Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức chức giáo dục GTS, KNS cho HS tại Trung tâm GDTX tỉnh
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung giới thiệu và cách giải quyết các vấn đề về việc “Tổ chức các hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS tại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An”, nhằm khơi nguồn và phát huy, rèn luyện kỹ năng, năng khiếu cho học sinh.
Phạm vi ứng dụng: Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An và có thể được nhân rộng tại Trung tâm GDNN - GDTX các huyện và Trung tâm GDTX các tỉnh.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu cách thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh nhằm góp phần giáo dục GTS, KNS cho HS. Những vấn đề đưa ra trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình 04 năm (từ năm 2016-2019) tại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An.
Với mong muốn hoạt động giáo dục GTS, KNS ngày càng được nâng cao tại Trung tâm GDTX tỉnh và phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS được nhân rộng ở nhiều đơn vị khác, từ đó có tiếng nói chung, cùng tham gia trao đổi, giao lưu, rút kinh nghiệm giúp cho các Trung tâm trong hệ thống GDTX cùng phát triển.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các Thông tư, Quyết định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, các văn bản hướng dẫn thực hiện giáo dục KNS cho HS mọi cấp học làm sơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp tổng hợp văn bản, tài liệu, tư liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp tìm hiểu thực tế
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
việc với nhà in, thống nhất số lượng, thống nhất mẫu và chốt ngày nhận. 4.5.2. Các phương thức tuyển sinh: - Tuyển sinh qua truyền thông: Sử dụng trang web của đơn vị, các trang mạng xã hội, ưu điểm của cách làm này là thông tin đến với phụ huynh HS khá nhanh, thông tin được chia sẻ rộng rãi. Ngoài ra phụ huynh HS có thể tham khảo thông tin các khóa học trên trang web của Trung tâm. Tuyển sinh qua kênh truyền thông như băng rôn, áp phích, tờ rơiCách làm này cũng khá hiệu quả đối với việc cung cấp thông tin và phù hợp với xu hướng hiện đại ngày nay. Tuy nhiên lượng thông tin đăng tải được khá ngắn gọn nên không có nhiều thông tin cho phụ huynh HS tham khảo - Tuyển sinh trực tiếp tại các trường học: Các bộ phận phòng tổ phân chia khu vực trong địa bàn thành phố để tiếp cận với các trường. Cán bộ tuyển sinh đặt vấn đề với hiệu trưởng để làm việc trực tiếp với GV chủ nhiệm lớp, thông qua GV chủ nhiệm nhằm gửi thông tin các khóa học đến với phụ huynh HS. Trung tâm có chế độ hỗ trợ GV chủ nhiệm lớp cho công tác tuyển sinh với hình thức trích phần trăm trên tổng số HS đăng ký và nạp học phí. Cán bộ tuyển sinh tiếp cận với phụ huynh trong giờ đưa đón con để gửi thông tin cần thiết với phụ huynh về các khóa học, đồng thời để lại số điện thoại trên tờ rơi nếu phụ huynh HS nào có nhu cầu sẽ liên lạc. Cách tiếp cận này đòi hỏi cán bộ tuyển sinh thật khéo léo, tế nhị, tinh ý khi tư vấn cho phụ huynh HS để phụ huynh có thể hài lòng và đăng kí cho con học. - Tuyển sinh qua người quen, người thân: Đây là một biện pháp khá hiệu quả, vì sự tin tưởng, vì mối quan hệ của cán bộ tuyển sinh và đặc biệt không thể thiếu sự tinh tế của cán bộ tuyển sinh khi tư vấn cho bạn bè và người thân các khóa học phù với độ tuổi, có nhiều lợi ích, phù hợp với khả năng của HS. - Tư vấn tuyển sinh tại chỗ: Trong thời gian tuyển sinh cũng như suốt thời gian học phòng Bồi dưỡng luôn cắt cử GV trực để đón tiếp, tư vấn cho phụ huynh HS đến đăng ký học. Bởi có những phụ huynh HS biết tin qua truyền thông, qua bạn bè giới thiệu họ tự tìm đến Trung tâm đăng ký cho con học. Với cách thức tuyển sinh này cũng đòi hỏi cán bộ tư vấn thật khéo léo, tinh ý để làm hài lòng phụ huynh, đồng thời giúp họ có những lựa chọn thông thái về những khóa học thực sự hợp với lứa tuổi cũng như khả năng của con họ. Trên thực tế có những phụ huynh khi đến với Trung tâm họ chỉ nghĩ đăng kí một khóa học Kỹ năng sống cho con, nhưng khi được cán bộ tuyển sinh khéo léo tư vấn, họ lại đăng ký thêm các khóa học khác. - Một số biện pháp thúc đẩy công tác tuyển sinh + Giao khoán chỉ tiêu: Biện pháp này nhằm để cán bộ, GV có trách nhiệm hơn với công tác tuyển sinh của đơn vị, đồng thời phát huy mối quan hệ của cá nhân, uy tín của đơn vị, đồng thời qua đó lãnh đạo Trung tâm cũng xác định mức độ, hiệu quả công việc làm cơ sở cho đánh giá, xếp loại cuối năm. Cách thức thực hiện: Ban Giám đốc giao khoán chỉ tiêu cho các đơn vị phòng tổ theo mức độ khác nhau, tùy thuộc vào công việc, chuyên môn của phòng tổ đó. Các phòng tổ về họp và lại giao khoán chỉ tiêu cho từng cá nhân. + Chính sách hỗ trợ tuyển sinh: Trung tâm hỗ trợ GV một phần trong chi phí công tác tuyển sinh trên cơ sở trích phần trăm để trang trải chi phí đi lại, chi phí điện thoại, làm việc ngoài giờ khi làm công tác tuyển sinh. + Áp dụng hình thức khuyến mãi: Mục đích nhằm khuyến khích những người có nhu cầu lưa chọn các khóa học tại Trung tâm. Cách thức thực hiện: Áp dụng giảm giá theo phần trăm của khóa học, áp dụng tuần vàng khuyến mãi (cho những phụ huynh HS đăng ký trong tuần đầu khi bắt đầu tuyển sinh). Áp dụng giảm giá cho những phụ huynh đăng ký cho con học từ 2 khóa học trở lên..v.v.. Có thể khẳng định rằng thông qua các biện pháp trên, công tác tuyển sinh KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong 4 năm tổ chức mô hình này. 4.6. Tổng kết đánh giá 4.6.1. Tổng kết các khóa học GTS, KNS Để nhìn thấy được kết quả của các em HS sau khi kết thúc khóa học thì tất cả các lớp đều có buổi tổng kết. - Đối với các lớp kỹ năng sống và các lớp học bán trú chúng tôi thường tổ chức tổng kết bằng các hình thức như thi rung chuông vàng. Các kiến thức trong cuộc thi rung chuông vàng đều là những kiến thức về GTS, KNS mà các em đã được tiếp thu trong chương trình học tại Trung tâm, qua cuộc thi các em được nhắc lại, nhớ lại và khắc sâu hơn những kiến thức đã được học. Buổi tổng kết cũng có thể tổ chức bằng hình thức khác như: tổ chức hội chợ ẩm thực, qua hội chợ các em HS có cơ hội được thực hành các GTS, KNS mà các em được học trong chương trình như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng giao tiếpv.v. - Đối với các lớp năng khiếu, buổi tổng kết có thể là buổi biểu diễn để cho tất cả các em HS đều được lên sân khấu thể hiện tài năng, năng khiếu mà các em đã học tại Trung tâm như zumba, khiêu vũ, đàn, hát, múa, võ v.v . - Các yêu cầu đối với buổi tổng kết: + Giáo viên giảng dạy ôn tập lại các nội dung mà học sinh đã học. + Bộ phận phục vụ chuẩn bị cơ sở vật chất (âm thanh, ánh sáng, sân khấu, nước uống). + Giáo viên chủ nhiệm lớp và một số cán bộ giáo viên được phân công chịu trách nhiệm tiếp đón phụ huynh, quản lý học sinh trong suốt buổi tổng kết. Một số hình ảnh trong buổi lễ tổng kết khóa học 4.6.2. Tổng kết đáng giá rút kinh nghiệm Sau khi kết thúc mỗi đợt hè tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS Trung tâm GDTX tỉnh dưới sự chủ trì của đồng chí Giám đốc thường có buổi tổng kết đánh giá trên tất cả các mặt, các bộ phận đồng thời rút kinh nghiệm để khắc phục nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cho những khóa học của năm sau. 4.7. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài 4.7.1. Bài học kinh nghiệm Từ những cách thức tổ chức và kết quả đạt được, chúng tôi có những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh: - Về công tác quản lý: + Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, giao trách nhiệm cho các phòng tổ và lãnh đạo các phòng tổ phải thường xuyên kiểm tra, sát sao theo dõi, đánh giá nhắc nhở và kịp thời để điều chỉnh các hoạt động. + Ban Giám đốc Trung tâm có chính sách hỗ trợ kinh phí (tùy vào kết quả và hiệu quả công việc) cho GV chủ nhiệm lớp, bộ phận quản lý, bộ phận phục vụ, cán bộ tuyển sinh. - Về xây dựng chương trình, nguồn GV: + Xây dựng chương trình học phải chi tiết, cụ thể, hấp dẫn, học theo phương pháp học trải nghiệm, học đi liền với thực hành. + Nguồn GV giảng dạy phải có chuyên môn, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình. - Về cơ sở vật chất: Các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng như cơ sở vật chất, phục vụ, vệ sinh..v.v phải luôn được quan tâm. - Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm: + Sau mỗi kỳ dạy học Trung tâm thường tổ chức một hội nghị tổng kết đánh giá kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế để rút kinh nghiệm, khắc phục cho những kỳ học của năm sau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục GTS, KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An.. Tất cả những vấn đề trên một mặt đòi hỏi cán bộ, giáo viên luôn đoàn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm. Các hoạt động phải diễn ra đồng bộ, các phòng, tổ trong Trung tâm phải phối hợp chặt chẽ. 4.7.2. Hướng phát triển của đề tài Với phạm vi, giới hạn của đề tài này tôi chỉ có thể khái quát một cách chung nhất, sơ bộ nhất cách thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS tại Trung tâm GDTX tỉnh. Những phương pháp, cách thức mà chúng tôi đã tiến hành trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả nhất định. Trong thời gian tới, chúng tôi có thể mở rộng, phát triển đề tài theo hướng chuyên sâu từng nội dung cụ thể như: Biện pháp thúc đẩy công tác tuyển sinh hiệu quả, công tác quản lý, cách xây dựng chương trìnhv.v..hoặc những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tổ chức giáo dục GTS, KNS tại trung tâm GDTX tỉnh. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An là một trong những Trung tâm có quy mô đào tạo, bồi dưỡng hàng đầu của ngành học GDTX trong cả nước. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành và Sở GD&ĐT Nghệ An về việc giáo dục KNS cho học sinh các cấp học, Trung tâm GDTX tỉnh trong những năm vừa qua đã và đang tổ chức thành công các hoạt động giảng dạy giáo dục GTS, KNS cho học sinh từ 4-15 tuổi. Công tác tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục của Trung tâm GDTX Nghệ An. Trong bối cảnh hiện nay, trong cả hệ thống các Trung tâm GDTX đang gặp nhiều khó khăn vì số lượng người học đến với Trung tâm GDTX ngày càng giảm sút. Nhiều lý do khách quan như nhu cầu của người học giảm xuống, hệ thống văn bằng của loại hình vừa học vừa làm không được công nhận rộng rãi và đánh giá cao..v.v Trước tình hình đó Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An đã tìm cho mình một hướng đi mới đó là tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS các cấp học. Với mô hình này Trung tâm GDTX tỉnh đã được Bộ GD&ĐT xem xét và mời báo cáo tại 2 hội nghị về đa dạng hóa hoạt động của trung tâm GDTX trong giai đoạn hiện nay. Qua 04 năm tổ chức mô hình này, Trung tâm đã đạt được kết quả đáng khích lệ sau đây. Năm Số lượng lớp học Số lượng học sinh Các kỹ năng, năng khiếu 2016 28 460 Kỹ năng sống Hành trình lớn khôn, KN thuyết trình, MC, KN sinh tồn, Giáo dục giới tính, Hành trang lớp 1, Tự tin lớp 2, Vững vàng lớp 3, Các lớp năng khiếu: Múa, Võ thuật, Cờ vua, Mỹ thuật, Nấu ăn, Đàn, Thanh nhạc 2017 49 985 2018 52 1.201 2019 56 1.440 Tổng 185 4.086 Trong thời đại hiện nay, giáo dục GTS, KNS có thể nói là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục nói chung. Giáo dục KNS cho trẻ là điều vô cùng cần thiết bởi GTS, KNS là biểu hiện của hành vi, nhân cách đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành của con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động giáo dục. KNS là mục tiêu, là nội dung quan trọng của chương trình giáo dục ở các cấp học, giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh, giúp HS nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là trong cộng đồng, xã hội. Những kỹ năng trẻ học được hôm nay sẽ là viên gạch nhỏ xây nên bức tường lớn, tạo điều kiện và định hướng cho các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai giàu lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại Trung tâm GDTX tỉnh đạt chất lượng cao, thiết thực và hiệu quả thì đó cũng là một thách thức không nhỏ đối với người làm công tác quản lý. Tuy nhiên với sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An, sự sát sao thường xuyên và cách quản lý khoa học của Ban Giám đốc Trung tâm về việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giáthì chúng tôi luôn tin tưởng rằng hoạt động Giáo dục GTS, KNS tại Trung tâm ngày càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả. 2. Kiến nghị Trong suốt quá trình 04 năm tổ chức chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho các em HS các cấp học tại trung tâm GDTX tỉnh. Chúng tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm để các trung tâm GDTX có thể tham khảo, đóng góp ý kiến bổ sung và cùng nhau xây dựng các hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS để được nhân rộng mô hình này và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả. - Đối với Sở GD&ĐT Nghệ An: Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ, giáo viên chuyên trách hoạt động giáo dục Kỹ năng nhằm trang bị những kiến thức phục vụ cho quá trình giảng dạy. Xây dựng những mô hình điển hình về hoạt động Giáo dục KNS và nhân rộng mô hình này để triển khai đồng bộ ở nhiều đơn vị cấp huyện. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm ở các cơ sở, các đơn vị trực thuộc. - Đối với Ban Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An: + Đưa công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, giám sát hoạt động giáo dục GTS, KNS tại Trung tâm để nâng cao chất lượng giáo dục. + Tiếp tục khảo sát nhu cầu của người học, đổi mới bổ sung các chương trình đáp ứng yêu cầu của xã hội. + Tạo điều kiện cho một số GV tham gia học các khóa học nâng cao về bồi dưỡng GTS, KNS của các chuyên gia + Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn giáo viên cơ hữu để chủ động hơn nữa trong công tác giảng dạy các lớp GTS, KNS. + Đầu tư thêm cơ sở vật chất , xây dựng các phòng học chuyên dụng chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay. PHỤ LỤC 1 Hình ảnh lớp học GTS, KNS Hình ảnh lớp học Hành trang lớp 1. Hình ảnh lớp học Kỹ năng thuyết trình Hình ảnh lớp Mĩ thuật Hình ảnh lớp học nấu ăn của HS THCS Hình ảnh lớp học khiêu vũ, học múa Hình ảnh lớp học Cờ vua PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHƯƠNG TRÌNH KHÓA HỌC GTS, KNS “HÀNH TRÌNH LỚN KHÔN” (Dành cho học sinh từ 5 – 6 tuổi) TT KỸ NĂNG NỘI DUNG 1 Giao tiếp và hòa nhập Buổi 1: Giới thiệu bản thân Buổi 2: Lịch sự và lễ phép Buổi 3: Làm quen và kết bạn Buổi 4: Thói quen tốt xấu trong giao tiếp 2 Tự phục vụ Buổi 5: Chuẩn bị trước khi đến trường Buổi 6: Dọn dẹp đồ dùng Buổi 7: Lịch sự trên bàn ăn 3 Tự bảo vệ Buổi 8: Vui chơi an toàn Buổi 9: Sơ cứu vết thương nhỏ Buổi 10: Cảnh giác với người lạ, phòng tránh xâm hại Buổi 11: Phòng cháy chữa cháy Buổi 12: Tổng kết cuối khóa KHÓA HỌC “HÀNH TRANG CHO BÉ VÀO LỚP 1” (Học từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần) TT MÔN HỌC NỘI DUNG CHI TIẾT SỐ BUỔI 1 Làm quen với chữ viết và con số - Hướng dẫn học sinh ngồi đúng tư thế, cầm bút và đặt vở đúng cách. - Làm quen với bảng chữ cái, số đếm - Luyện viết các nét cơ bản - Luyện viết bảng chữ cái, số đếm - Kiên trì lắng nghe và luyện tập viết mỗi ngày. 30 2 Giáo dục giá trị sống & kỹ năng sống (Giáo viên Hà Nội dạy) - Trường tiểu học của em - Hoạt động trong trường tiểu học - Nội quy trường tiểu học - Ngày đầu tiên đi học - Giới thiệu bản thân - Lịch sự và lễ phép - Làm quen và kết bạn - Tôn trọng mọi người - Xử lí khi bị lạc, cảnh giác với người lạ - Vui chơi an toàn - Phòng cháy chữa cháy - Tự hào con là học sinh lớp 1. 12 3 Làm quen với tiếng Anh - Giới thiệu bảng chữ cái tiếng Anh - Giới thiệu các số đếm - Giới thiệu các màu sắc cơ bản - Giới thiệu các loại hoa quả - Giới thiệu các con vật - Giới thiệu về bản thân - Giới thiệu về sở thích - Giới thiệu thành viên trong gia đình - Giới thiệu bài hát tiếng Anh - Thực hành với giáo viên nước ngoài. 14 4 Các hoạt động ngoại khóa - Trò chơi dân gian - Mỹ thuật sáng tạo - Sinh hoạt nhóm theo chủ đề - Sinh hoạt văn nghệ - Bé tập thể thao. 14 CHƯƠNG TRÌNH KHÓA HỌC “GIÁO DỤC GIỚI TÍNH HÀNH TRANG VÀO ĐỜI” (Dành cho học sinh từ 12 – 17 tuổi) Thời gian học: 2 ngày/ 1 khóa học Buổi Nội dung 1 Cơ thể của bạn – những điều chưa biết 2 Tình yêu tuổi teen - nên hay không? 3 Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên – Hậu quả khôn lường 4 Thể hiện bản thân – Những điều rút ra từ khóa học PHỤ LỤC 4 BIỂU MẪU TUYỂN SINH LỊCH HỌC CÁC LỚP KỸ NĂNG SỐNG, NĂNG KHIẾU, TIẾNG ANH HÈ 2017 TT Khóa học Chương trình Giáo viên GD Lịch học Ngày nhập học Đối tượng học Số buổi Học phí Ghi chú 1 Hành trang lớp 1 KNS 12 buổi Cô Thùy (Hà Nội) T2 -> 6 05.06.2017 Học sinh 6 tuổi 7 tuần 3.000.000đ Chưa bao gồm tiền ăn Tiếng Anh 14 buổi Cô Nhung Luyện chữ 20 buổi Cô Oanh Hoạt động ngoại khóa Cô Thúy KỸ NĂNG SỐNG TT Khóa học Lớp học Giáo viên GD Lịch học Ngày nhập học Đối tượng học Số buổi Học phí Ghi chú 2 Kỹ năng sống 4-6T (KNS) KNS.A1 Cô Thùy (Hà Nội) Ca 5: T4, 6 07.06.2017 Học sinh mầm non và lớp 1 12 1.000.000đ Đã bao gồm học liệu và kinh phí đi học ngoại khóa KNS.A2 Ca 5: T 3, 5 06.06.2017 KNS.A3 Cô Duyên (Hà Nội) Ca 2: T7, CN 27.05.2017 3 Kỹ năng sống 7-10T (KNS) KNS.B1 Cô Duyên (Hà Nội) Ca 1: T7, CN 27.05.2017 Học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 12 1.000.000đ KNS.B2 Cô Duyên (Hà Nội) Ca 4: T7, CN 27.05.2017 KNS.B3 Cô Thùy (Hà Nội) Ca 3: T4, 6 07.06.2017 KNS.B4 Cô Thùy (Hà Nội) Ca 1: T4,6 07.06.2017 4 Quà tặng tuổi teen QTTT1 Cô Thùy (Hà Nội) Ca 2: T3, 5 06.06.2017 Học sinh THCS 12 1.000.000đ QTTT2 Ca 4: T4, 6 07.06.2017 Học sinh THCS 12 5 Chìa khóa thành công CKTC Cô Thùy (Hà Nội) Ca4: T3, 5 06.06.2017 Học sinh THPT 12 1.000.000đ 6 Giáo dục giới tính Hành trang vào đời GDGT Cô Thao T7, CN 03.06.2017 Học sinh THCS&THPT 4 300.000đ THUYẾT TRÌNH 7 MC MC1 Cô Ly Ca 5: T2, 4 29.05.2017 Học sinh Tiểu học 12 1.000.000đ MC2 Ca 1: T3, 5 06.06.2017 8 Thuyết trình TT.1 Cô Ly Ca 5: T3, 5 06.06.2017 Học sinh Tiểu học 12 1.000.000đ TT.2 Cô Duyên (Hà Nội) Ca 5: T7, CN 27.05.2017 8 Thuyết trình TT.3 Cô Thùy (Hà Nội) Ca 1: T3, 5 06.06.2017 Học sinh THCS 12 1.000.000đ TT.4 Cô Thùy (Hà Nội) Ca 2: T4, 6 07.06.2017 NĂNG KHIẾU 9 Luyện chữ đẹp LC1 Cô Oanh Ca 5: T2, 4 Học sinh Tiểu học 20 1.000.000đ 10 Mỹ thuật MTMN.A1 Cô Nga Ca 1: T7, CN 27.05.2017 Học sinh Mầm non 20 800.000đ Đã bao gồm học liệu và đi dã ngoại MTMN.A2 Ca 2: T7, CN 03.06.2017 MTTH.B1 Ca 2: T2, 4 29.05.2017 Học sinh Tiểu học MTTH.B2 Ca 4: T 2, 4 MTTH.B3 Ca 4: T 3, 5 06.06.2017 MTNC Cô Nhung Ca 1: T7, CN Học tiếp Học sinh đã qua lớp cơ bản 11 Dancesport Khiêu vũ cơ bản (D1) Thầy Bảo Ca 1: T7, CN 27.05.2017 Học sinh bắt đầu học 20 800.000đ Khiêu vũ cơ bản (D2) Ca 1: T2, 4 29.05.2017 Khiêu vũ nâng cao (D3) Ca 2: T2, 4 29.05.2017 Học sinh đã qua lớp cơ bản 12 Múa Múa cơ bản (M1) Cô Hạnh Ca 2: T7, CN 27.05.2017 Học sinh bắt đầu học 20 600.000đ Chưa bao gồm trang phục Múa cơ bản (M2) Ca 1: T3, 5 06.06.2017 Múa nâng cao (M3) Ca 2: T3, 5 06.06.2017 Học sinh đã qua lớp cơ bản 20 13 Cờ vua Cờ vua cơ bản (CV1) Thầy Hải Ca 1: T2, 4 29.05.2017 Học sinh bắt đầu học 20 600.000đ Cờ vua cơ bản (CV2) Ca 3: T3, 5 06.06.2017 Cc vua cơ bản (CV3) Ca 2: T6, CN 28.05.2017 14 Bóng bàn BB.1 Thầy Sơn Ca 1: T2, 4, 6 27.05.2017 Học sinh Tiểu học 20 600.000đ BB.2 Ca 5: T3, 5, 7 29.05.2017 Học sinh THCS 15 Võ Nhất Nam V1 Thầy Minh Ca 5: T2, 4, 6 29.05.2017 Học sinh TH, THCS 30 450.000đ Chưa bao gồm võ phục V2 Ca 5: T 3, 5, 7 30.05.2017 Học sinh TH, THCS 16 Nấu ăn NA.1 Trung tâm Sao Mai Ca 1: T2, 3, 4 29.05.2017 Học sinh Tiểu học 10 1.800.000đ Bao gồm nguyên liệu và kinh phí đi trải nghiệm NA.2 Ca 2: T2, 3, 4 Học sinh THCS NA.3 Ca 3: T 2, 3, 4 Người lớn NA.4 Ca 4: T2, 3, 4 17 Đàn Ghitar G1 Thầy Thắng Ca 2: T3, 5 30.05.2017 Học sinh TH và THCS 20 600.000đ 18 Thanh nhạc TN.1 Thầy Cường Ca 5: T2, 4 29.05.2017 Học sinh TH và THCS 20 600.000đ TN.2 Ca 5: T6, CN 09.06.2017 Học sinh TH và THCS TN.3 Ca 1: T2, 6 29.05.2017 Học sinh TH và THCS MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GTS, KNS TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH NGHỆ AN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tham khảo các Quyết định, Thông tư và văn bản Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT NGhệ An 2. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT (Học viện Quản lý giáo dục 2012)3.Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm ( Biên soạn ThS. Đỗ Văn Thông – Đại học An Giang, 2008). 3. Tình huống tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm ( Tác giả Đỗ Thị Châu – NXB GDHN, 2005). 4. Rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS ( Tác giả Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Tú Phương – NXB ĐH QGHN, 2014). 5. Rèn kỹ năng sống dành cho học sinh ( Tác giả Lệ Nguyễn Khánh Hà – NXB ĐHSP, 2016). 6. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ( Tác giả Thùy Chi – NXB Lao động năm, 2009) 7. Nhập môn kỹ năng sống ( Tác giả TS. Huỳnh Văn Sơn – NXB Giáo dục, 2010) 8. Bộ môn kỹ năng sống ( tác giả Lê Lương Thuận) 9. “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ( Tạp chí giáo dục số 214/2009 – tác giả Phan Thanh Vân) 10. “ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” ( năm 2010- tác giả Phan Thanh Vân) 11 . “ Kỹ năng sống và kỹ năng mềm là gì?” (Tác giả Trần Đăng Khoa)
File đính kèm:
- 114_BaN_Nguyen_T_Hai_Yen_ad34f6c907.docx