SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường Trung học Phổ thông Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm và thẩm quyền quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Nghị định này không điều chỉnh đối với các vị trí việc làm gắn với các chức danh, chức vụ quy định là công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 2. Vị trí việc làm và phân loại vị trí việc làm

1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Vị trí việc làm được phân loại như sau:

a) Vị trí việc làm do một người đảm nhận;

b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận;

c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Điều 3. Nguyên tắc xác định và quản lý vị trí việc làm

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý viên chức.

2. Vị trí việc làm được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Vị trí việc làm phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý tương ứng.

4. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn.

Điều 4. Căn cứ xác định vị trí việc làm

1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành.

4. Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin.

5. Thực trạng bố trí, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 5. Phương pháp xác định vị trí việc làm

1. Việc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo phương pháp tổng hợp.

2. Xác định vị trí việc làm theo phương pháp tổng hợp được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa việc phân tích tổ chức, phân tích công việc với thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập và được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

a) Bước 1: Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Bước 2: Phân nhóm công việc;

c) Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng;

d) Bước 4: Thống kê, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức;

đ) Bước 5: Xác định bảng danh mục vị trí việc làm cần thiết của đơn vị sự nghiệp công lập;

e) Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm;

g) Bước 7: Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm;

h) Bước 8: Xác định chức danh nghề nghiệp tương ứng với danh mục vị trí việc làm cần thiết.

3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 2 Điều này.

 

doc46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường Trung học Phổ thông Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiện cấp Trường để lựa chọn được các sản phẩm có chất lượng tham gia cuộc thi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia.
- Phối hợp các trường Đại học – cao đẳng – dạy nghề tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. 
- Phối hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức trải nghiệm thực tế tại nhà trường và ngoài nhà trường (trên tinh thần tự nguyện và được Sở Giáo dục cấp phép).
9. Triển khai thực hiện hiệu quả “Một đổi mới”, Sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp Trường, cấp cơ sở và cấp Tỉnh
Mục đích: Thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, phát hiện, tôn vinh các cá nhân say mê nghiên cứu khoa học, kịp thời đưa những tiến bộ, cải tiến kĩ thuật có giá trị vào ứng dụng, triển khai trong công tác giảng dạy và thực tiễn. Từ đó nâng cao năng lực triển khai nhiệm vụ về Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; Vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh và làm đồ dùng, thiết bị dạy học của vị trí việc làm.
Giúp cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn mục đích của nghiên cứu sáng kiến là để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiện:
Nhà trường đã tổ chức tập huấn về công tác SKKN, yêu cầu và tổ chức cho 100% cán bộ quản lý, GV, NV viết sáng kiến kinh nghiệm áp dụng hiệu quả vào trong quá trình công tác và đảm bảo đúng yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại, thi đua khen thưởng theo đúng kế hoạch của nhà trường, của Sở Giáo dục. Định kỳ báo cáo kết quả “Một đổi mới”, SKKN, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong sinh hoạt chuyên môn của Tổ giúp phổ biến và vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh. Cuối năm có đánh giá và chấm SKKN, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp Trường.
10. Thực hiện tốt công tác Thanh kiểm tra nội bộ - Thi đua khen thưởng
Mục đích: Công tác Thanh kiểm tra nội bộ giúp cho CBGV,NV thấy được ưu điểm để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo vị trí việc làm. Công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục.
Thực hiện:
Công tác thanh- kiểm tra nội bộ: đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ trường học và triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng đã ban hành quyết định cử 19 cán bộ giáo viên cốt cán tham gia nhiệm vụ công tác thanh kiểm tra nội bộ của nhà trường trên mọi mặt theo định kỳ, thường xuyên, đột xuất. Kết quả các đợt thanh kiểm tra theo kế hoạch đều có niêm yết kịp thời, phân tích đánh giá công khai trước Hội đồng sư phạm, đảm bảo tính trung thực, công khai, dân chủ, chính xác giúp cho CBGV,NV thấy được ưu điểm để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tồn tại. Các hồ sơ thanh kiểm tra và kết quả thanh kiểm tra sẽ là nguồn minh chứng phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên cuối kỳ, cuối năm.
Công tác thi đua – khen thưởng: đầu năm học, nhà trường đã thông qua bản Quy định về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ giáo viên, nhân viên theo vị trí việc làm, trong đó đặc biệt yêu cầu về sự chuẩn hoá, có hình thức thi đua khen thưởng và kỷ luật rõ ràng, chặt chẽ, thông qua chỉ tiêu chuyên môn. Do đó, việc thực hiện các quy định của cán bộ giáo viên, nhân viên đã có sự chuyển biến tích cực, hiệu quả cao hơn so với những năm học trước.
11. Triển khai tốt công tác tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và đánh giá cán bộ, viên chức theo tiêu chuẩn và nhiệm vụ của vị trí việc làm theo từng học kỳ
Mục đích: Thông qua đánh giá, xếp loại hàng kỳ, hàng năm, mỗi giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đồng thời CBQL có kế hoạch xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý, khoa học.
Thực hiện:
Hàng năm, nhà trường tiến hành đánh giá giáo viên theo Chuẩn và đánh giá cán bộ, viên chức theo tiêu chuẩn và nhiệm vụ của vị trí việc làm đảm bảo nghiêm túc, khách quan theo các tiêu chí đánh giá và đúng trình tự tại các văn bản hướng dẫn vào cuối học kỳ I và cuối năm học.
Thông qua kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn và đánh giá cán bộ, viên chức theo tiêu chuẩn và nhiệm vụ của vị trí việc làm theo kỳ sẽ chỉ ra phương hướng khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm của giáo viên một cách kịp thời. Từ đó, mỗi giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng vị trí việc làm.
12. Tăng cường CSVC hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới
Định kỳ, nhà trường triển khai hiệu quả kế hoạch rà soát, duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp, trang bị mới CSVC, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Hiện tại, nhà trường đã được tỉnh, Sở Giáo dục trang bị CSVC, trang thiết bị của Dự án trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2 và chuẩn bị đầu tư Dự án Trường học thông minh. Các trang thiết bị được tập huấn và sử dụng hiệu quả trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, góp phần quan trong nâng cao chất lượng dạy- học. Đồng thời, nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ là điểm đăng cai tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, ngoại khóa của tỉnh, như: tập huấn về CNTT; về đổi mới sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn; về Câu lạc bộ Tiếng Anh; về huấn luyện và thi đấu các bộ môn của Đại hội TDTT, Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, dự thi cấp quốc gia.
Phần thứ ba
MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên trường THPT Bình Xuyên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020 đã thu được một số kết quả quan trọng, cụ thể:
1. Nhận thức đầy đủ về bồi dưỡng giáo viên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016- 2020
Từ việc triển khai, hướng dẫn các văn bản hướng dẫn về bồi dưỡng giáo viên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016- 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc và của nhà trường, 100% cán bộ, giáo viên nhà trường đã nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về yêu cầu phẩm chất năng lực của nhà giáo trong thời gian giai đoạn 2016- 2020. Từ đó, từng giáo viên có ý thức phấn đấu tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, tu dưỡng để vươn lên đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016- 2020, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của nhà trường, hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị- chuyên môn mà nhà trường được giao trong giai đoạn hiện nay. 
2. Tạo được khối đoàn kết nội bộ, môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực trong nhà trường từ đó tạo được sự thống nhất trong triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường
Việc phân công chuyên môn, xác định vị trí việc làm và đánh giá xếp loại đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, đúng người, đúng việc; có sự nhắc nhở, khen thưởng kịp thời. Đặc biệt, nhà trường làm tốt công tác động viên, khích lệ cán bộ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm tham gia xây dựng khối đoàn kết nội bộ, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của cá nhân, của tập thể.
3. Chất lượng đội ngũ ngày càng nâng cao
3.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên	
a) Kết quả thi thăng hạng giáo viên: Toàn trường đã có 32 cán bộ, giáo viên đạt kết quả tốt (cán bộ quản lý: 02, giáo viên: 30) trong kỳ thi thi thăng hạng giáo viên lên giáo viên trung học phổ thông: 31 thi đỗ hạng II; 01 thi đỗ hạng I.
b) Kết quả thi bồi dưỡng thường xuyên: 100% giáo viên đạt kết quả tốt.
c) Kết quả đánh giá chuẩn giáo viên và đánh giá cán bộ, viên chức trong học kỳ I, năm học 2018 - 2019: 
+ 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp. 
+ 100% cán bộ, giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn và hoàn thành tốt nhiệm vụ (trong đó 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) của vị trí việc làm. Cụ thể:
Về tiêu chuẩn: 100% cán bộ, giáo viên:
- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước,
quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục;
- Thực hiện tốt kế hoạch, chương trình, giáo dục;
- Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh;
- Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh;
- Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh;
- Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
- Có khả năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Về nhiệm vụ: 100% cán bộ, giáo viên:
- Đảm bảo Dạy học và giáo dục học sinh theo đúng chương trình, kế hoạch;
- Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;
- Tích cực Vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh và làm đồ dùng, thiết bị dạy học. Kết quả thực hiện “Một đổi mới”, SKKN: 
+ 100% cán bộ, giáo viên nhà trường đã đăng ký ít nhất “Một đổi mới” và đã báo cáo SKKN trước tổ. 
+ Kết quả chấm SKKN cấp trường: 
Tổng số CBQL, giáo viên: 79, trong đó giáo viên: 75. 
Số SKKN: 79 đạt 100%, trong đó giáo viên là 75 SKKN, đạt 100%. 
Loại Xuất sắc: 47 (59,49%); Loại Khá: 39 (39,24%); Loại TB: 1 (1,27% )
+ Số SKKN đăng ký chấm cấp ngành và cấp Tình: 40 (trong đó 02 SKKN đăng ký chấm cấp Tỉnh)
- Tích cực Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, hình thành năng lực và phương pháp tự học của học sinh trung học phổ thông. Kết quả: Tổng số giờ ứng dụng CNTT: 2.115. Tổng số giờ đổi mới PPDH ứng dụng phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh: 146.
- Tham gia tích cực việc Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn. Kết quả thi BDTX: 100% cán bộ, giáo viên tham dự đạt kết quả. Kết qua kiểm tra bồi dưỡng CNTT của Sở Giáo dục và Đào tạo: 100% đạt yêu cầu. 
- Tích cực Tham gia tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh và cha mẹ học sinh;
- Chủ động Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và các tổ chức xã hội để tổ chức, hướng dẫn các hoạt động giáo dục học sinh;
- Tích cực tham gia Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hội thi cho học sinh;
3.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ nguồn quy hoạch CBQL giai đoạn 2015- 2020, 2020- 2025 và giai đoạn tiếp theo.
a) Kết quả thi thăng hạng giáo viên: 
Trong 12 giáo viên được quy hoạch cán bộ nguồn, 10/12 đồng chí tham gia bồi dưỡng và thi đạt kết quả tốt trong kỳ thi thăng hạng giáo viên vừa qua (02 đồng chí không tham gia do nghỉ chế độ).
b) Kết quả đánh giá chuẩn giáo viên và đánh giá cán bộ, viên chức:
Trong học kỳ I năm học 2018 - 2019: 12/12 (đạt 100%) giáo viên được quy hoạch cán bộ nguồn của nhà trường đạt Chuẩn nghề nghiệp loại Xuất sắc và Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cụ thể: 100% giáo viên được quy hoạch cán bộ nguồn của nhà trường:
- Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở cáo lớp bồi dưỡng giáo viên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới cấp trường. Có 13 giáo viên tham gia cấp cụm, 01 giáo viên được lựa chọn thao giảng cấp Tỉnh.
- Vận dụng hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường;
- Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá sản phẩn nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh cấp trường;
- Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn. Có giáo viên tham gia chủ trì nội dung bồi dưỡng cấp Tỉnh như bộ môn GDCD, bộ môn Tin học;
- Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cấp Trường. Có giáo viên tham gia thanh tra cấp Sở (bộ môn Ngữ văn, Địa lý, Hóa học, Vật lý);
- Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường;
- Tham gia ra đề và chấm thi học sinh giỏi cấp trường. Có giáo viên tham gia ra đề HSG cấp Tỉnh (bộ môn Toán, Vật lý, Ngữ văn, Sinh học, Địa lý) và chấm thi HSG;
- Tham gia tổ chức, đánh giá các hội thi của học sinh cấp Trường.
c. Kết quả nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ:
Trong số 12 giáo viên dự nguồn CBQL, có 01 đồng chí có trình độ Trung cấp LLCT, 02 đang đi học, 03 chuẩn bị đi học. Hiện nhà trường đã cử 03 đồng chí hoàn thiện khóa học bồi dưỡng cán bộ nguồn CBQL.
Trong số 12 giáo viên dự nguồn có 9/12 đạt trình độ Thạc sỹ. Hiện có 01 giáo viên đang học Thạc sỹ; 02 đồng chí đi học nâng cao trình độ trong năm học tiếp theo.
d. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm: Trong 12 giáo viên được quy hoạch cán bộ nguồn, nhiều đồng chí kiêm nhiệm nhiều chức vụ và đã hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ. 
4. Chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn được nâng cao, kết quả Hội thảo chuyên đề cấp cụm, cấp Tỉnh đạt kết quả tốt
Với giải pháp phát huy vai trò của Tổ trưởng, tổ phó, cán bộ nguồn quy hoạch CBQL trong các tổ chuyên môn. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, giáo viên côt cán làm nòng cốt chuyên môn trong các tổ bộ môn của nhà trường đồng thời là nòng cốt để triển khai đổi mới phương pháp giáo dục thực hiện tốt nội dung chương trình sách giáo khoa mới sắp tới.
Với giải pháp xây dựng tổ chuyên môn là “trung tâm bồi dưỡng giáo viên” đã tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên thể hiện và học hỏi năng lực nghề nghiệp. Các buổi sinh hoạt chuyên môn đã có chiều sâu, giáo viên chủ động tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn dưới sự điều hành của tổ trưởng, góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, Nhà trường đã có 13 chuyên đề tham dự Hội thảo cấp cụm, trong đó đạt giải Nhất: 05 chuyên đề, giải Nhì: 04 chuyên đề, giải Ba: 04 chuyên đề. Có 01 tiết dạy minh họa cấp Tỉnh môn KTNN, 03 báo cáo chuyên đề cấp Tỉnh ở các bộ môn: Hóa học, Sinh học, Tin học. 
5. Chất lượng giáo dục của nhà trường ổn định và phát triển bền vững:
Trong học kỳ I, năm học 2018- 2019 vừa qua:
Về kết quả xếp loại văn hóa: Tổng số HS: 1.105 HS, Học lực Khá, Giỏi: 920 HS chiếm 83,26% (Giỏi: 112 HS chiếm 10,14%; Khá: 808 HS chiếm 73,12%). 
Về kết quả xếp loại hạnh kiểm: Tổng số HS: 1.105 HS, Hạnh kiểm Khá, Tốt: 1090 HS chiếm 98,64% (Tốt: 1032 chiếm 93,39%, Khá: 58 chiếm 5,25%)
Về kết quả HSG lớp 12 cấp Tỉnh: Kết quả: đạt 56 giải trong đó: 04 giải chương trình Chuyên với 01 Ba, 03 KK- xếp thứ 02 toàn tỉnh; 52 giải chương trình THPT với 02 Nhất, 15 Nhì, 11 Ba, 24 KK, xếp thứ 04 toàn Tỉnh.
Về kết quả HSG Tiếng Anh qua mạng: có 01/ 02 học sinh của tỉnh Vĩnh Phúc được dự thi cấp khu vực tổ chức tại trường Đại học Hùng Vương- Phú Thọ năm 2018.
Về kết quả thi KSCL THPT Quốc gia lớp 12 Lần 1 cấp Tỉnh: xếp thứ 2 toàn Tỉnh (cao nhất từ trước đến nay) được Sở Giáo dục biểu dương.
Về kết quả Đại hội TDTT năm 2017: đạt 01 Huy chương Vàng môn bơi, 01 HCB môn bóng chuyền hơi nữ cấp Ngành; 01 HCV, 01 HCB môn điền kinh cấp huyện.
Về kết quả cuộc thi Nghiên cứu KHKT: đạt 01 giải Nhì cấp Tỉnh, đang tham dự cấp Quốc gia. 
Ngoài ra, nhà trường còn đạt được nhiều thành tích trên các mặt giáo dục và các sân chơi trí tuệ khác: Trong 03 năm học gần đây, kết quả thi thiết kế bài giảng e-Learning, Dạy học theo chủ đề tích hợp đều xếp thứ Nhất toàn tỉnh, nhiều sản phẩm dự thi quốc gia đạt giải (đạt 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 01 Ba, 01 Khuyến khích). 
II. KẾT LUẬN
Từ việc xác định được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016- 2020, trường THPT Bình Xuyên đã và đang thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, góp phần đưa chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng ổn định và phát triển bền vững, thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Việc đánh giá, xếp loại đội ngũ đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, chính xác. Việc phân công, bố trí chuyên môn và xác định vị trí việc làm của các thành viên trong đơn vị đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định chung và chú trọng phương châm “Rèn thầy trước, luyện trò sau” và “Việc đi tìm người”. 
Công tác thi đua, khen thưởng luôn được nhà trường chú trọng, quan tâm. Chính
bởi vậy, nhà trường đã xây dựng được tốt khối đoàn kết, dân chủ, cộng đồng trách nhiệm, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh ngày tăng nhanh, chất lượng sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn ngày càng được đổi mới, hiệu quả đáp ứng được những yêu cầu quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
- Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Bình Xuyên và đã nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Đề tài có khả năng áp dụng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho các trường THPT không chuyên và các TTGDTX trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đội ngũ tổ/nhóm trưởng chuyên môn: Có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, năng lực quản lí tổ.
- Giáo viên: Tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, Tham gia có hiệu quả các hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020 ở trường THPT Bình Xuyên.
- Duy trì ổn định và từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mọi mặt của Nhà trường trong năm học 2018- 2019 và các năm tiếp theo.
- Thực hiện mục tiêu phấn đấu của nhà trường: tiếp tục đổi mới công tác quản lý, công tác bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao chất lượng giáo dục, xứng đáng là trường chuẩn quốc gia, trường trọng điểm chất lượng cao trong khối THPT của huyện, của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất vào đúng sự kiện Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường THPT Bình Xuyên (26/10/1970- 26/10/2020).
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016- 2020 ở trường THPT Bình Xuyên.
- Duy trì ổn định và từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mọi mặt của Nhà trường trong năm học 2018- 2019 và các năm tiếp theo.
- Thực hiện mục tiêu phấn đấu của nhà trường: tiếp tục đổi mới công tác quản lý, công tác bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao chất lượng giáo dục, xứng đáng là trường chuẩn quốc gia chất lượng cao, trường trọng điểm chất lượng cao trong khối THPT của huyện Bình Xuyên, của tỉnh Vĩnh Phúc. Phấn đấu đến năm 2020 được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất vào đúng sự kiện Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường THPT Bình Xuyên (26/10/1970- 26/10/2020).
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
- Ban giám hiệu
- Tổ trưởng chuyên môn
- Tổ chuyên môn
Trường THPT Bình Xuyên 
- Phạm vi: Thời gian từ tháng 09 năm 2018 tại trường THPT Bình Xuyên.
- Lĩnh vực: Quản lý
Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019 
KT. Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Chúc Hà
Bình Xuyên, ngày 20 tháng 01 năm 2019
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
 Phan Hồng Hiệp

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao_hieu_qua_boi_duo.doc
Sáng Kiến Liên Quan