập mà còn là giải pháp để tập cho các em có thói quen độc lập, năng động trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này. - Thầy giáo hiệu phó - Trưởng Ban chuyên môn của trường nhận xét: “Đồng chí đã rất sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Các em học sinh đã tự chủ trong quá trình học tập và có sự chuẩn bị tốt, kỹ năng diễn xuất đóng vai đã giúp các em làm mới bản thân và phát triển khẩu ngữ giao tiếp.” - Tổ trưởng tổ Tự nhiên, tại đơn vị tác giả công tác cho biết: “Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết tình huống thực tiễn, được thỏa sức thể hiện khả năng, năng lực sáng tạo của bản thân. Đối với giáo viên đã nâng cao được vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh.” - Một đồng nghiệp - Giáo viên dạy giỏi tỉnh môn Sinh học, cho biết: “Trong quá trình giảng dạy GV đã đổi mới, sáng tạo trong cách thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập đã hình thành cho các em lòng say mê học hỏi, năng lực độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tạo, ý thức tự giác học tập, phát triển kiến thức trước và sau giờ học”. Qua trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp ở các trường THPT trong huyện và các trường bạn đã tiến hành thực nghiệm thì đều có nhận xét chung là rất khả thi, khả năng ứng dụng cao, phát huy được hiệu quả năng sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt với cách thiết kế các hoạt động học tập như trên có thể áp dụng thực hiện trong toàn chương trình Sinh họcTHPT. - Giáo viên đồng môn trường bạn khi áp dụng giáo an thực nghiệm cho hay: “Các hoạt động học tập có vận dụng PPĐV giúp phát triển năng sáng tạo cho HS là một hình thức giúp cho HS có thói quen học tập theo nhóm. Từ đó hình thành cho các em thói quen tự tìm tòi, sáng tạo. Các hoạt động dạy học được thiết kế vừa sức không chỉ phát triển được năng lực tự chủ, sáng tạo mà còn rèn luyện được cả cách diễn xuất, cách giao tiếp, nắm bắt và giải quyết tình huống trong thực tiễn cuộc sống, đặc biệt 2 năm trở lại đây đại dịch covid - 19 đã làm ảnh hưởng toàn bộ đời sống và nền kinh tế toàn cầu.” b) Cảm nhận của học sinh Phần lớn các em chia sẻ cho rằng: Giờ học thực nghiệm các em rất hứng thú trong học tập vì các em được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến, được tự mình thiết kế những tiểu phẩm và nhập vai diễn thật có hồn của mình vào nội dung bài học. Ý kiến của các em được trình bày, được mô phỏng qua các vở kịch, trò chơi .... được các bạn trong lớp cùng nghe cùng phân tích đánh giá, được GV khuyến khích động viên làm cho các em thấy tự tin. Các em được làm việc tích cực hơn và đều phải tham gia vào giờ học nên các em cho rằng sau giờ học các em hiểu bài ngay trên lớp. Với lớp đối chứng thì đa số các em cho rằng giờ học hôm nay rất bình thường vì thế rất nhiều HS ểu oải, chưa tích cực tham gia vào giờ học. Sau giờ học HS hầu như chỉ mới nắm được một phần kiến thức của bài học. Học sinh Lê Hữu Mạnh Cường - (Lớp 10B1) viết những dòng cảm tưởng như sau“ Em đã thật sự nỗ lực trong suốt quá trình tìm kiếm thông tin về vấn đề mà mình được giao. Em thấy tự tin bởi vì mình có khả năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cho người khác, có khả năng được thể hiện cảm xúc nhập vai bản thân mình vào 1 bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người dân, tư vấn và hướng dẫn các em học sinh cũng như người dân nói chung cách phòng chống lây nhiễm các bệnh do virut gây ra ... Những hoạt động hay bài tập mà giáo viên đưa ra trong quá trình học giúp em nắm bắt kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu, bản thân em cũng nắm được những kỹ năng để phát triển năng lực sáng tạo, tự chủ không chỉ ở bộ môn Sinh học mà còn áp dụng được cho các môn học khác. Em không chỉ khám phá được năng lực của bản thân mà còn thấy bản thân tự tin hơn trong con đường tìm đến với tri thức.”. Em Nguyễn Phương Thảo (Lớp 10B8) chia sẻ cảm tưởng của mình “Được trải nghiệm những tiết học thử nghiệm em thấy mình say mê môn học hơn, thấy mình đã biết cách tìm và đọc sách, đọc các tài liệu liên quan; biết cách ghi chép và nghe giảng, biết xây dựng kế hoạch học tập cho mình đó là những kỹ năng học tập vô cùng quan trọng, hữu ích.” PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Kết luận 1.1 Đánh giá quá trình thực hiện đề tài Phương pháp đóng vai là một phương pháp dạy học tích cực, có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học môn Sinh học nói chung và trong dạy học chủ đề “Virut” nói riêng. Trong chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực hiện nay, lựa chọn vận dụng PPĐV trong dạy học sinh học là hết sức cần thiết để phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Ở đề tài này, tôi đã hoàn thành được những nội dung sau: - Thứ nhất nghiên cứu lý luận chung về PPĐV, từ đó đề xuất các hình thức tổ chức đóng vai trong bài học cung cấp kiến thức mới, bài ngoại khóa, bài kiểm tra đánh giá, quy trình vận dụng, các yêu cầu khi vận dụng PPĐV trong dạy học bộ môn sinh học. - Thứ hai nghiên cứu thực trạng vận dụng PPĐV trong dạy học sinh học ở một số trường THPT rút ra được ưu điểm và hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân của thực tiễn, đề xuất những giải pháp vận dụng hiệu quả PPĐV trong dạy học Sinh học . - Thứ ba nghiên cứu chương trình Sinh học 10 phần “Virut và bệnh truyền nhiễm” trên cơ sở đó đề xuất những nội dung có thể vận dụng PPĐV trong dạy học chủ đề “Virut”. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho đề tài thu thập số liệu, thông tin nhận xét đánh giá của giáo viên và học sinh tại những lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) để có thể so sánh hiệu quả của PPĐV với các PPDH truyền thống. 1.2. Ý nghĩa của đề tài đối với hoạt động giáo dục a) Đối với học sinh Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh tại những lớp được lựa chọn thực nghiệm tôi thấy việc sử dụng PPĐV trong dạy học Sinh học có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh hơn là những tiết dạy bình thường, cụ thể như sau: - Ở những lớp thực nghiệm số học sinh tham gia vào hoạt động học nhiều hơn so với lớp đối chứng. Không khí lớp học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, các em được lôi cuốn vào nội dung bài học, chủ động thực hiện các nhiệm vụ giáo viên đã chuyển giao. Đây là điều mà ở những lớp đối chứng khó đạt được. - Các hoạt động học tập đã kích thích được tính tích cực, chủ động suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em không chỉ tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức một cách khoa học. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp thực nghiệm có kết quả tốt hơn so với lớp đối chứng. b) Về phía giáo viên Ngoài thăm dò ý kiến của học sinh, tôi còn tham khảo sự đóng góp ý kiến của giáo viên tại trường THPT nơi tôi công tác và trường THPT nơi tôi chọn thực nghiệm, thông qua việc dự giờ, đánh giá giờ dạy và nhận được những ý kiến phản hồi tương đối tích cực từ các đồng nghiệp, cho thấy rằng: - Đề tài có tác dụng rất lớn trong việc tạo sức hấp dẫn, cuốn hút vào giờ học, học sinh cảm thấy hứng thú vì được tự mình khám phá những nội dung mới liên quan đến bài học. - Phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh khi sử dụng phương pháp học tập mới. Với cách tiếp cận kiến thức mới mẻ này học sinh đã được phát huy sự sáng tạo của mình, thể hiện sự hiểu biết của bản thân đối với các vấn đề có liên quan đến bài học. - Thông qua PPĐV trong dạy học, học sinh được hóa thân thực sự các nhân vật trong các tình huống thực tiễn từ đó đã kích thích tư duy, nâng cao trí tưởng tượng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, giúp học sinh tự khẳng định bản thân trước tập thể, phát huy được năng lực sở trường của mình. Kết quả khảo sát này là một kênh thông tin quan trọng để bản thân tác giả và đồng nghiệp rút kinh nghiệm và phát huy nhiêu hơn nữa trong việc vận dụng PPĐV vào dạy học. Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ được áp dụng thường xuyên vào việc giảng dạy bộ môn Sinh học của giáo viên tại trường THPT để học sinh được tận hưởng những ưu điểm vượt trội của PPĐV mang lại. 1.3 Hướng phát triển của đề tài Qua thời gian nghiên cứu tác giả nhận thấy đề tài có thể phát triển không chỉ phần “Virut và bệnh truyền nhiễm” mà có thể áp dụng nhiều phần kiến thức sinh học. Và có thể phát triển ở nhiều bộ môn để đổi mới phương pháp dạy học và phát triển năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả rút ra những kinh nghiệm sau: - Phải có sự chuẩn bị chu đáo về ý tưởng, về xây dựng đề cương, tham khảo tài liệu có liên quan. - Đề tài được lựa chọn phải gắn liền với thực tiễn giảng dạy của giáo viên. - Để có một để tài chất lượng và vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả thì giáo viên phải có sự đầu tư cho nội dung của đề tài. - Khi tiến hành thực nghiệm giáo viên nên mở rộng phạm vi áp dụng đối với nhiều đối tượng học sinh trong trường THPT nơi mình công tác và một số trường THPT trên địa bàn để thấy được hiệu quả giáo dục của đề tài khi vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. - Bên cạnh đó, giáo viên nên lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên bộ môn và học sinh để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, khắc phục những hạn chế để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. 2. KIẾN NGHỊ Để vận dụng PPĐV một cách có hiệu quả trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Sinh học nói riêng, tôi xin những kiến nghị sau: - Đối với giáo viên: phải đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, tìm đọc thêm tài liệu, cập nhật thông tin đặc biệt là những nguồn thông tin mang tính thời sự hiện nay để làm phong phú nguồn tư liệu giảng dạy của mình. Kết hợp khai thác sử dụng công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ hữu hiệu, chú ý lồng ghép những câu chuyện liên quan đến đối tượng nhân vật , sự kiện sinh học để tạo hứng thú cho người học. - Tổ chuyên môn: Cần tăng cường và thường xuyên đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới PPDH phát triển năng lực cho học sinh, định hướng bồi dưỡng giáo viên trong đổi mới chương trình, SGK thời gian tới. Động viên tinh thần cầu thị, tự học, tự bồi dưỡng và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp của giáo viên. - Nhà trường: BGH nhà trường cần đồng hành với giáo viên trong công cuộc đổi mới PPDH. Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và đồ dung dạy học theo phương pháp hiện đại phù hợp với đặc thù của môn học. Có chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những giáo viên tích cực trong việc đổi mới, sáng tạo PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả. - Tăng cường tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng, học tập về chuyên môn cho giáo viên Sinh học, đặc biệt là giáo viên cần phải được tập huấn, làm quen với các phương pháp dạy học tích cực trong đó có PPĐV. Trên đây những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy và thực hiện đề tài. Với thời gian nghiên cứu còn ngắn đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn PPDH của mình. Ngày 14 tháng 03 năm 2021 Người viết TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ GD-ĐT (2017). Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể). Đinh Quang Báo, Phan Thị Thanh Hội, Trần thị Gái, Nguyễn Thị Việt Nga (2018). Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học THPT. NXB ĐHSP. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2016). Lí luận dạy học hiện đại. NXB ĐHSP. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Quang huy, Lê Thanh Hà. Khoa học về sự sống. NXB Dân trí, 2020. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên). Sách giáo khoa Sinh học 10 (ban cơ bản). NXB Giáo dục, 2007. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên). Sách giáo viên Sinh học 10 (ban cơ bản). NXB Giáo dục, 2007. Ngô Thế Hưng (chủ biên). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 10.NXBGD, 2010. Phan Khắc Nghệ. Bài giảng sinh học 10. NXB ĐH QG HN 2014. Phan Khắc Nghệ. Bồi dưỡng HSG sinh học 10. NXBĐHQGHN- 2013. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXBĐHSP.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_da.docx