SKKN Áp dụng giáo dục Stem dạy học chủ đề Nhân giống nấm men và sản xuất rượu nếp cẩm (Sinh học 10 THPT) cho học sinh huyện miền núi Tương Dương Nghệ An

. Thực trạng dạy học bằng phương thức STEM trong trường THPT hiện nay.

Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học. Từ năm 2012, Bộ GD & ĐT tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”. Đặc biệt, cuộc thi “Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học” do Bộ GD & ĐT tổ chức dành cho học sinh phổ thông đã trở thành điểm sáng tích cực trong giáo dục định hướng năng lực

Trường THPT Tương Dương 1 đã 3 năm tham dự cuộc thi “Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học” do Sở GD & ĐT tỉnh Nghệ An tổ chức. Cuộc thi này bước đầu đã có những lan tỏa, tác động tích cực, làm chuyển biến trong dạy và học tại nhà trường.

 Các hoạt động giáo dục STEM trong trường THPT, nhất là các trường miền núi còn khá mới mẻ. Có thể nhận thấy những hoạt động này hầu như chỉ xuất hiện ở các cuộc thi Khoa Học Kỹ Thuật, các buổi ngoại khóa, thao giảng mà chưa trở thành hoạt động thường xuyên, phổ biến và tự nguyện của GV phổ thông. Bởi hiện nay, về cơ bản giáo dục STEM mới chỉ là hoạt động ngoài lề, chưa được “chương trình hóa”; trình độ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa có sự phối hợp tốt giữa trường phổ thông với trường đại học và các viện nghiên cứu, các tổ chức, doanh nghiệp; kiểm tra, đánh giá còn là “rào cản” vì học sinh phải “thi gì, học nấy”; điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Năm học 2019 - 2020 Sở Giáo Dục Nghệ An tổ chức tập huấn cho giáo viên THPT cốt cán nội dung: “Xây dựng và thực hiện chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học”. Với tinh thần đó, trường chúng tôi đã bước đầu triển khai đến các tổ, nhóm chuyên môn đưa giáo dục STEM vào giảng dạy.

Tuy nhiên, đối với một trường THPT thuộc huyện nghèo miền núi, việc tiếp cận với giáo dục STEM đang còn nhiều khó khăn, bất cập.

Trong SKKN này, tôi đề xuất tiến trình dạy học theo tài liệu “Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học” của Bộ GD&ĐT và vận dụng tiến trình dạy học đó để phù hợp với HS trường THPT miền núi.

 

doc43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng giáo dục Stem dạy học chủ đề Nhân giống nấm men và sản xuất rượu nếp cẩm (Sinh học 10 THPT) cho học sinh huyện miền núi Tương Dương Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiết cho từng bước, chuẩn bị báo cáo trước lớp trong 3 phút và gải thích được lí do lựa chọn các điều kiện mô tả trong quy trình.
Chú ý: Quá trình thảo luận cần được ghi chép lại trong nhật kí làm việc nhóm. Mẫu nhật kí ở cuối bài.
Phiếu đánh giá số 2:Tiêu chí đánh giá bản vẽ sơ đồ và bài trình bày:
STT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Bản vẽ quy trình 
 1
 Nêu được đầy đủ các bước thực hiện quy trình làm men ngọt và quy trình ủ rượu cẩm đơn giản tại nhà.
10
 2
 Mô tả rõ hành động/thao tác thực hiện ở các bước
20
 3
 Mô tả rõ loại nguyên liệu, tỉ lệ các nguyên liệu
20
Trình bày
 4
Nêu được đầy đủ các bước của quy trình to, rõ ràng
10
 5
 Đúng thời gian cho phép (3-5 phút)
 5
 6
 Nêu được các phương án đã thực hiện thí nghiệm và kết quả thí nghiệm
10
 7
 Giải thích lí do quyết định chọn điều kiện cho từng yếu tố nghiên cứu trong đề xuất
15
 8
 Trả lời đúng được ít nhất 1 câu hỏi phản biện của GV và các bạn
10
Tổng
 100
Hoạt động 3: Trình bày, bảo vệ quy trình làm men ngọt và quy trình ủ rượu cẩm
 (Tiết 3 – 45 phút)
A. Mục đích:
Học sinh bảo vệ và hoàn thiện được quy trình làm bánh men ngọt và quy trình ủ rượu cẩm của nhóm mình.
B. Nội dung:
- Học sinh trình bày, giải thích, bảo vệ quy trình làm bánh men ngọt và quy trình ủ rượu nếp cẩm. 
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện quy trình của các nhóm.
- Các nhóm ghi lại, để thảo luận thống nhất quy trình đề xuất để thử nghiệm.
- Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm quy trình làm bánh men ngọt và ủ rượu nếp cẩm.
C. Sản phẩm:
Quy trình làm bánh men ngọt và quy trình ủ rượu nếp cẩm hoàn thiện.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên nêu các yêu cầu cho bài trình bày:
Nội dung cần trình bày: các bước, điều kiện cụ thể trong từng bước, cơ sở đề xuất (chi tiết theo tiêu chí đánh giá bài trình bày)
Thời lượng báo cáo: 3–5 phút
Các nhóm nghe: ghi chép và so sánh với nhóm mình, nêu 1 câu hỏi/phản biện cho nhóm.
- Đại diện HS các nhóm báo cáo, các nhóm sau nếu thường trùng các bước thực hiện thì có thể chỉ nêu những điều kiện khác và giải thích.
HS phải trả lời được các câu hỏi ở phiếu học tập số 3:
+ Nấm men sinh trưởng trên môi trường chứa 50-60% glucoza; Nhiệt độ thích hợp để nấm men phát triển là 28-30 0C; pH thích hợp = 4,5-5,5. 
+ Vai trò của gạo cung cấp môi trường chứa glucoza và vitamin B1; các loại lá thuốc có tác dụng cung cấp dưỡng chất, vừa ức chế VSV bất lợi, vừa giúp kích thích nấm men phát triển; thoáng khí tạo điều kiện hô hấp hiếu khí của nấm men
+ Bổ sung bột riềng khô - Tạo mùi thơm, tiêu diệt một số VSV gây hại, tạo điều kiện phù hợp cho nấm men phát triển
 + Thay vì ngâm gạo bằng nước lã thì ngâm gạo bằng nước đun sôi để nguội 
- Loại bỏ được một số VSV có hại trong nước lã.
 - Giáo viên tổ chức thảo luận và đặt một số câu hỏi làm rõ kiến thức như:
+ Bản chất quá trình ủ rượu và làm bánh men là gì? 
+ Tại sao phải sử dụng men gốc?
+ Trong quá trình ủ rượu cẩm tại sao phải để cơm nguội rồi mới cấy men giống vào?
+ Tại sao phải ủ kín bánh men mới làm rồi mới đem phơi? Và phải ủ kín cơm rượu trong quá trình làm rượu cẩm
+ Nhiệt độ ủ tăng cao quá hoặc hạ thấp quá ảnh hưởng như thế nào đến sản phẩm? Tại sao?
+ Tăng tỉ lệ men giống có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm rượu? tại sao?
+ VSV lên men rượu thuộc loại nào?
+ Sau khi làm thành rượu nếp cẩm tại sao cần bảo quản trong tủ lạnh?
 - Hướng dẫn nhiệm vụ và yêu cầu tiếp theo: Các nhóm về nhà thực hiện làm bánh men ngọt và ủ rượu cẩm theo quy trình đã đề xuất, có quay video mô tả cách làm và trình bày bằng poster.
Lưu ý lập kế hoạch thực hiện sớm, nếu sản phẩm không đạt như tiêu chí ban đầu cần phân tích tìm nguyên nhân và thay đổi phương án để làm lại sao cho đạt được sản phẩm theo tiêu chí đặt ra. (GV nhắc lại tiêu chí về sản phẩm )
Ghi lại vấn đề thất bại gặp phải và cách giải quyết khi thực hiện thử nghiệm 
quy trình.
GV gợi ý : Muốn biết sản phẩm đạt chất lượng hay không đối với bánh men thì đem ủ thử rượu nếu rượu đạt chất lượng coi như bánh men đạt chất lượng. Còn đối với rượu muốn biết rượu đạt chất lượng hay không thì quan sát màu sắc, ngủi mùi, thử vị đạt theo các tiêu chí trên kết hợp nhờ người dân xung quanh thử và cho ý kiến .
Cần có sản phẩm bánh men và rượu cẩm mang trình bày trong buổi học sau.
- Bài trình bày trong buổi học sau gồm:
+ Mô tả sản phẩm bánh men và quy trình, điều kiện tạo ra sản phẩm đó.
 + Mô tả sản phẩm rượu cẩm và quy trình, điều kiện tạo ra sản phẩm đó
Chia sẻ những khó khăn, thất bại trong quá trình làm, cách giải quyết.
Thời gian trình bày cho mỗi nhóm 5 phút.
HS thảo luận phân công công việc thực hiện quy trình làm men ngọt, rượu cẩm và báo cáo.
Hoạt động 4: Thực hiện quy trình làm men ngọt và ủ rượu nếp cẩm.
 (Học sinh thực hiện ở nhà thời gian 2 tuần )
A. Mục đích:
- Học sinh dựa vào quy trình làm men ngọt và ủ rượu cẩm đề xuất để thử nghiệm, giải quyết các vấn đề gặp phải (nếu có) để điều chỉnh quy trình.
- Tạo ra được sản phẩm minh họa cho quy trình đề xuất.
B. Nội dung:
- Học sinh sử dụng các nguyên liệu và dụng cụ cho trước để tiến hành làm bánh men ngọt và ủ rượu cẩm theo quy trình, quay video lại quy trình thực hiện. Các nhóm trình bày Poster.
- Trong quá trình làm các nhóm quan sát, đánh giá và điều chỉnh (nếu cần).
- Chuẩn bị bài báo cáo sản phẩm trước lớp và chia sẻ những vấn đề gặp phải trong quá trình thử nghiệm, cách giải quyết và kết quả.
C. Dự kiến sản phẩm cần đạt được:
Mỗi nhóm có một sản phẩm là bánh men ngọt và rượu nếp cẩm, video quay tiến trình thực hiện, poster về quy trình làm bánh men ngọt và ủ rượu nếp cẩm mới nếu điều chỉnh.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
-  Các nhóm tự lập kế hoạch và làm việc ở nhà, quay video, hoàn thành nhật kí làm việc (mẫu ở cuối bài).
 Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và thảo luận
 (Tiết 4 – 45 phút)
A. Mục đích:
Các nhóm học sinh giới thiệu quy trình làm bánh men ngọt và quy trình ủ rượu nếp cẩm trước lớp, chia sẻ quá trình trải nghiệm.
B. Nội dung:
- Các nhóm trình diễn mô tả sản phẩm và quy trình làm men ngọt tương ứng với sản phẩm đó trước lớp, trình bày những thay đổi trong quy trình và lí do.
- Thảo luận nhận xét, đánh giá sản phẩm, phân tích các vấn đề các nhóm gặp phải trong quá trình thử nghiệm.
- GV gợi ý việc phát triển sản phẩm tiếp theo với các hương vị và nguyên liệu khác nhau,...
C. Dự kiến sản phẩm cần đạt được:
Quy trình làm bánh men ngọt và ủ rượu nếp cẩm hoàn chỉnh.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
 - Giáo viên nêu các yêu cầu cho bài trình bày:
Nội dung cần trình bày: mô tả sản phẩm, các bước, điều kiện cụ thể trong từng bước để làm ra sản phẩm đó, nhứng thay đổi so với đề xuất ban đầu, lí do.
 Thời lượng báo cáo: 3–5 phút.
 Các nhóm nghe, đánh giá sản phẩm.
 Các bước tiến hành
Báo cáo trong lớp.
 Nội dung báo cáo của mỗi nhóm. 
 + Tiến trình làm ra sản phẩm. 
 + Kết quả các lần thử nghiệm. 
 + Phương án thực hiện cuối cùng. 
 + Phương pháp bảo quản và sử dụng
Thử nghiệm sản phẩm tại lớp học. 
 + GV quan sát trạng thái, màu sắc, mùi vị của sản phẩm 
 + Đánh giá nguyên liệu và chất lượng của sản phẩm. 
 + GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá sản phẩm. 
 3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp. 
 - HS và GV nhận xét về sản phẩm.
 - GV nhận xét và đánh giá chung về dự án. 
 + Giáo viên tổ chức thảo luận các vấn đề các nhóm gặp phải trong quá trình thực hiện
 + Tổng kết kiến thức về: đặc điểm của vi sinh vật, các loại vi sinh vật được phân loại theo môi trường và kiểu dinh dưỡng, phân biệt quá trình hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khi và lên men, sản phẩm phân giải protein và cacbohidrat nhờ vi sinh vật, các các ứng dụng trong thực tiễn của các quá trình: phân giải protein, lên men etilic phân giải cacbohidrat, lên men lacic phân giải cacbohidrat.
 + Quá trình thực hiện tạo sản phẩm. 
 + Kĩ năng làm việc nhóm. 
 + Kĩ năng trình bày, thuyết phục. 
 + Giải quyết vấn đề khi trải nghiệm. . 
 - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.
 - Các nhóm đánh giá theo tiêu chí 
 - Bảng tiêu chí các nhóm ở phần phụ lục
 - Tổng kết đánh giá điểm của các nhóm theo tiêu chí:
Phiếu đánh giá số 3: Đánh giá bài báo cáo và sản phẩm đạt được.
TT
Tiêu chí
Điểm
Bài báo cáo kiến thức (15)
 1
Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo.
 10
 2
Bài báo cáo có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
 5
Bản phương án thiết kế quy trình (25)
 3
Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: Bản vẽ sơ đồ quy trình, cơ sở lý thuyết, ứng dụng, thông số về tỉ lệ ( nguyên liệu,tỉ lệ, chất lượng sản phẩm tạo thành).
 20
 4
Poster trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
5
Bánh men ngọt và rượu cẩm (35)
 5
Bánh men khi ủ với nguyên liệu để nấu rượu phải tạo được bỗng rượu thơm đặc trưng. 
Cho hàm lượng rượu cao, chi phí thấp, an toàn cho người sử dụng
 10
 6
Viên men không mốc, để được lâu, kích thước hợp lý
 5
 7
Rượu thơm, ngọt tự nhiên, không nồng, màu tím đẹp.
10
 8
 Rượu bảo quản được lâu mà không bị chua, mất vị, nồng
10
Kĩ năng thuyết trình (15)
 9
Trình bày thuyết phục.
5
 10
Trả lời được câu hỏi phản biện.
5
 11
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.
5
Kĩ năng làm việc nhóm (10)
 12
Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí.
5
 13
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án.
5
Tổng số điểm: 100 điểm
2.6. Kết quả thu được
Trên cơ sở tiến trình dạy học đã thiết kế, tiến hành thực nghiệm sư phạm giảng dạy chủ đề “Sinh học VSV - Nhân giống nấm men và sản xuất rượu nếp cẩm” ở 3 lớp 10A, 10G, 10K năm học 2019- 2020; ở 5 lớp 10D, 10B, 10G, 10L, 10E năm học 2020 – 2021 tại trường THPT Tương Dương 1 trong tháng 2/2020 và tháng 2/2021 với các yêu cầu đặt ra: Chia mỗi lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm cần thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu kiến thức nền, xây dựng quy trình làm men rượu và quy trình sản xuất rượu cẩm, tạo sản phẩm bánh men và rượu cẩm, tạo poster thể hiện kết quả nghiên cứu.
Kết quả thu được:
+ Các nhóm của mỗi lớp tạo được poster thể hiện kết quả nghiên cứu.
+ Tạo sản phẩm bánh men ngọt và rượu cẩm đạt chất lượng.
Sau đây là một số poster và hình ảnh của các nhóm HS tiến hành:
Porter của nhóm 2- lớp 10D
Poster nhóm 1 lớp 10B
Sản phẩm bánh men ngọt và rượu cẩm
Học sinh làm bánh men ngọt (sau khi nặn bánh, cấy men giống bánh men được ủ 3 ngày sau đó phơi trên giá bếp khoảng 7 đến 8 ngày). Sau đó sử dụng bánh men để ủ rượu nếp cẩm.
Các nhóm báo cáo sản phẩm
3. Kiểm tra thực nghiệm đề tài
3.1. Đối tượng và phương pháp kiểm tra thực nghiệm 
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong 2 năm: Năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 - 2021 tại trường THPT Tương Dương 1, thị trấn thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ an.
Năm học 2019 – 2020 khảo sát 6 lớp học sinh mỗi lớp khoảng 30 đến 36 học sinh, trong đó:
+ 3 lớp làm nhóm đối chứng (ĐC): là những lớp giảng dạy phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 cơ bản không dạy học theo chủ đề STEM
+ 3 lớp làm nhóm thực nghiệm (TN): là những lớp giảng dạy phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 cơ bản có áp dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề
Năm học 2020 – 2021 khảo sát 10 lớp học sinh mỗi lớp khoảng 30 đến 36 học sinh, trong đó:
+ 5 lớp làm nhóm đối chứng (ĐC): là những lớp giảng dạy phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 cơ bản không dạy học theo chủ đề STEM
+ 5 lớp làm nhóm thực nghiệm (TN): là những lớp giảng dạy phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 cơ bản có áp dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề
Cụ thể:	
 + Năm học 2019 – 2020 : Tại trường THPT Tương dương 1.
Lớp thực nghiệm (TN)
Lớp đối chứng (ĐC)
Lớp 10A (tổng số 33 HS)
Lớp 10G (tổng số 34 HS) 
Lớp 10K (tổng số 32 HS)
Lớp 10H (tổng số 32 HS)
Lớp 10B (tổng số 36 HS)
Lớp 10I ( tổng số 32 HS)
 Tổng: 99 HS
 Tổng: 100 HS
	+ Năm học 2020 – 2021: 
Lớp thực nghiệm (TN)
Lớp đối chứng (ĐC)
Lớp 10D (tổng số 35 HS)
Lớp 10B (tổng số 30 HS)
Lớp 10G (tổng số 36 HS)
Lớp 10L (tổng số 32 HS)
Lớp 10E (tổng số 35HS)
Lớp 10A (tổng số 35 HS)
Lớp 10C (tổng số 35 HS)
Lớp 10I ( tổng số 34 HS)
Lớp 10K (tổng số 36 HS)
Lớp 10H (tổng số 34 HS)
Tổng: 168 HS
Tổng: 174 HS
Sử dụng hình thức đề thi kiểm tra trắc nghiệm gồm 25 câu, làm bài trong 45 phút, chấm điểm theo thang điểm 10. Đề kiểm tra trắc nghiệm có nội dung liên quan đến các nội đã được sử dụng trong các hoạt động dạy học chủ đề ở trên .
3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng SKKN trong dạy học, sau khi hoàn thành các sản phẩm, thực hiện kiểm tra đánh giá các con điểm kiểm tra, tôi đã lấy điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC , sử dụng phần mềm Excel để tiến hành thống kê, tính toán, vẽ đồ thị và thu được kết quả như sau:
 Năm học 2019 – 2020:
 Bảng 1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của điểm kiểm tra
Nhóm
Tổng HS
Điểm khoảng Xi
[0;1)
[1;2)
[2;3)
[3;4)
[4;5)
[5;6)
[6;7)
[7;8)
[8;9)
[9;10]
TN
99
0
0
0
0
0
10
34
30
15
10
ĐC
100
0
0
0
0
6
17
45
22
7
3
 Bảng 2. Bảng phân phối tần suất
Lớp
Tổng số HS
Số % HS đạt điểm khoảng Xi
[0;1)
[1;2)
[2;3)
[3;4)
[4;5)
[5;6)
[6;7)
[7;8)
[8;9)
[9;10] 
TN
99
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
10,1
34,3
30,3
15,2
10,1
ĐC
100
0,0
0,0
0,0
0,0
6,0
17,0
45,0
22,0
7,0
3,0
	 Biểu đồ 1. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm
	Bảng 3. Bảng phân phối tần suất lũy tích
Lớp
Tổng số HS
Số % HS đạt điểm Xi trở xuống
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
99
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
10,1
44,4
74,7
89,9
100,0
ĐC
100
0,0
0,0
0,0
0,0
6,0
23,0
68,0
90,0
97,0
100.0
 Biểu đồ 2. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của 2 nhóm
	Bảng 4. Bảng phân loại theo học lực
Lớp
Tổng số HS
Số % HS
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi, XS
TN
99
0,0
0,0
10,1
64,6
25,3
ĐC
100
0,0
6,0
17,0
67,0
10,0
	Biểu đồ 3. Biểu đồ phân loại theo học lực của 2 nhóm
- Năm học 2020 – 2021: 
Lớp thực nghiệm (TN)
Lớp đối chứng (ĐC)
Lớp 10D (tổng số 35 HS)
Lớp 10B (tổng số 30 HS)
Lớp 10G (tổng số 36 HS)
Lớp 10L (tổng số 32 HS)
Lớp 10E (tổng số 35HS)
Lớp 10A (tổng số 35 HS)
Lớp 10C (tổng số 35 HS)
Lớp 10I ( tổng số 34 HS)
Lớp 10K (tổng số 36 HS)
Lớp 10H (tổng số 34 HS)
Tổng: 168 HS
Tổng: 174 HS
	Bảng 5. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của điểm kiểm tra
Nhóm
Tổng HS
Điểm khoảng Xi
[0;1)
[1;2)
[2;3)
[3;4)
[4;5)
[5;6)
[6;7)
[7;8)
[8;9)
[9;10]
TN
168
0
0
0
0
0
10
50
67
26
15
ĐC
174
0
0
0
0
6
28
75
55
10
0
 Biểu đồ 4. Biểu đồ thống kê các điểm số (Xi) của hai nhóm
	 Bảng 6. Bảng phân phối tần suất
Nhóm
Tổng HS
Số % HS đạt điểm khoảng Xi
[0;1)
[1;2)
[2;3)
[3;4)
[4;5)
[5;6)
[6;7)
[7;8)
[8;9)
[9;10]
TN
168
0
0
0
0
0
6,0
29,8
39,8
15,5
8,9
ĐC
174
0
0
0
0
3,4
16,1
43,2
31,6
5,7
0
 	 Biểu đồ 5. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm
 Bảng 7. Bảng phân phối tần suất lũy tích
Nhóm
Tổng HS
Số % HS đạt điểm Xi trở xuống
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
168
 0
0
0
0
 0 
6,0
35,8 
75,6
91,1
100,0 
ĐC
174
 0 
0
0
 0
3,4 
19,5 
62,7 
94,3
100,0 
100,0 
	 Biểu đồ 6. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của 2 nhóm
 Bảng 8. Bảng phân loại theo học lực
Nhóm
Tổng số HS
Số % HS
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi, XS
TN
168
0
0
16,0
59,6
24,4
ĐC
174
0
3,4
36,1
54,8
5,7
 Biểu đồ 7. Biểu đồ phân loại theo học lực của 2 nhóm
	 Các tham số cụ thể
- Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức: 
là tần số ứng với điểm số Xi, n là số HS tham gia các bài kiểm tra.
- Phương sai: 
- Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị được tính theo công thức: , S càng nhỏ tức số liệu càng ít phân tán.
	- Hệ số biến thiên: cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu.
- Sai số tiêu chuẩn: 
Bảng 9. Bảng tổng hợp các tham số
Nhóm
Tổng số HS
TN
168
7,417
1,05
1,02
14%
0,006
7,417 ± 0,006
ĐC
174
6,701
0,81
0,90
13%
0,005
6,701 ± 0,005
	Dựa vào các thông số tính toán ở trên, từ bảng và đồ thị, tôi rút ra được những nhận xét sau:
- Điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao.
- Tỷ lệ HS đạt loại TB của nhóm TN giảm so với nhóm ĐC. Ngược lại, tỷ lệ HS đạt khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
- Đường tích lũy ứng với nhóm TN, nằm phía dưới, bên phải đường tích lũy ứng với nhóm ĐC.
- Như vậy, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. 
PHẦN III. KẾT LUẬN
 1. Kết luận
 1.1. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến, chúng tôi đã làm được những vấn đề sau: 
Trình bày tóm tắt nội dung lí luận và thực trạng của dạy học và giáo dục theo phương thức STEM.
Nêu được các kiến thức cơ bản trong phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT.
Đã đề xuất được kế hoạch dạy học, các tiêu chí đánh giá khi dạy phần: Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT theo định hướng STEM.
Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá được kết quả thực nghiệm của đề tài.
 	1.2. Hạn chế của đề tài
 Hệ thống các bài dạy theo phương thức STEM chưa nhiều chỉ dừng lại ở phần: Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT.
 	1.3. Khó khăn của đề tài
Thời gian thực nghiệm có nhưng phân phối chương trình không cho phép, không thể thực hiện giảng dạy ở nhiều lớp mà chỉ thực hiện trên một số lượng cho phép để có thể bước đầu đánh giá hiệu quả nghiên cứu của đề tài. 
Giáo viên ít có sự đầu tư và tìm tòi dạy học và giáo dục theo phương thức STEM và thời gian chuẩn bị cho các bài dạy còn hạn chế.
 	 2. Đánh giá tính hiệu quả của đề tài
 	 2.1. Tính mới, tính sáng tạo
- Thiết kế thành công chủ đề dạy học “ Sinh học vi sinh vật - nhân giống nấm men và sản xuất rượu nếp cẩm” theo định hướng giáo dục tích hợp STEM, theo định hướng của Vụ GDTrH, Bộ GDĐT; phù hợp với đối tượng HS lớp 10 của trường THPT Tương Dương 1 thể hiện việc tiếp cận nội dung chương trình GDPT mới.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá chủ đề dạy học đã thiết kế.
 	- SKKN “Ứng dụng thử nghiệm mô hình giáo dục STEM trong dạy học chủ đề sinh học vi sinh vật – nhân giống nấm men và sản xuất rượu nếp cẩm” là tài liệu tham khảo hữu ích cho GV các môn KHTN tiếp cận chương trình GDPT mới, góp phần đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.
2. 2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
- SKKN đã được tiến hành thực nghiệm sư phạm, được áp dụng tại 5 lớp 10, trường THPT Tương Dương 1.
- SKKN có thể áp dụng tại các trường THPT trong Tỉnh Nghệ An .
- SKKN “Ứng dụng thử nghiệm mô hình giáo dục STEM trong dạy học chủ đề sinh học vi sinh vật – nhân giống nấm men và sản xuất rượu nếp cẩm” góp phần đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, tiếp cận chương trình GDPT mới. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích đối với giáo viên Sinh học cấp THPT.
 3. Kiến nghị, đề xuất:
 3.1. Ứng dụng thành công mô hình giáo dục STEM vào giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT huyện miền núi theo quan điểm định hướng của Vụ GDTrH, Bộ GDĐT và tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá chủ đề dạy học đã thiết kế.
3.2. SKKN có tính khả thi, có tính mới, tính sáng tạo; có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, có thể áp dụng đối với các trường THPT miền núi nói riêng và các trường THPT nói chung.
 3.3. SKKN có thể mở rộng với dự án lớn toàn trường cho học sinh trải nghiệm, kinh doanh rượu cẩm nhằm hướng nghiệp cho các em phát triển nội lực kinh tế địa phương.
 Để tổ chức dạy học theo phương thức STEM hiệu quả thì các trường cần quan tâm xây dựng kế hoạch dạy học các môn học cho phù hợp, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề dạy học, tạo không gian và thời gian cho HS tham gia.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được qua quá trình giảng dạy môn Sinh học THPT. Có thể sáng kiến kinh nghiệm của tôi còn có nhiều thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn Sinh học và Hội đồng thẩm định đóng góp xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Sinh học. 
Kính mong Hội đồng khoa học ngành thẩm định và công nhận sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. 

File đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_giao_duc_stem_day_hoc_chu_de_nhan_giong_nam_men.doc
Sáng Kiến Liên Quan