SKKN Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí cho học sinh qua chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” Sinh học Lớp 10

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,

Kỹ năng sống được hiểu ngắn gọn là những kỹ năng, thói quen cần thiết, hợp lý để xử lý tình huống cụ thể trong cuộc sống. Như vậy kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí là một trong những kỹ năng sống cơ bản giúp con người tự chăm sóc bản thân để có sức khỏe và thể trạng tốt.

Kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng là kỹ năng lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của cơ thể.

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí là sử dụng phối hợp cân đối giữa nhóm chất sinh năng lượng, chất xơ và vitamin, khoáng chất.

Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo người dân áp dụng theo công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: Cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng; cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật); cân đối về vitamin và khoáng chất. Do đó, để đạt được sự cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng thì lượng chất đạm (protein) phải đạt từ 13 - 20%; chất béo (lipid) từ 20 - 25% và tinh bột (carbohydrate) từ 55 - 65% trong bữa ăn hằng ngày.

Số 5 trong công thức này nghĩa là, để đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:

1. Nhóm lương thực (gạo, mì) là thức ăn cơ bản và cũng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

2. Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc, ) là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể; nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể.

3. Nhóm thịt các loại, cá, hải sản. Nhóm này cung cấp chất đạm động vật, đặc biệt các axít amin cần thiết mà cơ thể người không tự tổng hợp được; nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.

4. Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng chủ yếu cho cơ thể. Loại rau càng sẫm màu càng có giá trị dinh dưỡng với cơ thể. Nhóm rau củ quả khác (su hào, củ cải.) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.

5. Nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axít béo cần

thiết cho cơ thể.

Cuối cùng, số 1 chính là một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Theo đó, công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho thấy, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.

 

docx68 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí cho học sinh qua chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” Sinh học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7
8
9
10
TN
43
0
0
2
3
8
11
7
8
4
0
ĐC
44
0
0
3
4
10
11
6
7
3
0
Bảng thống kê điểm bài kiểm tra sau đối chứng
Nhóm
Tổng số HS
Điểm/số HS đạt được
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
43
0
0
0
1
3
7
14
10
5
3
ĐC
44
0
0
1
3
11
15
5
6
3
0
Việc xử lí kết quả các lần kiểm tra theo công thức tổng quát sau:
 (1)
	Trong đó là giá trị trung bình cộng, n là số học sinh.
	Áp dụng công thức (1), ta có:
Bảng so sánh điểm trung bình và độ lệch chuẩn của bài kiểm tra trước và sau thực ngiệm
Nhóm
Số HS
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Giá trị trung bình ()
Độ chênh lệch
điểm hai lớp
Giá trị trung bình ()
Độ chênh lệch điểm hai lớp
TN
43
6.35
0.26
7.3
0.98
ĐC
44
6.09
6.32
Số HS
Điểm số
Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm ĐC và TN
Số HS
Điểm số
Qua số liệu thu được sau kết quả thực nghiệm cho thấy: Điểm trung bình chung của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai lớp trước TN là 0.26, sau TN độ chênh lệch này là 0.98. Kết quả đó cho thấy khi kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí được giáo dục, rèn luyện cho HS trong tiết học, HS không những hiểu bài, nắm vững kiến thức hơn mà kỹ năng sống cũng được trau dồi. 
Về định tính: Căn cứ vào mức độ tập trung, phát biểu ý kiến xây dựng bài, thảo luận nhóm của HS có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Tỉ lệ HS tham gia xây dựng bài trong giờ học lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, tức là việc dạy học gắn với thực tiễn đã kích thích được HS trong quá trình học tập. 
- Trong giờ dạy TN, tương tác giữa thầy và trò nhiều hơn, gắn bó và tích cực hơn giờ học của lớp ĐC.
- Ngoài ra để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi còn sử dụng phiếu điều tra ở các lớp thực nghiệm như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA
Phần I : Thông tin cá nhân
Họ và tên :  Lớp : 
( HS có thể không ghi họ tên)
Phần II : Nội dung 
Em hãy trả lời các câu hỏi sau :
Câu 1 : Em thích được bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí hay không? (Bằng cách đánh dấu x vào cột có nếu có hoặc vào cột không nếu không)
Có
Không
Câu 2 : Đưa kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí vào tiết học HS đạt được gì ? (Bằng cách khoanh tròn vào các đáp án đúng)
a. Tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
b. Thụ động tiếp nhận kiến thức trong học tập
c. Tránh nhàm chán, gây hứng thú, hấp dẫn khi tiếp nhận kiến thức
d. Rất hữu ích, thiết thực, có thể vận dụng hằng ngày để tổ chức bữa ăn hợp lí
e. Không cần thiết, có thể tham khảo các trang mạng.
Kết quả thu được như sau:
Câu 1 :
Đáp án
Có
Không
Số HS
40 / 43
(93%)
4/ 43
(7%)
Câu 2 :
Đáp án
a
b
c
d
e
Số HS
41 / 43
(95,3%)
2 / 43
(4,6%)
39 / 43
(90,7%)
38 /43
(88,4%)
6 / 43
(13,9%)
Qua kết quả khảo sát cho thấy: Đa số HS đánh giá cao tính thiết thực và hiệu quả của việc bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí trong các tiết học. Qua đó các em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập và có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
7. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình xây dựng và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
Để giáo dục, rèn luyện các kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí, người dạy phải nghiên cứu nội dung bài dạy, nghiên cứu kiến thức liên quan đến kỹ năng cần lồng nghép thật cận thận để thiết kế giáo án mang tính khả thi.
Để HS tìm hiểu trước các kiến thức liên quan đến các kỹ năng cần hình thành thực sự hiệu quả, GV phải kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc, có khi phải áp dụng kỷ luật tích cực tránh hiện tượng “quen nhờn”.
Giáo viên phải nắm chắc trình độ nhận thức cũng như tâm sinh lí của học sinh, từ đó có cách soạn giảng phù hợp với nội dung bài học, giáo viên phải biết kết hợp tốt các phương pháp giảng dạy và vận dụng một cách linh hoạt nhằm mục đích đem lại chất lượng, hiệu quả cao trong nhận thức và hành động của học sinh.
Trong quá trình chuẩn bị giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức, lấy nhiều tình huống cụ thể sát với thực tiễn, gắn với nội dung bài học từ đó thu hút học sinh vào bài học hơn.
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bồi dưỡng, phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí chính là kỹ năng sống cơ bản đã được tôi lồng ghép trong các tiết dạy từ lâu. Ban đầu chỉ là những kiến thức chưa hệ thống, những câu chuyện vui kể với học sinh để tiết dạy sôi nổi và góp phần nâng cao ý thức của các em về vấn đề dinh dưỡng. Sau đó tôi xây dựng hệ thống kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng hợp lí lồng ghép vào bài dạy. Tôi nhận thấy HS rất háo hức khi được xác định chỉ số BMI và thực trạng dinh dưỡng của bản thân, từ đó các em có ý thức cao hơn về vấn đề dinh dưỡng. Qua quá trình dạy học và thực nghiệm tôi xây dựng giáo án hoàn thiện, áp dụng thực tế ở môn sinh học lớp 10 từ năm học 2018-2019, 2019-2020 và đến năm học 2020-2021 mới hoàn thành đề tài SKKN.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã thu được những kết quả sau:
1. Đã làm rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết, hiệu quả của dạy học Sinh học gắn với thực tiễn, đặc biệt gắn với thực tiễn giáo dục các kỹ năng sống cơ bản trong đó có kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí.
2. Đã khẳng định việc tăng cường dạy học sinh học gắn với giáo dục kỹ năng sống là hướng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
3. Đã đề xuất được một số quan điểm và biện pháp sư phạm cơ bản làm cơ sở định hướng cho GV trong quá trình dạy học gắn với thực tiễn. Đề tài giúp giáo viên có tính sáng tạo, có các nhìn mới về quan điểm thiết kế một số giáo án. Thay vì thói quen cũ cho rằng phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng GV có thể giao cho HS tự tìm hiểu. Thì nay các em được bồi dưỡng các kỹ năng sống rất bổ ích ngay trong giờ học. Từ đó các em thêm yêu Sinh học, bởi kiến thức Sinh học giờ không khô khan, không mang tính lý thuyết mà rất gần gũi với cuộc sông hằng ngày. 
4. Quá trình áp dụng sáng kiến kinh ngiệm, ngoài việc HS được tìm tòi kiến thức lí thuyết, các em con được trang bị các kỹ năng sống rất thiết thực có thể vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vận dụng các kỹ năng này các em sẽ hành động đúng về vấn đề dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe bản thân, giúp cơ thể phát triển tốt, góp phần cùng cộng đồng giải quết vấn đề nóng hiện nay là suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì. Các em cũng có thể hướng dẫn lại cho người khác về các kỹ năng mà mình học được để tạo nên hiệu ứng tích cực.
5. Để chuẩn bị cho các tiết học các em phải tìm tòi kiến thức qua sách báo hoặc các trang goole, youtobe.com. Từ đó KN sử dụng công nghệ thông tin được phát triển. Trong tiết học các em phải thảo luận, phải đóng vai Qua đó các em được tương tác, được trải nghiệm, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn. Như vậy, việc rèn luyện phát triển kỹ năng lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí còn giúp HS phát triển nhiều kỹ năng cần thiết theo định hướng dạy học phát triển năng lực.
6. Sinh học là môn học gắn liền với kiến thức thực tiễn. Những kinh nghiệm của đề tài có thể vận dụng ở nhiều phần trong chương trình THPT để hình thành, phát triển các kỹ năng sống khác.
Trên đây là nội dung về một cách bồi dưỡng kỹ năng sống cho HS thấy có hiệu quả rõ rệt. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp. 
Xin chân thành cảm ơn!
2. Kiến nghị đề xuất.
 Bản thân qua quá trình thực hiện đề tài xin được kiến nghị đề xuất một số ý kiến để góp phần hoàn thiện đề tài và để đề tài được đưa vào áp dụng rộng rãi hơn.
Thứ nhất : Đối với giáo viên: Cần tăng cường quá trình tự học, bồi dưỡng thường xuyên để nắm bắt tình hình thực tiễn, nắm bắt các thành tựu khoa học mới đề nhằm phục vụ việc dạy học tốt hơn. Trong quá trình dạy học GV phải chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học và định hướng trọng tâm cho HS chuận bị bài ở nhà. Trong giảng dạy GV phải thực sự “Cùng suy nghĩ, trăn trở” với học trò. 
Thứ hai : Đối với tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên trao đổi chuyên môn để xây dựng được nhiều hơn nữa các bài dạy thực sự có chất lượng. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
Thứ ba : Đối với Nhà trường, cần quan tâm hơn đến việc đầu tư mũi nhọn. Ban giám hiệu phải luôn đi đầu trong việc đổi mới PPDH. Đồng thời cần động viên, nhắc nhở giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực. Bên cạnh đó, nhà trường nên tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm; Tổ chức các buổi tập huấn bối dưỡng nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ dạy học; Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt hơn để giáo viên có thể thực hiện nhiệm vụ của mình; Có sự đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện đổi mới đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
Thứ tư: Đối với chương trình, cần xây dựng phân môn chuyên sâu về vấn đề dinh dưỡng để HS được cập nhật các kiến thức, kỹ năng liên quan đến dinh dưỡng có tính chuyên sâu và hệ thống.
 Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm và những ý kiến cá nhân bản thân đã đúc kết và thu được kết quả khả quan trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn về phương pháp giảng dạy của mình.
	Quỳ Hợp, ngày 07 tháng 3 năm 2021
	 TÁC GIẢ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 	Vũ Văn Vũ, 2006, Sinh học 10 nâng cao - Sách giáo viên, NXB giáo dục
2.	Vũ Văn Vũ, 2006, Sinh học 10 nâng cao, NXB Giáo dục
3.	 Nguyễn Thành Đạt, 2006, Sinh học 10, NXB Giáo dục
4. 	Nguyễn Thành Đạt, 2006, Sinh học 10 - Sách giáo viên, NXB giáo dục
5. 	Bùi phương Nga, 2008, Khoa học 4, NXB Giáo dục
6. 	Trần Khánh Phương, 2006, Thiết kế bài giảng sinh học 10, NXB Giáo dục
7. 	Trần Khánh Phương, 2008, Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục
8. 	Phạm Duy Tường, 2012. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, NXB Giáo dục
9. 	Viện Dinh dưỡng. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm.2013 9/7/2012 [cited 2013 29/9]; Available from: 
10.	Viện Dinh dưỡng, 2006, Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, NXB Y học.
11. 	
12. 	https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/thong-tin-dinh-duong/nguyen-to-vi-luong/#gref
13. 	https://voer.edu.vn/c/vai-tro-cua-lipid-trong-dinh-duong-nguoi/4c53c93b/76f1af4f
14. 	https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/dinh-duong-hop-ly-la-nen-tang-cua-suc-khoe-374426
15. 	https://luanvanyhoc.com/thuc-trang-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-dinh-duong-cua-hoc-sinh-truong-trung-hoc-co-so/
IV. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Câu hỏi khảo sát sau khi áp dụng đề tài ở lớp ĐC và lớp TN
Họ và tên..................................................Lớp.....................
KHẢO SÁT VỀ LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÍ
( Thời gian làm bài: 15 phút)
En hãy khoanh tròn vào đáp án đúng của các câu sau:
Câu 1. “Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe”; là chìa khóa để giải quyết những vấn đề về suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì. 
A. Đúng	B. Sai
Câu 2. Chỉ nên uống nước khi có cảm giác khát, vì cơ thể chúng ta biết nhu cầu về nước để báo hiệu.
A. Đúng	B. Sai
Câu 3. Nếu cung cấp prôtêin vượt quá nhu cầu, prôtêin sẽ chuyển thành lipit và giữ trữ ở mô mỡ cơ thể dẫn đến thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch...
A. Đúng	B. Sai
Câu 4. Chế độ ăn của cơ thể không cần lipit vì cơ thể có thể tự chuyển hóa và ăn lipiy dẫn tới thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch.
A. Đúng	B. Sai
Câu 5. Ba thời điểm uống nước tốt cho sức khỏe là: Hai ly nước trước khi thức dậy; một ly nước 30 phút trước bữa ăn; một ly nước nửa giờ trước khi đi ngủ.
A. Đúng	B. Sai
Câu 6. Trong dinh dưỡng hợp lý, có thể thay thế hoàn toàn mỡ ăn bằng dầu thực vật.
A. Đúng	B. Sai
Câu 7. Khi sử dụng lipit, ngoài tỷ lệ năng lượng lipid cung cấp so với tổng số năng lượng cơ thể cần, cần phải cân đối giữa chất béo nguồn động vật và thực vật trong khẩu phần.
A. Đúng	B. Sai
Câu 8. Sắt tham gia tạo máu, làm cho máu có màu đỏ, còn là thành phần cấu tạo của một số enzim xúc tác phản ứng sinh học. Sắt có nhiều trong rau quả, đặc biệt có nhiều trong các loại thịt, cá có màu đỏ.
A. Đúng	B. Sai
Câu 9. Nhận xét nào sau đây nói về sử dụng chất xơ không đúng:
A. Làm tăng nhu động ruột nên gây ra tiêu chảy
B. Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh táo bón, trĩ 
C. Làm giảm nguy mắc các bệnh ung thư trực tràng, sỏi mật 
D. Tăng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể
Câu 10. Nói về “Lựa chọn và sử dụng các thức ăn chứa đường hợp lí”, nội dung nào sau đây không đúng?
C. Không nên ăn quá nhiều cacbohiđrat tinh chế như bánh kẹo, đồ uống ngọt, bột tinh chế hoặc đã xay xát kỹ. 
B. Hay ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt làm ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, gây sâu răng, kích thích dạ dày, gây đầy hơi.
C. Muốn không tăng cân nên giảm lượng thức ăn chứa đường, đặc biệt giảm vào bữa ăn tối và tăng cường ăn rau xanh.
D. Chúng ta không tiêu hóa được xenlulozo trong rau xanh, nên không cần thiết phải ăn rau.
Câu 11. Nói về “Sử dụng lipit hợp lí”, nội dung nào sau đây không đúng?
A. Khi sử dụng mỡ động vật ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng các xuất huyết não. ..
B. Để đảm bảo sức khỏe, chỉ nên sử dụng lipit có nguồn gốc thực vật như dầu lạc, dầu vừng
C. Mỡ thực vật và mỡ động vật đều cần có trong khẩu phần bữa ăn hàng ngày. 
D. Khi sử dụng dầu ăn, tránh chiên đi chiên lại nhiều lần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Câu 12. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Việt nam về ăn uống hợp lý nên:
A. Ăn nhiều chất béo nói chung	B. Ăn nhiều mỡ động vật	
C. Ăn chất béo có mức độ.	 D. Ăn nhiều cholesterol
Câu 13. Nói về nguồn thực phẩm cung cấp các loại vitamin, nhận xét nào sau đây không đúng.
A. Vitamin C có trong nhiều loại rau và hoa quả, đặc biệt là các loại quả có vị chua như chanh, cam, bưởi.
B. Vitamin A có nhiều nhất trong rau, quả có màu vàng như gấc, bí đỏ, cà rốt
C. Nguồn cung cấp Vitamin D tốt nhất là từ ánh sáng mặt trời. Vì ánh sáng mặt trời giúp chuyển hóa từ dạng tiềm năng thành dạng hoạt động.
D. Các loại thực phẩm đều có khả năng cung cấp vitamin và khoáng chất như nhau.
Câu 14. Yêu cầu đầu tiên của một khẩu phần hợp lý:
A. Cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể
B. Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết	
C. Các chất dinh dưỡng có tỷ lệ thích hợp
D. Cân đối giữa chất sinh năng lượng và không sinh năng lưọng
Câu 15. Một khẩu phần được xem là hợp lý khi:
A. Cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể và đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
B. Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ thích hợp.
C. Các chất dinh dưỡng có tỷ lệ thích hợp	
D. Cung cấp đủ năng lượng; đủ các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ thích hợp.
Câu 16. Một trong những nguyên tắc xây dựng thực đơn hợp lý:
A. Chỉ xây dựng thực đơn cho 1 ngày duy nhất 
B. Người xây dựng thực đơn phải là người đầu bếp giỏi
C. Phải nắm vững giá cả thực phẩm
D. Chú ý đến tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng, hình thức phong phú của mỗi bữa ăn.
Câu 17. Nói về “Vai trò và loại thực phẩm cung cấp các khoáng chất”, nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Kẽm giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hồi phục sau chấn thương, kích thích ngon miệngKẽm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, lúa mạch, đậu
B. Canxi là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành
C. Iốt là thành phần quan trọng của hôc môn tuyến giáp, nên có vai trò đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường, iôt có nhiều trong muối Iốt, các loại thực phấm ở biển như cá, thủy sản.
D. Các khoáng chất đều quan trọng và có vai trò như nhau trong sự phát triển của cơ thể, nên ăn thay đổi các thực phẩm để cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể.
Câu 18. Nói về “Vai trò của các loại vitamin”, có bao nhiêu ý đúng trong các nhận xét sau:
1. Thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, khô mắt
2. Thiếu vitamin C gây bệnh chảy máu chân răng, chảy máu cam
3. Thiếu vitamin D sẽ bị còi xương
4. Thiếu vitamin B1 gây bệnh phù
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 19. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Việt nam về ăn uống hợp lý cho người trưởng thành, có bao nhiêu ý đúng trong các nhận xét sau:
1. Nên ăn theo sở thích cá nhân
2. Nhịn ăn buổi sáng, ăn nhiều vào buổi tối, hạn chế chất xơ	
3. Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 
4. Ăn khẩu phần đơn giản
5. Tổ chức bữa ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm
6. Hạn chế muối tương đối < 10gam/ngày
7. Ăn ít đường, bình quân 500gam/người/tháng
8. Uống đủ nước sạch	
A. 7	B. 5.	C. 3	D. 4
Câu 20. Nói về “Lựa chọn và sử dụng các thức ăn chứa prôtêin hợp lí”, có bao nhiêu ý không đúng trong các nhận xét sau:
1. Prôtêin từ thức ăn có nguồn gốc động vật thường có khá đầy đủ axit amin thiết yếu và tỉ lệ các axitamin cân đối . nhưng khó tiêu. 
2. Prôtêin từ thức ăn có nguồn gốc thực vật thường thiếu một hay nhiều axit amin thiết . nhưng dễ tiêu. 
3. Trong khẩu phần cần có sự kết hợp giữa prôtêin có nguồn gốc động vật và prôtêin có nguôn gốc thực vật.
4. Prôtêin thịt có đầy đủ acid amin cần thiết hơn prôtêin cá, vì thế chỉ nên dùng prôtêin thịt.
A. 1	B. 2.	C. 3	D. 4
ĐÁP ÁN
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
A
6
B
11
B
16
D
2
B
7
A
12
C
17
D
3
A
8
A
13
D
18
D
4
B
9
A
14
A
19
B
5
A
10
D
15
D
20
A
Phụ lục 2: Kịch bản HS diễn kịch của nhóm 3: Tìm hiểu kiến thức “Lựa chọn và sử dụng các thức ăn chứa đường (cacbohiđrat) hợp lí” 
Chuông điện thoại reng...reng...
Bà Hoa ( mẹ Thúy): Alo, bác Hường à! Có việc gì thế?
Bà Hường: Gì...Gì về mở cửa, các Thúy mệt, chúng bạn đưa nó về mà không có chìa khóa.
Bà Hoa : Ờ...Ờ... làm sao thế? Em về ngay đây.
Hoạt cảnh: Tại nhà bà Hoa:
Bà Hoa: Bác về đây rồi, hai cháu đưa Thúy vào nhà đi. Rõ khổ, me đã nói rồi, giữ dáng cái gì, giảm béo cái gì, tối nhịn, sáng mai không ăn, không xủi mới lạ. Uống tý nước lọc đi con.
Thủy (bạn Thúy): Bác ơi! Bác pha cho Thúy cốc nước đường bác ạ!
Cường (bạn Thúy): Phải rồi, nước đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh nhất đấy bác ạ!
 Bà Hoa: Tưởng gì chứ nước đường thì đơn giản...
Có ngay đây! Uống đi con, cho đỡ mệt. Mà tại con ấy, muốn giảm cân cũng phải từ từ, buổi tối ăn ít cơm, nhưng buổi sáng phải ăn mới khỏe mà đi học nữa chứ.
Thủy: Mẹ bạn nói phải đấy, bạn muốn giảm cân ăn ít cơm và ăn thêm rau xanh chứ không phải nhịn đói đâu, mới tiết hai đã mệt lả đi.
Cường: Phải kết hợp tập thể dục nữa bạn a.
Vân (em Thúy): Ơ... ai mà đông thế. Con chào mẹ con đi học về, chào anh chị!
	Chị lại mệt à, giảm cân chứ gì. Em trông béo đây lại không được.
Cường : Đây là...?
Bà Hoa: Là Vân, em Thúy đấy.
Thủy: Ờ... sao hai chị em mà khác thế, em gầy mà chị lại ...
Bà Hoa: Hai cháu xem, đứa muốn tăng cân, đứa lại giảm cân, bác đau hết cả đầu, chúng mày cứ theo sở thích thôi, có nghe mẹ đâu.
Cường: Em muốn tăng cân phải ăn thêm cơm, ăn nhiều hơn vào bữa tối em ạ. Trước khi đi ngủ em uống thêm ly sữa nóng, tích lũy năng lượng tốt lắm đấy.
Bà Hoa: Chẳng ăn thua gì đâu, nó ăn vặt cả ngày, mà có béo đâu.
Thủy: Ăn vặt không tốt đâu bác ạ! Hay ăn vặt làm giảm cảm giác ngon miệng, đến bữa lại không muốn ăn, nên thiếu chất, gầy là đúng đấy bác ạ!
Vân: Anh và chị giỏi thật đấy, phen này em phải làm theo lời khuyên của anh chị để tăng thêm vài cân.
Bà Hoa: Hai cháu tư vấn thêm cho cái Thúy với. Mà các cháu học đâu mà hay thế.
Cường: Chúng cháu học môn sinh học đấy bác ạ. Ơ tiết 2 là môn Sinh rồi, chúng cháu phải về trường đây bác ạ. 
Thủy: Chào bác, chào em nhé! Thúy nghỉ đi nha.
Thúy: Cảm...ơn!
Phụ lục 3 : Một số hình ảnh thực nghiệm
Ảnh 1: Hoạt động đo chiều cao và cân nặng để xác định chỉ số BMI của HS
Ảnh 2: Đại diện nhóm 2 trình bày về “Sử dụng nước đúng cách”.
Ảnh 3: Nhóm 3 Diễn kịch về “Lựa chọn và sử dụng các thức ăn chứa đường (cacbohiđrat) hợp lí”
Ảnh 4: Trong vai chuyên gia dinh dưỡng, đại diện nhóm 6 thuyết trình về “Phối hợp, cân đối các nhóm thứa ăn”
Ảnh 5: HS tham gia trò chơi “đi chợ”
Ảnh 6: GV tổng hợp, nhận xét về phối hợp các thực phẩm HS lựa chọn trong trò chơi “đi chợ”

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_ky_nang_lua_chon_che_do_dinh_duong_hop_li_ch.docx
Sáng Kiến Liên Quan