Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu - Bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh lớp 5 trường TH Tiên Thanh-Tiên Lãng
Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã mang lại những thay đổi to lớn trong đời sống Kinh tế - Xã hội của nhân loại.Cùng với sự đi lên của toàn xã hội, ngành giáo dục cũng đã tích cực đưa ứng dụng CNTT vào qản lí và dạy học. CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Chính vì vậy một trong những năm học gần đây, năm học 2008 - 2009 Bộ GD&ĐT đã chọn chủ đề năm học là: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới công tác quản lí trường học và đổi mới phương pháp dạy học; từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác, sử dụng,cập nhật và trao đổi thông tin. Việc khai thác CNTT còn giúp giáo viên tránh được tinh trạng “dạy chay” một cách tích cực và đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với mỗi giáo viên giảng dạy.
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn.Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và các môn khác.Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; hiểu nghĩa của từ và luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết. Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên thì nhiệm vụ mở rộng vốn từ được coi là quan trọng nhất.
Đối với bài Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (phân môn Luyện từ và câu)ở lớp 5 là một dạng bài khô và khó. Một số từ còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc với học sinh. Bên cạnh đó, cách miêu tả, giải thích nghĩa một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính chất ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em. Nếu giáo viên chỉ dạy bằng giảng giải lí thuyết khô khan, nặng nề về áp đặt và một số hình ảnh tĩnh trong sgk thì việc tiếp thu bài của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Điều này sẽ gây tâm lý mệt mỏi, ngại học phân môn Luyện từ và câu.
Giải pháp của tôi là sử dụng phần mềm Power Point quét một số hình ảnh, trực quan trong SGK, các video clip và khai thác tài liệu trên Internet phục vụ bài giảng, tạo hiệu ứng để các em quan sát, nhận biết và hiểu được bản chất của vấn đề. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
u tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0,004 , cho thấy điểm chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệnh giá trị trung bình chuẩn SMD = (8,05 – 7,05) / 0,84 = 1,1 Từ sự chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,1 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học bằng phần mềm Power point đến hứng thú và kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Như vậy giả thuyết của đề tài: Ứng dụng CNTT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu-Bài “ Mở rộng vốn từ về môi trường”cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiên Thanh-Tiên Lãng đã được kiểm chứng. * Bàn luận: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8,05, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,05 . Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,0 ; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,1. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0,004 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. * Một số hạn chế: Nghiên cứu về Ứng dụng CNTT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập bài “Mở rộng vốn từ về môi trường”cho học sinh lớp 5 (Phân môn Luyện từ và câu ) là một giải pháp tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí và đặc biệt là phải có niềm say mê nghiên cứu,tâm huyết để tìm tòi, sáng tạo ra các giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học . V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận: Việc ứng dụng CNTT – sử dụng GAĐT để nâng cao hứng thú và kết quả học tập bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường”cho học sinh lớp 5 (Phân môn Luyện từ và câu) đã đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Nghiên cứu này chủ yếu áp dụng vào các tiết của bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” Giáo viên có thể áp dụng cho những bài dạng Mở rộng vốn từ( LTVC – lớp 5). Sự chuẩn bị GAĐT, trình chiếu các Silde hình ảnh minh họa, trò chơi... giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Khuyến nghị: * Đối với giáo viên: Để áp dụng nghiên cứu này giáo viên cần tích cực sử dụng CN TT, giáo án điện tử. - Cần linh hoạt lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng bài dạy để gây hứng thú học tập cho học sinh. Cố gắng phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập,cần có những hình thức động viên kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ. - Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. * Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như đầu tư thêm trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector , máy soi. cho các nhà trường tiểu học. - Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học. - Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT cần có nhiều chuyên san về phân môn Luyện từ và câu để giáo viên tham khảo cách giảng dạy. Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học phân môn Luyện từ và câu để nâng cao hứng thú và kết quả học tập các bài “ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” cho học sinh lớp 5 trong các trường tiểu học.Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn. Tiên Lãng, ngày 26 tháng 01 năm 2012 THƯ KI ĐỀ TÀI CN ĐỀ TÀI Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Thị Hương PHỤ LỤC I A/ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Luyện từ và câu Tiết 25 Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường I/ Mục tiêu : - Mở rộng vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường - Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường - Viết được đoạn văn ngắn có đề tài ngắn với nội dung bảo vệ môi trường II. Đồ dùng dạy và học : - Bài dạy điện tử có tranh minh họa, máy soi. - Các thẻ ghi sẵn : phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS Phương tiện đồ dùng 2 phút 36 phút 2 phút 8 phút 14 phút 13 phút 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Dạy - học bài mới 1.1 Giới thiệu bài 2.2.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Bài 2 Bài 3 - Nêu 1 số yếu tố tạo thành môi trường? (chiếu slide 1) - Gọi HS nhận xét bạn. - Nhận xét,cho điểm từng HS. - Hỏi : Khu bảo tồn thiên nhiên là gì? - Giới thiệu : Nội dung bài học - Ghi đầu bài. (chiếu slide 2) - Gọi HS nêu yêu cầu ( chiếu slide 3) - GV yêu cầu HS đọc thầm nội dung đoạn 1 SGK - Gọi HS đọc to - 1 HS đọc phần chú thích - Cho HS quan sát màn hình (rừng nguyên sinh,.) (chiếu slide 4) - Hỏi : Qua đoạn văn em có nhận xét gì về ĐV – TV ở rừng Nam Cát Tiên? - Yêu cầu đại diện nhóm nêu ý kiến Hướng dẫn cách làm: + Đọc kĩ đoạn văn + Nhận xét về các loài động vật, thực vật qua số liệu thống kê + Tìm nghĩa của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học. - Gọi HS phát biểu, yêu cầu HS khác bổ sung. - Phim về khu bảo tồn sinh học:(chiếu slide 5) - Giới thiệu thêm: rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có nhiều loại động vật : 55 lòa động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sátcó thảm thực vật phong phú với hàng trăm loại cây khác nhau. - Gọi 2 HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học. - Gọi 2 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập (chiếu slide 6) - Hỏi : Những từ để xếp đó là từ nào? - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận trong nhóm - Tổ chức cho HS xếp từ theo hình thức trò chơi: + Chia lớp thành 2 đội. + Mỗi đội cử 3 đại diện tham gia xếp từ vào đúng cột trên bảng - Nhận xét cuộc thi : đội xếp xong trước và đúng là đội thắng cuộc. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. (chiếu slide 7) Hành động bảo vệ môi trường Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc - Hỏi : Ngoài các từ vừa xếp còn các từ nào là hoạt động bảo vệ môi trường? - Cho HS quan sát tranh về đề tài trồng rừng – tranh hoạt động hủy hoại môi trường (chiếu slide 8) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập (chiếu slide 9) - Hướng dẫn làm bài: Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 để làm đề tài. Đoạn văn nói về đề tài đó dài khoảng 5 câu. + Hỏi : Em viết về đề tài nào? - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn - Yêu cầu HS làm bài vào vở- đọc đoạn văn. GV cùng HS cả lớp chữa cho từng HS. (dùng máy soi) - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. - 3 HS trả lời -HS nhận xét - HS nêu: khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ. gìn giữ lâu dài. - Lắng nghe. - 2 HS tiếp nối nhau đọc. - 1 HS đọc - HS quan sát - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.(1phút) - Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung đến khi có câu trả lời đúng : khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật. - Lắng nghe. - 2 HS nhắc lại cả lớp ghi vào vở - HS trả lời - 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng hoạt động để hoàn thành bài. - Thi xếp từ vào đúng cột : Hành động bảo vệ môi trường / Hành động phá hoại môi trường - 2 HS nối tiếp nhau đọc lại từ trong từng cột Hành động phá hoại môi trường Phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bang điện, buôn bán động vật hoang dã -1HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - HS quan sát và lắng nghe - 2 HS nêu - HS tiếp nối nhau nêu. - HS viết bài vào vở. -Tham gia góp ý, sửa chữa bài cho bạn. - 3 đến 5 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình - Máy chiếu - Máy chiếu - Máy chiếu - Máy chiếu - Máy chiếu - Máy chiếu - Thẻ từ - Máy chiếu - Máy chiếu - Máy chiếu - Máy soi Liên hệ: với lứa tuổi của em cần làm gì để bảo vệ môi trường? - (Chiếu slide 10) thông điệp “ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI NGƯỜI” (dùng máy tính) - (Chiếu slide 11) Cho HS nghe ca khúc “ước mơ màu xanh” (dùng máy tính) IV. Củng cố - dặn dò (1phút): - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đọan văn và chuẩn bị bài sau. B/ GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG Luyện từ và câu Tiết 25 Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường I/ Mục tiêu : - Mở rộng vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường - Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường - Viết được đoạn văn ngắn có đề tài ngắn với nội dung bảo vệ môi trường II. Đồ dùng dạy và học : - Các thẻ ghi sẵn : phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. - Giấy khổ to, bút dạ III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có quan hệ từ và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì. - Gọi HS dưới lớp tiếp nối nhau đặt câu có quan hệ từ : mà, thì, bằng. - Nhận xét câu HS đặt. - Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng - Nhận xét,cho điểm từng HS. 2/ Dạy – học bài mới : 1.1 Giới thiệu bài : - Hỏi : Khu bảo tồn thiên nhiên là gì? - Giới thiệu : Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về khu bảo tồn đa dạng sinh học, các hành động bảo vệ môi trường và viết đoạn văn có nội dung về bảo vệ môi trường. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu và chú thích của bài Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. Hướng dẫn cách làm: + Đọc kĩ đoạn văn + Nhận xét về các loài động vật, thực vật qua số liệu thống kê + Tìm nghĩa của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học. - Gọi HS phát biểu, yêu cầu HS khác bổ sung. - Giới thiệu thêm: rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có nhiều loại động vật : 55 lo ài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sátcó thảm thực vật phong phú với hàng trăm loại cây khác nhau. - Gọi 2 HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học. Bài 2: - Gọi 2 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận trong nhóm - Tổ chức cho HS xếp từ theo hình thức trò chơi: + Chia lớp thành 2 đội. + Mỗi đội cử 3 đại diện tham gia xếp từ vào đúng cột trên bảng - Nhận xét cuộc thi : đội xếp xong trước và đúng là đội thắng cuộc. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Hướng dẫn làm bài : Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 để làm đề tài. Đoạn văn nói về đề tài đó dài khoảng 5 câu. + Hỏi : em viết về đề tài nào? - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn - Yêu cầu 2 HS viết vào giấy khổ to, dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS cả lớp chữa cho từng HS. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS - Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. - 3 HS lên bảng đặt câu - HS đứng tại chỗ đặt câu - Nhận xét - HS nêu: khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ. gìn giữ lâu dài. - Lắng nghe. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. - Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung đến khi có câu trả lời đúng : khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật. - Lắng nghe. - 2 HS nhắc lại cả lớp ghi vào vở - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng hoạt động để hoàn thành bài. - Thi xếp từ vào đúng cột : Hành động bảo vệ môi trường / Hành động phá hoại môi trường 2 HS nối tiếp nhau đọc lại từ trong từng cột Hành động bảo vệ môi trường Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc Hành động phá hoại môi trường Phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bang điện, buôn bán động vật hoang dã - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - HS tiếp nối nhau nêu. Ví dụ : + Em viết về đề tài trồng cây. + Em viết về đề tài đấnh cá bằng điện. + Em viết về đề tài xả rác bừa bãi., - 2 HS viết vào giấy khổ to, HS dưới lớp viết vào vở. Tham gia góp ý, sửa chữa bài cho bạn. - 3 đến 5 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình 1. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đọan văn và chuẩn bị bài sau. PHỤ LỤC II I. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG 1/ ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Họ và tênLớp Phần I . Trắc nghiệm Câu 1. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa gốc của từ ngọt: a. Có vị ngọt như đường mật. b. Lời nói nhẹ nhàng dễ nghe. c. Âm thanh nghe rất êm tai. d. Cả a; b;c. Câu 2. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy: a. Lung linh, thưa thớt, mặt đất, lất phất,rào rào. b. Lung linh, lặng im, róc rách, rào rào, lim dim. c. Lung linh, hối hả, thưa thớt, róc rách, rào rào. Câu 3. Từ nào đồng nghĩa với im ắng: a. Lặng im. b. Nho nhỏ. c. Lim dim. Phần II .Tự luận Câu 1. Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và, nhưng, của. Câu 2 .Điền các từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau: a/Gần nhà . ngõ. b/ Mắt nhắm mắt c/Bước thấp bước d/ Chân ướt chân Câu 3. Tìm các từ đồng nghĩ và trái nghĩa với với từ: Bảo vệ, đoàn kết, mênh mông. 2/ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Phần I . Trắc nghiệm Câu 1. (1điểm) Dòng nêu đúng nghĩa gốc của từ ngọt: a. Có vị ngọt như đường mật. Câu 2. (1điểm) Dòng chỉ gồm các từ láy c. Lung linh, hối hả, thưa thớt, róc rách, rào rào. Câu 3. (1điểm) Từ nào đồng nghĩa với im ắng a. Lặng im Phần II .Tự luận Câu 1. (3điểm) Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp và có quan hệ từ đúng yêu cầu và phù hợp về nghĩa. Câu 2 . (2điểm) Các từ trái nghĩa cần điền vào các thành ngữ sau: a/ xa .. b/ . mở c/ .. cao d/ .. ráo Câu 3. (2điểm) Tìm các từ đồng nghĩ và trái nghĩa với với từ) Từ Bảo vệ Đoàn kết Mênh mông Đồng nghĩa giữ gìn, gìn giữ gắn bó, liên kết bao la, bát ngát Trái nghĩa tàn phá, phá huỷ Chia rẽ, bất hoà chật hẹp, chật chội II/ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 1/ ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Họ và tênLớp Phần I . Trắc nghiệm Câu 1. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “Khu bảo tồn thiên nhiên”: a/ Khu vực làm việc của nhà máy , xí nghiệp trong đó có các loài cây. b/ Khu vực dành cho nhân dân ở, sinh hoạt trong đó có các loài cây và có các con vật. c/ Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài. Câu 2. Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường: a/ Đánh cá bằng mìn, phủ xanh đồi trọc, buôn bán động vật hoang dã. b/ Trồng rừng , xả rác bừa bãi, đốt nương, trồng cây. c/ Phủ xanh đồi trọc,trồng cây, tưới cây,chăm sóc cây,trồng rừng. d/ Tưới cây, không bắn thú hiếm, đánh cá bằng điện, phá rừng. Câu 3 .Hành động nào sau đây là hành động phá hoại môi trường: a/ Khơi thông cống rãnh. c/ Bón phân cho cây. b/Xả rác xuống sông hồ. d/ Bắc cầu qua sông. Câu 4. Nối ô chữ ở cột bên phải với cột bên trái tương ứng: A B a.Giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao mòn 1.Bảo vệ dd G b. Giữ cho nguyên vẹn không để suy suyển mất mát 2.Bảo quản Câu 1.Dòng nào 3. Bảo toàn quản c. Giữ cho còn, không để mất 4. Bảo tồn d. Đỡ đầu và giúp đỡ e. Chống mọi xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn 5. Bảo trợ Phần II .Tự luận Câu 1. Hãy kể một số việc làm tốt để bảo vệ môi trường? Câu 2.Đặt câu với mỗi cụm từ sau : Trồng cây, đánh bắt cá bằng điện. 2/ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Phần I . Trắc nghiệm Câu 1. (1 điểm) Dòng nêu đúng nghĩa của từ “Khu bảo tồn thiên nhiên” c/ Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài. Câu 2. (1điểm) Dòng gồm các từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường:” c/ Phủ xanh đồi trọc,trồng cây, tưới cây,chăm sóc cây,trồng rừng . Câu 3 . (1điểm) Hành động phá hoại môi trường” b/ Xả rác xuống sông hồ. Câu 4. Nối ô chữ ở cột bên phải với cột bên trái tương ứng:” (2điểm) A B e. Chống mọi xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn 5)Bảo trợ 1/Bảo vệ 2)Bảo quản 3)Bảo toàn 4)Bảo tồn a/Giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao mòn b/ Giữ cho nguyên vẹn không để suy suyển mất mát c. Giữ cho còn, không để mất d. Đỡ đầu và giúp đỡ Phần II .Tự luận Câu 1. (2,5 điểm) - Giữ vệ sinh trường lớp, nhà cửa, xóm làng, trồng cây, chăm sóc cây, phát hiện, ngăn chặn hành vi phhá hoại môi trường Câu 2. (2,5 điểm) Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp và có cụm từ yêu cầu và phù hợp về nghĩa. PHỤ LỤC III Các hình ảnh minh hoạ cho bài giảng Slide 4 Röøng thöôøng xanh Röøng baùn thöôøng xanh Röøng tre Rừng nguyên sinh Teâ giaùc Slide 5 Một số loài động vật có vú Một số loài chim Caù saáu Slide 5 Nhaùi Một số loài bò sát và lưỡng cư Eách Taéc keø Slide 8 troàng röøng-phuû xanh ñoài troïc phaù röøng ñoát nöông ñoài troïc Hành động bảo vệ môi trường Hành động bảo vệ môi trường ñaùnh caù baèng ñieän Hành động bảo vệ môi trường Trång rõng Trång rõng Hµnh ®éng b¶o vÖ m«i trêng PHỤ LỤC IV BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHI ỆM ( L ỚP 5A) STT Họ và tên Ngày Sinh Nữ Điểm KT Trước tác động Điểm KT Sau tác động 1 Nguyễn Tiến Dũng 24/08/2001 7 8 2 Ngô Phương Duy 20/12/2001 7 8 3 Dương Xuân Dương 28/10/2001 8 9 4 Nguyễn Quang Đạt 12/04/2001 6 7 5 Hoàng Minh Hoà 03/09/2001 x 7 9 6 Nguyễn Tiến Huy 26/12/2001 6 7 7 Phạm Mạnh Hùng 01/04/2001 8 9 8 Phạm Trọng Khôi 11/0//2001 6 7 9 Vũ Thị Mai Lan 01/03/2001 x 8 9 10 Dương T Khánh Ly 24/08/2001 x 7 8 11 Nguyễn Quang Minh 08/02/2001 7 8 12 Dương Nguyễn T Nga 15/12/2000 x 6 8 13 Trần Thuý Ngân 24/05/2001 x 5 6 14 Hoàng T Thanh Phương 31/01/2001 x 7 8 15 Hoàng Thu Phương 20/01/2001 x 7 9 16 Vũ Minh Quang 03/09/2001 6 8 17 Dương T Diễm Quỳnh 18/09/2001 x 7 8 18 Hoàng Như Quỳnh 16/03/2001 x 8 9 19 Vũ Văn Sang 07/01/2001 7 8 20 Vũ Đức Thành 10/02/2001 8 9 21 Nguyễn Phương Thảo 09/07/2001 x 6 7 22 Đào Thu Thuỷ 17/01/2001 x 7 8 BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG (5B) STT Họ và tên Ngày Sinh Nữ Điểm KT Trước tác động Điểm KT Sau tác động 1 Hoàng Duy Anh 28/06/2001 6 7 2 Lê Thị Mai Anh 20/04/2001 x 7 8 3 Hoàng Hải Bắc 02/09/2000 7 7 4 Hoàng Đức Cảnh 01/08/2000 6 6 5 Hoàng Vân Chi 17/08/2001 x 7 7 6 Hoàng Văn Chinh 03/06/2001 7 7 7 Hoàng Hải Đăng 21/01/2001 6 7 8 Hoàng Thu Hà 11/06/2001 x 7 8 9 Nguyễn Thu Hồng 09/07/2001 x 7 7 10 Bùi Ngọc Lan 09/05/2001 x 7 7 11 Dương T Mai Liên 22/08/2001 x 7 7 12 Hoàng Phi Long 08/06/2001 7 7 13 Nguyễn Văn Lợi 12/02/2001 6 6 14 Nguyễn Thành Luân 03/02/2001 7 7 15 Nguyễn Xuân Minh 23/08/2001 6 7 16 Vũ Thị Trà My 30/12/2001 x 7 6 17 Đỗ Văn Núi 11/07/2001 8 9 18 Trần T Hồng Nhung 23/03/2001 x 6 7 19 Hoàng Văn Quân 06/06/2001 9 8 20 Bùi Văn Quyền 04/05/2001 7 8 21 Hoàng Văn Sơn 30/03/2001 6 7 22 Đỗ Mạnh Trí 01/01/2001 5 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO: Stt Tên tài liệu 1 Sách Tiếng Việt lớp 5. 2 Sách Tiếng Việt giáo viên lớp 5 3 Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học - NXB Giáo dục 4 Nghiên cứu Tiếng Việt - NXB Giáo dục 5 Từ điển Tiếng Việt - NXB Giáo dục. 6 Dạy Từ ngữ trong nhà trường Tiểu học - Xuất bản năm 2000. 7 Luyện từ và câu - Tiếng Việt 5- NXB Đại học Sư Phạm 8 Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới- NXB Giáo dục 9 Tài liệu NCKHSPƯD - Bộ GD&ĐT 10 - Mạng Internet - Thuvientailieu.bachkim.com;Violet.vn;giao vien.net. MỤC LỤC Stt Tên mục Trang 1 Tên đề tài 1 2 Tóm tắt 3 3 Giới thiệu 5 4 Phương pháp 7 5 Phân tích kết quả và bàn luận 10 6 Kết luận và khuyến nghị 12 7 Phụ lục 14 8 Tài liệu tham khảo 32 9 Mục lục 32 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ................................................................................ ................................................................................
File đính kèm:
- De tai LTC Lop 5- huong.doc