SKKN Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Cấu trúc tế bào” trong Sinh học 10 THPT theo định hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh

Cơ sở thực tiễn dạy học theo chủ đề

Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, chúng ta kì vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cường tính vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào quá trình đó các năng lực được hình thành [11].

Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều kiến thức đơn môn hoặc đa môn. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình này cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học. Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn, nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học [5].

2.2. Nguyên tắc giáo dục phát triển năng lực của HS

Một là tất cả học sinh có thể học: tất cả HS sẽ tiến bộ nếu được dạy theo cách thích hợp ở một mức độ thích hợp.

Hai là phát triển không phải là hạn chế: cách tiếp cận theo hướng phát triển xác định trình độ của mỗi HS, tập trung vào những gì HS có thể thực hiện hơn là những gì chưa thể làm.

Ba là lấy HS làm trung tâm: GV nên tập trung vào việc xác định những gì HS của mình biết và sẵn sàng học hỏi.

 

doc54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Cấu trúc tế bào” trong Sinh học 10 THPT theo định hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghiệm khách quan và 2 câu hỏi tự luận được sắp xếp một cách ngẫu nhiên với 4 mức độ nhận thức là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Định hướng các câu hỏi theo 4 mức độ nhận thức: Nhận biết (NB), Thông hiểu (TH), Vận dụng (VD), Vận dụng cao (VDC).
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Cấu tạo tế bào nhân sơ
- Liệt kê các thành phần cấu tạo nên tế bào
- Khái quát đặc điểm nổi trội của tế bào nhân sơ.
2. Cấu tạo tế bào nhân thực
- Phân biệt được cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực.
- Nhận định được những loại tế bào trong cơ thể người có các dạng bào quan phát triển.
3. Thực hành quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
- Biết cách sử dụng kính hiển vi.
- Phân biệt cấu trúc và chức năng của các tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Bảng 9. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
(Hệ thống câu hỏi- đáp án phần trắc nghiệm và tự luận tại phụ lục 3)
D. Vận dụng
Năng lực và kĩ năng hướng tới: Kĩ năng xây dựng sơ đồ tư duy, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn, quan sát, giao tiếp và hợp tác.
1. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thông qua tiết 3 thực hành trên cơ sở đó tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, khám phá, vận dụng.
- STEM về cấu trúc tế bào: Làm mô hình cấu trúc tế bào nhận sơ; tế bào nhân thực; các bào quan của tế bào nhân thực: ti thể; lạp thể; lưới nội chất hạt; mô hình cấu trúc màng sinh chất về mô hình “ khảm-động”.
- Có ý thức trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng về chế độ ăn uống hợp lí, thường xuyên tập thể dục, hạn chế uống bia rượu, có cách nhìn đúng về thuốc kháng sinh, hiện tượng phát dịch bệnh do vi khuẩn tạo ra nếu không được chữa trị kịp thời, hiện tượng kháng thuốc. Giúp HS càng trân quý sản phẩm có được nhờ các cô chú công nhân làm việc trực tiếp tại các mỏ than, quặng
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh 
- Nội dung 1: STEM làm mô hình cấu trúc tế bào từ nguyên liệu có sẵn (đất nặn)
- Nội dung 2: Thử nghiệm tích cực
ND 2.1. GV nêu tình huống sau “Bạn Hoàng thường bị cảm cúm và hay sử dụng thuốc kháng sinh, Hoàng thường có cảm giác chán ăn, đại tiện không bình thường, bạn ấy đi khám bác sĩ thì được bác sĩ khuyên phải bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh probiotics để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và tốt, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh”. Hãy giải thích tại sao?
ND 2.2. Thiết kế sơ đồ tư duy khái quát kiến thức về cấu trúc tế bào?
3. Cách thức tiến hành hoạt động
Nội dung 1: STEM làm mô hình cấu trúc tế bào
Quy trình thực hiện và hình ảnh thực nghiệm được thể hiện như sau:
Bước 1. Xác định vấn đề/ tiêu chí sản phẩm
1.1. Nêu nội dung cần nghiên cứu, nguyên liệu cần có: đất nặn/ bìa giấy/ củ quả.
1.2. Cho HS tự chọn nhóm cùng hợp tác, cử nhóm trưởng và thư kí nhóm.
Hình 13. HS xin ý kiến chọn nhóm hợp tác
Bước 2. Nghiên cứu kiến thức nền: dựa vào nội dung đã nghiên cứu về cấu trúc tế bào: Bài 7. Tế bào nhân sơ; bài 8, 9, 10. Tế bào nhân thực. 
Bước 3. Lựa chọn bản thiết kế: Tiến hành nghiên cứu theo từng nhóm đã lựa chọn tại nhà qua các kênh thông tin như đọc sách giáo khoa, vào các trang mạng tìm kiếm hình ảnh, video
Hình 14. HS thảo luận nhóm tại nhà
Bước 4. Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm: 
Tiến hành hoạt động tạo mô hình cấu trúc tế bào tại lớp (theo nhóm).
4.1. Chế tạo/ lắp nghép mô hình
Hình 15. Thiết kế mô hình tế bào tại lớp theo nhóm 
4.2. thử nghiệm sản phẩm 
Hình 16. Hình ảnh hoạt động của các nhóm HS
Bước 5. Trình bày sản phẩm và đánh giá. 
5.1. Trưng bày sản phẩm
Hình 17. Hoạt động STEM cấu trúc tế bào
5.2. Đại diện từng nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình- trả lời phản biện
Hình 18. Thuyết trình- phản biện 
Chuẩn nội dung kiến thức
ND 2.1. Giải thích được hiện tượng kháng thuốc do sự đột biến của một số loại vi khuẩn giúp chúng có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh vốn dùng để tiêu diệt chúng, thường xảy ra khi người bệnh sử dụng không đúng liều lượng hoặc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài từ đó rút ra ý nghĩa của việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách. Cần bổ sung các sản phẩm chứa vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá như sữa chua, men tiêu hoá
ND 2.2. HS sử dụng sơ đồ tư duy khái quát hoá kiến thức về cấu trúc tế bào theo sự logic và sáng tạo của nhóm mình.
Hình 19. Sản phẩm của HS
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu: Tìm tòi kiến thức tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: 
- Thực hiện điều tra tìm hiểu được các bệnh, một số dịch bệnh do vi khuẩn gây ra đã bị bùng phát trên thế giới gần đây và cách phòng tránh.
- Ứng dụng những hiểu biết của vi khuẩn vào cuộc sống hàng ngày như làm sữa chua; muối chua rau, củ, quả; làm nước mắm
- Hiện tượng kháng thuốc, hiện tượng đào thải cơ quan khi ghép mô, cơ quan “lạ’ vào cơ thể người bệnh.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
- Giáo viên khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học để học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề bằng những cách khác nhau. 
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
	Trong chương này chúng tôi tập trung nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt, lồng ghép các hoạt động như Cemina, STEM, thực hành, hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi một cách tinh tế được diễn ra tại phòng học, phòng thực hành hay khuôn viên trường phù hợp với nội dung khai thác. Chúng tôi đã sử dụng các trò chơi một cách linh hoạt như trò chơi ô chữ, trò chơi tiếp sức, hái hoa dân chủ tạo nội dung chủ đề phong phú, hấp dẫn, kích thích tính tò mò, hiếu kì và ham học hỏi của HS.
	Sử dụng các hiện tượng, tình huống, câu hỏi thực tế tạo tình huống có vấn đề với cách truyền đạt dí dỏm, sinh động của GV thổi vào HS “luồng khí mới” và HS khát khao được giải quyết tình huống có vấn đề đó một cách nhanh nhất. 
CHƯƠNG III. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
1. Yêu cầu cần đạt
- HS và GV thống nhất tiêu chí đánh giá cho sản phẩm và cho phần báo cáo thuyết trình về sản phẩm của các nhóm.
- Thống nhất các yêu cầu cần đạt và thang điểm/ nhận xét.
2. Thiết kế các bảng tiêu chí đánh giá
TT
MỨC ĐỘ
Mức 3
Mức 2
Mức 1
1. NL hợp tác 
Xác định được cách thức hợp tác phù hợp để giải quyết nhiệm vụ, xác định đúng nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, thực hiện hiệu quả các hoạt động.
Xác định được cách thức hợp tác nhưng chưa thật sự hợp lí, xác định đúng nhiệm vụ cụ thể thực hiện khá hiệu quả các hoạt động.
Còn lúng túng trong việc xác định cách thức hợp tác để giải quyết nhiệm vụ, chưa xác định đúng nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, chưa hoàn thành nhiệm vụ.
2. NL giải quyết vấn đề 
Chủ động giải quyết vướng mắc. Đánh giá chính xác, khách quan kết quả đạt được của bản thân. Rút kinh nghiệm sau khi hoàn thành giải quyết vấn đề, vận dụng giải quyết vấn đề tổng thể.
Giải quyết được vấn đề khi được hướng dẫn. Đánh giá khá chính xác, khách quan kết quả đạt được của bản thân nhưng chưa rõ nét.
Còn lúng túng trong việc giải quyết được vấn đề, chưa rút được kiến thức kinh nghiệm khi hoàn thành giải quyết vấn đề.
3. NL tư duy sáng tạo
Khám phá và phát hiện bản chất của vấn kĩ lưỡng, sáng suốt vận dụng vào một tình huống có vấn đề, tình huống mở rộng, triển khai ý tưởng có tính mới, lạ, phù hợp, tháo vát, linh hoạt.
Có tìm ra được bản chất của vấn đề, biết vận dụng vào một tình huống có vấn đề, tuy nhiên chưa triển khai ý tưởng mới, lạ, còn theo lối mòn.
Chưa khám phá và phát hiện bản chất của vấn đề. Chưa vận dụng vào một tình huống có vấn đề, tình huống mở rộng, không triển khai ý tưởng còn phụ thuộc vào GV và các bạn HS khác.
Bảng 10. Phiếu đánh giá năng lực (dùng cho cả quá trình hoạt động của HS)
TT
Tiêu chí
Điểm tối đa (100 điểm)
Điểm đạt được
1.Nguyên liệu
Chọn nguyên liệu phù hợp, màu sắc hợp lí
10
2.Thao tác thực hiện
Phân công đồng đều công việc, hoàn thành đúng thời gian, linh hoạt, nhanh nhẹn
25
3.Sản phẩm-sáng tạo
Tạo sản phẩm cụ thể, đảm bảo đúng về mặt khoa học, kết cấu hài hoà, phù hợp, sáng tạo
35
4.Thuyết trình
Hay, chính xác, sinh động, bám vào nội dung nhóm chọn, trả lời được các câu hỏi phản biện của GV và các nhóm HS khác
20
5.Vệ sinh
Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động
10
Bảng 11. Phiếu đánh giá sản phẩm STEM mô hình cấu trúc tế bào 
(dùng cho GV đánh giá sản phẩm trong hoạt động STEM)
3. Các công cụ đánh giá sản phẩm báo cáo, năng lực hợp tác
Mục đích: Đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm, năng lực hợp tác, sản phẩm cụ thể từ các hoạt động học tập chủ đề “cấu trúc tế bào” của HS thông qua bảng kiểm, từ đó đánh giá năng lực của HS theo mục tiêu của từng hoạt động cụ thể đã đặt ra.
Yêu cầu: Bảng kiểm phải có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, chi tiết, bám vào các tiêu chí phát triển năng lực mà đề tài hướng tới.
Mức 1 (≤ 4 điểm)
Mức 2 ( < 8 điểm)
Mức 3 (≥ 8 điểm)
Ví dụ: Bảng kiểm đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm của HS (tại phụ lục 1)
TIỂU KẾT CHƯƠNG III
	Trong chương này chúng tôi đã thiết kế 02 bảng gồm các tiêu chí đánh giá dựa vào chuẩn kiến thức và năng lực hướng tới của đề tài để đánh giá hoạt động của HS và nhóm HS.
	Bảng 1 Phiếu đánh giá năng lực được dùng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài; bảng 2 dùng trong mục D. Vận dụng “STEM làm mô hình cấu trúc tế bào”.
CHƯƠNG IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
1. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm là để đánh giá hiệu quả, độ tin cậy, khả năng áp dụng của đề tài.
2. Nội dung thực nghiệm
2.1. Tại lớp học
Chúng tôi đã tiến dạy học áp dụng nội dung chủ đề này cho các lớp 10 (120 em) ở 03 trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hoà - Tỉnh Nghệ An.
 2.2. Tại phòng hội đồng trường
Chúng tôi đã tiến hành lên kế hoạch và mời nhóm giáo viên cốt cán của tổ Tự nhiên của 3 trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hoà đến giao lưu, phổ biến và chia sẻ nội dung đã làm được.
2.3. Tại phòng trực tuyến
Chia sẽ hình ảnh lên các trang mạng xã hội như Zalo, Facbook, Gmail nhóm...
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.1. Tại lớp học
Chúng tôi dùng bảng kiểm quan sát ( GV quan sát và nhận xét, HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau) tại 3 thời điểm đầu TN, giữa TN và cuối TN, gồm 4 phiếu đánh giá các tiêu chí cụ thể với 3 mức độ: mức 1, mức 2 và mức 3. Tổng hợp kết quả thu được và xử lý bằng phần mềm Excel.
3.1.1. Kết quả thực nghiệm về 3 tiêu chí đánh giá 
Nội dung
Mức độ
Mức độ đạt được
Đầu TN
Giữa TN
Cuối TN
SL
%
SL
%
SL
%
1. Năng lực hợp tác
3
40
33.3
81
67.5
116
96.7
2
44
36.6
27
22.5
4
3.3
1
36
30.1
12
10
0
0
2. Năng lực giải quyết vấn đề
3
31
25.8
61
50.8
110
91.7
2
35
29.2
36
30
9
7.5
1
54
45
23
19.2
1
0.8
3. Năng lực tư duy sáng tạo
3
39
32.5
79
65.8
114
95
2
45
37.5
29
24.2
6
5
1
36
30
12
10
0
0
Bảng 12. Số lượng và tỉ lệ % các mức độ đạt được của 3 tiêu chí đánh giá
Từ bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy:
Cả 3 nội dung đều tăng dần từ giữa TN đến cuối TN, trong đó ND 1 ở mức 3 tăng từ 67.5% lên 96.7%; ND 2 ở mức 3 từ 50.8% lên 91.7%; ND 3 ở mức 3 tăng từ 65.8% lên 95%. Như vậy ở ND 2 ở mức tăng mạnh nhất còn ND1 và ND3 tăng đều như nhau. Tiêu chí về năng lực hợp tác tăng lên rõ rệt theo hướng tích cực, sự phân công công việc rõ ràng, hiểu nội dung cần làm đã chứng tỏ tính hiệu quả và khả thi của việc phát triển năng lực HS thông qua nội dung các chủ đề dạy học có tính logic, liền mạch; phát huy tối đa được tiềm lực của HS.
Hình 20. Kết quả đánh giá năng lực hợp tác của HS
Quan sát biểu đồ 4.1 ta thấy năng lực hợp tác đã giảm ở mức 1 từ 30.1% đầu TN xuống 10% ở giữa TN và xuống 0% ở cuối TN, tương tự mức 2 cũng giảm dần còn mức 3 đã tăng từ 33.3% ở đầu TN lên 67.5%ở giữa TN và 96.7% ở cuối TN chứng tỏ đây là năng lực có khả năng rèn luyện và rèn luyện tốt cho HS.
Hình 21. Kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS
Nhìn vào biểu đồ 4.1. ta thấy năng lực giải quyết vấn đề trong hoạt động học của HS đã được tăng lên đáng kể từ đầu TN 25.8% đến cuối TN 91.7% ở mức 3; điều này chứng tỏ kéo theo với sự hoàn thiện dần về kĩ năng mềm của HS là sự tiến bộ về kết quả học tập của các em, từ đó có thể nhận thấy năng lực này là KN có thể rèn luyện có được cho HS tuy nhiên GV cần hướng dẫn khéo léo và tạo động lực, khích lệ và xác định mục tiêu rõ ràng cho các nhóm HS. 
Hình 22. Kết quả đánh giá năng lực tư duy sáng tạo của HS
Quan sát biểu đồ 4.3 ta thấy kết quả đánh NL tư duy sáng tạo của HS đã giảm ở mức 1 từ 30% ở đầu TN xuống 10% ở giữa TN và 0% ở cuối TN; Ở mức độ 3 tăng từ 32.5% ở đầu TN lên 65.8% ở giữa TN và tăng 95% ở cuối TN đây là kết quả đáng trân quý, qua quá trình chúng tôi tiếp xúc và làm việc với các em HS ở các trường khác nhau đã cho thấy khi áp dụng đúng phương pháp, phù hợp với môi trường học tập của HS, nêu và phân công nhiệm vụ rõ ràng khích lệ động viên HS sẽ được các em đáp ứng, phản hồi rất tích cực và chủ động, các em thoả sức sáng tạo, tạo không khí vui vẻ và hiệu quả trong các tiết học, được HS hào hứng chờ đợi đến tiết tiếp theo, thi đua hứng khởi, sáng tạo cùng các nhóm bạn trong lớp.
3.1.2. Kết quả thực nghiệm STEM làm mô hình cấu trúc tế bào
Căn cứ vào các tiêu chí chấm chúng tôi thu được kết quả sau:
TT
Điểm đạt được
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nhóm 6
Nguyên liệu
10
10
10
10
10
10
Thao tác thực hiện
20
20
18
22
20
23
Sản phẩm- sáng tạo
30
32
30
25
28
20
Thuyết trình
18
20
20
18
20
20
Vệ sinh
10
10
10
10
10
10
Tổng
88
92
88
85
78
83
Bảng 13. Kết quả chấm sản phẩm làm mô hình cấu trúc tế bào
tại trường THPT Thái Hoà
Qua quan sát nhận thấy: nguyên liệu các em HS ưu tiên chọn là đất nặn dễ làm, dễ uốn và tạo hình, có nhiều hình ảnh sinh động, chi phí không cao, thời gian làm nhanh gọn. Sản phẩm mô tả cấu trúc tế bào có tỉ lệ giữa các bào quan hợp lí, khoa học và có tính thẩm mỹ, thuyết trình tốt cho thấy HS có sự phân công công việc lôgic tìm hiểu kĩ các nội dung cần làm, sản phẩm đa dạng riêng biệt.
Hình 23. Xây dựng tiết học hạnh phúc
3.2. Tại phòng hội đồng, Tại phòng trực tuyến
Chúng tôi tiến hành phổ biến và chia sẻ nội dung sáng kiến cho các đồng nghiệp là cán bộ giáo viên trong trường và các trường lân cận. Xin ý kiến góp ý và tiếp tục hoàn chỉnh nội dung. Ngoài ra chúng tôi đã lan toả ý tưởng đề tài trên trang facebook, Zalo cá nhân, hội nhóm đã được sự đồng tình ủng hộ và nhất trí cao. Chúng tôi chia sẻ bài viết đến đông đảo các đồng nghiệp, phụ huynh và đặc biệt là kích thích sự đạm mê của HS đối với bộ môn sinh học, tạo một góc nhìn tích cực đối với ban khoa học tự nhiên, hướng đi mới của nền giáo dục hứa hẹn sự khởi sắc, đạt hiệu quả tối ưu nhất đưa nền giáo dục nước nhà sang một tầm cao mới vươn tới sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới.
TIỂU KẾT CHƯƠNG IV
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiêm và chia sẽ đề tài bằng 03 hình thức tại lớp học khi khai thác nội dung về “Cấu trúc tế bào” cho HS; tại phòng hội đồng đã chia sẻ hình thức và phương pháp khai thác chủ đề dạy học cho các cán bộ, giáo viên trong trường và các GV cốt cán thuộc tổ Tự nhiên trường bạn; tại phòng trực tuyến khi chia sẻ tinh tuý nhất của đề tài đến đông đảo đồng nghiệp, phụ huynh và các em HS trên cả nước thông qua các trang Web chính thống.
Sau khi thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã nhận được kết quả đáng trân quý, có căn cứ chứng tỏ tính đúng đắn, hiệu quả và khả thi của đề tài. Được học sinh, đồng nghiệp và các bậc phụ huynh đón nhận tích cực, góp một phần công sức nhỏ vào công cuộc đổi mới tư duy và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động cho người học.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dạy học theo chủ đề trong quá trình dạy học nói chung, môn Sinh học nói riêng là quan trọng, cần thiết sau khi xây dựng và dạy học chủ đề “Cấu trúc của tế bào” – Sinh học 10, chúng tôi xin có một số kết luật và kiến nghị sau:
3.1. Kết luận.
Dựa trên những nghiên cứu cơ sở lí luận, đề tài đã trình bày một số khái niệm: năng lực, phẩm chất, dạy học theo chủ đề, STEM, Ceminar. Điều tra thực trạng mức độ nhận thức và lí do sử dụng dạy học theo chủ đề ở 03 trường trên địa bàn, phân tích nguyên nhân của các thực trạng đó khách quan, khoa học.
Đề xuất lồng ghép giữa dạy học trên lớp với phòng thực hành, phòng đa năng/khuôn viên trường; sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực vào chuỗi các hoạt động học của HS như tổ chức trò chơi ô chữ, trò chơi tiếp sức, hoạt động nhóm, ceminar, HS được quan sát tiêu bản TB dưới kính hiển vi, làm STEM mô hình cấu trúc tế bào bằng nguyên liệu đất nặn/ giấy/ củ quả.
Thông qua thảo luận với các GV cốt cán ở 3 trường trên địa bàn, sự thống nhất của các nhóm HS. Chúng tôi thiết kế được bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo cho HS và đã áp dụng hiệu quả, có tính thuyết phục cao.
Thực nghiệm đánh giá hiệu quả đề tài tại 03 trường THPT để tiếp tục hoàn thiện nội dung. Kết quả này đã thoả mãn giả thiết đề tài đặt ra ban đầu. Được sự đồng thuận và nhất trí cao của đồng nghiệp, các HS và các bậc phụ huynh.
3.2. Kiến nghị.
Sau thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
Trên cơ sở kết quả đạt được của đề tài này, kính đề nghị các giáo viên bộ môn tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi và hoàn chỉnh nội dụng. Thiết kế và soạn giảng thêm các chủ dạy học các phần còn lại trong chương trình sinh học cấp THPT theo định hướng của Công văn 3280 /BGDĐT–GDTrH về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020.
Ban giám hiệu các trường THPT cần tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học cần thiết (đặc biệt là bộ kính hiển vi); thông qua phong trào đổi mới phương pháp dạy học, khích lệ tinh thần của cả GV và HS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo môi trường lành mạnh, thân thiện và hiệu quả cho người học và sự tin tưởng của các bậc Phụ huynh HS.
Với thời gian và giới hạn về đề tài, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[3] Bộ GD-ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể.
[4] Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 5555/BGDĐT – BGDĐT Về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, ngày 18 tháng 10 năm 2014.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, tháng 7/2017. 
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông-chương trình ETEP, Trường ĐHSP Hà Nội, tháng 10 năm 2019.
[7] Bộ GD-ĐT (2019).Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2. Tài liệu tập huấn xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[8] Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 3280/ BGDĐT – GDTrH về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020
[9] Đinh Quang Báo (chủ biên) (2018), Dạy học phát triển năng lực môn sinh học trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
[10] Phạm Thành Hổ (2004), Di truyền học, Nxb giáo dục.
[11]Nguyễn Thanh Nga (chủ biên) (2020), Hướng dẫn thực hiện một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM ở trường THCS và THPT, Nxb Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
[12] Phạm Đức Quang (2013), Các nguyên tắc và phương pháp xác định lĩnh vực học tập, môn học mạch kiến thức, chủ đề dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
[13] Nguyễn Đức Thành (2006), Chuyên đề “Tổ chức hoạt động dạy học sinh học ở trường THPT”, Trường ĐHSP Hà Nội.
[14] Đỗ Hương Trà, (2006), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_hoat_dong_day_hoc_chu_de_cau_truc_te_bao_trong.doc
Sáng Kiến Liên Quan