SKKN Lồng ghép tri thức bản địa vào trong giảng dạy để nâng cao chất lượng bồi dưỡng các lớp tiếng dân tộc Thái cho CBCCVC đang công tác tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An

Kết quả công tác bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái tại tỉnh Nghệ An

Thực hiện Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng

Chính phủ, Quyết định số 6147/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của UBND tỉnh

Nghệ An về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho

CBCCVC đang công tác tại vùng dân tộc, miền núi tỉnh Nghệ An. Trung tâm

GDTX tỉnh Nghệ An được UBND tỉnh Nghệ An giao cho nhiệm vụ tổ chức bồi

dưỡng tiếng Thái cho CBCCVC tại Công văn số 3477/UBND.VX ngày 22 tháng

6 năm 2011. Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An là đơn vị có nhiều thuận lợi để

triển khai đề án này. Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An là đơn vị được Bộ Nội vụ

giao cho biên soạn tài liệu Tiếng dân tộc Thái và đã được UBND tỉnh Nghệ An

ra Quyết định ban hành. Trung tâm có đội ngũ giáo viên tiếng Thái cơ hữu và

thỉnh giảng có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, tâm huyết với nghề và

có ý thức học hỏi vươn lên.

Đồng thời, công tác bồi dưỡng này được lãnh đạo Trung tâm rất quan tâm

và có kế hoạch chi tiết cụ thể: hàng năm Trung tâm đều xây dựng kế hoạch bồi

dưỡng trình lên Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo về số lượng lớp, số lượng

học viên, đối tượng, kinh phí, địa điểm học để mở lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc

thiểu số cho CBCC, giáo viên ở các huyện miền núi có nhiều đồng bào sinh8

sống. Sau khi kế hoạch được phê duyệt và có Quyết định của các cấp có thẩm

quyền, Trung tâm tiến hành các thủ tục sau.

Lập danh sách học viên, xây dựng kế hoạch giảng dạy.

Tờ trình mở lớp.

Hợp đồng liên kết với các đơn vị có đặt lớp về cơ sở vật chất.

Tổ chức giảng dạy

Thi cấp chứng chỉ

Mỗi lớp học cử 01 cán bộ phòng Bồi dưỡng Nâng cao trình độ phối hợp

với các cơ sở đặt lớp làm nhịệm vụ quản lý lớp học.

Đồng thời để đáp ứng các nhu cầu của các cá nhân và tổ chức Trung tâm

có kế hoạch mở lớp tại Trung tâm và các đơn vị có nhu cầu đến hợp đồng.

Tính đến tháng 02 năm 2021, Trung tâm đã tổ chức giảng dạy và cấp

chứng chỉ cho gàn 6000 học viên là CBCCVC đang công tác tại 8 huyện dân tộc

miền núi của tỉnh Nghệ An. Kết quả kiểm tra cấp chứng chỉ với tỷ lệ % khá, giỏi

khá cao

pdf98 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép tri thức bản địa vào trong giảng dạy để nâng cao chất lượng bồi dưỡng các lớp tiếng dân tộc Thái cho CBCCVC đang công tác tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh gọi là phía ngoài (tang noóc). Còn chia theo chiều dọc, lấy tâm là thanh 
quá giang từ nóc dóng xuống thì: phía có góc bàn thờ ma nhà gọi là phía trên 
(tang nưa), đối diện với phía trên là phía dưới (tang tớ). Sự phân chia mặt bằng 
sinh hoạt với các tên gọi như trên hàm chứa các ý nghĩa xã hội, nhằm xác định 
vị trí và vai trò của các thành viên nam và nữ, khách và chủ nhà, nhất là khi có 
những công việc quan trọng như tang ma, cưới xin, Cách phân chia này gần 
tương tự với cách phân chia mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà của các dân tộc 
Môn-Khơ me ở Bắc Trường Sơn (Lưu Hùng, 1994: 75/86). 
Sau đây là một vài cách bố trí mặt bằng sinh hoạt trong các ngôi nhà sàn 
của các người Thái ở miền tây Nghệ An. 
81 
Trước đây, dưới gầm sàn thường là nơi để nhốt trâu, bò, lợn, gà (phần 
gầm sàn phía trong), nơi để các loại công cụ sản xuất, củi đun, cối giã gạo, 
(phần gầm sàn phía ngoài). Ngày nay, nhiều nơi đã làm chuồng trâu, bò, lợn, gà 
riêng ra ngoài gầm sàn, nhưng người ta vẫn giữ tập quán dùng gầm sàn để chất 
củi đun, cối giã và các công cụ sản xuất khác. 
Các phong tục tập quán liên quan đến nhà cửa. 
Chuẩn bị nguyên vật liệu, chọn đất và chọn ngày, giờ dựng nhà 
Người Thái quan niệm rằng, làm nhà là công việc hệ trọng trong chu kỳ 
của một đời người, bởi nó là mốc đánh dấu thời gian tách khỏi gia đình gốc, 
chính thức sống tự lập. Để dựng được một ngôi nhà, họ phải mất một thời gian 
chuẩn bị khá dài, từ việc chọn, khai thác nguyên vật liệu, chọn đất làm nền, xem 
ngày giờ khởi công cho đến việc cất dựng. 
Đối với gỗ làm nhà (nhất là gỗ làm cột), họ tuyệt đối không dùng những 
cây bị gãy ngọn, cây có dây leo quấn quanh thân, cây bị đổ. Cột nhà của người 
Thái bao giờ cũng dùng gỗ tròn mà không dùng gỗ xẻ Do không có tập quán 
ngâm gỗ trước khi làm nhà, nên họ thường khai thác gỗ vào mùa đông, khô lạnh 
để tránh mối mọt. Gỗ làm cột nhà thường là gỗ tàu, dổi, sến, chò, vàng dành 
(một số nơi dùng cả đinh, lim), được khai thác trong rừng sâu, núi cao. Khai 
thác gỗ là công việc của người đàn ông chủ nhà với sự giúp đỡ của anh em trong 
họ và bạn bè hàng xóm. Sau khi đã chuẩn bị đủ gỗ làm cột nhà, họ mới lấy gỗ 
làm quá giang, kèo, dầm xà, Gỗ khai thác thường dùng trâu để kéo chứ không 
dùng sức người vận chuyển. Ngoài gỗ, nguyên vật liệu làm nhà còn có tre, nứa, 
mây, giang, lá cọ hoặc gianh để lợp. 
Trước đây, để chọn đất làm nền dựng nhà, người ta phải mời thầy cúng về 
xem bói. Lễ vật để cúng chọn đất làm nhà gồm: 2 súc vải trắng, vòng cổ, vòng 
tay, 1 chai rượu, trầu cau, nhang bầy ra mâm rồi đặt vào khoảnh đất đã được 
chọn làm nền nhà. Thầy cúng khấn, xin quẻ âm dương xin thần đất phù hộ, sau 
đó ông ta đào một cái hố nhỏ, bỏ xuống đó 3 hạt thóc, xếp theo vị trí định sẵn để 
dễ nhớ, lấy bát ăn cơm úp lại. Sáng hôm sau, chủ nhà thức dậy sớm, mở bát ra 
xem, nếu ba hạt thóc chụm đầu lại gần nhau thì nơi đó làm nhà tốt (người mạnh 
khỏe, ăn nên làm ra), ngược lại nếu ba hạt thóc mỗi hạt một nơi thì phải tìm 
chọn chỗ đất khác. Chọn được nơi dựng nhà xong, người ta còn phải chọn 
hướng nhà và ngày khởi công đắp nền. Hướng nhà thường quay mặt ra cánh 
đồng, sông suối, dựa lưng vào núi, chứ tuyệt đối không bao giờ đối diện với 
ngọn núi, mỏm đá nhô r ache khuất phía trước. Ngày đắp nền phải là ngày tốt, 
tránh ngày hỏa, ngày bố mẹ mất, Người Thái thường tiến hành đắp nền nhà 
vào mùa thu hoặc mùa xuân, bởi đây là những lúc nông nhàn. Việc đào, đắp nền 
nhà luôn có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong dòng họ, 
anh em bà con trong bản. 
82 
Trước khi dựng nhà, bao giờ người Thái cũng phải xem ngày, giờ tiến 
hành. Nếu chủ nhà không tự xem được thì nhờ các thầy mo xem hộ. Những thầy 
mo này thường được gọi là mo mự (mo bấm độn ngày giờ). Những ông mo này 
thường dựa vào cách tính ngày giờ theo kiểu bấm đốt ngón tay và bảng tính 
ngày giờ được ghi nhớ trong lịch Thái, mà ở vùng người Thái miền tây Nghệ An 
gọi là lực mự và lai nham. Cần nói thêm rằng, hiện nay người Thái tính tháng 
theo âm lịch của người Việt, song cách tính cũng như cách sử dụng ngày, tháng 
để áp dụng vào thực tế đời sống hàng ngày của họ thì vẫn theo quan niệm truyền 
thống. Cụ thể là các tháng âm lịch trong năm được chia thành tháng chẵn tháng 
lẻ. Các tháng cặp đôi /tháng chẵn (bươn cụ) gồm: 2-3, 5-6, 8-9 và 11-12. Các 
tháng lẻ (bươn piếu) gồm: 1,4 7 và 10. Các tháng chẵn được coi là những ngày 
tháng tốt, có thể dựng nhà. Tuy nhiên, ngày được coi quan trọng hơn tháng (ết 
hươn mi mự), nên ngày dựng nhà nhất thiết phải chọn những ngày tốt. Theo 
cách tính truyền thống mỗi tháng chẵn chỉ có 3 ngày tốt để dựng nhà, những 
ngày còn lại đều là ngày xấu, không dựng nhà được. Người Thái đã tổng kết 3 
ngày tốt và 27 ngày xấu trong tháng chẵn trên thành một bài ca gọi là ca ết hươn 
để khuyên răn mọi người làm theo. Nội dung của bài ca đó như sau: 
Một cặm, xí xau tốc (mùng 1, dễ gặp rủi ro, ốm đau, tang tóc ví như 4 cột 
nhà mồ), xấu. 
Xoong cặm, hốc xau tằng (mùng 2, nghèo túng, ngôi nhà chỉ như 6 cột 
chòi nương), xấu. 
Xam cặm, bặng nặm ụn kin dên (mùng 3, nhà mát mẻ, mạnh khỏe), tốt. 
Xí cặm, ết hươn pương xia mạy (dễ hỏa hoạn, tốn gỗ làm lại nhà), xấu. 
Hà cặm, ồm xày vả phi to (ốm đau, bệnh tật, bị ma làm hại), xấu. 
Hốc cặm, một mo tằng cưn hủng (ốm đau, hay phải mời thầy mo nhiều 
lần), xấu. 
Chết cặm, nộc cụm phầu kin pang (Chim cụm kêu chờ người chết), xấu. 
Pét cặm, phăn hang xú lai lẹp (dễ phải chặt gỗ làm quan tài), xấu. 
Càu cặm, lầu hay kẹp van phi (tốn rượu cầu khấn ma), xấu. 
Xíp cặm lầu hay pi tằng bả (vò rượu cần cất một năm cũng hết), xấu. 
Xíp mốt, lăng hươn tắc (gẫy đòn nóc nhà, ý chỉ sự lụn bại), xấu. 
Xíp xoong lắc hươn cộn (cột nhà đổ, chỉ điểm rủi, sự lụn bại), xấu. 
Theo lời bài ca đó, các ngày 2, 3, 14, 27 âm lịch trong tháng là những 
ngày tốt nhất để dựng nhà, các ngày khác đều không tốt và tuyệt đối không nên 
dựng nhà. 
Theo tập quán, người Thái ở miền tây Nghệ An thường dựng nhà theo 
trình tự sau: trước tiên dựng cột ma nhà (xau phi hươn), tiếp đến dựng cột hồn 
83 
(xau văn), cột bếp (xau tau phi). Các cột còn lại được dựng tuần tự theo chiều 
kim đồng hồ, hoặc từng vì một. Sau khi đã dựng hết cột, căn chỉnh hàng lối, độ 
cao của các cột, người ta dùng đá, đất nện thật chặt các chân cột. Sau đó lắp xà 
dọc, gá xà ngang, bắc quá ngang, kèo, khung mái, làm vách và lợp. 
 Lễ lên nhà mới 
Người Thái không bao giờ chọn ngày lợp nhà trùng với ngày sinh và con 
Giáp của chủ gia đình. Trong ngày lợp nhà, nhất thiết phải có họ hàng bên ngoại 
(lúng ta) đến dự. Lễ lên nhà mới thường phải tuân theo luật tục. Vợ chủ nhà phải 
là người lên nhà đầu tiên. Trước tiên, bà ta đốt bếp lửa, đặt cái ninh xôi vào góc 
bếp, tiếp đó đặt một gùi lúa lên giàn gác, một hay hai ống nước vào hoỏng mé, 
rồi trải chăn chiếu vào buồng ngủ, sau đó mọi người mới lên nhà. Buổi tối ngày 
lợp nhà, chủ nhà thưởng mổ lợn, làm cơm rượu để thiết đãi bà con họ hàng và cả 
bản. Lễ vật cúng gồm 3 mâm: một mâm cúng ma nhà, một mâm cúng thổ công 
và một mâm cúng cầu yên và sức khỏe cho gia chủ. Ăn cơm xong, bao giờ chủ 
nhà cũng mở một vài chum rượu cần để tạ ơn anh em họ hàng và bà con trong 
bản. Họ cùng hát, cùng múa đến tận khuya để chúc tụng và cầu cho gia đình chủ 
luôn gặp điều may mắn. 
Xưa kia, việc làm nhà mới của người Thái ở miền tây Nghệ An được tổ 
chức theo hội gọi là lang. Thực chất, đây là hình thức tương trợ, giúp đỡ lẫn 
nhau giữa các gia đình trong việc dựng nhà, trong tang ma và cưới xin, với 
những quy định cụ thể về số lượng nguyên vật liệu, ngày công, lương thực và 
thực phẩm mà các gia đình thành viên trong lang phải có nghĩa vụ đóng góp. 
Thường thì mỗi bản được tổ chức thành một lang, nhưng thành viên của lang 
này vẫn có thể tham gia vào các lang khác. Mỗi lang có một trưởng lang giữ 
trọng trách theo nhiệm kỳ 1-2 năm thì bầu lại. Tổ chức lang còn tồn tại cho tận 
tới những năm 1970 sau đó mới tự giải thể. 
 Các kiêng kỵ trong nhà của người Thái ở miền tây Nghệ An 
Trước đây, trong nhà của người Thái ở miền tây Nghệ An có một số tập 
quán kiêng kỵ buộc mọi người phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Khi vào 
nhà, người ta kiêng đội nón, vác dao hoặc đặt ghế ngược. Do quan niệm màu 
trắng là dấu hiệu của sự chết chóc, tang ma, người Thái kiêng ngủ màn màu 
trắng, vợ và các con dâu trong nhà (trừ con gái chưa chồng) tuyệt đối không 
được mặc áo trắng, váy trắng, xõa tóc. Màu trắng chỉ hiện diện khi trong nhà có 
tang ma. Trong mặt bằng sinh hoạt, gian có nơi thờ ma nhà là gian tôn nghiêm, 
nên không được phơi quần áo, không được cất đồ gia dụng, nông cụ, Chỉ có 
nam giới được phép nằm ngủ tại gian này, nhưng không được duỗi chân về phía 
nơi bàn thờ ma nhà. Khi đun nấu trên bếp, không được đặt xoong, nồi quay 2 tai 
song song với quá giang nhà, không được dùng củi gõ vào kiềng, khạc nhổ vào 
bếp nấu. Khách tới nhà không được ngồi dựa lưng vào cột bếp, vì cột đó có ma 
bếp ngụ. Bố chồng và anh chồng không được ngồi ăn cùng mâm cơm với con 
dâu, em dâu; không được vào buồng ngủ của con dâu, em dâu trong bất kỳ 
84 
trường hợp nào. Em dâu không được ngồi ăn cùng mâm với anh rể. Nếu ở chân 
cầu thang có buộc ta leo hoặc cành lá xanh thì đó là dấu hiệu kiêng kỵ người 
ngoài tuyệt đối không được tự ý lên nhà. Ngoài các kiêng kỵ chung của người 
Thái, mỗi dòng họ, ở các địa phương khác nhau cũng có những tục kiêng kỵ 
riêng. Ngày nay, tuy các tục lệ kiêng kỵ nói trên đã được giảm bớt phần nào, 
nhưng nó vẫn được những người già nhắc nhở con cháu ghi nhớ, thực hiện nhằm 
gìn giữ tập quán cổ truyền dân tộc. 
Hiện nay, vùng người Thái ở miền tây Nghệ An đã xuất hiện nhiều ngôi 
nhà xây lợp ngói, nhà xây theo kiểu hiện đại. Những ngôi nhà này thường được 
thiết kế và xây dựng theo kiểu của người Việt. Đó là nhà của cán bộ thoát y, 
giáo viên, công nhân, hoặc của cư dân sống ven thị trấn, thị tứ, dọc đường quốc 
lộ. Sở dĩ có tình trạng này là do nguyên vật liệu như gỗ, tre, nứa, làm nhà 
ngày càng khan hiếm, việc dựng được một ngôi nhà sàn phải tốn rất nhiều công 
sức và thời gian, tiền của. Để khắc phục những khó khăn này, một mặt, các ngôi 
nhà sàn ngày càng có xu hướng đơn giản, gọn nhẹ và thu hẹp diện tích. Mặt 
khác người Thái cũng tiếp thu kiểu nhà hiện đại theo trào lưu chung. 
85 
Phụ lục 2. Kết quả bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái cho CBCCVC đang 
công tác tại các vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An từ năm 2012-2021 
TT 
KHÓA 
HỌC 
ĐỊA ĐIỂM 
DẶT LỚP 
SỐ 
LƯỢNG 
HỌC 
VIÊN 
KẾT QUẢ HỌC TẬP 
TB 
TL 
% 
KHÁ 
TL 
% 
GIỎI 
TL 
% 
1 1 Trung tâm tỉnh 41 0 0% 0 0% 42 102% 
2 2 Quế Phong 38 0 0% 2 5% 36 95% 
3 3 Trung tâm tỉnh 36 4 11% 11 31% 21 58% 
4 4 Quỳ Hợp 60 7 12% 34 57% 19 32% 
5 5 Quỳ Châu 56 27 48% 12 21% 17 30% 
6 6 Trung tâm tỉnh 55 0 0% 26 47% 29 53% 
7 7 Trung tâm tỉnh 38 0 0% 22 58% 16 42% 
8 8 Anh Sơn 50 0 0% 11 22% 39 78% 
9 9 Quỳ Hợp 34 5 15% 7 21% 22 65% 
10 10 Quỳ Châu 43 0 0% 0 0% 43 100% 
11 11 Quế Phong 39 26 67% 8 21% 4 10% 
12 12 Anh Sơn 56 0 0% 0 0% 56 100% 
13 13 Trung tâm tỉnh 40 5 13% 20 50% 15 38% 
14 14 Tương Dương 47 0 0% 12 26% 35 74% 
15 15 Quỳ Châu 46 0 0% 28 61% 28 61% 
16 16 Thanh Chương 41 1 2% 15 37% 25 61% 
17 17 Nghĩa Đàn 43 5 12% 13 30% 25 58% 
18 18 Quỳ Hợp 41 2 5% 23 56% 16 39% 
19 19 Quế Phong 36 0 0% 4 11% 32 89% 
20 20 Tân Kỳ 44 0 0% 14 32% 30 68% 
21 21 Quỳ Châu 47 6 13% 19 40% 22 47% 
22 22 Tương Dương 45 19 42% 21 47% 5 11% 
23 23,24 Thái Hòa 86 16 19% 40 47% 30 35% 
25 25 Tương Dương 50 0 0% 20 40% 30 60% 
26 26 Quế Phong 45 1 2% 10 22% 34 76% 
27 27 Quỳ Hợp 46 0 0% 6 13% 40 87% 
28 28 Tân Kỳ 43 1 2% 10 23% 32 74% 
29 29 Tương Dương 44 6 14% 10 23% 28 64% 
30 30 Thanh Chương 39 16 41% 17 44% 6 15% 
86 
31 31 Nghĩa Đàn 45 13 29% 21 47% 11 24% 
32 32 Quỳ Châu 41 5 12% 14 34% 22 54% 
33 33 Tân Kỳ 38 3 8% 24 63% 11 29% 
34 34 Nghĩa Đàn 50 11 22% 19 38% 20 40% 
35 35 Quỳ Hợp 44 10 23% 21 48% 13 30% 
36 36 Quỳ Châu 45 0 0% 5 11% 40 89% 
37 37 Quế Phong 45 10 22% 9 20% 24 53% 
38 38 Tương Dương 46 0 0% 0 0% 46 100% 
39 39 Thanh Chương 41 5 12% 9 22% 27 66% 
40 40 Nghĩa Đàn 44 0 0% 2 5% 42 95% 
41 41 Tân Kỳ 45 0 0% 11 24% 34 76% 
42 42 Quỳ Hợp 50 4 % 19 % 27 % 
43 43 Quế Phong 50 1 2% 21 42% 28 56% 
44 44 Thanh Chương 45 5 11% 13 29% 27 60% 
45 45 Tân Kỳ 45 0 % 11 24% 34 76% 
46 46 Nghĩa Đàn 45 0 0% 11 25% 53 76% 
47 47 Anh Sơn 45 5 11% 8 18% 32 71% 
48 48 Tương Dương 45 11 24% 4 9% 30 67% 
49 49 Quỳ Hợp 45 12 % 17 % 16 % 
50 50 Quỳ Châu 44 2 5% 7 16% 35 79% 
51 51 Quế Phong 44 5 11% 4 9% 35 79% 
52 52A Thái Hòa 
103 65 % 23 % 15 % 
53 52B Thái Hòa 
54 53 Nghĩa Đàn 56 29 52% 24 43% 3 5% 
55 54 GDTX tỉnh 
69 4 6% 45 65% 20 29% 
56 54A GDTX tỉnh 
57 55 Quỳ Hợp 34 0 0% 11 32% 23 68% 
58 56 Tương Dương 
109 18 17% 24 23% 65 60% 
59 56A Tương Dương 
60 57 Tương Dương 
123 28 22% 17 14% 78 64% 
61 57A Tương Dương 
62 58 Nghĩa Đàn 50 4 8% 12 24% 34 68% 
63 59 Quỳ Châu 50 
64 60 GDTX tỉnh 
68 19 28% 28 41% 21 31% 
65 60A GDTX tỉnh 
87 
66 61 Nghĩa Đàn 63 15 24% 13 21% 35 55% 
67 62 Tương Dương 
124 0 0% 39 31% 85 69% 
68 62A Tương Dương 
69 63 Quỳ Châu 71 22 32% 13 17% 36 51% 
70 69 Quỳ Châu 60 11 18% 14 24% 35 58% 
71 64 Quỳ hợp 71 20 28% 1 2% 50 70% 
72 65 Tân Kỳ 48 16 33% 9 19% 23 48% 
73 66 Thanh Chương 45 3 7% 9 20% 33 73% 
74 67 Quế Phong 45 
1 1% 10 11% 79 88% 
75 68 Quế Phong 45 
76 70 Tân Kỳ 45 6 13% 9 20% 30 67% 
77 71 Quỳ Hợp 45 1 2% 15 33% 29 65% 
78 72 Nghĩa Đàn 45 0 0% 0 0% 45 100% 
79 73 Tương Dương 45 
0 0% 3 3% 87 97% 
80 74 Tương Dương 45 
81 75 Quỳ Châu 45 0 0% 14 31% 31 69% 
82 76 Anh Sơn 72 5 7% 29 40% 38 53% 
83 77 Anh Sơn 70 2 3% 28 40% 40 57% 
84 78 Con Cuông 
128 100 79% 27 21% 1 2% 
85 79 Con Cuông 
86 80A Tân Kỳ 
99 9 9% 32 32% 58 59% 
87 80B Tân Kỳ 
88 81A Tân Kỳ 
95 13 14% 36 38% 46 48% 
89 81B Tân Kỳ 
90 82 Thanh Chương 47 10 21% 8 17% 29 62% 
91 83 GDTX tỉnh 39 18 46% 11 28% 10 26% 
92 84 Thái Hòa 50 31 62% 17 34% 2 4% 
93 85 Quế Phong 54 0 0% 18 33% 36 67% 
94 86 Anh Sơn 50 30 60% 10 20% 10 20% 
95 87 Tân Kỳ 49 0 0% 16 33% 33 84% 
96 88 Nghĩa Đàn 50 30 60% 11 22% 9 18% 
97 89 GDTX tỉnh 61 7 12% 43 80% 5 8% 
98 90 Tân Kỳ 75 56 76% 12 16% 6 8% 
99 91 Con Cuông 60 2 3% 22 37% 36 60% 
100 92 Quỳ Hợp 43 4 9% 15 35% 24 76% 
88 
101 93 Quỳ Châu 48 16 33% 25 52% 15 31% 
102 94 Quế Phong 46 14 30% 20 43% 25 54% 
103 95 Thanh Chương 45 16 35% 18 40% 10 25% 
104 96 Tương Dương 46 5 11% 17 37% 24 52% 
105 97 Nghĩa Đàn 45 11 25% 10 22% 24 47% 
106 98 Tân Kỳ 45 8 17% 13 29% 24 54% 
107 99 Quỳ Châu 85 28 33% 10 12% 44 55% 
108 100 Quỳ Hợp 101 16 16% 28 28% 57 57% 
109 101 Minh Hợp 157 10 7% 73 46% 74 47% 
110 102 Quế Phong 87 36 43% 11 12% 39 45% 
111 103 Khai Lạng 94 2 2% 47 50% 45 48% 
112 104 Nghĩa Đàn 66 11 17% 33 50% 22 33% 
113 105 Quế Phong 49 17 34% 3 6% 29 60% 
114 106 Con Cuông 121 8 6% 76 63% 35 31% 
CỘNG 5.852 
89 
Phụ lục 3: Kế hoạch đi thực tế của các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái 
khóa 98 lớp đặt tại Trung tâm GDTX huyện Tân Kỳ 
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
TRUNG TÂM GDTX TỈNH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
KẾ HOẠCH THỰC TẾ LỚP K98 TIẾNG DÂN TỘC THÁI 
Lớp đặt tại: Trung tâm GDTX huyện Tân Kỳ 
I. Lịch trình thời gian, địa điểm, thành phần tham gia 
Tuần Thời gian Nội dung 
Cán bộ, Giáo viên 
đảm nhận 
Đợt 1 23-25/10/2020 
Tổ chức đi Thực tế tại xã 
Châu Tiến huyện Quỳ Hợp 
Nguyễn Thị Hải Yến 
Phạm Thị Huyền Trang 
Lê Vũ Ngọc Quang 
Đợt 2 10-13/12/2020 
Tổ chức đi Thực tế tại Xã 
Môn Sơn huyện Con Cuông 
Nguyễn Thị Hải Yến 
Phạm Thị Huyền Trang 
Lê Vũ Ngọc Quang 
II. Nội dung: (Có lịch trình chi tiết kèm theo) 
1. Tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào địa phương 
- Tìm hiểu về phong tục chào hỏi, cuộc sống hàng ngày, nhà ở, các chức sắc của đồng bào 
- Tìm hiểu về thiên nhiên, vật nuôi, cây trồng, thời tiết khí hậu ở địa phương. 
- Tìm hiểu về trang phục truyền thống, lễ hội tết dân tộc và một số phong tục tập quán điển 
hình của đồng bào. 
- Tìm hiểu về phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới. Thăm bản văn hóa tại địa phương. 
2. Tìm hiểu về ngành nghề truyền thống của đồng bào địa phương 
- Thăm làng nghề truyền thống tại địa phương. 
- Tìm hiểu về ứng dụng khoa học vào trong đời sống và sản xuất của đồng bào. 
- Thăm trang trại hoặc gia đình làm kinh tế giỏi trong bản. 
 Vinh, ngày 18 tháng 10 năm 2020 
Nơi nhận: 
- BGD 
- Phòng QLĐT, Tài vụ 
- Trung tâm GDTX huyện Tân Kỳ 
- Lớp Tiếng thái K98, 
- Lưu. 
KT GIÁM ĐỐC 
PHÓ GIÁM ĐỐC 
Hoàng Thị Hoài An 
90 
Lịch trình chi tiết các hoạt động đi tìm hiểu thực tế 
(Dành cho các lớp Bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái) 
Đợt 1: 03 ngày - từ ngày 23-25/10/2020 
Địa điểm: Xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 
Ngày Buổi Nội dung Người phụ 
trách 
Ghi chú 
Ngày 
thứ 1 
Sáng Tập trung, khởi hành đi xã Châu tiến 
Trưa Nhận phòng nghỉ, ăn trưa 
Chiều 
- Tập trung tại bản Chongj, nghe Già 
làng (Trưởng bản) giới thiệu chung về 
một số phong tục tập quán của địa 
phương. 
- Giao lưu với lớp phổ biến tiếng Thái 
Lai Tay đang học tại bản. 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
Ngày 
thứ 2 
Sáng, Chiều 
Nhóm 1: tìm hiểu về phong tục chào 
hỏi, cuộc sống hàng ngày, nhà ở, các 
chức sắc của đồng bào 
Nhóm 2: Tìm hiểu về thiên nhiên, vật 
nuôi, cây trồng, thời tiết khí hậu ở địa 
phương. 
Nhóm 3: Tìm hiểu về trang phục truyền 
thống, lễ hội tết dân tộc và một số 
phong tục tập quán điển hình của đồng 
bào. 
- Mỗi chủ đề 
làm việc trong 
1 buổi sau đó 
đổi nhóm 
Tối ngày 2 Giao lưu thể thao, văn nghệ với dân bản 
Ngày 
thứ 3 
Sáng 
ngày thứ 3 
- Tập trung tại nhà văn hóa các nhóm 
chia sẻ các nội dung đã tìm hiểu. 
- Các nhóm nhận bài về nhà viết thu 
hoạch . 
Chiều Trở về đơn vị, kết thức đợt 1 
91 
Lịch trình chi tiết các hoạt động đi tìm hiểu thực tế 
(Dành cho các lớp Bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái) 
Đợt 2: 04 ngày (Từ ngày 10/12/2020 đến ngày 13/12/2020) 
Địa điểm: Xã Môn Sơn, huyện Con cuông tỉnh Nghệ An 
TT Thời gian Nội dung Người phụ 
trách 
Ghi chú 
Ngày 
thứ 
nhất 
Sáng 
Tập trung, khởi hành đi Môn sơn, Con 
Cuông 
Trưa Nhận phòng nghỉ, ăn trưa 
Chiều 
- Tập trung tại UBND xã Môn Sơn nghe 
già làng (trưởng bản) giới thiệu chung 
về một số phong tục tập quán của địa 
phương. 
- Giao lưu với lớp phổ biến tiếng Thái 
Lai Tay đang học tại bản. 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
Ngày 
thứ 2 
Sáng, Chiều 
Nhóm 1: tìm hiểu về phong trào xây 
dựng nếp sống văn hóa mới. Thăm bản 
văn hóa tại địa phương. 
Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành nghề 
truyền thống, thăm làng nghề truyền 
thống tại địa phương 
Nhóm 3: Tìm hiểu về ứng dụng khoa 
học vào trong đời sống và sản xuất của 
đồng bào. Thăm trang trại hoặc gia đình 
làm kinh tế giỏi trong bản. 
- Mỗi chủ đề 
làm việc trong 
1 buổi ngày sau 
đó đổi nhóm 
Tối ngày thứ 
2 
Giao lưu thể thao, văn nghệ với dân bản 
và lớp học phổ biến kiến thức tại bản 
Ngày 
thứ 3 
Sáng 
Chiều 
Nhóm 1: tìm hiểu về các loại thuốc và 
cách phòng chống bệnh thông thường 
của đồng bào. 
Nhóm 2: Tìm hiểu về các môn thể thao, 
trò chơi truyền thống của đồng bào. 
- Mỗi chủ đề 
làm việc trong 
1 buổi sau đó 
đổi nhóm 
92 
Nhóm 3: Tìm hiểu về việc triển khai 
một số chủ trương của Đảng, Nhà nước 
đến đồng bào. 
 Tối ngày thứ 
3 
Giao lưu cồng chiêng, ẩm thực với dân 
bản. 
Ngày 
thứ 4 
Sáng 
ngày thứ 4 
Họp đoàn tổng kết đợt đi thực tế 
Nộp báo cáo kết quả đi thực tế 
Chiều ngày 
thứ 4 
Trở về đơn vị, kết thúc chuyến đi thực 
tế. 
Yêu cầu: - Tổ chức cho học viên đi thực tế đúng lịch trình. 
- Triển khai đầy đủ các nội dung. 
- Hướng dẫn học viên viết báo cáo thực tập. 
- Mỗi đoàn thực tế nộp báo cáo kết quả đi thực tế của từng đợt có xác nhận của 
địa phương đến thực tế 
Trong quá trình triển khai nếu có gì vướng mắc báo cáo với ban giám đốc để xin ý 
kiến. 
93 
Viết về lễ hội truyền thống của người Thái 
94 
95 
96 

File đính kèm:

  • pdfskkn_long_ghep_tri_thuc_ban_dia_vao_trong_giang_day_de_nang.pdf
Sáng Kiến Liên Quan