Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp ôn tập kiến thức văn hóa cho học sinh trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS

Hiện nay, ngành Giáo dục đang triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (NQ29) về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết đã nêu rõ: " .Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.";". Đổi mới giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục.". Để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo thì giáo dục phải theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Quá trình phát triển năng lực luôn gắn với quá trình hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện công việc. Vì vậy phương châm gắn học với hành, nhà trường với xã hội thông qua công việc mà tiếp tục học sẽ mãi có giá trị to lớn. Thực hiện quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức và phương pháp dạy học hiện đại mà phải biết vận dụng các phương pháp thích hợp để tổ chức dạy học cho từng nội dung kiến thức cụ thể. Có như vậy mới kích thích được sự say mê, hứng thú học tập, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy - học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, được tổ chức thông qua phương pháp dạy - học tích cực mà đặc trưng của nó là: Dạy - học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; Dạy - học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.

 

doc40 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp ôn tập kiến thức văn hóa cho học sinh trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả thi của sáng kiến được thể hiện rõ ở bảng thống kê ( PHỤ LỤC II) là rất tốt. 
	 Bên cạnh đó, sử dụng sáng kiến “Tích hợp ôn tập kiến thức văn hóa cho học sinh trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS” trong giảng dạy thì chất lượng dạy học được nâng lên. Trong năm học 2013 - 2014, chúng tôi chưa áp dụng sáng kiến này trong việc ôn tập. Đến năm học 2014 – 2015 chúng tôi đã áp dụng sáng kiến này kết quả được thể hiện qua chất lượng cuối năm học của các môn học ( PHỤ LỤC III )
 2. Bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình trải nghiệm
- Nhất thiết phải tạo cho các em có một sân chơi mang tính tập thể, qua đó các em sẽ được giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, cùng các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Trên thực tế các trường phổ thông cũng có thực hiện phong trào này nhưng chưa triệt để chỉ mang tính hình thức vì chỉ chú trọng vào việc giảng dạy văn hóa trên lớp mà không chú trọng đến việc ôn tập kiến thức, giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, xem hiệu quả thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một tiêu chí đánh giá cơ bản của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các trường.
- Khi tổ chức kế hoạch cần hết sức cụ thể chi tiết, có phương án dự phòng những tình huống có thể xảy ra để giải quyết như thời tiết, đường đi... Chú ý tạo môi trường cho các em hoạt động an toàn lành mạnh hiệu quả gây được sự chú ý đồng thuận của địa phương và nhân dân. Địa điểm tập trung, có thể gắn với các di tích lịch sử, các địa danh đặc biệt của địa phương cần được liên hệ và bố trí trước để thuận tiện cho giáo viên và học sinh tổ chức học tập vui chơi như phòng ngồi, nước uống, bàn ghế, cây bóng mát...
	- Nhà trường cần  thành lập các câu lạc bộ, nhất là các câu lạc bộ chuyên môn của từng tổ để thu hút học sinh tham gia. Qua đó học sinh có thể khám phá năng lực bản thân trong nhiều môn, nhiều lĩnh vực và sau đó chọn cho mình môn yêu thích. 
	- Cuối cùng, chúng tôi muốn nói rằng, để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và hoạt động ôn tập nói riêng trong các nhà trường THCS, vai trò của người giáo viên là vô vàn quan trọng, bên cạnh đó sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập là một yếu tố không nhỏ đem lại thành công.
 3. Điều kiện và khả năng áp dụng
	Sáng kiến kinh nghiệm "Tích hợp ôn tập kiến thức văn hóa cho học sinh trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS" của chúng tôi mới chỉ dừng lại trong phạm vi áp dụng vào nhà trường THCS.
Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường THCS hiện nay. Phù hợp với đặc thù, đặc trưng của tâm sinh lý lứa tuổi THCS.
Sáng kiến kinh nghiệm này khi đưa vào áp dụng và tổ chức, đã được giáo viên hưởng ứng nhiệt tình, Nhà trường và các tổ chuyên môn, các GV áp dụng rộng rãi, thường xuyên vì tính thực thi cao.
Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng một cách thường xuyên, liên tục mang lại kết quả giảng dạy và giáo dục tốt, khả quan đáp ứng được mục tiêu đổi mới của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
	Để thay lời kết chúng tôi xin trích dẫn lời của đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nói về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam: " Trong đổi mới lần này, cách thiết kế chương trình và tổ chức biên soạn sách giáo khoa mới sẽ có sự thay đổi lớn, căn bản theo nguyên tắc: Tích hợp cao ở lớp và cấp dưới; tự chọn và phân hóa cao ở lớp và cấp học trên. Cách thiết kế này cho phép lựa chọn có chủ đích trong khối kiến thức rất lớn, rất phong phú của các lĩnh vự khoa học; những nội dung phù hợp với lứa tuổi( tâm lý, kỹ năng, nhận thức...) của học sinh tiểu học và trung học cơ sở, gần với cuộc sống thiết thực tham gia quá trình hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động mới..." Chúng tôi hy vọng rằng những dề xuất của chúng tôi trong đề tài phần nào thực hiện được theo nguyên tắc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam.
	Trên đây là những tìm hiểu, nghiên cứu và những quan điểm mang tính chủ quan của bản thân được đưa ra để chúng ta cùng trao đổi và bàn bạc, những vấn đề đã nói ở trên chắc chắn không thể giải quyết một cách đầy đủ và thoả đáng những vấn đề trong dạy và học, bởi vậy tôi mong được sự góp ý của các quý thầy, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để chúng tôi có thể ngày càng hoàn thiện.	
Để hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi đã nhận được sự góp ý của đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cám ơn những đóng góp quý báu của tất cả mọi người. Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để bổ sung và nâng cao hơn nữa chất lượng của đề tài.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn!
 Ninh Hòa, ngày 04 tháng 05 năm 2015
 NHÓM TÁC GIẢ
Trần Thị Thu Hằng - Lê Thị Hồng Thái- Lê Thị Thanh Liêm - Nguyễn Thị Thu Hà
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHỤ LỤC
I. PHIẾU KHẢO SÁT TÍNH HỢP LÝ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA SÁNG KIẾN:
"Tích hợp ôn tập kiến thức văn hóa cho học sinh trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS"
 Đồng chí hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với đáp án mình chọn:
1. Khảo sát tính hợp lý:
Bước
NỘI DUNG
Tính hợp lý
Rất hợp lý
Hợp lý
Ít hợp lý
1
Xây dựng kế hoạch 
2
Xây dựng đề cương ôn tập, câu hỏi ôn tập 
3
Chọn địa điểm tổ chức ôn tập
4
Xây dựng thể lệ tham gia và hình thức thi đua giữa các nhóm học sinh
5
Phân chia nhóm học sinh
6
Giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên 
7
Thời gian tổ chức
2. Khảo sát tính khả thi:
Bước
NỘI DUNG
Tính khả thi
Rất khả thi
 Khả thi
Ít khả thi
1
Xây dựng kế hoạch 
2
Xây dựng đề cương ôn tập, câu hỏi ôn tập 
3
Chọn địa điểm tổ chức ôn tập
4
Xây dựng thể lệ tham gia và hình thức thi đua giữa các nhóm học sinh
5
Phân chia nhóm học sinh
6
Giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên 
7
Thời gian tổ chức
II. BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH HỢP LÝ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA SÁNG KIẾN: "Tích hợp ôn tập kiến thức văn hóa cho học sinh trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS".
1. Khảo sát tính hợp lý:
Bước
NỘI DUNG
Rất hợp lý
Hợp lý
Ít hợp lý
SL
%
SL
%
SL
%
1
Xây dựng kế hoạch 
23/23
100
0
0
0
0
2
Xây dựng đề cương ôn tập, câu hỏi ôn tập 
16/19
84,2
3/19
15,8
0
0
3
Chọn địa điểm tổ chức ôn tập
23/23
100
0
0
0
0
4
Xây dựng thể lệ tham gia và hình thức thi đua giữa các nhóm HS
18/23
78,3
5/23
21,7
0
0
5
Phân chia nhóm HS
20/23
87
3/23
13
0
6
Giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên 
23/23
100
0
0
0
0
7
Thời gian tổ chức
21/23
91,3
2/23
8,7
0
0
2. Khảo sát tính khả thi:
Bước
NỘI DUNG
Rất khả thi
Khả thi
Ít khả thi
SL
%
SL
%
SL
%
1
Xây dựng kế hoạch 
23/23
100
0
0
0
0
2
Xây dựng đề cương ôn tập, câu hỏi ôn tập 
16/19
84,2
3/19
15,8
0
0
3
Chọn địa điểm tổ chức ôn tập
23/23
100
0
0
0
0
4
Xây dựng thể lệ tham gia và hình thức thi đua giữa các nhóm HS
18/23
78,3
5/23
21,7
0
0
5
Phân chia nhóm HS
20/23
87
3/23
13
0
6
Giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên 
23/23
100
0
0
0
0
7
Thời gian tổ chức
21/23
91,3
2/23
8,7
0
0
IV. MỘT SỐ GÓI CÂU HỎI DÙNG TRONG BUỔI NGOẠI KHÓA
1. Địa điểm 1: UBND xã Ninh Hòa – thuộc đường 12c - xã Ninh Hòa.
Có 4 gói câu hỏi, mỗi gói câu hỏi gồm 4 câu 
Thể lệ như sau: Đội nào đến trước thì được quyền lựa chọn 1 trong 4 gói câu hỏi
Cách tính điểm: Trả lời đúng mỗi câu hỏi được 1 điểm, trả lời sai không tính điểm
Gói câu hỏi như sau:
Gói câu hỏi số 1:
Câu 1: Tố Hữu là bút danh của tác giả nào? Kể tên một số tác phẩm của ông mà em đã được học?
Đáp án: 
- Tố Hữu là bút danh của tác giả Nguyễn Kim Thành
 - Một số tác phẩm của ông mà em đã được học: Lượm, Khi con Tu Hú...
Câu 2: Sự giản dị của Bác Hồ được thể hiện ở những phương diện nào?
Đáp án:
- Trong đời sống: ăn, ở, mặc.
- Trong quan hệ với mọi người.
- Trong khi nói và viết.
Câu 3: Cho lá đồng vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra, hiện tượng thí nghiệm quan sát như thế nào?
Đáp án: Dung dịch tạo thành có màu xanh nhạt, khí mùi hắc thoát ra.
Câu 4: Giải câu đố: " Trong như nước, sáng như sao.
 Mở ra là thức, khép vào là mơ" 
Là cái gì?
Đáp án: Cái mắt
Gói câu hỏi số 2:
Câu 1: Đố em chú bé Lượm trong bài thơ ‘Lượm’ của Tố Hữu khi đi liên lạc mang theo những vật dụng nào?
Đáp án: Cái xắc; Mũ ca lô.
Câu 2: Khi kéo dây bắn cung lực nào sẽ xuất hiện?
Đáp án: Lực đàn hồi.
Câu 3: Kể tên 5 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình mà em biết? 
Đáp án: 
* Nhà thờ đá Phát Diệm
* Núi Non Nước
* Phòng tuyến Tam Điệp
*Đền Thái Vi
*Đình voi đá ngựa đá
*Đền Thánh Nguyễn
*Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh
*Đền Vua Lê Đại Hành
*Đền Vua Đinh Tiên Hoàng
*Đền Vực Vông
*Động Hoa Lư
*Động Thiên Tôn
(Học sinh có thể kể tên những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh khác)
Câu 4: Giải nghĩa câu: " Sao nhiều nắng thi, sao vắng mưa thi"
Đáp án: Nhiều sao thì nắng; vắng sao thì mưa.
Gói câu hỏi số 3:
Câu 1: Quốc gia nào có dân số lớn nhất thế giới? Em hãy cho biết quốc gia đó nằm ở khu vực nào?
Đáp án: Trung Quốc. Nằm ở khu vực Đông Á.
Câu 2: Phương trình( a – 2)x = 3 là phương trình bậc nhất một ẩn x khi a =2. Đúng hay Sai?
Đáp án: Sai
Câu 3: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do ai sáng lập?
Đáp án: Do Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ sáng lập.
Câu 4: Con gì?
 “ Mẹ thì sống ở trên bờ
 Con sinh ra lại sống ở dưới ao
 Có đuôi bơi lội lao xao
 Mất đuôi tức khắc nhảy nhao lên bờ”
Đáp án: Con nòng nọc.
Gói câu hỏi số 4:
Câu 1: What color are her eyes? 
Đáp án: They are black.
Câu 2: Bộ phận giữ chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là gì?
Đáp án: Nhân tế bào.
Câu 3: Kể tên những con đường lây nhiễm HIV/ AIDS?
Đáp án: HIV/AIDS lây truyền qua 3 con đường:
- Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV/ AIDS mà không dùng bao cao su.
- Truyền máu nhiễm HIV hoặc dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm
HIV mà không tiệt khuẩn đúng cách
 - Mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh đẻ hoặc
trong thời kỳ cho trẻ bú.
Câu 4: Giải nghĩa câu: " Không nên đố mày làm thầy"
Đáp án: Không thầy đố mày làm nên.
Đội “Hoa Mặt Trời” đang giải mã các câu đố là ca dao tực ngữ
Đội “Hoa Mặt Trời” trả lời gói câu hỏi 1
2. Địa điểm 2: Nghĩa trang Liệt sĩ – thuộc đường 12c - xã Ninh Hòa.
Có 4 gói câu hỏi, mỗi gói câu hỏi gồm 4 câu hỏi. 
Thể lệ như sau: Đội nào đến trước thì được quyền lựa chọn 1 trong 4 gói câu hỏi
Cách tính điểm: Trả lời đúng mỗi câu hỏi được 1 điểm, trả lời sai không tính điểm
Gói câu hỏi như sau:
Gói câu hỏi số 1.
Câu 1:Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là ai?
Đáp án: Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất tháng10/1930.
Câu 2: Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI chính thức khai mạc vào thời gian nào?
Đáp án: Ngày 12-1-2011, tại Hà Nội 	
(Đây là một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh cả dân tộc đang nỗ lực vì một nước VN giàu mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa vào nền hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và thế giới).
Câu 3: Chức năng chủ yếu của hồng cầu là gì?
Đáp án: Chuyên chở Oxi và CO2
Câu 4: Bài thơ chúc tết sau được Bác Hồ viết vào năm nào?
Đáp án: “Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
 Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc – Nam sum họp, xuân nào vui hơn!”.
Đáp án: Xuân Kỷ Dậu – 1969.	
Gói câu hỏi số 2.
Câu 1: Động vật nào lớn nhất trái đất hiện nay? 
Đáp án: Cá voi xanh.
Câu 2: Trái đất chúng ta đang sinh sống có hình gì?
	Đáp án: Hình cầu.	
Câu 3: Sau khi lên ngôi hoàng đế Lí Bí đặt tên nước ta là?
Đáp án: Vạn Xuân.
Câu 4: Loại đá nào được hình thành từ xác động vật?
 	Đáp án: Đá vôi.
Gói câu hỏi số 3.
Câu 1: Tổng bi thư Đảng CSVN hiện nay là ai ?
Đáp án: Nguyễn Phú Trọng.	
Câu 2: Bộ phận nào trên cơ thể thằn lằn có khả năng mọc lại?
Đáp án: Đuôi.
Câu 3: Trước khi trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã có bao nhiêu năm lao động và hoạt động cách mạng ở nước ngoài?
Đáp án: 30 năm.
Câu 4: Giải thưởng Nobel không giành cho môn học nào sau đây ?
Đáp án: Môn Toán.	
 (Giải thưởng toán học là Fields tương đương với giải thưởng Nobel. Năm 2010, GS. Ngô Bảo Châu, 38 tuổi, là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng cao quý nhất dành cho các nhà toán học dưới 40 tuổi trên toàn cầu).
Gói câu hỏi số 4.
Câu 1: Quá trình sinh tổng hợp protein diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào?
Đáp án: Riboxom.
Câu 2: Phần lãnh thổ hẹp nhất của Việt Nam, tính theo chiều Đông – Tây thuộc địa bàn tỉnh nào?
Đáp án: Quảng Bình (50km).	
Câu 3: Giác quan nào của con người bị tổn thương nặng nhất khi bị sét đánh? 
Đáp án: Thính giác.
Câu 4: Vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử thi cử Việt Nam là ai?
Đáp án: Nguyễn Hiền (đỗ Trạng nguyên khi 13 tuổi).	
Đội “Hoa chiến thắng” thảo luận câu trả lời
 Đội “Hoa chiến thắng” chơi trò chơi dân gian nhảy bao bố
3. Địa điểm 3: Đình làng thôn Ngô Hạ - xã Ninh Hòa.
Có 4 gói câu hỏi, mỗi gói câu hỏi gồm 4 câu hỏi.
Thể lệ như sau: Đội nào đến trước thì được quyền lựa chọn 1 trong 4 gói câu hỏi.
Cách tính điểm: Trả lời đúng mỗi câu hỏi được 1 điểm, trả lời sai không tính điểm.
Gói câu hỏi như sau
Gói câu hỏi số 1
Câu 1: Văn bản “Con rồng cháu tiên” thuộc thể loại văn học dân gian nào?
Cổ tích
Truyền thuyết
Ngụ ngôn
Truyện cười
Đáp án: 2.Truyền thuyết
 Câu 2: Trong một tam giác, có tổng 2 góc bằng góc còn lại là tam giác gì?
Đáp án: Tam giác vuông
Câu 3: Trong các kim loại: Cu, Al, Fe, Ag. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
Đáp án: Ag
Câu 4: Trong soạn thảo Word, muốn trình bày văn bản dạng cột (dạng thường thấy tên các trang báo và tạp chí), ta thực hiện:
Đáp án: Format - Column 
Gói câu hỏi số 2
Câu 1: Văn bản “Con rồng cháu tiên” thuộc thể loại văn học dân gian nào?
Đáp án: Truyền thuyết
Câu 2: Sin 420 – Cos 480 = ?
Đáp án: Bằng 0
Câu 3: Dấu hiệu nhận biết dung dich muối Cu(II)?
Đáp án: Dung dịch màu xanh lam.
Câu 4: Trong soạn thảo văn bản Word, công dụng của tổ hợp phím Ctrl + O là:
Đáp án: Mở một hồ sơ đã có
Gói câu hỏi số 3
Câu 1: Văn bản “Con rồng cháu tiên” được kể nhằm mục đích gì?
        Đáp án: Để giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi ; thể hiện ý nguyện đoàn kết của người xưa.
     Câu 2: Số đo mỗi góc của lục giác đều bằng bao nhiêu độ ?
 Đáp án: Bằng 1200
Câu 3: Khi đang soạn thảo văn bản Word, muốn phục hồi thao tác vừa thực hiện thì bấm tổ hợp phím nào?
 	Đáp án: Ctrl + Z 
Câu 4: Trong khi làm việc với Word, tổ hợp phím tắt nào cho phép chọn tất cả văn bản đang soạn thảo?
 	Đáp án: Ctrl + A 
Gói câu hỏi số 4
Câu1: Văn bản “Thánh Gióng” liên quan đến hội thi nào?
A.Hội thi học sinh thanh lịch
B. Hội thi sáng tác văn học trẻ
C. Hội khoẻ Phù Đổng
D. Hội thi tài năng trẻ
Đáp án: C
Câu 2: Tìm hai số, biết tổng bằng 14, tích bằng 50?
Đáp án: Hai số là: 5 và 10
Câu 3: Phản ứng đặc trưng của C2H2
Đáp án: Phản ứng cộng
	Câu 4: Trong các phần mềm có tên sau, phần mềm nào là phần mềm bảng tính ? 
	Đáp án: MicroSoft Excel
Đội « We are one » xếp hàng chuẩn bị trả lời gói câu hỏi tại Đình làng Ngô Hạ - Di sản văn hóa cấp Quốc gia
Đội « We are one » đang tìm mật thư tại đình làng Ngô Hạ - Di sản văn hóa cấp Quốc gia
Dưới đây là hình ảnh các đội về đích:
Đội « We are one » về đích thứ nhất
Đội “Hoa Chiến Thắng” về đích thứ nhì
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Báo giáo dục- thời đại- chuyên đề môi trường- Bộ GD-ĐT. 
2- Bồi dưỡng giáo dục thường xuyên Trung Học Cơ Sở.
3- Các thông tư, văn bản của ngành GD&ĐT về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo
4- Hướng dẫn phân phối chương trình các môn THCS 
5- Tạp chí: Thế giới trong ta.
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
1
BGK
Ban giám khảo
2
CB 
Cán bộ
3
Đ/c
Đồng chí
3
GD
Giáo dục
4
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
5
GV
Giáo viên
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
6
HS
Học sinh
7
PPDH
Phương pháp dạy học
UBND
Ủy ban nhân dân
8
THCS
Trung học cơ sở
9
THPT
Trung học phổ thông
TNTP
Thiếu niên tiền phong
10
VN
Việt Nam
11
SGK
Sách giáo khoa
12
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doc1. PGD HL_QLGD Tich hop on tap kien thuc van hoa cho HS qua ca hoat dong ngoai khoa THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan