Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục và duy trì sĩ số trong nhà trường của hiệu trưởng trường THCS xã An Hòa Tây

- Văn kiện đại hội III của Đảng Lao Động Việt Nam ( 1960 ) đã khẳng định con người là vốn quý nhất . . . Do vậy mà sự nghiệp giáo dục của chúng ta phải bồi dưỡng thê hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước , có giác ngộ xã hội chủ nghĩa , có văn hoá và có kỹ thuật , có sức khoẻ , là những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới.

- Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986) đưa ra đường lối đổi mới đất nước đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tố con người ; phát huy yếu tố con người; phát triển kinh tế với phát triển xã hội, lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, lấy sự quan tâm đến con người và thái độ coi trọng lẫn nhau là tiêu chuẩn đạo đức trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội .

- Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 1991 ) thông qua cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000 ở nước ta , con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội , xây dựng đất nước và khẳng định : “ Nguồn lực lớn nhất , quý báo nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam , trong đó có tiềm lực trí tuệ “ . Mục tiêu để phát triển đất nước là đẩy mạnh phát triển giáo dục vì mục tiêu của giáo dục đào tạo là nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài .

- Trong điều kiện diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ . Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất . Không thể đợi hoàn thành công nghiệp hoá xong mới tiếp cận kinh tế tri thức , mà phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ , của kinh tế tri thức ở những lĩnh vực , những khâu mà nước ta có khả năng , để tránh nguy cơ tụt hậu quá xa so với các nước trên thế giới . Ngày nay đầu tư vô hình ( tức là đầu tư cho giáo dục đào tạo , cho nghiên cứu và triển khai và cho phát triển bảo tồn văn hoá dân tộc ) có xu hướng tăng nhanh hơn đầu tư hữu hình . Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá , là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5713 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục và duy trì sĩ số trong nhà trường của hiệu trưởng trường THCS xã An Hòa Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
äu trưởng chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo hỗ trợ mọi tiềm lực cho công tác phổ cập của nhà trường về cơ sở vật chất , trang thiết bị dạy học , chế độ ưu đãi GV .
+ Tổ chức điều kiện hiện trạng giáo dục 
-Ngày 15 tháng 6 năm 2000 toàn trường đã tổ chức điều tra trên phạm vi toàn xã , cán bộ chuyên trách phổ cập phải cập nhật số liệu và theo dõi thường xuyên , chính xác , báo cáo kịp thời cho hiệu trưởng những trường hợp HS lưu ban , bỏ học để hiệu trưởng kịp thời xử lý .
-Hàng năm phải báo cáo kịp thời các biểu mẫu lên phòng giáo dục - có ý kiến chỉ đạo thực hiện .
+ Xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục 
Trên cơ sở các dữ liệu đã điều tra , cập nhật . Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện - dựa trên sự phát triển của địa phương 
Kế hoạch , thời gian thực hiện và các bước đi phải thích hợp. Những nhiệm vụ và giải pháp phải khăng khít với nhau .
3/-Tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục :
Sau khi điều tra xong, Hiệu trưởng chủ động tổ chức cuộc họp các thành viên trong ban chỉ đạo chống mù chữ - phổ cập giáo dục. Thành viên gồm :
Trưởng ban : Phó chủ tịch UBND và phụ trách văn hoá xã hội 
Phó ban : Hiệu trưởng trường THCS , tiểu học 
Thư ký : Cán bộ phụ trách công tác chống mù chữ – phổ cập giáo dục 
Các uỷ viên : Trưởng ban các ngành đoàn thể có liên quan đến 
- Mục đích xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục THCS hàng năm để toàn xã phổ cập THCS vào năm 2004.
- Các ban ngành đoàn thể , cán bộ GV của 3 trường ( Trường tiểu học – THCS – Mầm non ) phải huy động được 95 đến 100% số cháu trong độ tuổi ra học mẫu giáo .
+ Huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi từ tiểu học đến THCS.
+ Thực hiện tốt “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường “.
+ Có trách nhiệm ngăn ngừa HS bỏ học .
+ Chấn chỉnh đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy - có phương pháp khoa học, thu hút HS đến trường.
Ban văn hóa xã hội tổ chức tuyên truyền sâu rộng về công tác phổ cập giáo dục .
+ Ban phụ nữ xã thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc trẻ em , giải quyết chế độ cho con em gia đình chính sách và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
+ Tổ chức lớp học cho phù hợp với điều kiện của nhân dân địa phương ( dạy vào ban đêm ) đồng thời miễn giảm hoàn toàn học phí cho các em.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ văn hoá cho các em trong độ tuổi nói riêng – cho nhân dân địa phương nói chung, vận động các lực lượng ngoài nhà trường để tích cực ủng hộ về vật chất và tinh thần cho cán bộ GV nhà trường làm công tác giáo dục – tiến tới hoàn thành phổ cập vào năm 2004.
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PC THCS NĂM 2004
- Huy động trẻ tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 : 272/280.Tỉ lệ 97.11%
- Huy động trẻ 11->18 tuổi bỏ học trở lại lớp là: 30
- Trẻ 11->14 tuổi đang học THCS là 534/857 tỉ lệ 62,3%
- Trẻ 15-> 18 tuổi đang học THCS và Tốt nghiệp THCS là 565/577 tỉ lệ 97.9% .
Sau khi điều tra vào tháng 6/2002 toàn xã có tổng số trẻ trong diện phổ cập giáo dục THCS vào năm 2004 sinh ở các năm 1986 , 1987 , 1988,1989
Tổng cộng :40 em , số phải phổ cập THCS là 32 em ( 8 em thuộc diện khuyết tật và đã chuyển trường ) 
- Số trẻ đã tốt nghiệp THCS 2 hệ vào những năm trước , 266 em
- Số trẻ hiện đang học các lớp 6, 7 , 8 , 9 chương trình phổ thông là em 630
- Số trẻ hiện đang học các lớp 8 , 9 chương trình bổ túc là 32 em 
- Tổng cộng số trẻ đang học các lớp 6 , 7 , 8 , 9 cả hai chương trình phổ thông và bổ túc là 662 em
Thực hiện 
Ngay sau khi điều tra, nhà trường đã huy động các em trong độ tuổi ra lớp học chương trình phổ thông và chương trình bổ túc THCS ngày 5 tháng 10 năm 2003, và khai giảng hai lớp học :8,9 . Hàng năm nhà trường tiếp tục huy động các em bỏ học ra lớp năm 2004.
Năm học 2003 nhà trường huy động được một lớp 6 ra học chương trình bổ túc là 26 em,lớp 7 là 18 em
Hàng năm nhà trường tìm mọi biện pháp để duy trì sĩ số và huy động một số em bỏ học giữa chừng vào học các lớp bổ túc văn hoá THCS.
 Dự tính toàn trường phổ cập giáo dục THCS vào năm 2004 như sau :
+ Đã tốt nghiệp năm trước là 107 PT+06TN PC là 113 em
+ HS hiện đang học lớp 9 phổ thông thi tốt nghiệp lớp 9 vào tháng 5 năm 2004 là 137 em
+ HS hiện đang học lớp 9 bổ túc văn hóa thi tốt nghiệp vào tháng 5 năm 2004 là 24 em.
+ Học sinh đỗ TN PC tháng 5- 2004 là :21 em
Thi tốt nghiệp bổ túc văn hoá THCS và tốt nghiệp THCS phổ thông dự tính đậu tốt nghiệp đạt 98%
ØNhư vậy với tổng số bốn độ tuổi là 577 em, tốt nghiệp các năm trước và năm nay là 448 em đỗ tốt nghiệp đạt tỉ lệ là 77,6%% . Toàn xã đạt phổ cập THCS vào cuối năm 2004
4/-Tổ chức kiểm tra - đôn đốc việc thực hiện phổ cập giáo dục 
- Sau khi nhà trường khai giảng năm học – cán bộ giáo viên đã xác định được vai trò trách nhiệm trong công tác phổ cập giáo dục THCS , do vậy mà các lớp lên lịch học theo đúng thời gian, tỉ lệ chuyên cần cao . Hiệu trưởng và ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra , kịp thời xử lý . Chính vì thế mà công tác dạy và học của nhà trường hiện nay vẫn thực hiện rất điều đặn , nề nếp .
- Cán bộ chuyên trách cập nhật số liệu đúng thời gian quy định , các loại sổ phải trình bày khoa học, rõ ràng không tẩy xoá, phải đảm bảo đầy đủ, chính xác , các loại sổ .
+ Hồ sơ của phổ cập 
+ Những biểu bảng tổng hợp thống kê 
+ Hệ thống các văn bản ( từ TW đến địa phương ) 
- Hàng tháng , hàng năm Hiệu trưởng đều tổng kết - đánh giá quá trình thực hiện công tác giáo dục nói chung - công tác thực hiện phổ cập giáo dục THCS nói riêng để các bộ phận có liên quan kịp thời sửa chữa .
+ Quá trình thực hiện giáo dục 
+ Điều tra thống kê cập nhật số liệu 
+ Huy động trẻ đi học - hay bỏ học đi học lại , kết hợp với công tác thi đua khen thưởng kịp thời để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh
5/-Sự kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường 
a/-Các đoàn thể trong nhà trường 
*Giáo viên trực tiếp giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp 
-Đảm bảo đúng quy chế chuyên môn , ( thời gian , chương trình ) đã quy định phương pháp phù hợp với nội dung của bài , phù hợp với đối tượng của học sinh .
-Tổ chức một số các trò chơi trong khi học ( trò chơi nầy phải mang tính vui chơi , giải trí trong nội dung dạy học ) để khuyến khích tính ham học , và yêu thích đến trường của các em .
-GV phải thực sự yêu thương HS , cảm thông cho điều kiện , hoàn cảnh của HS . Thường xuyên gần gũi , động viên các em HS .
-GVCN : ân cần , giúp đỡ các em trong học tập : tham mưu với lãnh đạo giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn : như mượn sách , cấp phát vở , đồ dùng học tập v..v..
-Thăm hỏi gia đình của một số em có hoàn cảnh khó khăn bằng động viên giúp đỡ các em vươn lên trong học tập . Bám lớp , bám trường , phát hiện kịp thời các tình huống bất thường xảy ra để xử lý phù hợp .
*Tổ chức công đoàn 
- Hiệu trưởng giúp cán bộ công chức hiểu rõ được tầm quan trọng của các công tác phổ cập giáo dục THCS. Nêu rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa , trách nhiệm của nhà trường , khắc phục khó khăn để cuối năm 2003 toàn xã hoàn thành phổ cập THCS . Từ đó phân công , phân nhiệm cho các thành viên hoạt động công đoàn kiểm tra giám sát quá trình thực hiện ngày càng chất lượng thực hiện nhiệm vụ phổ cập của các thành viên. Theo dõi , bảo vệ chế độ của cán bộ GV làm công tác phổ cập giáo dục THCS
* Đoàn – Đội 
- Hiệu trưởng kết hợp với tổ chức đoàn kết tham gia vận động HS bỏ học , đến trường .
Tổ chức các hoạt động vui chơi , giải trí để thu hút các em vui để học ...
Tổ chức quỹ “ Hỗ trợ vì bạn HS nghèo “ để giúp đỡ các em đi học - Phân công một số bạn học khá, giỏi giúp đỡ các bạn học yếu ...
b/-Các lực lượng ngoài nhà trường 
Hội cha mẹ học sinh
+ Hiệu trưởng giúp cho cha mẹ HS hiểu được : vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ : gia đình là cơ sở của xã hội “ Cha mẹ HS “ là người “thầy “ đầu tiên của con , em họ , là người xây nền tảng nhân cách trẻ em - trẻ em tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức , các thói quen ứng xử đầu tiên từ gia đình , mọi sự kiện xã hội được trẻ em lĩnh hội qua thái độ và tình cảm của những thành viên trong gia đình, qua những định hướng giá trị của những người ruột thịt . Gia đình là môi trường để trẻ thực hành những điều đã học ở trường, rèn luyện hành vi ... gia đình là tế bào, là tổ chức cơ sở của xã hội . Vì thế mà nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với gia đình với hội cha mẹ HS .
+ Hiệu trưởng phải định hướng cho họ tham gia vào một số buổi ( giờ ) sinh hoạt của trường , của lớp ( các lớp học phổ thông và các lớp học bổ túc ) . Từ đó Hội có vai trò kết hợp hoặc Ban thường trực Hội giáo dục một số em HS cá biệt chưa ngoan ( hay bỏ lớp , bỏ tiết và có nguy cơ bỏ học ) vận động một số em trong độ tuổi đến trường đến học các lớp bổ túc văn hoá THCS . Hội có thể cùng nhà trường tác động đến chính quyền để xây dựng và bảo vệ nhà trường .
+ Hiệu trưởng giúp cho GV chủ nhiệm lớp nắm vững các chủ trương chung của nhà trường ở nhiều mặt để khi công tác với cha mẹ học sinh có được tiếng nói thống nhất từ phía nhà trường. Từ đó GVCN hiểu rõ tầm quan trọng và phối hợp trong công tác , đặc biệt là quá trình giáo dục và duy trì sĩ số của các lớp . Đồng thời từ đó có thể ngăn chặn được các hiện tượng làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm đối với GV .
Đảng bộ – chính quyền địa phương
Hiệu trưởng giúp Đảng bộ và chính quyền địa phương ( đặc biệt là Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS ) địa phương . Hiểu được tầm quan trọng và trách nhiệm để tham gia công tác phổ cập chống mù chữ và phổ cập giáo dục THCS . Từ đó nhà trường cùng với chính quyền và ngành giáo dục tiếp tục vận động HS đến trường và làm tốt công tác phổ cập 
Đảng bộ đã chỉ đạo cho các lực lượng cùng tham gia để vận động người đi học , nhà trường bố trí cán bộ GV dạy các lớp bổ túc văn hoá ( 6, 7 , 8, 9 ) giải quyết điều kiện cơ sở vật chất , tinh thần người đi học , giao chỉ tiêu cho các xã :
+ Huy động trẻ từ 5 tuổi đi học mẫu giáo để vào lớp 1
+ Duy trì sỉ số , chống lưu ban bỏ học 
+ Vận động các em trong độ tuổi phổ cập THCS đi học – và một số người lớn tuổi tham gia các lớp học bổ túc văn hoá 
Thực hiện : bằng cách bàn bạc , ra quyết định ( chỉ thị , nghị quyết ) về công tác giáo dục .
+ Lãnh đạo các đoàn thể , cá nhân phụ trách thực hiện các nghị quyết này
+ Chăm lo tinh thần , cơ sở vật chất cho cán bộ GV nhà trường
 Từ đó phối hợp với nhà trường để mở lớp , giáo dục HS , tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường , và tham gia xây dựng cơ sở vật chất của trường .
- Cơ quan thanh tra giáo dục , thanh tra việc thực hiện đường lối , chủ trương , kế hoạch giáo dục của nhà trường : việc giảng dạy , giáo dục của GV , học tập của HS . Từ đó có thể kiến nghị và xử lý kịp thời các mục tiêu , kế hoạch giáo dục , công tác thực hiện phổ cập của nhà trường hoàn thành trong kế hoạch.
Tổ chức quần chúng , xã hội 
-Tuyên truyền , động viên , giáo dục để các bậc phụ huynh HS hiểu rõ quan điểm chủ trương , đường lối , mục tiêu của nghị quyết Huyện Đảng bộ về việc hoàn thành phổ cập giáo dục THCS của Huyện .
-Tham gia góp công , góp tiền xây dựng nhà trường ngày càng khang trang – sạch đẹp .
-Tổ chức các hoạt động thanh , thiếu niên nhằm phát triển Đoàn viên , thu hút HS đến trường , tổ chức các hoạt động cắm trại , lao động từ thiện ...
-Cấp học bổng cho HS giỏi , ngoan , nghèo ...
-Miễn giảm các khoản tiền thu đầu năm cho gia đình khó khăn 
-Vận động các cá nhân , góp phần tham gia xây dựng quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo , hỗ trợ tài năng trẻ , giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi ...
-Giúp đỡ các thầy cô giáo xây dựng nhà trường : khu nhà ở của GV , thư viện, văn phòng ...
Để làm tốt được công tác phổ cập giáo dục THCS và duy trì sĩ số , người Hiệu trưởng phải nắm vững vai trò , vị trí của từng lực lượng xã hội trên địa bàn , phải xác định đúng và rõ ràng các mối quan hệ để thực hiện các yêu cầu của nhà trường 
Vì vậy nhà trường phải giữ vai trò chủ động : phát hiện các nhu cầu , các vấn đề giáo dục . Từ đó xây dựng chương trình kế hoạch , phương án để giải quyết , đáp ứng các nhu cầu đó mà người tổ chức thực hiện là người cán bộ quản lý và các đồng chí GV làm công tác giáo dục 
Do vậy, các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là phổ cập THCS nói chung, những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là cán bộ quản lý và các GV phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi tri thức để tạo ra môi trường giáo dục nhà trường như là hạt nhân tích cực của các môi trường giáo dục gia đình, giáo dục xã hội góp phần tạo ra chất lượng giáo dục ngày càng cao, xây dựng ngành giáo dục là :” Quốc sách hàng đầu “ là : “ Nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài “ cho đất nước .
C-PHẦN KẾT LUẬN
I/-BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
-Qua quá trình quản lý ở trường và được học các kiến thức bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý do thầy cô ở trường Cán bộ quản lý Giáo dục & Đào Tạo TW II đã dạy , bản thân đã tiếp thu được các kiến thức bổ ích . Luôn trau dồi tri thức để công tác tốt hơn .
1-Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo hỗ trợ về kinh phí – cơ sở vật chất cho nhà trường thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS.
Kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường : Hội cha mẹ HS , các đoàn thể ...hỗ trợ kinh phí , ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng của HS .
2-Tiếp tục quán triệt sâu rộng trong đội ngũ cán bộ GV các đoàn thể trong nhà trường có nhận thức đúng đắn về công tác phổ cập giáo dục THCS . Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ GV , đặc biệt là các GV trực tiếp giảng dạy trên lớp , GVCN .
3-Thường xuyên cập nhật các số liệu trong sổ theo dõi , kết hợp với tiểu học làm tốt tiêu chuẩn 1 , làm nền tảng cho phổ cập giáo dục THCS .
4-Hiệu trưởng phải hiểu rõ được thực trạng của địa phương hiện nay và các năm tiếp theo về các mặt : chính trị , kinh tế , văn hoá xã hội , để từ đó có kế hoạch phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà. 
5-Tiếp tục duy trì sĩ số , hạn chế HS lưu ban , không còn tình trạng HS bỏ học giữa chừng .
+ Duy trì được HS tốt nghiệp đúng độ tuổi .
+ Hàng năm tiếp tục huy động 100% các em tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 .
6-Hiệu trưởng phải biết sử dụng các chiến lược ảnh hưởng phù hợp để thúc đẩy các lực lượng trong và ngoài nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
7-Hiệu trưởng lãnh đạo bằng tầm nhìn , khả năng lôi cuốn hấp dẫn bằøng các điều kiện ngoài cảm hứng của cán bộ GV .
II/-KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT :
-Đối với chính quyền địa phương , cần tiếp tục quan tâm hơn nữa , và duy trì thường xuyên về tuyên truyền vận động trong dân , để nâng cao sự nhận thức về quyền lợi , ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giáo dục , để các bậc phụ huynh chăm lo đến việc học tập của HS.
-Cấp lãnh đạo Huyện -PGD cần có văn bản chỉ đạo hướng dẫn kịp thời, đồng thời có kế hoạch hợp lý để tổ chức thi tốt nghiệp bổ túc văn hoá THCS theo kế hoạch do các cơ sở địa phương đã đề ra .
-Thành lập Hội đồng thi cho phù hợp với địa bàn để hạn chế việc đi lại phức tạp của HS.
III/-LỜI KẾT 
Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục THCS và duy trì sĩ số trong nhà trường , đây là một nhiệm vụ rất quan trọng mà Đảng và chính phủ ta đã đề ra . Trường THCS An Hoà Tây đã và đang thực hiện . Song quá trình bày ở trên chắc chắn có nhiều thiếu sót . Rất mong được sự giúp đỡ và góp ý kiến của các bạn, để bản thân tự điều chỉnh và vận dụng tốt hơn trong sự nghiệp giáo dục của địa phương./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
********************
Luật giáo dục
Luật phổ cập giáo dục tiểu học
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chỉ thị 27 và chỉ thị 61 – CT/TW về “ Phổ cập giáo dục cấp 1 và chống mù chữ trong thời gian 1990 – 1995 “ của Bộ chính trị về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS
Nghị định 41/2000/QH10 ngày 9/11/2001 của Quốc Hội khoá VIII về thực hiện phổ cập giáo dục THCS
Nghị định 88/2001/NĐ – CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục THCS
Văn kiện đại hội tỉnh Đảng Bộ Bến Tre lần thứ VIII 
 Chỉ thị 23/CT-UB của UBND Tỉnh Bến Tre ngày 5-10-1999 về nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS 
Nghị quyết Huyện Đảng Bộ Ba Tri lần thứ VIII
Bài giảng về “ Quản lý hoạt động dạy và giáo dục “ của cô Nguyễn Thị Bích Yến 
Bài giảng “ Phương pháp viết tổng kết kinh nghiệm , báo cáo khoa học “ của cô Phạm Thị Tố Oanh
Bài giảng “ Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội , văn hoá “ của thầy Vũ Đình Chiến 
Bài giảng : “ Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường “ của thầy Đỗ Thiết Thạch . 
***************
A-PHẦN MỞ ĐẦU 	Trang 2 
Tên đề tài	Trang 2 
Lý do chọn đề tài 	Trang 2 	 2
Giới hạn đề tài	Trang 4 
Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu	Trang 4 
Phương pháp nghiên cứu 	Trang 4 
Thành công của đề tài 	Trang 4 
B-PHẦN NỘI DUNG 	Trang 5 
Cơ sở lý luận	Trang 5 
Cơ sở pháp chế của công tác phổ cập giáo dục 	Trang 5 
Cơ sở lý luận của công tác phổ cập	Trang 5 
Thực trạng 	Trang 8 
Đặc điểm tình hình địa phương	Trang 8 
Tình hình công tác giáo dục 	Trang 9 
Những thuận lợi và khó khăn của công tác phổ cập giáo dục 	Trang 9 
Những biện pháp của công tác phổ cập giáo dục 	Trang 9 
Biện pháp duy trì sĩ số 	Trang 9 
Biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục THCS vào năm 2004	Trang 11 
Tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục	Trang 12 
Tổ chức kiểm tra đôn đốc việc thực hiện phổ cập giáo dục	Trang 14 
Sự kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường 	Trang 15 
C-PHẦN KẾT LUẬN 	Trang 17 
Bài học kinh nghiệm 	Trang 17 
Kiến nghị đề xuất 	Trang 18 
Lời kết 	Trang 18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan