Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh

Nội dung sáng kiến:

Góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học hợp tác nhóm, nhằm phát triển năng lực học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn.

Xác định được quy trình tổ chức dạy học hợp tác nhóm gồm các bước sau:

- Giáo viên lựa chọn vấn đề thảo luận.

- Chuẩn bị trước một vấn đề đã chọn cho hoạt động.

- Cách tổ chức các nhóm học sinh.

- Các yêu cầu chung của hoạt động nhóm.

 - Cách giới thiệu hoạt động nhóm.

 - Bắt đầu hoạt động làm việc nhóm.

 - Chia sẽ kết quả thảo luận.

 - Tổng kết hoạt động nhóm.

 - Chi tiết cụ thể ở các phần kiến thức (một số ví dụ minh họa về tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh).

+ Đối với loại kiến thức về chủ đề: Cấu trúc tế bào.

 * Ví dụ 1: Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

+ Đối với loại kiến thức về chủ đề: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.

 * Ví dụ 2: Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật.

+ Đối với loại kiến thức về chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm.

 * Ví dụ 2: Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.

Sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa trong việc giảng dạy bộ môn sinh học. Giúp học sinh không cảm thấy khó khăn, nhằm chán khi thu kiến thức mới. Đồng thời góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học thông qua hoạt động nhóm.

Với phương pháp dạy học này, học sinh tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh được kiến thức và cho kết quả thực tế. Phương pháp này rất linh hoạt, kích thích sự mong muốn học tập và tự tìm hiểu kiến thức của học sinh. Ngoài ra còn rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp và công tác, kỹ năng xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình học tập. Thực tế cho thấy, nếu học sinh tự mình tạo ra các sản phẩm học tập thì kết quả sẽ cao hơn là thụ động tiếp thu kiến thức.

 

docx22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hợp tác nhóm trong môn Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có ý thức trong học tập, chưa chú ý, chua tham gia thảo luận nhiệt tình khi ngồi trong lớp học.
- Không gian lớp học hẹp, bàn ghế cố định nên việc tổ chức họat động nhóm còn nhiều khó khăn. 
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề 
Từ những khó khăn trên và cũng từ kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để quá trình tổ chức hoạt động hợp tác trong nhóm ở môn sinh học nói riêng và các bộ môn khác ở trường THPT nói chung được thực hiện có hiệu quả và chất lượng cao.
1. Giáo viên lựa chọn vấn đề thảo luận
- Nắm vững yêu cầu bài dạy (mục tiêu tổng thể của bài).
- Xác định đúng trọng tâm: Mức độ nội dung kiến thức cần phân tích sâu, cạn, rộng, hẹp ở chỗ nào, tránh dàn trãi chung sẽ làm cho công việc thêm nặng nề mà hiệu quả không cao.
- Xem xét lựa chọn vấn đề có thể tổ chức hoạt động nhóm và thu hút học sinh để hoàn thành nhiệm vụ.
2. Chuẩn bị trước một vấn đề đã chọn cho họat động
- Đặt vấn đề rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích.
- Nêu vấn đề thiết thực mà học sinh mong muốn được biết. 
- Nêu vấn đề mang tính thách thức, kích thích tư duy của học sinh.
- Loại hoạt động này phù hợp với nhóm: Hai học sinh, bốn học sinh, tám học sinh (tùy theo nhiệm vụ hoạt động mà giáo viên phân nhóm).
- Kế hoạch thời gian cho họat động nhóm.
* Lưu ý:
+ Nếu tiến hành vội vàng sẽ không đạt mục tiêu hoạt động.
+ Nếu thời gian quá dài học sinh không còn chú ý .
- Kế hoạch thời gian thảo luận sau khi họat động nhóm xong đó là: Thời gian dành cho nhóm báo cáo, thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận (phần này đóng vai trò căn bản cho thành công của chính hoạt động này).
3. Cách tổ chức các nhóm học sinh 
Đây là những kỹ năng quan trọng cần thực hành thường xuyên trong các tiết dạy. 
Nếu số lượng học sinh trong lớp đông nên thường tổ chức nhóm mà học sinh không di chuyển chỗ trong lớp học.
- Làm việc theo cặp: là làm việc với học sinh ngồi bên cạnh; trường hợp có một học sinh lẽ thì cặp cuối cùng là nhóm ba học sinh; thường nhiệm vụ dành cho tổ chức nhóm hai học sinh là đơn giản ít vấn đề phức tạp.
- Nhóm bốn học sinh:
+ Nếu bàn dài: Bốn học sinh trên nhóm. 
+ Nếu bàn ngắn: Hai học sinh ngồi trên quay xuống đối diện hai học sinh ngồi dưới làm thành nhóm bốn học sinh. 
- Nhóm tám học sinh:
+ Hai bàn dài: Bốn học sinh ngồi trên quay xuống đối diện bốn học sinh bàn dười làm thành nhóm tám học sinh.
* Tổ chức nhóm bốn học sinh hoặc tám học sinh: Khi nhiệm vụ hoạt động học tập có liên quan đến nhiều vấn đề khó phức tạp hay những thí nghiệm có nhiều khâu.
- Làm việc theo cặp:
+ Bắt đầu hoạt động làm việc theo cặp.
+ Sau đó khi họat động kết thúc yêu cầu cặp “A” quay sang làm việc với cặp “B” như so sánh, đối chiếu kết quả, rút ra vấn đề chung hoặc phân biệt.
* Tổ chức nhóm theo cách này khi nhiệm vụ của lớp là hai hoạt động học tập khác nhau. Đến nhiệm vụ hai của mỗi nhóm lại liên quan đến cả hai nhiệm vụ đầu ở hai nhóm.
Ví dụ: Nhiệm vụ cặp “A” là tìm hiểu quá trình đồng hóa rồi phân biệt đồng hóa và dị hóa.
Nhiệm vụ cặp “B” là tìm hiểu quá trình dị hóa rồi phân biệt dị hóa và đồng hóa.
Sau khi kết thúc hoạt động hai cặp quay lại để so sánh đối chiếu kết quả .
4. Các yêu cầu chung của hoạt động nhóm
- Khi được sắp xếp vào nhóm mỗi nhóm đề cử ngay:
+ Một nhóm trưởng: Người điều khiển phân công thảo luận nhóm.
+ Một thư ký: Ghi chép tóm tắt ý chính thảo luận và kết quả thảo luận của nhóm.
+ Người báo cáo: Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm .
® Để nhóm trưởng dễ điều khiển, thư ký ghi chép dễ dàng, tránh nhiều học sinh thụ động.
- Vị trí chỗ ngồi của nhóm trưởng và thư ký phải dễ điều khiển và kiểm soát hoạt động của các thành viên nhóm mình, tránh phát sinh suy nghĩ ỷ lại giao hết cho nhóm trưởng và thư ký làm việc với nhau.
- Không nên tổ chức nhóm lớn hơn 8: Vì nhóm trưởng khó điều khiển quá trình đi tới thống nhất kết luận của nhóm sẽ chậm hơn.
- Nhóm càng nhỏ: Đi tới quyết định nhanh hơn học sinh bớt thụ động hơn.
5. Cách giới thiệu hoạt động nhóm
- Cần chú ý sự thu hút của học sinh: 
+ Yêu cầu yên lặng. 
+ Chờ khi cả lớp lắng nghe lúc đó giáo viên mới bắt đầu chỉ dẫn. Tránh nhắc lại nhiều lần, tránh sai lầm hoặc hiểu lầm.
+ Sự chỉ dẫn phải cụ thể, có tổ chức.
- Tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Số lượng nhóm và số lượng học sinh trong một nhóm phải thích hợp cho các hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ và đảm bảo lớp phải đạt được mục tiêu hoạt động đã đề ra.
- Hướng dẫn rõ ràng, xúc tích cách thực hiện hoạt động. Khi hướng dẫn cần nói chậm và rõ ràng dễ hiểu.
- Phân bố thời gian:
+ Xác định rõ thời gian: 3 phút hay 5 phút.
- Nhắc nhở học sinh xác định công việc trong nhóm.
- Phát tài liệu hoặc phiếu học tập . . . (nếu nhiệm vụ hoạt động cần sự hỗ trợ). Không nên phát trước rồi sau đó mới hướng dẫn hoạt động vì như thế học sinh sẽ không tập trung nghe lời hướng dẫn cần thiết của bạn.
6. Bắt đầu hoạt động làm việc theo nhóm
- Làm việc theo nhóm:
+ Trao đổi, thảo luận trong nhóm.
+ Hoặc phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi.
+ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Vai trò của giáo viên: 
+Khi bắt đầu làm viêc theo nhóm lúc này nhiệm vụ của giáo viên chuyển từ vai trò người hướng dẫn thành người người giám sát.
+ Đến thăm từng nhóm: Ngoài việc giám sát người giáo viên cần kết hợp đánh giá cuộc thảo luận của các nhóm qua các nhận xét sau:
Học sinh có nói với nhau không.
Học sinh có lắng nghe lẫn nhau không.
Có đáp lại những gì học sinh khác nói không.
Có xem xét, quan tâm đến các ý kiến thảo luận trong nhóm không.
Có thể hiện sự tăng lên về kiến thức, hiểu biết hay cách đánh giá lẫn nhau trong nhóm không.
Giáo viên cần hỗ trợ nhóm một cách khách quan, không nên tạo cảm giác thiên vị hay thắng thua trong lớp.
7. Chia sẽ kết quả thảo luận
- Từng nhóm báo cáo: Đây là cách hay được áp dụng. Khuyến khích báo cáo với hình thức sinh động.
- Luân chuyển kết quả thảo luận. 
- Chợ thông tin: Lần lượt từng nhóm làm người bán thông tin, trình bày “sản phẩm” và trả lời câu hỏi, các thành viên/nhóm khác làm người mua thông tin để xem, đặt câu hỏi.
8. Tổng kết hoạt động nhóm
- Phải tổng kết phân tích kết quả thảo luận nhóm. Trong khi phân tích, chú ý nhấn mạnh trọng tâm, khuyến khích các ý kiến hay, chỉnh sữa các ý kiến chưa đúng, cho ví dụ làm rõ nghĩa và bổ sung nếu thiếu.
- Cuối cùng cần nhấn mạnh ý chính hoặc nhắc lại nội dung chính với cả lớp.
- Cần tôn trọng trọng ý kiến đúng của tất cả các nhóm.
- Qua đánh giá giáo viên hãy kịp thời khen ngợi và khuyến khích những nỗ lực các em đã cố gắng đạt được; động viên, giúp đỡ các em học sinh trầm, rụt rè đóng góp ít nhất một ý kiến cho họat động này.
- Kết thúc họat động, yêu cầu tất cả các nhóm trở về vị trí củ để bắt đầu tiến hành hoạt động khác.
9. Chi tiết cụ thể ở các phần kiến thức
Ngoài quy trình phải thực hiện các bước lên lớp như hệ thống câu hỏi vấn đáp sử dụng đồ dùng dạy học, các phương pháp dạy học khác. . . Ở đây, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi chỉ trình bày các nội dung có liên quan đến hoạt động nhóm mà thôi. Về ví dụ tôi xin trình bày 3 kiểu trình bày về kiến thức như sau :
9.1. Đối với loại kiến thức về chủ đề: Cấu trúc tế bào. 
 * Ví dụ 1: Bài 11. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT.
Chọn hoạt động: Tìm hiểu các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh huy động kiến thức; làm việc nhóm, đọc sách và báo cáo.
Giáo viên yêu cầu học sinh:
+ Trình bày cấu tạo màng sinh chất.
+ Nêu vai trò của lớp kép photpholipit và protein xuyên màng.
Học sinh vận dụng kiến thức bài 10 để trả lời.
- Bước 2: Hỗ trợ học sinh xử lý, mã hóa kiến thức.
a. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.
+ Vòng 1: 
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu học sinh quan sát 11.1 sách giáo khoa và hoàn thành nhiệm vụ sau trong thời gian 5 phút:
Nhóm 1, 2: Nêu định nghĩa và tìm hiểu về khái niệm vận chuyển thụ động (điều kiện, con đường, chất vận chuyển); nêu ví dụ vận chuyển thụ động.
Nhóm 3, 4: Nêu định nghĩa và tìm hiểu về khái niệm vận chuyển chủ động (điều kiện, con đường, chất vận chuyển); nêu ví dụ vận chuyển chủ động.
Các thành viên trong mỗi nhóm sau khi thảo luận cần ghi nhanh các nội dung thảo luận ra giấy A4.
+ Vòng 2: 
Các thành viên của các nhóm sẽ di chuyển theo quy định của giáo viên để tạo nhóm mảnh ghép. Các nhóm mảnh ghép sẽ hoàn thành phiếu học tập số 1 trên tờ giấy A1 trong thời gian 3 phút.
Phiếu học tập số 1
Tiêu chí
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
Hướng vận chuyển
Năng lượng
Con đường
Chất vận chuyển
Ví dụ
Giáo viên yêu cầu các nhóm treo sản phẩm cảu mình lên bảng và báo cáo song song: một nhóm báo cáo, đại diện các nhóm còn lại đứng cạnh sản phẩm của mình và tích vào các nội dung không giống nhóm báo cáo.
	Giáo viên yêu cầu các nhóm phản biện những điểm khác nhau trong báo cáo giữa 2 nhóm với nhau; giáo viên thống nhất và chuẩn hóa kiến thức.
b. Nhập bào và xuất bào.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm học tập. Yêu cầu học đọc sách giáo khoa và hoàn thành nhiệm vụ sau trong thời gian 7 phút:
Nhóm 1, 2: Dùng đất nặn làm mô hình hóa quá trình nhập bào.
Nhóm 2, 3: Dùng đất nặn làm mô hình hóa quá trình xuất bào.
Sau khi hoàn thiện, các nhóm sẽ cùng trưng bày sản phẩm và đại diện nhóm 1, 3 sẽ thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, các nhóm còn lại nhận xét, bày tỏ quan điểm.
Giáo viên chốt kiến thức về quá trình nhập bào và xuất bào.
9.2. Đối với loại kiến thức về chủ đề: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật. 
 * Ví dụ 2: Bài 25. SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT.
Chọn hoạt động: Tìm hiểu sinh trưởng và sinh sản của ở vi sinh vật.
Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm, kĩ năng tính toán. Khái quát hóa kiến thức.
* Nhiệm vụ 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn E. coli. Sau đó kết hợp sử dụng sách giáo khoa để hoàn thành bài tập số 1 trong thời gian 7 phút. 
Bài tập 1: Một vi khuẩn E. coli trong điều kiện thích hợp cứ 20 phút phân chia một lần.
Xác định số tế bào của quần thể vi khuẩn theo bảng sau:
Thời gian
Số lần phân chia
Số tế bào của quần thể vi khuẩn
0 phút
0
20 =1
20 phút
40 phút
60 phút
N
	- Số tế bào của quần thể vi khuẩn qua các lần phân chia thay đổi theo quy luật nào?
	- Nêu khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
	- Thế nào gọi là “thời gian thế hệ”?
	- Tốc độ sinh trưởng nhanh của vi sinh vật có ích lợi gì đối với vi sinh vật và được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
Sau khi hoàn thiện, các nhóm sẽ cùng trưng bày sản phẩm và đại diện nhóm 2, 4 sẽ thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, các nhóm còn lại nhận xét, bày tỏ quan điểm.
Giáo viên chốt kiến thức.
* Nhiệm vụ 2: Quan sát 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Vi khuẩn được nuôi trong một bình kín, trong suốt quá trình nuôi không cho thêm bất cứ chất nào.
Thí nghiệm 2: Vi khuẩn được nuôi trong một bình cầu có gắn với máy sục khí oxi và thiết bị bổ sung chất dinh dưỡng.
Hãy dự đoán kết quả nuôi vi khuẩn sau 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng. Vì sao có kết quả như vậy?
(Kết quả sau 1 tháng: Vi khuẩn ở bình 1 chết hết, bình 2 vẫn còn sống).
Sau khi hoàn thiện, đại diện nhóm 1, 3 sẽ thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, các nhóm còn lại nhận xét, bày tỏ quan điểm.
Giáo viên chốt kiến thức.
* Học sinh kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 2 trong vòng 10 phút.
Bài tập 2: Quan sát hình 25 sách giáo khoa (trang 100), ghép cột A với cột B sao cho phù hợp.
(A) Giai đoạn
(B) Số lượng tế bào của quần thể vi khuẩn
Pha tiềm phát
Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần.
Pha lũy thừa
Số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại và không đổi.
Pha cân bằng
Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.
Pha suy vong
Số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
- Tại sao có sự thay đổi số lượng tế bào vi khuẩn qua từng giai đoạn? Làm thế nào để không xảy ra pha suy vong?
- Thế nào gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục?
- Phân biệt nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục.
- Con người đã ứng dụng 2 hình thức nuôi cấy vi khuẩn như trên trong đời sống như thế nào?
Sau khi hoàn thiện, đại diện nhóm 2, 4 sẽ thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, các nhóm còn lại nhận xét, bày tỏ quan điểm.
Giáo viên chốt kiến thức.
9.3. Đối với loại kiến thức về chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm.
 * Ví dụ 2: Bài 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ.
Chọn hoạt động: Cấu tạo đặc biệt của virut liên quan như thế nào đến sự nhân lên của virut?
Năng lực hướng tới: Kĩ năng quan sát, phân tích; giao tiếp và hợp tác.
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình của phago. Từ hình vẽ của học sinh, giáo viên chỉ ra cấu tạo đặc biệt của virut gồm: Phần vỏ, phần lõi.
Vậy các thành phần cấu tạo nên virut đã tham gia vào quá trình nhân lên của virut như thế nào?
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thực hiện trò chơi “ghép nối” trong thời gian 3 phút theo phiếu học tập sau:
STT
Giai đoạn
Hình minh họa
Nội dung
1
Hấp phụ
2
Xâm nhập
3
Sinh tổng hợp
4
Lắp ráp
5
Phóng thích
Giáo viên chiếu đoạn video về chu trình nhân lên của phago, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ ghép – nối các giai đoạn, hình ảnh, đặc điểm từng giai đoạn trên giấy A0.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo kết quả/nhận xét chấm điểm chéo giữa các nhóm. Sau đó giáo viên tổng kết hoạt động, chính xác hóa kiến thức.
V. Hiệu quả áp dụng
Sau một thời gian giảng dạy và thực hiện tại trường THPT Dương Háo Học với đề tài “ Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong môn sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh” đến nay kết quả thu được như sau:
1. Đánh giá chung:
Với kinh nghiệm giảng dạy còn ít, tôi đã áp dụng phương pháp trên khối 10 và nhận thấy:
Học sinh hứng thú hơn với môn học, các em tích cực chủ động trong các hoạt động thảo luận.
	Các em đã nắm vững cách thức hoạt động nhóm, nhanh nhẹn trong việc gải quyết vấn đề, thảo luận sôi nổi.
	Bắt đầu có hiện tượng phản biện và tranh luận giữa các học sinh, một số học sinh khá giỏi đã đặt câu hỏi ngược với giáo viên.
2. Kết quả cụ thể.
Trước và sau khi hoàn thành đề tài năm học tôi đã thống kê và rút ra kết quả như sau:
BẢNG KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG
* Trước khi thực hiện đề tài:
HS khối 10
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Chưa đạt
Đạt
Lớp 10CB1 (35HS)
20HS(57,1%)
15HS(42,9%)
Lớp 10CB3 (36HS)
19HS(52,7%)
17HS(47,3%)
Lớp 10CB4 (38HS)
21HS(55,2%)
17HS(44,8%)
* Sau khi thực hiện đề tài
HS khối 10
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Chưa đạt
Đạt
Lớp 10CB4 (35HS)
3HS(8,6%)
32HS(91,4%)
Lớp 10CB6 (38HS)
2HS(5,3%)
36HS(94,7%)
	 Với kết quả trên tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy – học thảo luận nhóm phần nào đã có hiệu quả, thành tích học tập bộ môn sinh học của các em đã tiến bộ rõ rệt.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy, học tập.
Sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa trong việc giảng dạy bộ môn sinh học. Giúp học sinh không cảm thấy khó khăn, nhằm chán khi thu kiến thức mới. Đồng thời góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học thông qua hoạt động nhóm.
Với phương pháp dạy học này, học sinh tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh được kiến thức và cho kết quả thực tế. Phương pháp này rất linh hoạt, kích thích sự mong muốn học tập và tự tìm hiểu kiến thức của học sinh. Ngoài ra còn rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp và công tác, kỹ năng xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình học tập. Thực tế cho thấy, nếu học sinh tự mình tạo ra các sản phẩm học tập thì kết quả sẽ cao hơn là thụ động tiếp thu kiến thức.
II. Khả năng áp dụng
- Áp dụng học sinh trường THPT Dương Háo Học ở tất cả các hệ. 
- Là tài liệu trao đổi phương pháp giáo dục học sinh với đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển.
Để góp phần đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo của toàn ngành giáo dục , đặc biệt ở cấp THPT. Mỗi giáo viên chúng ta hãy cố gắng luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chịu khó học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, quyết tâm vượt qua khó khăn và phấn đấu kiên trì dạy tốt mà trong đó hiệu quả tổ chức hoạt động nhóm là nhân tố chính mang lại sự thành công cho tiết dạy.
Đừng quên hãy “ Gieo hạt giống cho một số chuẩn hành vi “ cho học sinh trong hoạt động nhóm bằng chính những thủ thuật và nghệ thụât sư phạm của người giáo viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, trong tổ chuyên môn, đồng nghiệp và học sinh khối 10 trường THPT Dương Háo Học đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. 
 Qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các cấp lãnh đạo của các đồng nghiệp để bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp, tất cả chúng ta được trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau để đúc rút những kinh nghiệm quý báu cho nghề trồng người, góp phần mang lại một chất lượng dạy học thật sự có hiệu quả.
IV. Đề xuất , kiến nghị
Đối với giáo viên.
Yêu nghề, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thi đua dạy tốt, xem đó là phương châm làm việc.
Trong dạy học phải luôn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, không chỉ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm mà linh động phối hợp sử dụng các phương pháp tích cực khác. 
Luôn tạo không khí sôi nổi, thoái mái, liên hệ những kiến thức thực tế ở địa phương trong các tiết học đó là động lực cho các em yêu thích đến trường.
 	Tận tình, gần gũi và chỉ bảo các em tận tình hơn trong các tiết dạy, tuy các em tiếp thu còn chậm nhưng học sinh tiến bộ là thành quả của giáo viên là niềm tự hào của chính bản thân giáo viên là động lực cho giáo viên phấn đấu.
Đối với học sinh.
 	Chuyên cần đến lớp. Xem học tập là nhiệm vụ của bản thân. Có ý thức cầu tiến, muốn thu nhận kiến thức.
	Cố gắng vượt qua khó khăn cuộc sống để học tốt, rèn luyện tốt.
 Đối với gia đình học sinh.
Quan tâm hơn đến việc học tập của các em, không nên giao phó hết toàn bộ chuyện học tập và giáo dục các em cho giáo viên. Vì giáo viên không thể bao quát hết học sinh đặc biệt là khi học sinh ở nhà. 
 Đối với các cấp quản lý.
 	Đối với nhà trường, tổ chuyên môn cần đóng góp ý kiến và tổ chức các buổi chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Tập huấn cho cán bộ giáo viên hiểu rõ và vận dụng tốt hơn các phương pháp dạy học tích cực.
	Trên đây là những kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đúc rút ra được trong quá trình giảng dạy một năm qua tại trường THPT Dương Háo Học, đặc biệt là trong việc tổ chức dạy học theo nhóm ở môn sinh học. Với kinh nghiệm non trẻ đó chắc chắn trong đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, tổ chuyên môn, ban giám hiệu và các cấp quản lý giáo dục để tôi tích lũy được nhiều hơn kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
Tân An, ngày 29 tháng 11 năm 2018
 	 Người thực hiện 
 Bùi Thị Kiều Nhi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo khoa Sinh học 10, Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2009), Sách giáo viên Sinh học 10, Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2009), Sách giáo khoa Sinh học 10 nâng cao, Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2009), Sách giáo viên Sinh học 10 nâng cao, Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Nguyễn Lăng Bình - chủ biên (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb ĐHSP.
7. Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
01
Lý do chọn đề tài
3
02
Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài
3
03
Giới hạn của đề tài
4
04
Kế hoạch thực hiện
4
05
Cơ sở lí luận 
5
06
Cơ sở thực tiển
5
07
Thực trạng và những mâu thuẫn
6
08
Các biện pháp giải quyết thực trạng vấn đề 
7
09
Hiệu quả áp dụng
16
10
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
18
11
Khả năng áp dụng
18
12
Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
18
13
Đề xuất , kiến nghị
19
08
Tài liệu tham khảo
21
09
Mục lục
22

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_hop_tac_nhom_trong_mon.docx
Sáng Kiến Liên Quan