SKKN Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” trong chương trình Sinh học 10

Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng

lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể hiện sự tiến bộ

bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng

minh mức độ làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng, khả năng vận dụng kiến

thức kĩ năng trong bối cảnh thực tiễn của cuộc sống (được gọi là năng lực). Thực

hiện nội dung đổi mới giáo dục với phương pháp chuyển từ tiếp cận nội dung (học

sinh học được gì) sang tiếp cận năng lực của người học (học sinh làm được gì

thông qua việc học), lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò tổ chức, chỉ

dẫn các hoạt động chiếm lĩnh tri thức cho học sinh.

Nếu chương trình giáo dục trước đây chú trọng đến định hướng nội dung, đề

cao vai trò độc tôn của người thầy thì chương trình dạy học định hướng phát triển

năng lực chú trọng đến khai thác khả năng sáng tạo của người học, hướng đến

khuyến khích người học bộc lộ sự trải nghiệm, tư duy và quan điểm cá nhân, xem

học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học. Chương trình giáo dục định hướng

phát triển năng lực còn làm thay đổi mối quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có

ý nghĩa quan trọng để phát triển năng lực xã hội. Quá trình dạy - học tạo ra sự

tương tác giữa GV và HS góp phần tạo dựng môi trường nhận thức, sáng tạo cho

người học, từ đó rèn luyện được những năng lực, phẩm chất cụ thể cho người học.

Mục tiêu cuối cùng của dạy học phát triển năng lực là trang bị cho HS năng

lực xử lý, thực hành các vấn đề của cuộc sống và công việc, chú trọng kiến thức

phương pháp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dạy cần phải có sự đầu tư

công phu hơn trong lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, tránh tình trạng vận

dụng một cách thiên lệch dẫn đến những lỗ hổng tri thức cơ bản, thiếu tính hệ

thống trong cung cấp tri thức. Chất lượng giáo dục có đạt đến mục tiêu còn phụ

thuộc vào quá trình thực hiện chương trình.

Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng

lực được hiểu là “khả năng làm chủ và vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ

năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các

tình huống đa dạng của cuộc sống” (Theo Quebec – Ministere de I Education, 2004).

Chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số

32/2018/TT-BGDĐTngày26tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo)Hà Nội, 2018) đều hướng đến phát triển năng lực chung và năng lực đặc

thù cho HS. Chương trình giáo dục mới đã đưa ra những yêu cầu chung, khái quát

về đổi mới phương pháp dạy học: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của

người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe,

7ghi chép, tìm kiếm thông tin,.), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất như linh

hoạt, độc lập, sáng tạo trong quá trình tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt

các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Mục

tiêu của các phương pháp này hướng tới là “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ

nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

pdf40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” trong chương trình Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu bài 30 SGK sinh
học 10 trang 119 để tìm hiểu kiến thức
- Tìm thêm sách, báo cũng như mạng
internet về những nội dung có liên quan
đến HIV.
- Học sinh nghiên cứu bài 31 sách giáo
khoa sinh 10 trang 121 để hoàn thành
nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu.
15
trùng
- Phân biệt được bệnh sốt rét, sốt xuất
huyết và viêm não nhật bản bệnh nào
do virút gây nên? Cách phòng tránh
- Tìm hiểu một số ứng dụng của virút
trong thực tiễn.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tình hình bệnh
truyền nhiễm và tiêm vacxin tại địa
phương.
- Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm
do virút gây nên cũng như các phương
thức lây truyền của chúng (Có thể tìm
hiểu virút corona và virút viêm gan B)
- Giải quyết vấn đề: Xung quanh có rất
nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng vì
sao chúng ta vẫn sống khỏe mạnh.
Lưu ý: Thời gian để học sinh các
nhóm thực hiện nội dung là 2 tuần
Học sinh nghiên cứu bài 32 bệnh truyễn
nhiễm và miễn dịch để tìm hiểu kiến
thức và tìm hiểu trên mạng interet.
Tiết 2-Hoạt động 2: Thảo luận và báo cáo tiến độ
- Mục đích: GV tập trung lớp để giải đáp thắc mắc (cách làm,nội dung thực
hiện, khó khăn gặp phải). Tạo cơ hội để cho các nhóm giao lưu chia sẻ cách học
với nhau.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra tiến độ của các nhóm trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ
- Gv định hướng kiến thức cho từng nhóm
phải đạt được khi tự học
 + Virut là gì? Tại sao virut phải kí sinh nội
bào bắt buôc
 + Cấu tạo virut, nhận xét về bộ gen của
virut khác với bộ gen của tế bào. Vai trò của
bộ gen virut.
 + Trong thực tế có thể nuôi cấy virut giống
vi khuẩn không?
Câu hỏi tình huống: Khi nghiên cứu thí 
nghiệm của Franken-Conrat.Một bạn học sinh 
thắc mắc “Vì sao virut phân lập được không 
phải là virut chủng B”? Em hãy giúp bạn giải 
- Đại diện các nhóm nêu ý tưởng
của mình
- Nhóm 1:
Cách tiến hành: làm mô hình về
virut và hình thái của các loại
virut.
16
thích thắc mắc đó?
 + Mô tả được các giai đoạn nhân lên của
virut
 + Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập
vào một số loại virut nhất định.
 + Phân biệt chu trình tan và chu trình tiềm
tan
Câu hỏi tình huống:
Câu 1:Một bạn học sinh thắc mắc”vì sao virut
viêm gan B chỉ xâm nhập vào tế bào gan. Còn
HIV chỉ xâm nhập vào tế bào bạch cầu.
Câu 2: Tìm hiểu thông tin về HIV/AIDS và trả
lời các câu hỏi sau:
- Hãy cho biết những nhóm người nào có nguy
cơ lây nhiễm HIV cao?
- HIV/AIDS lây truyền qua những con đường
nào?HIV tấn công vào loại tế bào nào trong cơ
thể người?
- Hãy cho biết khả năng tồn tại của HIV bên
ngoài cơ thể người như thế nào? Làm thế nào
để xử lí an toàn đối với những vật dụng có
chứa virut HIV.
- Giả sử nơi em đang sinh sống có một người
bị nhiễm HIV.Em sẽ đối xử với người đó như
thế nào?
 + Hoàn thành nội dung phiếu học tập giáo
viên đã cho phát
 + Nêu được một số ứng dụng về sản phẩm
chế phẩm trừ sâu.
- Tìm hiểu thông tin về virut Zika trả lời các
câu hỏi:
+ Đây có phải là một loại virut mới?
+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bị nhiễm zika?
+ Phụ nữ có thai phải làm gì với zika?
+ Zika lây nhiễm qua những con đường nào?
+ Làm thế nào để ngăn chặn đại dịch Zika?
+ Tìm hiểu một số phương thức lây truyền của
các bệnh truyền nhiễm
 + Giải thích được tại sao hàng ngày con người
 Nhóm 2:
Cách tiến hành: Chiếu phim về
sự nhân lên của virut,kết hợp tổ
chức một trò chơi nhỏ từ các
mảnh ghép tự tạo ra. Thuyết
trình kết hợp hỏi đáp về virut
HIV/AIDS.
-Nhóm 3:
Cách tiến hành: Sưu tầm các
hình ảnh về các loại bệnh do
virut kí sinh. Tìm hiểu về virut
zika cũng như các biện pháp
phòng trừ. Xem phim về vai trò
của virut trong việc tạo ra chế
phẩm virut trừ sâu.
- Nhóm 4:
Cách tiến hành: Tổ chức một
phóng sự nhỏ về các bệnh truyền
17
tiếp xúc rất nhiều tác nhân gây bệnh nhưng cơ
thể vẫn khỏe mạnh.
Từng nhóm báo cáo tiến độ thực hiện, thông
báo những mục tiêu đã đạt được, những mục
tiêu chưa đạt được. Điều chỉnh thời gian, cách
làm, chia sẻ cộng tác với các nhóm khác để đạt
mục đích đã đề ra .
nhiễm hiện nay ở địa phương và
tham quan một buổi tiêm vacxin
tại trạm y tế địa phương.
Tiết 3,4-Hoạt động 3: Báo cáo, tổng kết
+ Phiếu đánh giá hoạt động nhóm
Tiêu chí điểm của nhóm Tên nhóm:.
Nội dung Yêu cầu Điểm tối đa Điểm đạt được
Mức độ hợp tác - Đoàn kết, phân công 
nhiệm vụ hợp lí để cùng 
thực hiện công việc
0-3 điểm
Chất lượng về nội 
dung của sản phẩm
Đầy đủ (theo yêu cầu), 
chính xác, rõ ràng.
0-3 điểm
Hình thức trình bày, 
phong cách báo cáo
Rõ ràng, đẹp, thu hút 
được người nghe, làm rõ
được các nội dung 
chính.
0-2 điểm
Khả năng trả lời các 
câu hỏi phản biện từ 
các học sinh và giáo 
viên.
Trả lời đúng câu hỏi 0-2 điểm
+ Tiến trình báo cáo:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Gv: Bố trí chỗ ngồi phù hợp cho việc
báo cáo và thảo luận giữa các nhóm:
- Ổn định chỗ ngồi,phân công nhiệm vụ
cho các thành viên tổ mình
- Ghi chép nội dung đầy đủ
- Thảo luận và góp ý bổ sung kiến thức
cho các nhóm còn lại
18
- Thời gian tiến hành:2 tiết
- Nội dung: Đã được Gv phân công về
nhà tự nghiên cứu trong thời gian 2
tuần.
- Hình thức:Thuyết trình,diễn kịch,tổ
chức trò chơi, powpoi, tranh ảnh.
Kết quả đạt được của từng nhóm
19
Hình ảnh làm mô hình virut và các dạng hình thái virut của nhóm 1
20
Hình ảnh nhóm 1 báo cáo bằng mô hình tự làm
Hoạt động của nhóm 2
21
Hình ảnh lắp ghép chu trình nhân lên của virut của các đội bạn
22
Hình ảnh thuyết trình về virut HIV/AIDS nhóm 2
Hình ảnh nhóm 3
23
Hình ảnh virut kí sinh ở vi sinh vật và côn trùng
24
Thuyết trình về virut Zika của nhóm 3
25
26
Một số hình ảnh về phòng chống virut zika ở địa phương và gia đình
27
Ứng dụng của virut 
Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm virus trừ sâu
Hình ảnh sâu bị nhiễm virut
28
Hoạt động của nhóm 4
Phỏng vấn về tình hình dịch bệnh do virut gây ra ở địa phương trong thời gian qua
Thuyết trình về virut viêm gan B
29
Một số hình ảnh phòng chống virut Covid-19 tại Trường THPT Quỳnh Lưu 2
30
Một số hình ảnh tiêm phòng vacxin tại trạm y tế xã Quỳnh Văn
31
Nhận xét, tổng kết của giáo viên
Nhóm Ưu điểm Hạn chế Điểmđánh giá
Nhóm 1 - Sáng tạo trong quá trình
làm mô hình về virut và
hình thái của virut
- Tinh thần làm việc nhóm
tốt, kế hoạch phân công
nhiệm vụ rõ ràng, điểm
chấm của các thành viên
phù hợp.
- Cách sắp xếp trong khi
trình bày chưa hợp lí
9 điểm
Nhóm 2 -Chuẩn bị công phu, trình
bày lưu loát, rõ ràng
- Phiếu đánh giá các thành
viên giống nhau.
- Số thành viên tham gia
nhóm chưa đầy đủ.
8 điểm
Nhóm 3 - Sản phẩm nhóm 3 có nhiều
hình dạng phong phú. 
- Tinh thần hợp tác nhóm
tốt.
- Câu trả lời thực tiễn của
nhóm 3 chính xác, giải thích
rõ ràng.
- Video của nhóm dài,
chưa biết khái quát nội
dung cần làm.
9 điểm
Nhóm 4 - Kịch bản hay, diễn tự
nhiên,nắm rõ kiến thức, liên
hệ thực tiễn tốt.
- Phân công nhiệm vụ rõ
ràng giữa các thành viên.
- Video thiết kế sôi động
10 điểm
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 
1. Phân tích về mặt định lượng.
Học kỳ II năm học 2019 – 2020 tôi được phân công 3 lớp 10A1, 10A2,
10A3. Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và tiến hành kiểm tra 15 phút đề tài
của mình phần Virut và bệnh truyền nhiễm, kết quả thu được thống kê ở bảng sau:
32
Bảng III.1: Thống kê xếp loại trình độ HS qua các lần kiểm tra.
Lần
kiểm tra
Phương
án Số bài
Yếu, kém
(%)
Trung bình
(%)
Khá
(%)
Giỏi
(%)
1
TN 106 5.66 28.30 44.34 21.70
ĐC 104 15.38 41.35 33.65 9.62
2
TN 106 6.60 25.47 40.57 27.36
ĐC 104 14.42 39.42 34.62 11.54
Tổng
hợp
TN 212 6.13 26.89 42.45 24.53
ĐC 208 14.90 40.39 34.13 10.58
6.13
14.9
26.89
40.39
42.45
34.13
24.53
10.58
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
%
Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi
Thực nghiệm
Đối chứng
Qua bảng và đồ thị cho thấy, tỉ lệ % điểm khá, giỏi nhóm TN luôn có tỉ lệ
cao hơn lớp ĐC, đặc biệt là tỉ lệ % điểm giỏi.
2. Phân tích về mặt định tính
Qua quá trình ứng dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học trong giảng
dạy và kiểm tra 15 phút ở 2 đối tượng TN và ĐC, tôi thấy:
- Ở lớp ĐC: HS ít phát biểu, ít hứng thú trong tiết học. Trả lời các câu hỏi
trong bài kiểm tra còn lan man, lúng túng. Khả năng tư duy, khái quát, hệ thống
kiến thức của HS chưa cao.
- Ở lớp TN: HS hưởng ứng với phương pháp dạy học này, thể hiện qua quá
trình hoạt động nhận thức một cách tích cực, sôi nổi. Trong giờ kiểm tra HS trả lời
33
Đồ thị III.1. Biểu diễn kết quả xếp loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra
nhanh, ngắn gọn và súc tích các câu hỏi. Điều này chứng tỏ chất lượng bài dạy
được nâng cao.
Như vậy, qua việc phân tích kết quả về mặt định lượng và định tính các kết
quả thu được trong thực nghiệm đã thể hiện được tính hiệu quả của phương pháp
hướng dẫn học sinh tự học trong chủ đề” Virut và bệnh truyền nhiễm”-sinh học 10.
ĐỀ KHẢO SÁT:
* Yêu cầu : Khoanh tròn đáp án đúng cho 15 câu hỏi trắc nghiệm sau: 
Câu 1: Phát biểu nào không đúng khi nói về virut?
A. Dạng sống không có cấu tạo tế bào
B. Là dạng sống đơn giản nhất
C. Là dạng sống phức tạp, có cấu tạo tế bào
D. Cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic
Câu 2: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự
A. Hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích
B. Hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → sinh tổng hợp → phóng thích
C. Hấp phụ → lắp ráp → sinh tổng hợp → xâm nhập → phóng thích
D. Hấp phụ → lắp ráp → xâm nhập → sinh tổng hợp → phóng thích
Câu 3: Virút được tạo ra rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn tổng hợp
B. Giai đoạn phóng thích
C. Giai đoạn lắp ráp
D. Giai đoạn xâm nhập
Câu 4: Mục đích của việc tiêm phòng vacxin phòng bệnh là gì?
A. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể
C. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
D. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
Câu 5: Bệnh nào dưới đây không phải do virút gây ra?
A. Bại liệt
B. Sốt xuất huyết
C. Viêm não ngựa
D. Lang ben
34
Câu 6: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm?
A. Bệnh lao
B. Bệnh cúm
C. Bệnh bạch tạng
D. Bệnh dại
Câu 7: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể
của cơ thể
C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limpho T bình thường
D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, nhờ có các yếu tố bảo vệ tự
nhiên của cơ thể
Câu 8: Bệnh viêm não nhật bản có vật trung gian truyền bệnh là
A. Muỗi
B. Ruồi
C. Chuột
D. Chim di cư
Câu 9: Virút gây nên bệnh truyền nhiễm trên người, thông qua vết muỗi đốt xâm
nhập vào người. Trong trường hợp này, muỗi được gọi là:
A. Vật chủ
B. Ổ chứa
C. Vật chủ trung gian
D. Tác nhân gây bệnh
Câu 10: Nhóm virút kí sinh trên côn trùng thường được ứng dụng trong?
A. Sản xuất thực phẩm
B. Sản xuất thuốc kháng sinh
C. Làm sạch môi trường
D. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
Câu 11: Virút HIV có trong máu người bệnh nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, muỗi
đốt người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc
bệnh. Vì sao HIV/AIDS không truyền từ người sang người qua đường muỗi đốt.
A. Vì cơ thể của người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virút
mới xâm nhập.
35
B. Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virút.
C. Vì khi xâm nhập cơ thể người, virút đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây
nhiễm.
D. Vì virút không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi.
Câu 12: Điểm nào sau đây là đúng khi nói về việc phòng trừ bệnh do HIV gây ra?
A. Chưa có vacxin phòng HIV
B. Chưa có thuốc đặc trị
C. Chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng HIV hữu hiệu
D. Cả A,B,C
Câu 13: Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm HIV
cao?
1. Người nghiện ma túy 2. Xe ôm 3. Gái mại dâm 
4. Người làm nghề bốc vác 5. Bác sĩ 
6. Người thường xuyên hiến máu nhân đạo
A. 1,3 B. 1,2,3,6 C. 1,3,6 D. 2,4,5
Câu 14: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác nhân gây bệnh lan truyền
theo phương thức truyền dọc:
A. Truyền qua các sol khí
B. Truyền qua động vật cắn
C. Truyền qua đường tiêu hóa
D. Truyền từ mẹ sang con
Câu 15: Tại sao khi đã phát bệnh do nhiễm virút, con người chỉ ngăn chặn sự phát
triển của nó mà không chữa được bệnh?
A. Vì virút có cấu tạo quá đơn giản còn thuốc có công thức quá phức tạp.
B. Vì virút thích nghi với mọi môi trường.
C. Vì virút sống kí sinh trong tế bào.
D. Vì virút rất khỏe mạnh và sinh sản nhanh.
ĐÁP ÁN
1C 2A 3B 4B 5D 6C
7D 8D 9C 10D 11D 12C
13A 14D 15C
36
- Để kiểm tra tính khả thi của đề tài tôi đã hướng dẫn một số giáo viên ở các
trường lân cận tiến hành thực nghiệm đề tài. 
Cụ thể : Cô Hồ Thị Thúy Vân - Trường THPT Quỳnh lưu 1 Và cô Nguyễn
Thị Thanh Nhàn - Trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
Các cô đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp thuộc khối 10 sau đó lựa chọn
một số học sinh ở các lớp đã thực nghiệm làm bài trắc ngiệm khảo sát ở trên (đề
khảo sát do tôi cung cấp)
Kết quả thu được như sau:
Bảng III.2: Thống kê kết quả thực nghiệm tại 2 trường THPT Quỳnh
lưu 1 và Trường THPT Nguyễn Đức Mậu (khi thực hiện đề tài)
Tên Trường
Số HS
lựa
chọn
Kết quả (%)
Điểm 5 → 6 Điểm 6,5 → 7,5 Điểm 8 → 10
THPT Quỳnh lưu1 70 7.1%( 5 HS)
20%
( 14 HS )
72.9%
(51 HS)
THPT Nguyễn Đức Mậu 125 9.6%( 12 HS )
30.4%
(38 HS)
60%
( 75 HS )
- Trong bảng thực nghiệm cho thấy điểm kiểm tra của nhóm thực nghiệm có
sự tăng đồng đều lên rất nhiều so với lớp đối chứng sau khi tác động chứng tỏ sự
đồng đều hơn trong các bài kiểm tra đã có hiệu quả.
- Vậy kết quả về điểm trung bình và tỷ lệ đạt loại khá giỏi khi dạy bằng
phương pháp mới áp dụng sẽ tốt hơn so với kết quả dạy bằng phương pháp cũ.
Điều này khẳng định thêm sự tiến bộ tích cực do tác động mang lại.
+ Kết luận về thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy
mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp
dạy học phần nào được được khẳng định. Phương pháp mới được sự quan tâm không
chỉ riêng học sinh, giáo viên mà cả những nhà quản lý giáo dục, xã hội.
Nếu trong quá trình dạy học sinh học, giáo viên quan tâm, giúp học sinh liên
hệ các kiến thức với thực tiễn, thì sẽ hình thành và rèn luyện ý thức học, vận dụng
thực tiễn, tìm ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 
Đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn
sinh học và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục toàn diện của trường THPT. 
Phương pháp giảng dạy phát huy tính tự học,tính sáng tạo của học sinh là
một trong những định hướng đổi mới quan trọng về phương pháp dạy học của
Đảng, Nhà nước và của nghành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời là sự
kế thừa và phát huy những kinh nghiệm dạy học tiên tiến trên thế giới. 
37
PHẦN 3:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu đề tài này tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy dạy
học theo chuyên đề có những lợi thế hơn so với cách dạy truyền thống ở những
điểm sau: Các nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh, các em chủ động tìm
hướng giải quyết vấn đề. Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo
một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong một
mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Mức độ đạt được của các em sau phần học không chỉ
là hiểu, biết, vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá. Góp phần thực
hiện được mục tiêu GD-ĐT những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện
được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học,
giúp học sinh có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời
gian tổ chức dạy học của giáo viên.
2. Đối với học sinh từ chỗ các em chưa có ý thức phòng chống các bệnh về
virút như vi rút ZiKa,virút corona, virút HIV. đến có ý thức trách nhiệm của
mình trước cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình
bằng những việc làm thiết thực như: Giữ gìn vệ sinh quanh trường lớp, quanh nhà
ở, khơi thông cống rãnh, không để chum vại chứa nước lâu ngày, diệt loăng quăng,
bọ gậy, tự giác đi ngủ mắc màn... Thông qua việc hình thành ý thức mà hình thành
cho học sinh kỹ năng bảo vệ sức khỏe bản thân, xây dựng thói quen sống khoa học.
3. Trên cơ sở đó nhen nhóm dần cho học sinh lòng ham mê, yêu thích bộ môn
giúp thầy cô định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, đồng thời các em cũng là các tuyên truyền viên ở gia đình, làng xóm.
Đối với giáo viên tự tìm tòi, nghiêm cứu học hỏi kiến thức có liên quan đến
vấn đề, luôn cập nhật thông tin là kiến thức có liên quan trực tiếp tới môn học. Từ
đó giáo viên cũng nhận thấy bảo vệ sức khỏe và hình thành ý thức, kỹ năng tự
chăm sóc bản thân không chỉ là vấn đề riêng của bất kì ai mà là kiến thức thực tế
mang tính chất toàn cầu.
2. KIẾN NGHỊ
 Từ việc thực hiện đề tài, chúng tôi mạnh dạn trình bày kiến nghị đề xuất:
2.1. Đối với Sở Giáo Dục đào tạo Nghệ An: 
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho HS đang
từng bước được hoạch định trong chương trình vào SGK mới, vì vậy cần tăng
cường bồi dưỡng giáo viên. Tổ chức tập huấn, nhất là tập huấn ở cơ sở trường học
để GV có cơ hội cọ xát, trao đổi và tiếp cận cụ thể nhất về các phương pháp dạy
học mới, hướng dạy học phát triển năng lực. Từ đó, GV có ý thức tích cực trong
giảng dạy, đổi mới, xây dựng giáo án... nhằm phát huy các năng lực ở người dạy
và nhờ thế khai thác được triệt để các năng lực cần hình thành cho HS trong bối
cảnh mới.
38
2.2. Đối với Ban giám hiệu
- Trang bị thêm cơ sở vật chất: máy chiếu, thiết bị  để đáp ứng cho quá
trình dạy học
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, câu
lạc bộ để học sinh có thêm nhiều cơ hội vận dụng các vấn đề sinh học vào thực tiễn.
Có nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động tự học tập tự nghiên cứu của học sinh.
2.3. Đối với giáo viên
- Trong các giờ học cần tăng cường cho học sinh các hoạt động sáng tạo, liên
tưởng, liên hệ với cuộc sống hàng ngày và thực tiễn xung quanh nhà trường, để các
em thấy rõ hơn ý nghĩa của những tri thức và hứng thú hơn trong học tập.
- Cần thay đổi phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá năng lực người
học theo hướng gắn với các hoạt động trải nghiệm, các vấn đề của thực tiễn đời
sống. 
2.4. Đối với học sinh
- Tích cực tham gia các tiết học ngoại khóa, các yêu cầu học tập mà giáo viên
tổ chức
- Thường xuyên có ý thức liên hệ các vấn đề sinh học với thực tiễn và các
môn học khác để thấy được tầm quan trọng của việc học sinh, từ đó có thêm động
lực và hứng thú đối với việc học sinh.
- Tăng cường hoạt động nhóm, trao đổi với bạn học để học hỏi cái hay, cái tốt
của bạn.
Đối với tôi, mặc dù đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về vấn đề này nhưng
quả thật khi đặt bút để viết nên đề tài tôi mới cảm nhận được sự khó khăn, phức tạp
của vấn đề. Tôi chỉ mong góp một ý kiến nhỏ của mình tích luỹ được trong quá
trình giảng dạy ở trường phổ thông. Với tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn
đóng góp cho công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học.
Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, hạn chế rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý và đồng
cảm của đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 10: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo viên sinh học 10 bộ Giáo Dục và Đào Tạo
3. Tạp chí Giáo Dục số đặc biệt 2017
4. Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10. Huỳnh Quốc Thành. Nhà xuất bản tổng 
hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
5. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông, Môn Sinh Học Bộ
giáo dục và đào tạo (2014) Tài liệu tập huấn.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực.Phó Đức Hòa, Ngô Quang
Sơn (2008),. NXB Giáo dục.
7. Các trang website..: 
40

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_nang_luc_sang_tao_cho_hoc_si.pdf
Sáng Kiến Liên Quan